\r\n BỘ TÀI CHÍNH | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA\r\n VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 2/VBHN-BTC \r\n | \r\n \r\n Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2024 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
THÔNG TƯ[1]
\r\n\r\nHƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT THUẾ THU\r\nNHẬP CÁ NHÂN, LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN\r\nVÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 65/2013/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA\r\nLUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ\r\nTHU NHẬP CÁ NHÂN
\r\n\r\nThông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ\r\nTài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung\r\nmột số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của\r\nChính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật\r\nsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, có hiệu lực kể từ\r\nngày 01 tháng 10 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:
\r\n\r\n1. Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014 của\r\nBộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày\r\n06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số\r\n219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013,\r\nThông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày\r\n31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải\r\ncách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng\r\n9 năm 2014.
\r\n\r\n2. Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 của\r\nBộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm\r\n2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy\r\nđịnh về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2014.
\r\n\r\n3. Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2015 của\r\nBộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân\r\nđối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội\r\ndung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ\r\nsung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số\r\n12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa các Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp\r\ndụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n4. Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16 tháng 3 năm 2018 của\r\nBộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017\r\ncủa Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC\r\nngày 18 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15\r\ntháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2018.
\r\n\r\n5. Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của\r\nBộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định\r\nsố 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một\r\nsố điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
\r\n\r\n6. Thông tư số 79/2022/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2022 của\r\nBộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính\r\nban hành, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
\r\n\r\nCăn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21\r\ntháng 11 năm 2007;
\r\n\r\nCăn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu\r\nnhập cá nhân số 26/2012/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2012;
\r\n\r\nCăn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11\r\nnăm 2006;
\r\n\r\nCăn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý\r\nthuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013\r\ncủa Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và\r\nLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013\r\ncủa Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và\r\nLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008\r\ncủa Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ\r\nTài chính;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
\r\n\r\nBộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của\r\nLuật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật\r\nThuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013\r\ncủa Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và\r\nLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:[2]
\r\n\r\nChương 1
\r\n\r\nQUY ĐỊNH CHUNG
\r\n\r\nĐiều 1. Người nộp thuế
\r\n\r\nNgười nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú\r\ntheo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số\r\n65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của\r\nLuật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế\r\nthu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập\r\nchịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị\r\nđịnh số 65/2013/NĐ-CP.[3]
\r\n\r\nPhạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như\r\nsau:
\r\n\r\nĐối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát\r\nsinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.[4]
\r\n\r\nĐối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã\r\nký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn\r\nlậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt\r\nNam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong\r\ntrường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng\r\nlao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ\r\ntục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp\r\nđịnh tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.[5]
\r\n\r\nĐối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập\r\nphát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.[6]
\r\n\r\n1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện\r\nsau đây:
\r\n\r\na) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một\r\nnăm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt\r\nNam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày\r\nđi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu\r\n(hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập\r\ncảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
\r\n\r\nCá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là\r\nsự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
\r\n\r\nb) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai\r\ntrường hợp sau:
\r\n\r\nb.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư\r\ntrú:
\r\n\r\nb.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi\r\ncá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất\r\nđịnh và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
\r\n\r\nb.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở\r\nthường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm\r\ntrú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
\r\n\r\nb.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật\r\nvề nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính\r\nthuế, cụ thể như sau:
\r\n\r\nb.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo\r\nhướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở\r\ntheo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác\r\nđịnh là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
\r\n\r\nb.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở\r\nnhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân\r\nbiệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
\r\n\r\nTrường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo\r\nquy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong\r\nnăm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào\r\nthì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
\r\n\r\nViệc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn\r\ncứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ\r\nđã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư\r\ntrú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
\r\n\r\n2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu\r\ntại khoản 1, Điều này.
\r\n\r\n3. Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được xác\r\nđịnh như sau:
\r\n\r\na) Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh.
\r\n\r\na.1) Trường hợp chỉ có một người đứng tên trong Giấy chứng\r\nnhận đăng ký kinh doanh thì người nộp thuế là cá nhân đứng tên trong Giấy chứng\r\nnhận đăng ký kinh doanh.
\r\n\r\na.2) Trường hợp nhiều người cùng đứng tên trong Giấy chứng\r\nnhận đăng ký kinh doanh (nhóm cá nhân kinh doanh), cùng tham gia kinh doanh thì\r\nngười nộp thuế là từng thành viên có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh\r\ndoanh.
\r\n\r\na.3) Trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều người cùng tham\r\ngia kinh doanh nhưng chỉ có một người đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký\r\nkinh doanh thì người nộp thuế là cá nhân đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký\r\nkinh doanh.
\r\n\r\na.4) Trường hợp cá nhân, hộ gia đình thực tế có kinh doanh\r\nnhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Chứng chỉ, Giấy phép,\r\nhành nghề) thì người nộp thuế là cá nhân đang thực hiện hoạt động kinh doanh.
\r\n\r\na.5) Đối với hoạt động cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt\r\nnước, tài sản khác không có đăng ký kinh doanh, người nộp thuế là cá nhân sở\r\nhữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác. Trường hợp nhiều cá nhân\r\ncùng sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác thì người nộp thuế\r\nlà từng cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng.
\r\n\r\nb) Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế khác.
\r\n\r\nb.1) Trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu,\r\nngười nộp thuế là từng cá nhân đồng sở hữu bất động sản.
\r\n\r\nb.2) Trường hợp ủy quyền quản lý bất động sản mà cá nhân\r\nđược ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có các quyền như đối với\r\ncá nhân sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế là\r\ncá nhân ủy quyền bất động sản.
\r\n\r\nb.3) Trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu,\r\nquyền sử dụng các đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ,\r\nLuật Chuyển giao công nghệ mà đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở\r\nhữu, đồng tác giả của nhiều cá nhân (nhiều tác giả) thì người nộp thuế là từng\r\ncá nhân có quyền sở hữu, quyền tác giả và hưởng thu nhập từ việc chuyển giao,\r\nchuyển quyền nêu trên.
\r\n\r\nb.4) Trường hợp cá nhân nhượng quyền thương mại theo quy\r\nđịnh của Luật Thương mại mà đối tượng nhượng quyền thương mại là nhiều cá nhân\r\ntham gia nhượng quyền thì người nộp thuế là từng cá nhân được hưởng thu nhập từ\r\nnhượng quyền thương mại.
\r\n\r\n4. Người nộp thuế theo hướng dẫn tại các khoản 1 và 2, Điều\r\nnày bao gồm:
\r\n\r\na) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi\r\ncông tác, lao động, học tập ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế.
\r\n\r\nb) Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có\r\nthu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người nước\r\nngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại\r\nViệt Nam.
\r\n\r\nĐiều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
\r\n\r\nTheo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều\r\n3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao\r\ngồm:
\r\n\r\n1. Thu nhập từ kinh doanh
\r\n\r\nThu nhập từ kinh doanh là thu nhập có được từ hoạt động sản\r\nxuất, kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
\r\n\r\na) Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc\r\ntất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như: sản\r\nxuất, kinh doanh hàng hóa; xây dựng; vận tải; kinh doanh ăn uống; kinh doanh\r\ndịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác.
\r\n\r\nb) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân trong\r\nnhững lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy\r\nđịnh của pháp luật.
\r\n\r\nc) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp,\r\nlâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng đủ điều kiện\r\nđược miễn thuế hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
\r\n\r\n2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
\r\n\r\nThu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động\r\nnhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
\r\n\r\na) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền\r\nlương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
\r\n\r\nb) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ\r\ncấp sau:
\r\n\r\nb.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần\r\ntheo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
\r\n\r\nb.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối\r\ntượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên\r\nxung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
\r\n\r\nb.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với\r\nlực lượng vũ trang.
\r\n\r\nb.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề\r\nhoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
\r\n\r\nb.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
\r\n\r\nb.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động,\r\nbệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức\r\nhưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, trợ\r\ncấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng\r\ntháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các\r\nkhoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
\r\n\r\nb.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo\r\nquy định của pháp luật.
\r\n\r\nb.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
\r\n\r\nb.9)[7]\r\nTrợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh\r\ntế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công\r\ntác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một\r\nlần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm\r\nviệc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm\r\nviệc.
\r\n\r\nb.10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
\r\n\r\nb.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
\r\n\r\nCác khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không\r\ntính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được\r\ncơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
\r\n\r\nTrường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ\r\ncấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần\r\nkinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ\r\ncấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
\r\n\r\nTrường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ\r\ncấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu\r\nthuế.
\r\n\r\nRiêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài\r\nđến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo\r\nmức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
\r\n\r\nc) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa\r\nhồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài\r\nnghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút\r\ntheo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động\r\ngiảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền\r\ndịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
\r\n\r\nd) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng\r\nquản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng\r\nquản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
\r\n\r\nđ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài\r\ntiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được\r\nhưởng dưới mọi hình thức:
\r\n\r\nđ.1)[8]\r\nTiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản\r\nlợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do\r\nngười sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm\r\nviệc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh\r\ntế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế\r\nxã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại đó.
\r\n\r\nTrường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu\r\nthuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các\r\ndịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ\r\nsở làm việc.
\r\n\r\nKhoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu\r\ncó) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu\r\nthuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế\r\nphát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có))\r\ntại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.
\r\n\r\nđ.2)[9]\r\nKhoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt\r\nbuộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng\r\ngóp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.
\r\n\r\nTrường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản\r\nphẩm bảo hiểm không bắt buộc không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường\r\nhợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động\r\ntheo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí\r\nmua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân\r\ncủa người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo\r\nhiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không\r\nbao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), ... mà người tham gia bảo hiểm\r\nkhông nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền\r\nbảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp\r\nbảo hiểm trả.
\r\n\r\nđ.3) Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho\r\ncá nhân theo yêu cầu như: chăm sóc sức khỏe, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm\r\nmỹ, cụ thể như sau:
\r\n\r\nđ.3.1) Khoản phí hội viên (như thẻ hội viên sân gôn, sân\r\nquần vợt, thẻ sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao...) nếu\r\nthẻ có ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng. Trường hợp thẻ được sử\r\ndụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào\r\nthu nhập chịu thuế.
\r\n\r\nđ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt\r\nđộng chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí thẩm mỹ... nếu nội dung chi trả ghi\r\nrõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi\r\ntên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính\r\nvào thu nhập chịu thuế.
\r\n\r\nđ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện\r\nthoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán\r\nchi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
\r\n\r\nđ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các\r\ncơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp\r\ndụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
\r\n\r\nđ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức\r\nkinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác\r\nđịnh thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi\r\nhành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
\r\n\r\nđ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức\r\nquốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện\r\ntheo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
\r\n\r\nđ.5)[10]\r\nĐối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến\r\nnơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao\r\nđộng theo quy chế của đơn vị.
\r\n\r\nđ.6) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình\r\nđộ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của\r\nngười lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính\r\nvào thu nhập của người lao động.
\r\n\r\nđ.7) Các khoản lợi ích khác.
\r\n\r\nCác khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho\r\nngười lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê\r\nkhai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia\r\nđình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo\r\nhợp đồng...
\r\n\r\ne) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi\r\nhình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
\r\n\r\ne.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong\r\ntặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen\r\nthưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:
\r\n\r\ne.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến\r\nsĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương,\r\ntỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên\r\ntiến, Chiến sỹ tiên tiến.
\r\n\r\ne.1.2) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.
\r\n\r\ne.1.3) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong\r\ntặng.
\r\n\r\ne.1.4) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ\r\nchức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội,\r\nTổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với\r\nđiều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
\r\n\r\ne.1.5) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải\r\nthưởng Nhà nước.
\r\n\r\ne.1.6) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
\r\n\r\ne.1.7) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.
\r\n\r\nThẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm\r\ntheo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy\r\nđịnh của Luật Thi đua khen thưởng.
\r\n\r\ne.2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng\r\nquốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
\r\n\r\ne.3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh\r\nđược cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
\r\n\r\ne.4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm\r\npháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
\r\n\r\ng) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
\r\n\r\ng.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám\r\nchữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao\r\nđộng.
\r\n\r\ng.1.1) Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao\r\ngồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng;\r\nvợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha\r\ndượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.
\r\n\r\ng.1.2) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số\r\ntiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số\r\ntiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ\r\nsố tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.
\r\n\r\ng.1.3) Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách\r\nnhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng\r\nlao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần\r\ncòn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc\r\nbản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận\r\ncủa người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người\r\nlao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao\r\nđộng và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người\r\nlao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo.
\r\n\r\ng.2) Khoản tiền nhận được theo quy định về sử dụng phương\r\ntiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng,\r\nđoàn thể.
\r\n\r\ng.3) Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy\r\nđịnh của pháp luật.
\r\n\r\ng.4) Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham\r\ngia ý kiến, thẩm định, thẩm tra các văn bản pháp luật, Nghị quyết, các báo cáo\r\nchính trị; tham gia các đoàn kiểm tra giám sát; tiếp cử tri, tiếp công dân;\r\ntrang phục và các công việc khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp hoạt động\r\ncủa Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn\r\nđại biểu Quốc hội; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Thành\r\nủy, Tỉnh ủy và các Ban của Thành ủy, Tỉnh ủy.
\r\n\r\ng.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao\r\nđộng tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như\r\ntrực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
\r\n\r\nTrường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa\r\nca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu\r\nthuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương\r\nbinh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động -\r\nThương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế\r\ncủa cá nhân.
\r\n\r\nMức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các\r\ntổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội\r\nkhông quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các\r\ndoanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị\r\nthống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp\r\ndụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.
\r\n\r\ng.6) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao\r\nđộng trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc\r\ntại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép\r\nmỗi năm một lần.
\r\n\r\nCăn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao\r\nđộng và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước\r\nngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và\r\nngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang\r\nlàm việc về Việt Nam và ngược lại.
\r\n\r\ng.7) Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước\r\nngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam\r\nđang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung\r\nhọc phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.
\r\n\r\ng.8) Các khoản thu nhập cá nhân nhận được từ các Hội, tổ\r\nchức tài trợ không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu cá\r\nnhân nhận tài trợ là thành viên của Hội, của tổ chức; kinh phí tài trợ được sử\r\ndụng từ nguồn kinh phí Nhà nước hoặc được quản lý theo quy định của Nhà nước;\r\nviệc sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa\r\nhọc... thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước hay theo chương trình hoạt\r\nđộng phù hợp với Điều lệ của Hội, tổ chức đó;
\r\n\r\ng.9) Các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để\r\nphục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc\r\ntại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn\r\ntheo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai khoáng.
