ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/KH-UBND | Bắc Giang, ngày 31 tháng 07 năm 2024 |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ TỈNH BẮC GIANG NĂM 2025
Thực hiện Công Văn số 4876/BKHĐT-HTX ngày 24/6/2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2025; UBND tỉnh Bắc Giang xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) năm 2025 trên địa bàn tỉnh như sau:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2024
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KTTT, HỢP TÁC XÃ NĂM 20241. Về số lượng, doanh thu và thu nhập; thành viên, lao động; trình độ cán bộ quản lý của HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác (THT)
1.1. Hợp tác xã
Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 54 HTX thành lập mới, ước đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh có khoảng 80 HTX thành lập mới, giảm 20% so với năm 2023, đạt 100% so với mục tiêu kế hoạch đề ra2. Đánh giá theo lĩnh vực
2.1. Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Ước đến ngày 31/12/2024 toàn tỉnh Bắc Giang có 783 HTX với khoảng 11.750 thành viên (bình quân khoảng 15 thành viên/HTX). Doanh thu bình quân ước đạt 800 triệu đồng/HTX (đạt mục tiêu năm 2024); lợi nhuận bình quân đạt 300 triệu đồng/HTX (đạt mục tiêu năm 2024).
Hoạt động của các HTX ngày càng chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá các ngành nghề, dịch vụ. Các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đã làm tốt vai trò đầu mối đảm nhận khâu thu mua và đưa hàng hóa ra thị trường giúp tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho người sản xuất, ổn định nguồn cung nguyên liệu cho doanh nghiệp, là cầu nối giúp doanh nghiệp và nông dân hợp tác, ký kết hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm nên đã thu hút thành viên tham gia HTX ngày càng đông đảo. Các HTX hoạt động trong lĩnh vực này đã tích cực tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn chung của tỉnh.3. Đánh giá tác động của HTX, liên hiệp HTX, THT tới thành viên, kinh tế hộ thành viên
Hoạt động của các HTX tiếp tục đổi mới và từng bước phát triển theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng theo yêu cầu của thị trường, góp phần giải quyết việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho thành viên tham gia và người lao động. Từng bước xóa bỏ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, hướng đến mô hình sản xuất tập trung, quy mô lớn, có liên kết trong sản xuất và tiêu thụ.
Khi tham gia vào HTX với diện tích đất canh tác đủ lớn và nuôi, trồng những loại cây, con tập trung, các thành viên HTX có điều kiện tiếp cận ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các tổ chức nghiên cứu, dịch vụ khoa học và công nghệ. Ngoài việc đem lại lợi ích về kinh tế thì các thành viên còn có cơ hội tương trợ lẫn nhau. Thông qua HTX, các thành viên sẽ được hưởng lợi từ việc mua với khối lượng lớn các loại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, áp dụng kỹ thuật, dùng chung máy móc, chế biến sau thu hoạch sản phẩm… từ đó giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Tỉnh Bắc Giang đã xây dựng 05 mô hình HTX ứng dụng công nghệ 4.0 và 05 mô hình HTX nông nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Đề án “Hỗ trợ phát triển mô hình Hợp tác xã ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và mô hình Hợp tác xã nông nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2025”, với các mô hình tham gia như trồng cây ăn quả, trồng và sản xuất dược liệu, mỳ gạo Châu Sơn, thịt lợn hữu cơ, rau hoa trong nhà màng, thủy sản.
Tính đến hết năm 2024, có khoảng 60 HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, 200 HTX nông nghiệp tham gia thực hiện các hoạt động liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị thông qua cung ứng nguyên liệu đầu vàoII. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
1. Kết quả triển khai Luật HTX và các văn bản hướng dẫn
Sau khi Luật HTX năm 2023 được Quốc hội thông qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh HTX tỉnh đã chủ động tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật HTX năm 2023. Tham gia đóng góp ý kiến đối với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HTX, về đăng ký hợp tác xã, tổ hợp tác; dự thảo Thông tư ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác, HTX; thực hiện mở các lớp bồi dưỡng tập huấn, tổ chức hội thảo chính sách hỗ trợ KTTT, HTX theo Luật Hợp tác xã năm 2023.
