\r\n ỦY\r\n BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 34/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Quận\r\n 11, ngày 22 tháng 02\r\n năm 2019 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Căn cứ kế hoạch số 178/KH-UBND ngày\r\n07 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh về\r\ncông tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, xây dựng xã, phường, thị\r\ntrấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2019;
\r\n\r\nCăn cứ kế hoạch số 06/KH-HĐPH ngày 22\r\ntháng 01 năm 2019 của Hội đồng PHPBGDPL quận về tổ chức tuyên truyền, phổ biến,\r\ngiáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù trên địa bàn Quận 11 năm 2019;
\r\n\r\nCăn cứ kế hoạch số 187/KH-CATP-PV01\r\nngày 21 tháng 01 năm 2019 của Công an TP.Hồ Chí Minh về thực\r\nhiện Đề án "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp\r\nhành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử\r\nlý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm\r\npháp luật, lang thang cơ nhỡ" giai đoạn 2018 - 2021;
\r\n\r\nỦy ban nhân dân quận xây dựng kế hoạch\r\nvà triển khai thực hiện như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Quán triệt đầy đủ sâu sắc chủ\r\ntrương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nội dung, ý nghĩa, phạm vi, đối tượng,\r\ncác mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án. Nâng cao hiệu quả, trách nhiệm của\r\nchính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện,\r\nlàm chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong việc\r\nthực hiện Đề án.
\r\n\r\n2. Tăng cường công tác tuyên truyền,\r\nphổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng trong Đề án. Tập trung vào các nội\r\ndung được quy định trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Thi\r\nhành án hình sự; Luật thi hành tạm giữ, tạm giam; Luật xử lý vi phạm hành\r\nchính; các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác tái hòa nhập cộng\r\nđồng; quyền và nghĩa vụ của Công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản\r\nquy phạm pháp luật có liên quan... nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm\r\ncủa các cấp, các ngành, nhân dân và các đối tượng trong Đề án.
\r\n\r\n3. Tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực\r\ntrong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho các đối tượng trong Đề án.\r\nĐưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng nêu trên đi vào chiều\r\nsâu, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức; góp phần\r\nphòng ngừa tội phạm, tái phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật khác do thiếu\r\nhiểu biết về pháp luật; hỗ trợ các đối tượng thuộc phạm vi Đề án tái hòa nhập cộng\r\nđồng một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo quyền được học tập, tìm hiểu pháp luật, được phổ biến các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ\r\ncủa công dân, pháp luật hình sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành\r\nchính...
\r\n\r\n4. Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp,\r\nphân công trách nhiệm cụ thể và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, tổ\r\nchức đoàn thể, địa phương trong thực hiện Đề án.
\r\n\r\n5. Mục tiêu cụ thể:
\r\n\r\n- Đảm bảo 100% đối tượng là người\r\nđang chấp hành án phạt tù, người bị tạm giữ, tạm giam, người bị áp dụng biện pháp\r\nđưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang\r\nthang cơ nhỡ được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội thường xuyên được phổ biến và nắm\r\nđược các quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công\r\ndân nói chung, của đối tượng nói riêng, các hành vi bị nghiêm cấm, tác hại,\r\ntrách nhiệm pháp lý khi vi phạm pháp luật và các quy định liên quan.
\r\n\r\n- Phấn đấu 90% trở lên người bị áp dụng\r\nbiện pháp giáo dục tại phường; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không\r\ngiam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo; người được hoãn chấp\r\nhành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người được đặc\r\nxá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng được phổ biến, giáo dục pháp luật\r\nchuyên biệt theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n- Nhà tạm giữ đảm bảo 100% lồng ghép\r\nnội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình học pháp luật, giáo dục\r\ncông dân, chương trình học văn hóa, học nghề, giáo dục tái hòa nhập cộng đồng\r\ncho các đối tượng của Đề án.
\r\n\r\n- Phấn đấu 80% chủ thể và cá nhân thực\r\nhiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án được cung cấp,\r\ncập nhật thông tin, tài liệu; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng\r\ncó liên quan để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chức năng,\r\nnhiệm vụ được giao.
\r\n\r\n- Đảm bảo 90% cơ quan, tổ chức, đoàn\r\nthể địa phương, cộng đồng dân cư được giao quản lý, giúp đỡ người bị áp dụng biện\r\npháp giáo dục tại phường; người đang chấp hành án tại xã phường thị trấn; người\r\nhoãn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người\r\nđược đặc xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng thường xuyên, tích cực, chủ\r\nđộng phổ biến, giáo dục pháp luật cho số đối tượng này, giúp các đối tượng tự\r\ntin, thuận lợi trong hòa nhập cộng đồng, tránh tái phạm và vi phạm pháp luật.