\r\n\r\nCăn cứ xác định là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh\r\ntoán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia nơi người nước ngoài cư trú và ngược\r\nlại.
\r\n\r\nVí dụ 1: Ông X là người nước ngoài được nhà thầu dầu khí Y\r\nđiều chuyển đến làm việc tại giàn khoan trên thềm lục địa Việt Nam. Theo quy\r\nđịnh tại hợp đồng lao động, chu kỳ làm việc của ông X tại giàn khoan là 28 ngày\r\nliên tục, sau đó được nghỉ 28 ngày. Nhà thầu Y thanh toán cho ông X các khoản\r\ntiền vé máy bay từ nước ngoài đến Việt Nam và ngược lại mỗi lần đổi ca, chi phí\r\ncung cấp trực thăng đưa đón ông X chặng từ đất liền Việt Nam ra giàn khoan và\r\nngược lại, chi phí lưu trú trong trường hợp ông X chờ chuyến bay trực thăng đưa\r\nra giàn khoan làm việc thì không tính các khoản tiền này vào thu nhập chịu thuế\r\nthu nhập cá nhân của ông X.
\r\n\r\ng.10)[11]\r\nKhoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản\r\nthân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả\r\nthu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp\r\ntheo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
\r\n\r\n3. Thu nhập từ đầu tư vốn
\r\n\r\nThu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được\r\ndưới các hình thức:
\r\n\r\na) Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp,\r\nhộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay\r\nhoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi\r\nnhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, Điều 3\r\nThông tư này.
\r\n\r\nb) Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần.
\r\n\r\nc)[12]\r\nLợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty\r\nhợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức\r\nkinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã; lợi tức\r\nnhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật\r\ncác tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác\r\nđược thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nKhông tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi\r\ntức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá\r\nnhân làm chủ.
\r\n\r\nd) Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể\r\ndoanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất\r\ndoanh nghiệp hoặc khi rút vốn.
\r\n\r\nđ) Thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu, tín phiếu và các\r\ngiấy tờ có giá khác do các tổ chức trong nước phát hành, trừ thu nhập theo\r\nhướng dẫn tại tiết g.1 và g.3, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
\r\n\r\ne) Các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư vốn dưới các hình\r\nthức khác kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, bằng danh tiếng, bằng\r\nquyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế.
\r\n\r\ng) Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức\r\nghi tăng vốn.
\r\n\r\n4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
\r\n\r\nThu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận\r\nđược bao gồm:
\r\n\r\na) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách\r\nnhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty\r\nhợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh,\r\nhợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
\r\n\r\nb)[13]\r\nThu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ\r\nphiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại\r\nchứng khoán khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán. Thu\r\nnhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong công ty cổ Phần theo quy\r\nđịnh tại Khoản 2 Điều 6 của Luật chứng khoán và Điều 120 của Luật doanh nghiệp.
\r\n\r\nc) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
\r\n\r\n5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
\r\n\r\nThu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là khoản thu nhập\r\nnhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản bao gồm:
\r\n\r\na) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
\r\n\r\nb) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản\r\ngắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất bao gồm:
\r\n\r\nb.1) Nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai.
\r\n\r\nb.2) Kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với\r\nđất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai.
\r\n\r\nb.3) Các tài sản khác gắn liền với đất bao gồm các tài sản\r\nlà sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (như cây trồng, vật nuôi).
\r\n\r\nc) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, kể cả nhà ở\r\nhình thành trong tương lai.
\r\n\r\nd) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt\r\nnước.
\r\n\r\nđ) Thu nhập khi góp vốn bằng bất động sản để thành lập doanh\r\nnghiệp hoặc tăng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của\r\npháp luật.
\r\n\r\ne) Thu nhập từ việc ủy quyền quản lý bất động sản mà người\r\nđược ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có quyền như người sở\r\nhữu bất động sản theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\ng) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất\r\nđộng sản dưới mọi hình thức.
\r\n\r\nQuy định về nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong\r\ntương lai nêu tại khoản 5 Điều này thực hiện theo pháp luật về kinh doanh bất\r\nđộng sản.
\r\n\r\n6. Thu nhập từ trúng thưởng
\r\n\r\nThu nhập từ trúng thưởng là các khoản tiền hoặc hiện vật mà\r\ncá nhân nhận được dưới các hình thức sau đây:
\r\n\r\na) Trúng thưởng xổ số do các công ty xổ số phát hành trả\r\nthưởng.
\r\n\r\nb) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại khi tham gia\r\nmua bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật Thương mại.
\r\n\r\nc) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, đặt cược được\r\npháp luật cho phép.
\r\n\r\nd)[14]\r\n(được bãi bỏ)
\r\n\r\nđ) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và\r\ncác hình thức trúng thưởng khác do các tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính, sự\r\nnghiệp, các đoàn thể và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức.
