BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 82/1997/TT-BTC | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 1997 |
Căn cứ thẩm quyền và nguyên tắc định giá tính thuế quy định tại Điều 7, Nghị định số 54/CP ngày 28-8-1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Để khắc phục tình trạng vướng mắc trong thực tế phát sinh về giá tính thuế hàng nhập khẩu và từng bước thực hiện phù hợp với thông lệ Quốc tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện áp dụng giá tính thuế theo Hợp đồng ngoại thương như sau:
Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được cơ quan Nhà nước Việt Nam cho phép hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam có trực tiếp nhập khẩu (hoặc uỷ thác nhập khẩu) hàng hoá bằng hình thức nhập khẩu chính ngạch, có hợp đồng mua bán ngoại thương, thanh toán 100% trị giá lô hàng qua Ngân hàng.
Quy định tại mục II Thông tư số 72A TC/TCT ngày 30-8-1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 54/CP ngày 28-8-1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
C. CÁC TRƯỜNG HỢP VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG GIÁ TÍNH THUẾ THEO HỢP ĐỒNG MUA, BÁN NGOẠI THƯƠNG:
Hợp đồng mua bán ngoại thương hợp pháp hợp lệ; cụ thể:
- Phải có đầy đủ nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng theo quy định tại Điều 50 Luật Thương mại được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997. Bao gồm:
+ Tên hàng:
+ Số lượng:
+ Quy cách, chất lượng:
+ Giá cả:
+ Phương thức thanh toán:
+ Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng.
- Riêng nội dung thứ năm (phương thức thanh toán) yêu cầu phải thể hiện rõ trong hợp đồng việc thanh toán 100% giá trị lô hàng nhập khẩu được thực hiện qua Ngân hàng. Không được thay đổi hình thức thanh toán đã ghi trong hợp đồng sau khi đã nhận hàng và hoàn thành thủ tục Hải quan. Trường hợp có thay đổi về điều khoản này thì phải kịp thời báo cáo với cơ quan Hải quan để cơ quan Hải quan xác định lại giá tính thuế nhập khẩu theo quy định.
II. Đối với các mặt hàng thuộc Danh mục nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế, do các đối tượng quy định tại phần A nêu trên nhập khẩu để làm nguyên liệu vật tư trực tiếp đưa vào sản xuất lắp ráp, nếu có giá ghi trên hợp đồng thấp hơn giá quy định tại Bảng giá tính thuế nhập khẩu tối thiểu của Bộ Tài chính và của Tổng cục Hải quan, được xem xét tính thuế theo giá ghi trên hợp đồng ngoại thương trên cơ sở doanh nghiệp đăng ký với Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Hải quan kiểm tra hồ sơ theo quy định dưới đây để phê duyệt từng trường hợp cụ thể. Trường hợp doanh nghiệp có khiếu nại về cách giải quyết của cơ quan Hải quan địa phương thì doanh nghiệp có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền cấp trên theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Điều kiện để xem xét gồm:
1. Có đầy đủ các điều kiện như quy định tại điểm I nêu trên;
2. Có dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm, thực sự đầu tư và có đủ năng lực sản xuất sản phẩm có dùng nguyên liệu vật tư nhập khẩu đó; phải có ý kiến xác nhận của cơ quan chủ quan cấp trên. Riêng các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp ráp phải đảm bảo đủ điều kiện kỹ thuật, chức năng sản xuất kinh doanh phù hợp với giấy phép đầu tư.
4. Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu theo đúng quy chế của Bộ Thương mại nếu là trường hợp nhập khẩu uỷ thác.
Các trường hợp cung cấp vật tư, nguyên liệu nhập khẩu giữa các doanh nghiệp trong nước có hạch toán kinh tế độc lập (kể cả các đơn vị trong cùng một Tổng công ty hoặc Liên hợp,...) với nhau không được coi là "trực tiếp đưa vào sản xuất".
Về thủ tục kê khai, đăng ký:
+ Doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp uỷ thác nhập khẩu phải đăng ký với Cục Hải quan địa phương nơi làm thủ tục nhập khẩu về việc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để trực tiếp đưa vào sản xuất, lắp ráp của doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu vật tư để trực tiếp đưa vào sản xuất sau khi đã được cơ quan Hải quan phê duyệt cho áp dụng giá tính thuế theo Hợp đồng, phải xuất trình ý kiến phê duyệt của cơ quan Hải quan và xuất trình hồ sơ nhập khẩu từng chuyến hàng cụ thể ngay sau khi hàng nhập khẩu với cơ quan thuế trực tiếp quản lý Doanh nghiệp để cơ quan thuế theo dõi quản lý làm căn cứ xác định chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm và hạch toán sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
+ Đối với phần nguyên liệu vật tư nhập khẩu thuộc Danh mục mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế đã được tính thuế theo giá ghi trên hợp đồng thấp hơn giá tính thuế tối thiểu quy định, nếu không đưa vào sản xuất trực tiếp mà bán chuyển nhượng lại cho các doanh nghiệp hoặc đơn vị, tổ chức khác thì sau 02 ngày chuyển nhượng, mua bán, đơn vị, doanh nghiệp phải khai báo với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng và cơ quan thuế địa phương quản lý doanh nghiệp được biết và để tính lại thuế theo quy định về giá tính thuế tại thời điểm chuyển nhượng.
III. Đối với các mặt hàng thuộc Danh mục nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế có giá ghi trên hợp đồng phù hợp với các chứng từ liên quan đến việc mua bán hàng, cao hơn giá quy định tại Bảng giá của Bộ Tài chính và Bảng giá của Tổng cục Hải quan quy định thì giá tính thuế nhập khẩu được áp dụng theo giá ghi trên hợp đồng mua bán ngoại thương.
Trường hợp đối với hợp đồng mua bán ngoại thương hợp pháp, hợp lệ đủ điều kiện tính theo giá ghi trên hợp đồng tại điểm I và II nêu trên, nhưng giá mua bán ghi trên hợp đồng ngoại thương có mức giá quá thấp, quá bất hợp lý thì cơ quan Hải quan địa phương phải kịp thời báo cáo xin ý kiến Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính để có ý kiến chỉ đạo thực hiện. Việc xem xét xử lý trường hợp này theo nguyên tắc áp dụng giá tính thuế tối thiểu và do Tổng cục Hải quan ra quyết định trên cơ sở thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính.
Trường hợp phát hiện có sự gian dối trong hợp đồng ngoại thương; không khai báo với cơ quan Hải quan khi có sự thay đổi mục đích sử dụng nguyên liệu vật tư đã được tính thuế theo giá ghi trên hợp đồng ngoại thương hoặc vi phạm các quy định tại Thông tư này thì ngoài việc truy thu đủ thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), sẽ bị xử phạt về hành vi trốn lậu thuế theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành và theo các quy định tại Nghị định số 22/CP ngày 17-4-1996 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, Thông tư số 45 TC/TCT ngày 01-8-1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 22/CP nêu trên.
Đối với các trường hợp tái vi phạm (từ lần thứ hai trở lên) thì cơ quan Hải quan không cho phép đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tiếp tục được thực hiện theo chế độ quy định tại Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 1997. Những quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn các Cục Hải quan địa phương theo dõi quản lý và thực hiện tốt việc tính thuế theo giá ghi trên hợp đồng, phát hiện và xử lý kịp thời trường hợp lợi dụng khai man trốn thuế.
Hàng tháng (ba mươi ngày) Cục Hải quan địa phương phải tập hợp và đánh giá các trường hợp áp giá tính thuế theo giá ghi trên hợp đồng ngoại thương để báo cáo Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính (theo mẫu báo cáo đính kèm).
Trong quá trình thực hiện có vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan để nghiên cứu xem xét bổ sung, sửa đổi phù hợp.
| Vũ Mộng Giao (Đã Ký) |
File gốc của Thông tư 82/1997/TT-BTC hướng dẫn áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương do Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 82/1997/TT-BTC hướng dẫn áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương do Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 82/1997/TT-BTC |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Vũ Mộng Giao |
Ngày ban hành | 1997-11-11 |
Ngày hiệu lực | 1997-12-01 |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
Tình trạng | Hết hiệu lực |