BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần | Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2018 |
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
1. Khoản 6 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC) quy định: “Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý”.
điểm a khoản 1 Điều 6 Luật XLVPHC thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thủ tục thuế là 02 năm.
Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế cũng quy định: “Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Đối với trường hợp làm thủ tục về thuế bằng điện tử thì ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn làm thủ tục theo quy định của cơ quan có thẩm quyền”.
Thứ nhất, tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phát hiện ra doanh nghiệp đã thực hiện nhiều lần cùng một hành vi “chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định” quy định tại Điều 7 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP.
Do vậy, có thể coi đây là trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần.
Về trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần, hiện nay, Luật XLVPHC đang có những quy định không thống nhất trong chế tài xử lý, cụ thể là:
Điểm d khoản 1 Điều 3 của Luật quy định việc xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính;
Điểm b khoản 1 Điều 10 của Luật quy định vi phạm hành chính nhiều lần chỉ là tình tiết tăng nặng. Điều này có nghĩa là, nếu đối tượng thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.
điểm d khoản 1 Điều 3 và điểm b khoản 1 Điều 10 Luật XLVPHC đều quy định chế tài xử lý đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần. Nhưng việc áp dụng từng chế tài sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý khác nhau.
điểm d khoản 1 Điều 3 của Luật XLVPHC để xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính của doanh nghiệp (đồng thời, mỗi hành vi bị xử phạt đều bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần).
điểm b khoản 1 Điều 10 của Luật XLVPHC để bảo đảm nguyên tắc có lợi cho đương sự trong áp dụng pháp luật. Theo đó, chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp về 01 hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần (xử phạt đối với hành vi có chế tài xử phạt nặng nhất trong số các hành vi vi phạm nhiều lần).
điểm d khoản 1 Điều 3 và điểm b khoản 1 Điều 10 Luật XLVPHC để bảo đảm tính thống nhất trong áp dụng pháp luậtTrên đây là ý kiến của Bộ Tư pháp về kiến nghị của Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Minh Đăng Quang, gửi tới Văn phòng Chính phủ.
- Như trên; | TL. BỘ TRƯỞNG |
File gốc của Công văn 4899/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL năm 2018 về xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần do Bộ Tư pháp ban hành đang được cập nhật.
Công văn 4899/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL năm 2018 về xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần do Bộ Tư pháp ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tư pháp |
Số hiệu | 4899/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Đặng Thanh Sơn |
Ngày ban hành | 2018-12-20 |
Ngày hiệu lực | 2018-12-20 |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |