ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 498/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 30 tháng 12 năm 2022 |
PHÁT TRIỂN CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP VÀ CHẾ BIẾN NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 với các nội dung sau:
- Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, lâm thủy sản (nông sản); góp phần nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.
- Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp theo hướng đồng bộ; liên kết sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi. Đẩy mạnh sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến trong các khâu sản xuất nông nghiệp.
- Ưu tiên phát triển doanh nghiệp chế biến nông sản hiện đại, có trình độ và năng lực tiên tiến kết hợp với phát triển các cơ sở sơ chế, bảo quản, chế biến quy mô vừa và nhỏ nhằm tạo sự đồng bộ, gắn kết, lan tỏa theo chuỗi. Đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ trọng chế biến sâu. Đẩy mạnh chế biến các sản phẩm nông sản chủ lực xuất khẩu và phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế và đẩy mạnh hợp tác trong đầu tư phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản.
1. Mục tiêu tổng quát
- Đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung được cơ giới hóa.
- Phát triển chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Cơ giới hóa nông nghiệp đối với từng lĩnh vực sản xuất
- Trồng trọt: Sản xuất cây trồng chủ lực đạt 80% năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt 70% năm 2030.
- Chăn nuôi: Sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt 80% năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt 60% năm 2030.
- Thủy sản: Cơ giới hóa sản xuất nuôi trồng thủy sản đạt 30% năm 2025, đạt 40% năm 2030; đánh bắt, bảo quản trên tàu cá đạt 75% năm 2025, đạt 85% năm 2030.
- Lâm nghiệp: Các khâu làm đất, giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, phòng chống cháy rừng, khai thác vận chuyển gỗ và lâm sản đạt trên 35% năm 2025, đạt trên 55% năm 2030.
b) Phát triển chế biến, bảo quản nông sản
- Tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt trên 4%/năm vào năm 2025 và 8%/năm vào năm 2030.
- Trên 40% số cơ sở chế biến, bảo quản nông sản chủ lực đạt trình độ và năng lực công nghệ trung bình tiên tiến trở lên.
- Tổn thất sau thu hoạch các nông sản chủ lực giảm từ 0,3% đến 0,7%/năm.
- Tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản chủ lực đạt 5% là sản phẩm chế biến.
- Hình thành các Hợp tác xã nông lâm nghiệp xây dựng cơ sở chế biến, nhà kho, sân bãi gắn với vùng nguyên liệu tại địa phương; doanh nghiệp sản xuất chế biến nông sản hiện đại, có tiềm lực kinh tế tại các cụm công nghiệp, tạo ra sản phẩm chất lượng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
1. Cơ giới hóa nông nghiệp
Phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất, lợi thế từng ngành hàng, vùng sản xuất nông nghiệp với các tổ chức sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị nông sản.
2. Phát triển chế biến, bảo quản nông sản
- Sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, hiện đại hóa trang thiết bị bảo quản, chế biến nông sản để đa dạng hóa sản phẩm chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch, hạ giá thành. Tăng cường chế biến sâu tạo ra giá trị gia tăng cao, tăng khả năng cạnh tranh nông sản. Kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Khuyến khích đầu tư mới và mở rộng cơ sở chế biến, bảo quản đối với những ngành hàng chủ lực, gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.
1. Xây dựng gắn với thể chế hóa chính sách
- Rà soát, xây dựng chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động và quản lý phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản; hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản.
- Rà soát, bố trí quỹ đất công phục vụ phát triển kinh tế nông thôn để giao hoặc cho các Hợp tác xã nông nghiệp có nhu cầu thuê ổn định để phát triển dịch vụ, xây dựng cơ sở tập kết, sơ chế, chế biến, phân loại bảo quản sản phẩm nông nghiệp của Hợp tác xã.
- Đẩy mạnh triển khai các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chính sách hỗ trợ để phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản, phát triển mô hình trung tâm, cụm liên kết sản xuất - chế biến, bảo quản - tiêu thụ nông sản gắn với các vùng nguyên liệu tập trung.
2. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; tổ chức sản xuất nông nghiệp
- Tổ chức lại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo định hướng phát triển 3 nhóm sản phẩm (sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và sản phẩm là đặc sản của địa phương) được cơ giới hóa đồng bộ, phù hợp với lợi thế từng vùng, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu và kết nối với khu chế biến nông sản và dịch vụ thương mại công nghiệp.
- Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp theo hướng nâng cao năng lực và vai trò của các tổ chức hợp tác xã sản xuất chế biến gắn với vùng nguyên liệu. Quy hoạch đất đai tại địa phương để giao đất, cho thuế đất đối với HTX triển khai xây dựng nhà xưởng, bãi tập kết vật liệu, tăng quy mô tạo điều kiện thuận lợi áp dụng cơ giới hóa và phát triển chế biến nông sản. Phát triển các tổ chức hợp tác, trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ và kinh doanh dịch vụ cơ giới nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò “trụ cột” của chuỗi giá trị.
- Phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản được cơ giới hóa đồng bộ tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Chú trọng phát triển các doanh nghiệp chế biến, bảo quản có đủ năng lực về vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ để dẫn dắt chuỗi giá trị nông sản, vận hành thông suốt, hiệu quả; khuyến khích phát triển các cụm liên kết làm động lực của các vùng.
3. Tăng cường ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ
- Tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ phục vụ phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào đầu tư phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản.
- Nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa trong thu hoạch sản phẩm thủy sản để nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm.
4. Về phát triển nguồn nhân lực
- Rà soát, đánh giá nguồn nhân lực, xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo chuyên ngành cơ giới nông nghiệp và chế biến nông sản như: Cơ khí nông nghiệp, cơ khí thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ thực phẩm..., chú trọng thực hành, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra.
- Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng cho lực lượng quản lý trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp và chế biến nông sản về khoa học công nghệ, kỹ năng thương mại, phát triển thị trường. Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu vận hành công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Kinh phí từ ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, hợp tác xã, tài trợ và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định pháp luật; lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác có liên quan.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch. Chỉ đạo triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch theo chức năng quản lý nhà nước và thẩm quyền được giao. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch. Đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh quyết định những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền và xem xét quyết định, điều chỉnh Kế hoạch trong trường hợp cần thiết.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành rà soát, xây dựng và báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách và văn bản quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản.
- Căn cứ tình hình thực tế, chủ động phối hợp các sớ, ngành xây dựng danh mục, nhiệm vụ ưu tiên thực hiện trong từng giai đoạn, từng năm theo Kế hoạch được ban hành.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện và triển khai thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, ưu tiên thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản; cân đối, bố trí ngân sách hàng năm theo quy định để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp và nâng cao năng lực chế biến nông sản tại các vùng sản xuất trọng điểm và nguồn lực thực hiện các nội dung khác đảm bảo thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
Chủ trì cân đối vốn ngân sách của địa phương để triển khai các chính sách, chương trình, kế hoạch về thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn các quy định về đất đai, thiết lập các cơ chế thuận lợi để hộ nông dân có đăng ký kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác tiếp cận thuê đất, đầu tư nhà xưởng, cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu tại chỗ.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 về lĩnh vực chế biến, bảo quản nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp sau khi Trung ương ban hành Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành nghiên cứu đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến thí điểm xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các ngành hàng nông sản.
- Hướng dẫn phát triển thị trường khoa học và công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, các nhóm nghiên cứu trẻ tiềm năng, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản.
Chủ trì phối hợp với các sở ngành, địa phương triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn đến năm 2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 597/QĐ-UBND ngày 12/03/2019. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện lồng ghép các chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc ngành Công Thương quản lý: Chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại,... để hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm và giới thiệu quảng bá mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch, nội dung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp; trong đó có nhân lực cho lĩnh vực chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp. Nghiên cứu xây dựng các chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn lực lao động và năng lực quản lý về cơ giới hóa nông nghiệp và bảo quản, chế biến nông sản.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là các dự án đầu tư vào cơ giới hóa phục vụ nông nghiệp và chế biến nông sản.
9. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế
- Chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 thuộc địa bàn quản lý theo thẩm quyền và trách nhiệm của địa phương. Thực hiện việc lồng ghép các nội dung của Kế hoạch vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Căn cứ nội dung Kế hoạch phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 của tỉnh và đặc điểm, thế mạnh của từng địa phương, cụ thể hóa các nội dung liên quan để thực hiện hiệu quả Kế hoạch. Ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm đặc sản của địa phương. Chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan xây dựng các cụm liên kết sản xuất – chế biến - tiêu thụ nông sản gắn với cơ giới hóa đồng bộ tại các vùng sản xuất tập trung; phát triển các tổ chức hợp tác, trung tâm kinh doanh dịch vụ cơ giới nông nghiệp.
- Chủ động huy động lồng ghép các nguồn kinh phí và bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách của địa phương hàng năm đe thực hiện.
10. Các Hội, Hiệp hội ngành hàng
- Phối hợp với các sở, ngành triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp về cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản.
- Tham gia đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản gắn với tổ chức lại sản xuất bảo đảm sản xuất có hiệu quả và bảo vệ môi trường.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc; các sở, ngành, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Kế hoạch 498/KH-UBND năm 2022 phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành đang được cập nhật.
Kế hoạch 498/KH-UBND năm 2022 phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Số hiệu | 498/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | |
Ngày ban hành | 2022-12-30 |
Ngày hiệu lực | 2022-12-30 |
Lĩnh vực | |
Tình trạng | Còn hiệu lực |