2. Công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể
Để tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, UBND tỉnh Bắc Giang đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh Bắc Giang3. Kết quả triển khai các chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển KTTT
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Hằng năm, từ nguồn ngân sách tỉnh giao, các cơ quan, đơn vị đã chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức phát triển HTX cho đối tượng là cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý HTX, thành viên HTX. Năm 2024, Liên minh HTX tỉnh dự kiến tổ chức 09 lớp với khoản 600 học viên4. Kết quả, tình hình thực hiện các Đề án
- Kết quả thực hiện Đề án “Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 2/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025. Để đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả, tỉnh Bắc Giang thực hiện lồng ghép việc triển khai mô hình HTX theo Quyết định số 167 /QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ gắn với Đề án của tỉnh đã được phê duyệt. Hiện HTX nông nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân, huyện Lục Ngạn đang được Liên minh HTX tỉnh, các sở ngành, UBND huyện Lục Ngạn triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợIII. DỰ KIẾN KHẢ NĂNG HOÀN THÀNH XỬ LÝ DỨT ĐIỂM CÁC HTX ĐÃ NGỪNG HOẠT ĐỘNG
Giai đoạn 2022-2023 đã thực hiện giải thể được 51 HTX thuộc trường hợp ngừng hoạt động lâu năm. Hiện trên địa bàn tỉnh còn 148 HTX ngừng hoạt động thuộc diện khó khăn trong giải thể như: Nợ thuế, nợ các tổ chức tín dụng, nợ thành viên và các tổ chức kinh tế; mất, thất lạc con dấu, giấy đăng ký mẫu dấu, không đăng ký mã số thuế; Người đại diện không phối hợp làm việc hoặc không liên lạc được với người đại diện… Mặc dù Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Công văn số 6563/BKHĐT-HTX ngày 28/9/2021 và Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 17/BTC-TCDN ngày 04/01/2021 hướng dẫn. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp theo Luật Hợp tác xã năm 2012 chưa xử lý được.
Luật Hợp tác xã năm 2023 đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024, có quy định đơn giản hơn đối với quy định giải thể đối với HTX, tuy nhiên, đến nay Nghị định hướng dẫn thi hành một số nội dung trong Luật chưa được ban hành để triển khai thực hiện. Trong đó có nội dung quy định về trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Trường hợp Nghị định chậm ban hành thì khả năng xử lý dứt điểm các HTX đã ngừng hoạt động khó hoàn thành mục tiêu xử lý dứt điểm các HTX đã ngừng hoạt động.
Công tác quản lý Nhà nước đối với KTTT đã được các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp quan tâm, chú trọng. Công tác thông tin, tuyên truyền về vị trí, vai trò của KTTT được chú trọng, góp phần từng bước làm thay đổi nhận thức của cán bộ, người dân về tầm quan trọng và vai trò của KTTT, HTX trong phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ tiếp tục được triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả thiết thực cho HTX và thành viên. Công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương và Liên minh HTX tỉnh tiếp tục được quan tâm và tăng cường, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của các HTX, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các HTX thành viên.
Các sở, ngành, đoàn thể tiếp tục có nhiều hoạt động hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX. Nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ như đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; hỗ trợ các HTX thông qua các chính sách khuyến công, khoa học và công nghệ; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; xây dựng HTX nông nghiệp kiểu mới, tiêu biểu; cung ứng vốn tín dụng … tạo động lực lớn để phát triển KTTT.