\r\n\r\n7. Thu nhập từ bản quyền
\r\n\r\nThu nhập từ bản quyền là thu nhập nhận được khi chuyển nhượng,\r\nchuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ\r\ntheo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo\r\nquy định của Luật Chuyển giao công nghệ. Cụ thể như sau:
\r\n\r\na) Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy\r\nđịnh tại Điều 3 của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn liên quan, bao\r\ngồm:
\r\n\r\na.1) Đối tượng quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học,\r\ntác phẩm nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao\r\ngồm: ghi hình, ghi âm chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương\r\ntrình được mã hóa.
\r\n\r\na.2) Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế,\r\nkiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh\r\ndoanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
\r\n\r\na.3) Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu\r\nnhân giống và vật liệu thu hoạch.
\r\n\r\nb) Đối tượng của chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy\r\nđịnh tại Điều 7 của Luật Chuyển giao công nghệ, bao gồm:
\r\n\r\nb.1) Chuyển giao các bí quyết kỹ thuật.
\r\n\r\nb.2) Chuyển giao kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng\r\nphương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông\r\nsố kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu.
\r\n\r\nb.3) Chuyển giao giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công\r\nnghệ.
\r\n\r\nThu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền các đối tượng của\r\nquyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ nêu trên bao gồm cả trường hợp\r\nchuyển nhượng lại.
\r\n\r\n8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
\r\n\r\nNhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên\r\nnhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán\r\nhàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện của bên nhượng quyền tại hợp đồng\r\nnhượng quyền thương mại.
\r\n\r\nThu nhập từ nhượng quyền thương mại là các khoản thu nhập mà\r\ncá nhân nhận được từ các hợp đồng nhượng quyền thương mại nêu trên, bao gồm cả\r\ntrường hợp nhượng lại quyền thương mại theo quy định của pháp luật về nhượng\r\nquyền thương mại.
\r\n\r\n9. Thu nhập từ nhận thừa kế
\r\n\r\nThu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập mà cá nhân nhận\r\nđược theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể như sau:
\r\n\r\na) Đối với nhận thừa kế là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu,\r\nquyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng\r\nkhoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; cổ phần của cá nhân trong công\r\nty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
\r\n\r\nb) Đối với nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh\r\ntế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp\r\ntác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh; vốn trong doanh nghiệp\r\ntư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân; vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép\r\nthành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là\r\ndoanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
\r\n\r\nc) Đối với nhận thừa kế là bất động sản bao gồm: quyền sử\r\ndụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể\r\ncả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng\r\ngắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền\r\nthuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là\r\nbất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ thừa kế là bất động sản theo\r\nhướng dẫn tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
\r\n\r\nd) Đối với nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký\r\nquyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn\r\nmáy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả\r\ndu thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao.
\r\n\r\n10. Thu nhập từ nhận quà tặng
\r\n\r\nThu nhập từ nhận quà tặng là khoản thu nhập của cá nhân nhận\r\nđược từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cụ thể như sau:
\r\n\r\na) Đối với nhận quà tặng là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu,\r\nquyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng\r\nkhoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; cổ phần của các cá nhân trong\r\ncông ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
\r\n\r\nb) Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh\r\ntế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác\r\nxã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư\r\nnhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành\r\nlập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh\r\nnghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
\r\n\r\nc) Đối với nhận quà tặng là bất động sản bao gồm: quyền sử\r\ndụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể\r\ncả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng\r\ngắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền\r\nthuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là\r\nbất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ quà tặng là bất động sản hướng\r\ndẫn tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
\r\n\r\nd) Đối với nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký\r\nquyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn\r\nmáy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả\r\ndu thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao.
\r\n\r\nĐiều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế
\r\n\r\n1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá\r\nnhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế\r\nbao gồm:
\r\n\r\na) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở\r\nhình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo\r\nquy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ\r\nđẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu;\r\nbố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với\r\ncháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
\r\n\r\nTrường hợp bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong\r\ntương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp\r\nluật về kinh doanh bất động sản) do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn\r\nnhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia\r\ntheo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc\r\ndiện được miễn thuế.
\r\n\r\nb) Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và\r\ntài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ\r\ncó duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
\r\n\r\nb.1) Cá nhân chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở được\r\nmiễn thuế theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 1, Điều này phải đồng thời đáp ứng\r\ncác điều kiện sau:
\r\n\r\nb.1.1) Chỉ có duy nhất quyền sở hữu một nhà ở hoặc quyền sử\r\ndụng một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng\r\ngắn liền với thửa đất đó) tại thời điểm chuyển nhượng, cụ thể như sau:
\r\n\r\nb.1.1.1) Việc xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất\r\nở căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản\r\nkhác gắn liền với đất.
\r\n\r\nb.1.1.2) Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung quyền sở\r\nhữu, đất ở có chung quyền sử dụng thì chỉ cá nhân chưa có quyền sở hữu nhà ở,\r\nquyền sử dụng đất ở nơi khác được miễn thuế; cá nhân có chung quyền sở hữu nhà\r\nở, quyền sử dụng đất ở còn có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở khác\r\nkhông được miễn thuế.
