\r\n ỦY\r\n BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 1105/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Thành\r\n phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 3 năm 2013 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần\r\nthứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “tăng cường sự lãnh\r\nđạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”,\r\nvới sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị thành\r\nphố, nhằm phấn đấu thực hiện mục tiêu “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến\r\nrõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế -\r\nxã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững\r\nmạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính”, công\r\ntác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí\r\ntrên địa bàn thành phố đã có những chuyển biến tích cực cả về\r\nnhận thức, hành động và đạt được những kết quả bước đầu; trên\r\nmột số lĩnh vực, tham nhũng, lãng phí từng bước được kiềm chế. Tuy nhiên, công\r\ntác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt\r\nyêu cầu và mục tiêu đề ra. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những\r\nbiểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều\r\nngành, gây bức xúc trong xã hội, thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
\r\n\r\nThực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày\r\n25 tháng 5 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương\r\nĐảng khóa XI yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ mục tiêu, quan điểm\r\nvà các giải pháp nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 - khóa X, Nghị quyết số\r\n82/NQ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Chính\r\nphủ về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số\r\n21-KL/TW giai đoạn 2012 - 2016 và Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21 tháng 12\r\nnăm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm,\r\nchống lãng phí, quán triệt Kết luận của Đảng và thực hiện Nghị quyết\r\ncủa Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xây dựng kế\r\nhoạch, xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tạo chuyển\r\nbiến rõ rệt đối với công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành\r\ntiết kiệm, chống lãng phí trong thời gian tới như\r\nsau:
\r\n\r\n\r\n\r\n- Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có\r\nhiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành\r\ntiết kiệm, chống lãng phí theo Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ\r\nđề ra, khắc phục những hạn chế, yếu kém, từng bước ngăn chặn,\r\nđẩy lùi tham nhũng, lãng phí góp phần nâng cao hiệu quả quản\r\nlý, sử dụng các nguồn lực của thành phố, thực hiện thắng\r\nlợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015 mà Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ IX đã đề ra.
\r\n\r\n- Kế hoạch bao gồm những nhiệm vụ, giải\r\npháp chủ yếu, cơ bản nhằm tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả\r\nquản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực có nguy\r\ncơ tham nhũng, lãng phí cao; các cấp, các ngành và người đứng đầu cơ\r\nquan, tổ chức, đơn vị đề cao trách nhiệm, xây dựng kế hoạch thực\r\nhiện cụ thể và thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc\r\nviệc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng,\r\nthực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, tổ chức, đơn vị\r\nmình có hiệu quả, đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra.
\r\n\r\nII. NHIỆM VỤ\r\nCHỦ YẾU TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ
\r\n\r\n\r\n\r\n- Triển khai\r\nthực hiện Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống\r\ntham nhũng, lãng phí năm 2012 - 2015 của thành phố đã ban hành; các cơ quan, đơn vị, tổ chức phải\r\nđưa nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, các quy\r\nđịnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,\r\nchống lãng phí vào chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, bảo\r\nđảm tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được\r\nquán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng và hiểu rõ các quy định pháp luật về phòng,\r\nchống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
\r\n\r\n- Mở chuyên mục trên Cổng thông tin điện tử của\r\nthành phố và Sở Tài chính, khuyến khích các sở, ngành, quận - huyện mở\r\nchuyên mục phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng\r\nphí trên trang (cổng) thông tin điện tử và thường xuyên cập nhật thông tin.\r\nBáo chí và các phương tiện thông tin đại chúng tăng thời lượng và tổ chức\r\ncác chương trình văn nghệ, các vở kịch ngắn mang nội dung thông tin về những giải\r\npháp, những nhân tố tích cực, điển hình có thành tích và kịp thời phê phán các\r\ncơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham\r\nnhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiếp tục triển khai, phát động\r\nhọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phòng, chống tham\r\nnhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo thành phong trào thi đua\r\nrộng khắp trong toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, người lao động.
\r\n\r\n\r\n\r\nThực hiện công khai, minh bạch hoạt động\r\ncủa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tăng cường kiểm tra việc\r\nthực hiện các quy định pháp luật về công khai, minh bạch trong hoạt\r\nđộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực\r\nhành tiết kiệm, chống lãng phí. Tập trung thực hiện công khai,\r\nminh bạch trong các lĩnh vực:
\r\n\r\n- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có sử\r\ndụng vốn ngân sách nhà nước, các khâu quy hoạch, thu hồi, bồi thường, giao đất,\r\ncho thuê đất, định giá, đấu giá quyền sử dụng đất; thuế; công tác cán bộ; hoạt\r\nđộng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo tham nhũng;\r\ncác quyết định điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án...
\r\n\r\n- Công khai, dân chủ trong dự toán,\r\nquyết toán tài chính, mua sắm tài sản, công khai tài chính đối với các cấp ngân\r\nsách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách hỗ trợ,\r\ncác doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách và các quỹ có nguồn từ\r\nkhoản đóng góp của nhân dân. Thực hiện các quy định pháp luật về đầu tư, mua\r\nsắm công, quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thu, chi ngân\r\nsách nhà nước, nhất là mua sắm, đầu tư công và các khoản chi thường xuyên.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Dân chủ, công\r\nkhai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong khâu tuyển dụng, quy hoạch,\r\nbổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ; thực\r\nhiện tuyển dụng thông qua thi tuyển; đưa việc chấp hành\r\nquy định pháp luật và kết quả phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,\r\nchống lãng phí vào tiêu chí đánh giá kết quả công tác hàng năm của cơ quan, tổ chức, của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và mỗi\r\ncán bộ, công chức, viên chức; làm cơ\r\nsở xem xét, đánh giá cán bộ, công chức khi quy hoạch, bổ nhiệm vào chức danh\r\nlãnh đạo; điều chuyển, thay thế và xử lý những\r\ncán bộ lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm sút, không\r\nđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
\r\n\r\n- Thực hiện phân công, phân cấp rõ\r\nràng; quy định chức trách của từng vị trí công tác, nâng\r\ncao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị làm căn cứ đánh giá kết quả\r\nthực hiện chức trách, đánh giá cán bộ, công chức\r\nvà trách nhiệm trong việc để xảy ra tham nhũng, lãng phí. Đưa\r\nnội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo,\r\nbồi dưỡng cán bộ, công chức; tăng cường giáo dục liêm chính, nâng cao nhận thức,\r\ntrách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý\r\ntham nhũng. Thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức nhất\r\nlà trong việc cưới, việc tang, mừng nhà mới, nhậm chức, tổ\r\nchức sinh nhật, việc nhận bằng cấp, học hàm, học vị, danh hiệu thi đua, khen\r\nthưởng.
\r\n\r\n3. Tăng cường\r\ncông tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
\r\n\r\n- Hàng năm, các\r\ncơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra phải thực hiện thanh tra, kiểm tra phòng,\r\nchống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với các\r\ncơ quan, tổ chức thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý trực tiếp và trong lĩnh vực\r\nquản lý nhà nước được phân công; thực hiện quy định\r\ntrách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ; kịp thời xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân\r\ncó vi phạm và biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong\r\ncông tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
\r\n\r\n- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra đánh\r\ngiá hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, tiền, tài sản của\r\nNhà nước, quản lý, khai thác, sử dụng đất đai, quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại\r\ncác doanh nghiệp nhà nước; tăng cường công tác thanh tra\r\nvề đầu tư xây dựng cơ bản, kịp thời phát hiện vi phạm ngăn chặn tình\r\ntrạng thất thoát, lãng phí; giám sát công tác đấu thầu các dự án\r\nsử dụng vốn ngân sách nhà nước; tăng cường công tác giám sát của\r\ncộng đồng đối với lĩnh vực đầu tư, nhất là các công trình trọng\r\nđiểm, công trình hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi công cộng.
\r\n\r\n- Tăng cường thanh tra, kiểm tra,\r\nxử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí trong quản lý và sử dụng\r\nđất; kiểm tra, rà soát tình hình thực hiện dự án, kiên quyết thu\r\nhồi đất đối với dự án không triển khai, chủ đầu tư không có năng\r\nlực, dự án không khả thi hoặc sử dụng không đúng mục đích, không\r\nđúng thời hạn, cho thuê lại, nâng cao hiệu quả sử\r\ndụng đất.
\r\n\r\n- Tăng cường hoạt động giám sát của Hội\r\nđồng nhân dân và hoạt động của các cơ quan có chức năng phòng, chống\r\ntham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thường xuyên kiểm\r\ntra, giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch và tính liêm chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đối với\r\nngười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trong các cơ quan, đơn vị có chức\r\nnăng phát hiện, xử lý tham nhũng.
\r\n\r\n- Xử lý kiên quyết, kịp thời đúng\r\npháp luật những hành vi tham nhũng và những người bao che hành vi tham nhũng,\r\nngăn cản việc chống tham nhũng; đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn,\r\nnghiệp vụ, phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công\r\nchức làm công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố,\r\nxét xử; thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý, đồng thời tăng cường chế\r\nđộ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức\r\ntrong các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng.
\r\n\r\n- Các cơ quan, đơn vị chuyên trách\r\nchống tham nhũng quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường phối\r\nhợp trong việc trao đổi thông tin, xử lý thông tin, tố cáo tham nhũng,\r\nđiều tra, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; thực hiện nghiêm\r\ncác qui định pháp luật trong quá trình tố tụng các tội danh tham\r\nnhũng.
\r\n\r\n4. Nâng cao nhận\r\nthức và phát huy vai trò của toàn xã hội.
\r\n\r\n- Đề cao và phát huy vai trò, trách\r\nnhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống\r\nlãng phí đặc biệt là vai trò của Ủy ban Mặt\r\ntrận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội\r\n- nghề nghiệp, của cộng đồng và nhân dân trong việc phát hiện, đấu tranh với những\r\nhiện tượng tham nhũng, lãng phí.
\r\n\r\n- Phát huy vai trò của doanh nghiệp,\r\nhiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong phòng, chống tham nhũng, thực hiện văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng; phối hợp với\r\ncác cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn và phát hiện kịp thời hành vi\r\nnhũng nhiễu, đòi hối lộ của cán bộ, công chức; tạo điều kiện để các hiệp hội\r\ndoanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề tham gia vào việc góp ý kiến xây dựng\r\nchính sách, pháp luật, kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những sơ\r\nhở trong cơ chế, chính sách tạo cơ hội phát sinh tham nhũng.
\r\n\r\nIII. MỘT SỐ\r\nGIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
\r\n\r\n1. Thực hành\r\ntiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách.
\r\n\r\n- Triển khai thực\r\nhiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương và thành phố trong điều hành dự toán chi ngân sách, bảo đảm\r\nđúng dự toán được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; thực hiện tiết kiệm chi ngân sách, góp phần giảm lạm phát, đảm bảo chỉ\r\ntiêu tiết kiệm chi thường xuyên được giao. Hoàn tất việc triển khai chế độ tự\r\nchủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính trong cơ\r\nquan hành chính nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và cơ chế tự chủ tài\r\nchính gắn với tự chịu trách nhiệm trong đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định\r\nsố 43/2006/NĐ-CP; nâng cao hơn nữa việc quản lý sử dụng kinh phí ngân sách nhà\r\nnước và chất lượng các hoạt động sự nghiệp.
\r\n\r\n- Mở rộng xã hội hóa để thu hút mọi\r\nnguồn lực của xã hội tham gia dịch vụ công ích, công cộng; thực hiện các giải\r\npháp nhằm giảm chi trợ giá xe buýt, tổ chức đấu thầu luồng tuyến có trợ giá, rà\r\nsoát lại các khoản chi không hợp lý; xây dựng phương án, kế hoạch để từng bước\r\ntổ chức quản lý thống nhất, đồng bộ theo ngành đối với hệ thống công trình hạ tầng\r\nkỹ thuật giao thông vận tải; nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng đối\r\nvới các dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải; đẩy\r\nmạnh thực hiện đấu thầu đối với công tác vệ sinh môi trường, duy tu giao thông,\r\ncông viên cây xanh… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ thực hiện\r\ncác dự án đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi kế hoạch vốn; tăng cường\r\ncông tác quản lý và đẩy mạnh việc giải ngân vốn đầu tư xây dựng. Thường xuyên\r\nrà soát, cắt giảm kế hoạch vốn của các dự án này để chuyển sang bổ sung cho các\r\ndự án, công trình trọng điểm, cấp bách khác có khả năng hoàn thành trong năm kế\r\nhoạch.
\r\n\r\n- Chỉ đạo các sở - ngành, quận - huyện\r\nvà các chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; thường xuyên tổ\r\nchức giao ban xây dựng cơ bản để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; tổ\r\nchức rà soát tình hình triển khai của từng dự án để điều chỉnh, bổ sung vốn\r\ntheo khả năng giải ngân vốn; đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đạt hiệu quả cao,\r\nchấm dứt tình trạng chiếm dụng vốn của các chủ đầu tư; kiên quyết không giao\r\nthêm các dự án mới cho các chủ đầu tư có trên 3 dự án chậm tiến độ so với quy định\r\nđể các đơn vị này tập trung thực hiện hoàn thành các dự án đã được giao.
\r\n\r\n- Tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn tất việc\r\nđiều chỉnh quy hoạch chung; phủ kín quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ\r\n1/2000 để làm cơ sở quản lý các dự án đầu tư xây dựng theo quy\r\nhoạch, đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội\r\ncủa thành phố; đình chỉ hoặc hủy bỏ các dự án đầu tư được duyệt\r\nkhông nằm trong quy hoạch, không đảm bảo điều kiện quy định, không đúng\r\nquy trình, thủ tục đầu tư.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Các đơn vị có trách nhiệm rà soát\r\nchức năng, nhiệm vụ để sắp xếp bộ máy, xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động,\r\nthực hiện nghiêm quy chế tuyển dụng cán bộ, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ\r\ncông chức. Trên cơ sở đó, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chủ động tạo ra nguồn\r\ncán bộ để bố trí khi có nhu cầu. Đồng thời, thực hiện luân chuyển, bố trí và sử\r\ndụng cán bộ, công chức đúng với năng lực sở trường để phát huy tối đa khả năng\r\nchuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, bảo\r\nđảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế bố trí trái ngành\r\nnghề được đào tạo.
\r\n\r\n- Kiến nghị Trung ương quy định thống\r\nnhất hoặc cho phép thực hiện việc đào tạo liên thông từ trung cấp hành chính\r\nlên đại học hành chính, trung cấp chính trị lên cao cấp hoặc cử nhân chính trị.\r\nMiễn học hoặc chỉ học bổ sung một số chuyên đề của chương trình bồi dưỡng kiến\r\nthức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính đối với những người có bằng cử\r\nnhân hành chính, chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên\r\nviên cao cấp đối với những người có bằng thạc sĩ hành chính; đồng thời củng cố\r\nlại các chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm giảm bớt các nội dung\r\nkhông cần thiết hoặc trùng lắp gây nhàm chán và mất thời gian của cán bộ, công\r\nchức tham dự khóa học và tiết kiệm kinh phí đào tạo của nhà nước.
\r\n\r\n- Đẩy mạnh thực hiện công tác cải\r\ncách hành chính, thường xuyên rà soát các loại thủ tục không còn phù hợp; xây dựng\r\nquy chế phối hợp liên ngành trong giải quyết thủ tục hồ sơ một số lĩnh vực chủ\r\nyếu như: giao, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận đăng\r\nký kinh doanh, xin cấp giấy phép xây dựng, xin thỏa thuận tiêu chí kiến trúc...\r\nTăng cường thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”. Triển khai áp dụng mạnh mẽ\r\ntin học trong công tác quản lý nhà nước, cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ,\r\ncông chức nhằm nâng cao năng suất lao động. Bố trí thời gian hội họp, hội nghị\r\nhợp lý, có chất lượng; tăng cường triển khai hình thức họp trực tuyến để giảm\r\nthời gian, công sức và chi phí đi lại.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Kiểm soát chặt chẽ quá trình cổ phần hóa doanh\r\nnghiệp nhà nước theo đúng quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26\r\ntháng 6 năm 2007 của Chính phủ và Thông tư số 146/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm\r\n2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực\r\nhiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, đảm bảo xác định\r\nchính xác giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, không làm thất thoát vốn, tài sản\r\ncủa nhà nước.