Các HTX trên địa bàn tỉnh phát triển về số lượng; chất lượng hoạt động của HTX tăng theo từng năm; quy mô, vốn, ngành nghề hoạt động ngày được mở rộng; xây dựng nhiều mô hình mới, từng bước khẳng định vai trò quan trọng của HTX trong thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số HTX hoạt động chưa đúng theo quy định của Luật HTX như: Chưa thực hiện đúng quy định tỉ lệ vốn góp, chủ yếu vẫn do một hoặc hai thành viên góp vốn; hoạt động của một số HTX chưa đúng bản chất HTX, đôi khi còn hoạt động như mô hình của doanh nghiệp, trong đó các thành viên là người thân trong gia đình, chỉ đăng ký cho đủ số lượng để thành lập HTX; vốn do một cá nhân góp vốn, không có sự hỗ trợ trong sản xuất mà chỉ thu mua sản phẩm của các hộ gia đình để bán ra thị trường…
Hầu hết nhà xưởng, cơ sở sản xuất của HTX (chế biến mì, rau, củ, quả…) đều được xây dựng trên đất ở, đất lâm nghiệp của thành viên HTX hoặc đất thuê, mượn cá nhân khác không phù hợp với mục đích sử dụng đất dẫn đến không có tài sản đảm bảo có giá trị lớn khi vay vốn hoặc khó tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Công tác xây dựng mô hình điểm và việc nhân rộng gặp một số khó khăn. Nhiều HTX chưa có kỹ năng xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh. Ngành nghề kinh doanh chưa thực sự đa dạng, sản phẩm tạo ra chưa có tính cạnh tranh cao, khó tiêu thụ, đa phần các sản phẩm sản xuất ra còn mang tính tự phát, chưa được đăng ý nhãn hiệu hàng hoá. Còn chưa thu hút được cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật được đào tạo về làm việc ở HTX.
Công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán của các HTX còn hạn chế, việc ghi chép sổ sách, chứng từ chưa đúng quy định, dẫn đến nhiều bất cập trong việc thực hiện chính sách thuế đối với các HTX … Nhiều HTX hoạt động hình thức, tạm ngừng hoạt động, ngừng hoạt động chờ giải thể.
Luật Hợp tác xã năm 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, tuy nhiên việc tuyên truyền, tổ chức triển khai của một số cấp, ngành còn chưa thực sự được quan tâm.
Công tác nắm bắt tình hình hoạt động của các HTX ở một số ngành, địa phương còn chưa kịp thời, đầy đủ. Việc xử lý dứt điểm các HTX ngừng hoạt động chờ giải thể còn chậm và chưa được quan tâm triển khai triệt để.
Các HTX còn gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn sản xuất; thiếu nguyên liệu, đặc biệt những nguyên liệu không có sẵn tại địa phương do chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, thiếu ổn định và biến động mạnh theo chiều hướng tăng dẫn đến chi phí đầu vào sản xuất tăng cao làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX, tăng giá thành sản phẩm làm ra, từ đó giảm giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Tư duy phát triển sản xuất, kinh doanh chưa theo kịp với sự phát triển của cơ chế thị trường. Quá trình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chất lượng, hiệu quả hoạt động của một số HTX chưa cao; chưa phát huy được vai trò trung tâm dẫn dắt cho phát triển sản phẩm chủ lực, đặc trưng để hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn.
Phần lớn HTX thiếu điều kiện cơ sở hạ tầng như trụ sở làm việc, xưởng sơ chế, kho bảo quản sản phẩm,... Vốn của các HTX thấp, hiệu quả sử dụng không cao, một số HTX chưa minh bạch trong quản lý tài chính dẫn tới thiếu niềm tin của thành viên trong việc huy động vốn. Trong khi HTX chưa thiết lập được mối quan hệ tín dụng thường xuyên với các ngân hàng thương mại nên gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn để mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh
Chính sách hỗ trợ phát triển HTX chưa thực sự tác động mạnh đến các HTX. Số lượng HTX được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách thấp, chủ yếu tập trung vào nhóm chính sách về đào tạo tập huấn, hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa tập thể,... Một số chính sách đã ban hành nhưng việc triển khai áp dụng còn nhiều bất cập trong tiêu chí thụ hưởng dẫn tới khó khăn khi tiếp cận.
Trình độ năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTX, nhất là HTX nông nghiệp còn hạn chế, phần lớn chưa qua đào tạo. Tư duy phát triển sản xuất, kinh doanh chưa theo kịp với sự phát triển của cơ chế thị trường, thiếu tính nhạy bén và năng động trong tổ chức điều hành sản xuất, kinh doanh; khả năng tiếp thu khoa học - kỹ thuật còn hạn chế.
Một số địa phương chưa quan tâm thích đáng đến lĩnh vực KTTT; công tác tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển KTTT mà nòng cốt là HTX còn chưa kịp thời.
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HTX NĂM 2025
Kế hoạch phát triển KTTT, HTX năm 2025 phải gắn với Quy hoạch tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; định hướng chiến lược phát triển KTTT, HTX tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030 và các chương trình, kế hoạch đồng thời phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh.
Phát triển KTTT, HTX xuất phát từ nhu cầu chung thực tế của các thành viên; theo đúng các giá trị và các nguyên tắc cơ bản của HTX.
Các chỉ tiêu kế hoạch phải khả thi, phù hợp với kết quả, tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2025 và phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch dài hạn. Ngoài các chỉ tiêu số lượng, cần chú trọng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, hiệu quả như doanh thu, thu nhập của thành viên....; các chỉ tiêu xã hội như hiệu quả cung ứng dịch vụ của HTX đối với thành viên và kinh tế hộ thành viên, mức độ cạnh tranh sản phẩm của HTX, tạo việc làm mới, thu nhập và mức sống, dịch vụ của HTX phục vụ đời sống thành viên và cộng đồng dân cư như giáo dục, đào tạo, y tế...
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTTT, HỢP TÁC XÃ
1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn
1.1. Thuận lợi
KTTT, HTX thời gian qua luôn nhận được sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ được ban hành và đang triển khai thực hiện nhằm tạo đòn bẩy cho khu vực này phát triển ổn định, bền vững. Với tinh thần đổi mới toàn diện, tháo gỡ tối đa các rào cản, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bảo đảm quyền tự chủ, phát huy các giá trị tốt đẹp của mô hình HTX. Luật HTX năm 2023 có hiệu lực góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý, sẽ mang lại những thay đổi tích cực, tạo bước phát triển mới cho khu vực kinh tế tập thể, thể chế hóa các chủ trương và hiện thực hóa các mục tiêu đã được xác định tại Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương.
Khu vực KTTT, HTX trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có bước phát triển ổn định, có chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động, dần được khẳng định được ưu thế và vai trò của HTX đối với phát triển kinh tế hộ thành viên, kinh tế địa phương. Thông qua HTX các thành viên, các hộ nông dân có điều kiện tham gia và được hỗ trợ của Nhà nước, của các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, có việc làm ổn định, thường xuyên nhờ đó thu nhập của người lao động cũng như của thành viên, hộ nông dân được cải thiện, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng mạnh mẽ, tạo tiền đề cho các HTX áp dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất, kinh doanh, giúp nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, tạo điều kiện giúp các HTX có thêm cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như tham gia tham gia sâu vào các chuỗi giá trị hàng hoá.
1.2. Khó khăn
Biến đổi khí hậu ngày càng khó lường đang trở thành mối đe doạ, thách thức lớn đặc biệt đối với các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp (tỉnh Bắc Giang có 66,5% hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp).
Vấn đề cạnh tranh hàng hoá đang diễn ra rất khốc liệt nếu không nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ khó có thể tồn tại trên thị trường đặc biệt là các mặt hàng nông sản. Đây là thách thức lớn đối với khu vực hàng hoá KTTT vì phần lớn các tổ chức thuộc thành phần KTTT có quy mô hoạt động nhỏ, năng lực nội tại hạn chế; xuất phát điểm thấp cả về năng lực quản lý và nguồn lực cho phát triển. Thành viên, người lao động còn hạn chế về trình độ, chủ yếu là lao động phổ thông, vốn ít, huy động vốn khó khăn. Mức độ liên kết và tính bền vững trong liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh chưa đủ mạnh.