\r\n\r\nb.1.1.3) Trường hợp vợ chồng có chung quyền sở hữu nhà ở,\r\nquyền sử dụng đất ở và cũng là duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng\r\ncòn có nhà ở, đất ở riêng, khi chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chung vợ chồng\r\nthì vợ hoặc chồng chưa có nhà ở, đất ở riêng được miễn thuế; chồng hoặc vợ có\r\nnhà ở, đất ở riêng không được miễn thuế.
\r\n\r\nb.1.2)[15]\r\nCó quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối\r\nthiểu là 183 ngày.
\r\n\r\nThời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở\r\nlà ngày cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản\r\nkhác gắn liền với đất: Riêng trường hợp được cấp lại, cấp đổi theo quy định của\r\npháp luật về đất đai thì thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở; quyền sử dụng đất\r\nở được tính theo thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu\r\nnhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trước khi được cấp lại, cấp đổi.
\r\n\r\nb.1.3) Chuyển nhượng toàn bộ nhà ở, đất ở.
\r\n\r\nTrường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền\r\nsử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế\r\ncho phần chuyển nhượng đó.
\r\n\r\nb.2) Nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế do cá nhân chuyển\r\nnhượng bất động sản tự khai và chịu trách nhiệm. Nếu phát hiện không đúng sẽ bị\r\nxử lý truy thu thuế và phạt về hành vi vi phạm pháp luật thuế theo quy định của\r\npháp luật về quản lý thuế.
\r\n\r\nb.3) Trường hợp chuyển nhượng nhà ở, công trình xây dựng\r\nhình thành trong tương lai không thuộc diện được miễn thuế thu nhập cá nhân\r\ntheo hướng dẫn tại điểm b, khoản 1, Điều này.
\r\n\r\nc) Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được\r\nNhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy\r\nđịnh của pháp luật.
\r\n\r\nTrường hợp cá nhân được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi giao\r\nđất, nếu chuyển nhượng diện tích đất được miễn, giảm tiền sử dụng đất thì khai,\r\nnộp thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản hướng dẫn tại Điều 12\r\nThông tư này.
\r\n\r\nd) Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao\r\ngồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của\r\npháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con\r\nđẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ\r\nvợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu\r\nngoại; anh chị em ruột với nhau.
\r\n\r\nđ) Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp để hợp lý hóa sản\r\nxuất nông nghiệp nhưng không làm thay đổi mục đích sử dụng đất của hộ gia đình,\r\ncá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, được Nhà nước giao để sản xuất.
\r\n\r\ne) Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào\r\nhoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy\r\nsản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường chưa chế biến thành sản\r\nphẩm khác.
\r\n\r\nHộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản\r\nxuất theo hướng dẫn tại điểm này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
\r\n\r\ne.1) Có quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, quyền sử dụng mặt\r\nnước, quyền thuê mặt nước hợp pháp để sản xuất và trực tiếp tham gia lao động\r\nsản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản.
\r\n\r\nTrường hợp đi thuê lại đất, mặt nước của tổ chức, cá nhân\r\nkhác thì phải có văn bản thuê đất, mặt nước theo quy định của pháp luật (trừ\r\ntrường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng rừng, chăm sóc, quản lý và bảo\r\nvệ rừng với các công ty Lâm nghiệp). Đối với hoạt động đánh bắt thủy sản phải\r\ncó giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê tàu, thuyền sử dụng vào mục\r\nđích đánh bắt và trực tiếp tham gia hoạt động đánh bắt thủy sản (trừ trường hợp\r\nđánh bắt thủy sản trên sông bằng hình thức đáy sông (đáy cá) và không thuộc\r\nnhững hoạt động khai thác thủy sản bị cấm theo quy định của pháp luật).
\r\n\r\ne.2) Thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản\r\nxuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
\r\n\r\nĐịa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm\r\nnghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn này là quận, huyện, thị\r\nxã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là đơn vị hành chính cấp huyện) hoặc huyện\r\ngiáp ranh với nơi diễn ra hoạt động sản xuất.
\r\n\r\nRiêng đối với hoạt động đánh bắt thủy sản thì không phụ\r\nthuộc nơi cư trú.
\r\n\r\ne.3) Các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi\r\ntrồng đánh bắt thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới chỉ sơ\r\nchế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách\r\nhạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác.
\r\n\r\ng) Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh\r\nngân hàng nước ngoài, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ lãi trái\r\nphiếu Chính phủ.
\r\n\r\ng.1) Lãi tiền gửi được miễn thuế theo quy định tại điểm này\r\nlà thu nhập cá nhân nhận được từ lãi gửi Đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ tại các\r\ntổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo\r\nquy định của Luật các tổ chức tín dụng dưới các hình thức gửi không kỳ hạn, có\r\nkỳ hạn, gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức\r\nnhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người\r\ngửi theo thỏa thuận.
\r\n\r\nCăn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ\r\nlãi tiền gửi là sổ tiết kiệm (hoặc thẻ tiết kiệm), chứng chỉ tiền gửi, kỳ\r\nphiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền\r\ngốc, lãi cho người gửi theo thỏa thuận.