\r\n\r\n- Nâng cao nhận thức của các tầng lớp\r\nnhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tái hòa nhập cộng đồng,\r\ngóp phần xóa bỏ thái độ kì thị, định kiến phân biệt đối xử với đối tượng của Đề\r\nán.
\r\n\r\n- Phát huy vai trò của các đoàn thể,\r\nnhà trường, gia đình trong PBGDPL.
\r\n\r\n- Tăng cường ứng dụng công nghệ,\r\nthông tin trong thực hiện Kế hoạch.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Nâng cao nhận thức, phát huy vai\r\ntrò, trách nhiệm của các ban, ngành, địa phương trong phổ biến, giáo dục pháp\r\nluật cho các đối tượng trong Đề án. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Kết\r\nluận số 04-KL/TW về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm\r\n2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng\r\ntrong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đưa nội dung tăng cường phổ biến,\r\ngiáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án thành nhiệm vụ ưu tiên thực hiện\r\ntrong chương trình công tác hàng năm. Quan tâm chỉ đạo chặt chẽ các cơ quan,\r\nđơn vị, tổ chức, cá nhân được phân công thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục\r\npháp luật cho các đối tượng thuộc phạm vi Đề án.
\r\n\r\n2. Tổ chức điều tra, khảo sát công\r\ntác phổ biến, giáo dục pháp luật thông tin pháp luật của các đối tượng thuộc phạm\r\nvi quản lý để xây dựng nội dung, biện pháp phổ biến, giáo\r\ndục pháp luật phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm để tạo bước\r\nđột phá. Hình thức điều tra, khảo sát: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến; xây dựng,\r\nphát phiếu điều tra; thông qua báo cáo của các đơn vị, địa phương...
\r\n\r\n3. Tăng cường công tác phối hợp các\r\ncơ quan, ban ngành, đoàn thể có liên quan, phân công thống nhất nhiệm vụ trong\r\ntổ chức thực hiện Đề án; tránh trùng lắp, đảm bảo các mối quan hệ phối hợp được\r\nduy trì và đi vào nề nếp.
\r\n\r\nGắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật\r\nvới công tác quản lý, giám sát, giúp đỡ đối tượng; hạn chế thấp nhất các trường\r\nhợp tái phạm tội và vi phạm pháp luật. Tổ chức lồng ghép các hoạt động triển\r\nkhai thực hiện Kế hoạch với các chương trình, đề án có liên quan mà các ban\r\nngành, đoàn thể đang thực hiện để tránh chồng chéo và đảm\r\nbảo thống nhất, tiết kiệm nguồn lực thực hiện và đạt hiệu quả cao.
\r\n\r\n4. Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến,\r\ngiáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng nhóm đối tượng, nhằm\r\ntrang bị kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho các đối tượng trong\r\nĐề án. Cần lựa chọn những nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật\r\nphù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, gắn với nhu cầu tìm hiểu pháp\r\nluật thiết yếu của đối tượng, tránh dàn trải, nhằm thu hút sự quan tâm của đối\r\ntượng. Tùy theo đặc thù, đặc điểm của từng nhóm đối tượng mà tổ chức các hình\r\nthức tuyên truyền đa dạng, phong phú khác nhau như: tổ chức các lớp học tập\r\ntrung; sinh hoạt câu lạc bộ; qua các phương tiện thông tin đại chúng; cung cấp\r\nthông tin, tài liệu pháp luật; giáo dục pháp luật thông qua lồng ghép với các\r\nchương trình, hoạt động khác; giáo dục, tư vấn pháp luật cá biệt khi đối tượng\r\ncó yêu cầu ...
\r\n\r\n5. Tăng cường ứng dụng công nghệ\r\nthông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại\r\nchúng, tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin, kỹ thuật số để tuyên truyền\r\npháp luật.
\r\n\r\n6. Xây dựng và nhân rộng mô hình điểm.\r\nLựa chọn Nhà tạm giữ quận hoặc một số phường để xây dựng mô hình điểm về phổ biến,\r\ngiáo dục pháp luật cho đối tượng trong Đề án. Đánh giá hiệu quả các mô hình để\r\ntriển khai, nhân rộng.
\r\n\r\n7. Tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh\r\nnghiệm nhằm tháo gỡ những khó khăn, tồn tại để tạo bước đột phá. Kịp thời khen\r\nthưởng, động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong\r\nthực hiện Đề án.