2. Định hướng chung về phát triển KTTT, hợp tác xã
Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện và cụ thể hóa toàn diện Nghị quyết số 20-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới; phát huy hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh. Phát triển KTTT phù hợp với nền kinh tế thị trường; nâng cao giá trị của HTX đối với thành viên, người lao động về cung ứng dịch vụ, tăng thu nhập, đời sống nhất là địa bàn nông thôn...; tham gia tích cực các chương trình xóa đói, giảm nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở nông thôn. Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế, thu hút đông đảo các thành phần xã hội tham gia; bảo đảm quyền và lợi ích của thành viên tham gia HTX.
Phát triển KTTT năng động, hiệu quả, bền vững, tăng về số lượng, quy mô, chất lượng, hiệu quả; đa dạng về quy mô và lĩnh vực hoạt động; hỗ trợ phát triển các mô hình HTX hoạt động có hiệu quả, trở thành kiểu mẫu để nhân rộng và thu hút đông đảo bộ phận người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoặc liên kết với HTX; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất gắn với chuỗi giá trị, chú trọng phát triển sản phẩm, chế biến sâu, đạt tiêu chuẩn, chất lượng, tăng khả năng thích nghi trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Thành lập mới ít nhất 80 HTX, thu hút từ 500-600 thành viên mới, 01 Liên hiệp HTX; kết nạp thêm ít nhất 30 đơn vị tham gia thành viên Liên minh HTX tỉnh.
- Phấn đấu có số HTX hoạt động đạt loại tốt, khá tăng 6% so với năm 2024; có khoảng 80 HTX ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh; 220 HTX nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị.
- Tổ chức ít nhất 10 lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ chủ chốt của HTX.
- Có ít nhất 30 HTX được hỗ trợ tham gia hoạt động, liên kết xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; Hỗ trợ 11 HTX đưa lao động trẻ về làm việc tại tổ chức KTTT; 25 HTX thành lập mới được hỗ trợ xây dựng bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá, website điện tử.
- Nâng vốn Quỹ hỗ trợ phát triển HTX lên 30 tỷ đồng tạo điều kiện cho HTX, thành viên HTX tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh5. Các giải pháp phát triển KTTT, HTX
5.1. Tuyên truyền, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của KTTT
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về phát triển KTTT, trọng tâm là Luật HTX 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa XIII, tạo sự chuyển biến về nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về vai trò, vị trí của KTTT.
Các sở, ngành, Liên minh HTX tỉnh phối hợp các địa phương tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong công tác quản lý, điều hành cho cán bộ quản lý ở các HTX; phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng và duy trì chuyên mục tuyên truyền về KTTT, HTX trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổng kết, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả.
5.2. Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện thể chế, chính sách
Các sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động nghiên cứu ưu tiên thực hiện nội dung 08 nhóm chính sách quy định tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16//6/2022 và Luật Hợp tác xã năm 2023; tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án để hỗ trợ HTX phát triển thông qua Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu khác.
UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên rà soát, cân đối, ưu tiên bố trí quỹ đất đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho HTX được giao đất, thuê đất để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm và sản xuất kinh doanh, tạo vùng nguyên liệu.
5.3. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX
Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ thành lập HTX mới trên các lĩnh vực; vận động các đơn vị tham gia thành viên Liên minh HTX tỉnh; hỗ trợ các nội dung thiết yếu, đặc biệt là hạ tầng phục vụ chế biến, bảo quản và thương mạiIII. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2023 để các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ.
2. Ngân hàng Nhà nước xem xét, có cơ chế hướng dẫn các ngân hàng thương mại đơn giản hóa thủ tục, tăng cường giải ngân các khoản vay tạo điều kiện để các HTX nông nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn phát triển mở rộng sản xuất với lãi suất ưu đãi.
Trên đây là Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2025; UBND tỉnh Bắc Giang trân trọng báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2024 phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Bắc Giang năm 2025 đang được cập nhật.
Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2024 phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Bắc Giang năm 2025
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Giang |
Số hiệu | 48/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | |
Ngày ban hành | 2024-07-31 |
Ngày hiệu lực | 2024-07-31 |
Lĩnh vực | |
Tình trạng | Còn hiệu lực |