\r\n\r\ng.2) Lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là khoản lãi mà cá\r\nnhân nhận được theo hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp bảo\r\nhiểm.
\r\n\r\nCăn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ\r\nlãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là chứng từ trả tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm\r\nnhân thọ.
\r\n\r\ng.3) Lãi trái phiếu Chính phủ là khoản lãi mà cá nhân nhận\r\nđược từ việc mua trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành.
\r\n\r\nCăn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ\r\nlãi trái phiếu Chính phủ là mệnh giá, lãi suất và kỳ hạn trên trái phiếu Chính\r\nPhủ.
\r\n\r\nh)[16]\r\nThu nhập từ kiều hối được miễn thuế là khoản tiền cá nhân nhận được từ nước ngoài do thân nhân là\r\nngười Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đi lao động, công tác, học\r\ntập tại nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân ở trong nước;
\r\n\r\nTrường hợp cá nhân nhận được tiền từ nước ngoài do thân nhân\r\nlà người nước ngoài gửi về đáp ứng điều kiện về khuyến khích chuyển tiền về\r\nnước theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt nam thì cũng được miễn thuế theo\r\nquy định tại điểm này.
\r\n\r\nCăn cứ xác định thu nhập được miễn thuế tại điểm này là các\r\ngiấy tờ chứng minh nguồn tiền nhận từ nước ngoài và chứng từ chi tiền của tổ\r\nchức trả hộ (nếu có).
\r\n\r\ni) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm,\r\nlàm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày,\r\nlàm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
\r\n\r\ni.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc\r\nban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả\r\ndo phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày\r\nlàm việc bình thường.
\r\n\r\nVí dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình\r\nthường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
\r\n\r\n- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân\r\nđược trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
\r\n\r\n60.000 đồng/giờ - 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
\r\n\r\n- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày\r\nlễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
\r\n\r\n80.000 đồng/giờ - 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
\r\n\r\ni.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh\r\nrõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm\r\nthêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu\r\nnhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
\r\n\r\nk) Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội trả theo quy định\r\ncủa Luật Bảo hiểm xã hội; tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự\r\nnguyện.
\r\n\r\nCá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối\r\nvới tiền lương hưu được trả từ nước ngoài.
\r\n\r\nm) Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
\r\n\r\nm.1) Học bổng nhận được từ ngân sách Nhà nước bao gồm: học\r\nbổng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường công lập\r\nhoặc các loại học bổng khác có nguồn từ ngân sách Nhà nước.
\r\n\r\nm.2) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước\r\n(bao gồm cả khoản tiền sinh hoạt phí) theo chương trình hỗ trợ khuyến học của\r\ntổ chức đó.
\r\n\r\nTổ chức trả học bổng cho cá nhân nêu tại điểm này phải lưu\r\ngiữ các quyết định cấp học bổng và các chứng từ trả học bổng. Trường hợp cá\r\nnhân nhận học bổng trực tiếp từ các tổ chức nước ngoài thì cá nhân nhận thu\r\nnhập phải lưu giữ tài liệu, chứng từ chứng minh thu nhập nhận được là học bổng\r\ndo các tổ chức ngoài nước cấp.
\r\n\r\nn)[17]\r\nThu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức\r\nkhỏe; tiền bồi thường tai nạn lao động; tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định\r\ncủa pháp luật về bồi thường, hỗ trợ; tái định cư; các khoản bồi thường Nhà nước\r\nvà các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể trong một số\r\ntrường hợp như sau:
\r\n\r\nn.1) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi\r\nnhân thọ, bảo hiểm sức khỏe là khoản tiền mà cá nhân nhận được do tổ chức bảo\r\nhiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trả cho người được bảo hiểm theo\r\nthỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Căn cứ xác định khoản bồi thường\r\nnày là văn bản hoặc quyết định bồi thường của tổ chức bảo hiểm hoặc tòa án và\r\nchứng từ trả tiền bồi thường.
\r\n\r\nn.2) Thu nhập từ tiền bồi thường tai nạn lao động là khoản\r\ntiền người lao động nhận được từ người sử dụng lao động hoặc quỹ bảo hiểm xã\r\nhội do bị tai nạn trong quá trình tham gia lao động. Căn cứ xác định khoản bồi\r\nthường này là văn bản hoặc quyết định bồi thường của người sử dụng lao động\r\nhoặc tòa án và chứng từ chi bồi thường tai nạn lao động.
\r\n\r\nn.3) Thu nhập từ bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp\r\nluật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là tiền bồi thường, hỗ trợ do Nhà nước\r\nthu hồi đất, kể cả các khoản thu nhập do các tổ chức kinh tế bồi thường, hỗ trợ\r\nkhi thực hiện thu hồi đất theo quy định.
\r\n\r\nCăn cứ để xác định thu nhập từ bồi thường, hỗ trợ theo quy\r\nđịnh của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là quyết định của cơ quan\r\nNhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi đất, bồi thường tái định cư và chứng từ\r\nchi tiền bồi thường.