\r\n\r\n8. Đảm bảo nâng cao chất lượng đội\r\nngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ\r\nnăng phổ biến, giáo dục pháp luật; đảm bảo các nhu cầu trang thiết bị, cơ sở vật\r\nchất, kinh phí để tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Công an quận
\r\n\r\n- Chủ trì, hướng dẫn các đơn vị trong\r\nviệc triển khai thực hiện Đề án; định kỳ tổ chức sơ, tổng kết; đề xuất khen thưởng\r\ntập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện Đề án. Xây dựng\r\nKế hoạch tổ chức thực hiện Đề án trong lực lượng Công an quận;
\r\n\r\n- Chủ trì và phối hợp Phòng Tư pháp,\r\nPhòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức\r\npháp luật, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên,\r\ntuyên truyền viên pháp luật và lực lượng Công an, nhất là số cán bộ trực tiếp\r\nlàm công tác thi hành án hình sự, tạm giữ, tạm giam;
\r\n\r\n- Chỉ đạo Công an 16 phường tham mưu\r\ncho Ủy ban nhân dân phường triển khai thực hiện các giải pháp phổ biến, giáo dục\r\npháp luật cho các đối tượng thuộc Đề án;
\r\n\r\n- Tổ chức khảo sát, đánh giá, xác định\r\nđịa bàn trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên thực hiện; nhu cầu tìm hiểu về pháp\r\nluật của các đối tượng do lực lượng Công an quản lý để xây dựng nội dung,\r\nphương pháp tuyên truyền phù hợp nhằm tháo gỡ những khó khăn, tồn tại, tạo bước\r\nđột phá đạt hiệu quả cao;
\r\n\r\n- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận lựa\r\nchọn một số đơn vị địa phương để xây dựng mô hình điểm về phổ biến, giáo dục\r\npháp luật cho đối tượng thuộc phạm vi của Đề án. Tổ chức đánh giá hiệu quả của\r\ncác mô hình và tổ chức triển khai, nhân rộng những mô hình mang lại hiệu quả\r\nthiết thực;
\r\n\r\n- Chỉ đạo Nhà tạm giữ đảm bảo 100%\r\nngười đang chấp hành hình phạt tù, người bị tạm giữ, tạm giam thường xuyên được\r\nphổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân, các\r\nhành vi bị nghiêm cấm, tác hại, trách nhiệm pháp lý khi vi phạm pháp luật và\r\ncác quy định khác liên quan đến từng cá nhân đối tượng;
\r\n\r\n- Định kỳ kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo\r\nCông an các phường thực hiện có hiệu quả công tác tham mưu Ủy ban nhân dân phường\r\nchủ động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng trong Đề án;
\r\n\r\n2. Phòng Tư pháp
\r\n\r\n- Phối hợp các ban ngành, đoàn thể trong\r\ncông tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để thực hiện nhiệm vụ của Đề\r\nán. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp\r\nthời hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định mới.
\r\n\r\n- Phối hợp Công an quận tổ chức bồi\r\ndưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật\r\ncho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở, cá nhân được\r\ngiao nhiệm vụ quản lý, giúp đỡ các đối tượng của Đề án.
\r\n\r\n3. Phòng Lao động - Thương binh và\r\nXã hội
\r\n\r\n- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án\r\nhàng năm và chủ trì thực hiện các giải pháp tăng cường phổ biến, giáo dục pháp\r\nluật cho người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, thanh thiếu niên vi phạm\r\npháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội; Chỉ đạo, hướng\r\ndẫn, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ được phân công;
\r\n\r\n- Phối hợp Công an quận, các ban\r\nngành, đoàn thể, tổ chức xác định, lựa chọn vấn đề, địa bàn trọng tâm, trọng điểm\r\ncần ưu tiên thực hiện, xây dựng mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật\r\ncho đối tượng thuộc Đề án;
\r\n\r\n- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức\r\npháp luật, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho chủ thể thực hiện công\r\ntác này thuộc phạm vi quản lý;
\r\n\r\n- Phối hợp các doanh nghiệp và trường\r\ndạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm ưu tiên tổ chức dạy nghề, tuyển dụng lao động\r\nvà tư vấn hỗ trợ việc làm trong và ngoài nước đối với các đối tượng thuộc Đề\r\nán.
\r\n\r\n4. Phòng Văn hóa Thông tin phối hợp\r\nvới Trung tâm văn hóa quận
\r\n\r\nChủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa\r\nphương liên quan xây dựng và duy trì các chuyên trang, chuyên mục, bài viết về\r\nphổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
\r\n\r\n5. Tòa án nhân dân quận, Viện kiểm\r\nsát nhân dân quận
\r\n\r\nTích cực phối hợp lồng ghép nội dung\r\nphổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án thông qua hoạt động\r\nchuyên môn của cơ quan, đơn vị.