\r\n\r\n- Ngăn chặn kịp thời tiêu cực,\r\nsai trái trong định giá, đấu giá tài sản doanh nghiệp, xác định tỷ\r\nlệ giá trị tài sản của Nhà nước trong giá trị\r\ntài sản của doanh nghiệp cổ phần; công khai hóa việc mua bán cổ phần\r\ncủa doanh nghiệp được chuyển đổi. Kiên quyết không\r\nchuyển giao nhà đất mà doanh nghiệp cho thuê, bỏ\r\ntrống, sử dụng không hiệu quả khi thực hiện cổ phần hóa.
\r\n\r\n5. Thực hành tiết kiệm, chống\r\nlãng phí trong tiêu dùng của nhân dân.
\r\n\r\nXây dựng, định hướng những nội dung, tiêu chí thực\r\nhành tiết kiệm, chống lãng phí trong dân cư để hướng dẫn thực hiện, tạo điều kiện\r\nđể nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện công cuộc thực hành tiết kiệm, chống\r\nlãng phí trong mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời giám sát việc thực hành\r\ntiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan nhà nước, trong đảng viên, cán bộ, công\r\nchức.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành\r\nphố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các Tổng Giám đốc, Giám\r\nđốc các doanh nghiệp thuộc thành phố căn cứ chức năng, nhiệm\r\nvụ được giao và các nhiệm vụ trong kế hoạch có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm của cơ quan,\r\nđơn vị, địa phương, ngành mình và tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch.
\r\n\r\nHàng quý, năm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch\r\nvới Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời gửi báo cáo về Thanh tra thành\r\nphố và Sở Tài chính để tổng hợp. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế\r\nhoạch, nếu có kiến nghị, đề xuất cần sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ, các\r\nsở, ban, ngành, quận, huyện, các doanh nghiệp thuộc thành phố chủ động đề\r\nxuất với Ủy ban nhân dân thành phố qua Thanh tra thành phố đối với nội\r\ndung về phòng, chống tham nhũng và qua Sở Tài chính đối với nội dung về thực\r\nhành tiết kiệm, chống lãng phí để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
\r\n\r\n2. Giao Thanh tra thành phố chủ trì,\r\nphối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan chịu trách\r\nnhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này,\r\nthường xuyên báo cáo, đề xuất các biện pháp cần thiết để thực hiện\r\nđồng bộ và có hiệu quả Kế hoạch. Cuối năm 2016 tiến hành sơ kết,\r\nđánh giá toàn diện việc thực hiện kế hoạch để báo cáo Chính phủ.
\r\n\r\n3. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Thanh\r\ntra thành phố, Sở Tài chính, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban Mặt\r\ntrận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội và các sở, ban, ngành, quận, huyện\r\nthực hiện thông tin và truyền thông về\r\ncông tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát huy tinh thần nỗ lực của các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức,\r\nđơn vị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân để phấn đấu thực hiện thắng lợi các\r\nmục tiêu phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đề ra./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n CHỦ\r\n TỊCH | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Kế hoạch 1105/KH-UBND năm 2013 thực hiện Nghị quyết 82/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 21-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng” giai đo đang được cập nhật.
Kế hoạch 1105/KH-UBND năm 2013 thực hiện Nghị quyết 82/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 21-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng” giai đo
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | |
Số hiệu | 1105/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | |
Ngày ban hành | 2013-03-07 |
Ngày hiệu lực | 2013-03-07 |
Lĩnh vực | |
Tình trạng | Còn hiệu lực |