BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2638/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2022 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC CÔNG THƯƠNG ĐỊA PHƯƠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Công Thương địa phương và Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Cục Công Thương địa phương là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các địa phương (bao gồm làng nghề tiểu thủ công nghiệp); khuyến công; cụm công nghiệp; doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa; theo dõi, tổng hợp chung tình hình phát triển công nghiệp và thương mại tại các địa phương trong cả nước; tổ chức, quản lý hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Công Thương địa phương có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Agency for Regional Industry and Trade.
Viết tắt là: ARIT.
Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
1. Xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt, ban hành hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chiến lược, cơ chế, chính sách, phương án, kế hoạch, các chương trình, dự án, đề án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
2. Ban hành các văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
3. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, các chương trình, dự án, đề án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của Cục.
4. Về công thương địa phương:
a) Chủ trì tổng hợp, trình Bộ trưởng phê duyệt hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cơ chế chính sách, phương án, chương trình, đề án, dự án đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại của các địa phương và vùng lãnh thổ (trừ các dự án do các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương đầu tư); phối hợp hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
b) Tổng hợp báo cáo, theo dõi chung về tình hình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại; đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại của các địa phương và vùng lãnh thổ;
c) Tổ chức xây dựng, thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến hỗ trợ phát triển công nghiệp và thương mại ở trong và ngoài nước;
d) Đầu mối giúp Bộ trong các Ban Chỉ đạo, Hội đồng điều phối vùng kinh tế.
5. Về khuyến công:
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công trên địa bàn cả nước theo quy định của Chính phủ về khuyến công và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Xây dựng Chương trình khuyến công quốc gia từng giai đoạn trình Bộ trưởng đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Chủ trì xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ, đề án và dự toán kinh phí khuyến công quốc gia hàng năm trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện;
d) Xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu; tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức làm công tác khuyến công và cộng tác viên khuyến công;
đ) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác bình chọn, tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu theo quy định; hỗ trợ phát triển sản xuất và quảng bá các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu;
e) Xây dựng, tổ chức triển khai đề án, dự án hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn;
g) Tổ chức phổ biến kinh nghiệm về sản xuất, quản lý, khoa học công nghệ, đầu tư, đào tạo, cung cấp thông tin và tổ chức hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu và phát triển sản phẩm công nghiệp địa phương theo quy định của pháp luật.
6. Về cụm công nghiệp:
a) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về cụm công nghiệp trên địa bàn cả nước theo quy định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và các quy định khác có liên quan của pháp luật;
b) Có ý kiến về sự phù hợp, đáp ứng các nội dung, quy định đối với phương án phát triển cụm công nghiệp, điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp của các địa phương; các thay đổi nhỏ, thường xuyên về cụm công nghiệp trong quá trình thực hiện phương án phát triển cụm công nghiệp; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp theo quy định chuyển tiếp của pháp luật về quy hoạch;
c) Xây dựng các nội dung hoạt động phát triển cụm công nghiệp, dự toán kinh phí hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định;
d) Xây dựng Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp từ ngân sách trung ương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
7. Về tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp:
a) Xây dựng, trình chương trình, kế hoạch, đề án, dự án nhằm bảo tồn, khôi phục, liên kết hợp tác sản xuất, phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện;
b) Phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức các hoạt động kêu gọi, xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp;
c) Chủ trì xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành Danh mục làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cần bảo tồn, khôi phục và phát triển trên phạm vi cả nước.
8. Về phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa và kinh tế tập thể:
a) Chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án về phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế tập thể và hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Xây dựng kế hoạch xúc tiến, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa; kinh tế tập thể và hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp;
c) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để cung cấp thông tin về hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp;
d) Chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan công nhận, quản lý, giám sát, đánh giá hoạt động của mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp và vừa ngành Công Thương.
9. Phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội ngành nghề công nghiệp và các cơ quan, tổ chức liên quan trong các hoạt động phát triển: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thương mại; khuyến công; cụm công nghiệp; các doanh nghiệp, hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo quy định.
Tham mưu quản lý nhà nước và theo dõi hoạt động của các Hội, Hiệp hội ngành nghề hoạt động trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
10. Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Bộ Công Thương.
11. Tổ chức triển khai các dự án, đề án, đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục.
12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định của pháp luật và của Bộ Công Thương.
13. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức khối công thương địa phương thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục.
14. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động khuyến công, hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại ở các địa phương (bao gồm cả phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú).
15. Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
16. Thực hiện chương trình, công tác cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Bộ Công Thương.
17. Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp của Bộ Công Thương và quy định của pháp luật.
18. Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức thực hiện ngân sách được giao và các khoản thu khác quy định của pháp luật.
19. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại; cụm công nghiệp; hoạt động khuyến công; kinh tế tập thể và doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở các địa phương trên phạm vi cả nước.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
1. Bộ máy giúp việc Cục trưởng
a) Văn phòng;
b) Phòng Kế hoạch - Tổng hợp;
c) Phòng Quản lý khuyến công;
d) Phòng Quản lý cụm công nghiệp;
đ) Phòng Phát triển tiểu thủ công nghiệp và doanh nghiệp.
2. Tổ chức sự nghiệp thuộc Cục
Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp I.
Việc thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.
1. Lãnh đạo Cục Công Thương địa phương có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
3. Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục theo phân cấp quản lý của Bộ Công Thương.
4. Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ cấp phòng hoặc tương đương thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công Thương.
5. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3768/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công Thương địa phương.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
File gốc của Quyết định 2638/QĐ-BCT năm 2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công Thương địa phương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 2638/QĐ-BCT năm 2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công Thương địa phương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Công thương |
Số hiệu | 2638/QĐ-BCT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | |
Ngày ban hành | 2022-12-02 |
Ngày hiệu lực | 2022-12-02 |
Lĩnh vực | |
Tình trạng | Còn hiệu lực |