\r\n\r\n6. Ủy ban nhân dân 16 phường
\r\n\r\n- Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể trực\r\nthuộc thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương và các đối tượng\r\ntrong Đề án.
\r\n\r\n- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức\r\npháp luật, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên,\r\ntuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, giúp đỡ\r\ncác đối tượng của Đề án.
\r\n\r\n- Vận động và tạo điều kiện thuận lợi\r\ncho các doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiếp nhận,\r\ngiúp đỡ việc làm cho các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án.
\r\n\r\n7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc\r\nquận và các đoàn thể
\r\n\r\nTham gia phối hợp với các cơ quan chức\r\nnăng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi Đề án. Phối\r\nhợp Hội Liên hiệp phụ nữ quận, Quận đoàn chỉ đạo các cơ sở Đoàn, Hội chủ động\r\nxây dựng kế hoạch phối hợp các cơ quan chức năng quản lý, giám sát, giáo dục\r\ntriển khai nhân rộng các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi Đề\r\nán.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Kinh phí tuyên truyền, phổ biến,\r\ngiáo dục pháp luật cho nhóm đối tượng người đang áp dụng biện pháp giáo dục tại\r\nphường, người bị phạt tù được hưởng án treo; người đang chấp hành hình phạt tù,\r\nngười đang áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc,\r\ncơ sở cai nghiện bắt buộc... sử dụng nguồn kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật\r\nquận, phường năm 2019.
\r\n\r\n- Đối với các nhóm đối tượng còn lại\r\nthuộc Đề án, các đơn vị căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được phân công trong kế\r\nhoạch sử dụng nguồn kinh phí tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hoạt động\r\ntại đơn vị và các nguồn hỗ trợ, tài trợ hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của\r\npháp luật.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Căn cứ nội dung của kế hoạch này\r\ncác ban ngành, đoàn thể và UBND 16 phường tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm\r\ntúc, có hiệu quả các nội dung theo tiến độ sau:
\r\n\r\na) Giai đoạn 1 (từ nay đến hết năm\r\n2019)
\r\n\r\n- Xây dựng, ban hành Kế hoạch triển\r\nkhai thực hiện Đề án trong giai đoạn 2018 - 2021.
\r\n\r\n- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng,\r\nnhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án.
\r\n\r\n- Lựa chọn và xây dựng mô hình điểm về\r\nPBGDPL cho từng nhóm đối tượng của Đề án; tổ chức sơ kết hoạt động của các mô\r\nhình điểm.
\r\n\r\n- Tổ chức biên soạn, in, cấp phát tờ\r\nrơi, tờ gấp pháp luật cho các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án; xây dựng, ghi\r\nâm, ghi hình các tiểu phẩm, chương trình phổ biến pháp luật, sao in thành đĩa\r\nCD để cấp phát cho các cơ sở, địa phương và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác.
\r\n\r\n- Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
\r\n\r\n- Tổ chức sơ kết thực hiện kế hoạch.
\r\n\r\nb) Giai đoạn 2 (từ năm 2020 đến hết\r\nnăm 2021)
\r\n\r\n- Tiếp tục triển khai các hoạt động\r\nphổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
\r\n\r\n- Nhân rộng các mô hình điểm đạt hiệu\r\nquả cao trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng của Đề án.
\r\n\r\n- Cấp phát tài liệu (sách hỏi đáp\r\npháp luật, cẩm nang, những điều cần biết, tờ rơi, tờ gấp) cho các đối tượng được\r\nphổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án. Xây dựng, ghi âm, ghi hình các tiểu phẩm,\r\nchương trình phổ biến pháp luật, sao in thành đĩa CD để cấp phát cho các cơ sở,\r\nđịa phương.
\r\n\r\n- Tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức\r\npháp luật cho cán bộ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện quản lý, giáo\r\ndục, giúp đỡ các đối tượng thuộc phạm vi của kế hoạch.
\r\n\r\n- Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả\r\ntriển khai thực hiện Đề án.
\r\n\r\n2. Các ban ngành, đoàn thể và Ủy ban\r\nnhân dân 16 phường chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện\r\nnghiêm kế hoạch này. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo\r\ncáo, đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch gửi Công an quận để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân quận.
\r\n\r\n3. Giao Công an quận chủ trì, phối hợp\r\nvới các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực\r\nhiện kế hoạch này định kỳ sơ tổng kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện\r\ntheo quy định./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT.CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ” giai đoạn 2018-2021 trên địa bàn Q đang được cập nhật.
Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ” giai đoạn 2018-2021 trên địa bàn Q
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | |
Số hiệu | 34/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | |
Ngày ban hành | 2019-02-22 |
Ngày hiệu lực | 2019-02-22 |
Lĩnh vực | |
Tình trạng | Còn hiệu lực |