\r\n\r\nn.4) Thu nhập từ bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường\r\nkhác theo quy định của pháp luật về bồi thường Nhà nước là khoản tiền cá nhân\r\nđược bồi thường do các quyết định xử phạt vi phạm hành chính không đúng của\r\nngười có thẩm quyền, của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại đến quyền\r\nlợi của cá nhân; thu nhập từ bồi thường cho người bị oan do cơ quan có thẩm\r\nquyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định. Căn cứ xác định khoản bồi\r\nthường này là quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc cơ quan hoặc\r\ncá nhân có quyết định sai phải bồi thường và chứng từ chi bồi thường.
\r\n\r\nn.5) Thu nhập từ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo\r\nquy định của Bộ Luật dân sự.
\r\n\r\np) Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan Nhà\r\nnước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ\r\nthiện, nhân đạo, khuyến học không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
\r\n\r\nQuỹ từ thiện nêu tại điểm này là quỹ từ thiện được thành lập\r\nvà hoạt động theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của\r\nChính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
\r\n\r\nCăn cứ xác định thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được\r\nmiễn thuế tại điểm này là văn bản hoặc quyết định trao khoản thu nhập của quỹ\r\ntừ thiện và chứng từ chi tiền, hiện vật từ quỹ từ thiện.
\r\n\r\nq) Thu nhập nhận được từ các nguồn viện trợ của nước ngoài\r\nvì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được\r\ncơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
\r\n\r\nCăn cứ xác định thu nhập được miễn thuế tại điểm này là văn\r\nbản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt việc nhận viện trợ.
\r\n\r\nr)[18]\r\nThu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam nhận được\r\ndo làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc\r\ntế.
\r\n\r\ns)[19]\r\nThu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân\r\nlàm việc trên tàu có được từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp\r\nphục vụ hoạt động khai thác thủy sản xa bờ.
\r\n\r\n2. Thủ tục, hồ sơ miễn thuế đối với các trường hợp miễn thuế\r\nnêu tại điểm a, b, c, d, đ, khoản 1, Điều này được thực hiện theo văn bản hướng\r\ndẫn về quản lý thuế.
\r\n\r\nĐiều 4. Giảm thuế
\r\n\r\nTheo quy định tại Điều 5 Luật thuế Thu nhập cá nhân, Điều 5\r\nNghị định số 65/2013/NĐ-CP, người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn,\r\ntai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế\r\ntương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. Cụ thể\r\nnhư sau:
\r\n\r\n1. Xác định số thuế được giảm
\r\n\r\na) Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm tính thuế.\r\nNgười nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo\r\ntrong năm tính thuế nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm tính thuế\r\nđó.
\r\n\r\nb) Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế\r\nthu nhập cá nhân mà người nộp thuế phải nộp trong năm tính thuế, bao gồm:
\r\n\r\nb.1) Thuế thu nhập cá nhân đã nộp hoặc đã khấu trừ đối với\r\nthu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển\r\nnhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ\r\nnhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng.
\r\n\r\nb.2) Thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ kinh\r\ndoanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.
\r\n\r\nc) Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là\r\ntổng chi phí thực tế để khắc phục thiệt hại trừ (-) đi các khoản bồi thường\r\nnhận được từ tổ chức bảo hiểm (nếu có) hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn\r\n(nếu có).
\r\n\r\nd) Số thuế giảm được xác định như sau:
\r\n\r\nd.1) Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn\r\nmức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng mức độ thiệt hại.
\r\n\r\nd.2) Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn\r\nmức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng số thuế phải nộp.
\r\n\r\n2. Thủ tục, hồ sơ xét giảm thuế thực hiện theo văn bản hướng\r\ndẫn về quản lý thuế.
\r\n\r\nĐiều 5.[20]\r\n(được bãi bỏ)
\r\n\r\nĐiều 6.[21]\r\n(được bãi bỏ)
\r\n\r\nChương 2
\r\n\r\nCĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
\r\n\r\nĐiều 7. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế [22] từ tiền lương, tiền\r\ncông
\r\n\r\nCăn cứ tính thuế đối với [23] thu nhập\r\ntừ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:
\r\n\r\n1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế\r\ntheo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
\r\n\r\na) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1,\r\nĐiều 9 Thông tư này.
\r\n\r\nb) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng\r\ndẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
\r\n\r\nc) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo\r\nhướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này.
\r\n\r\n2. Thuế suất
\r\n\r\nThuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập [24] từ tiền\r\nlương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại\r\nĐiều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
\r\n\r\n\r\n Bậc thuế \r\n | \r\n \r\n Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu\r\n đồng) \r\n | \r\n \r\n Phần thu nhập tính thuế/tháng\r\n (triệu đồng) \r\n | \r\n \r\n Thuế suất (%) \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Đến 60 \r\n | \r\n \r\n Đến 5 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Trên 60 đến 120 \r\n | \r\n \r\n Trên 5 đến 10 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Trên 120 đến 216 \r\n | \r\n \r\n Trên 10 đến 18 \r\n | \r\n \r\n 15 \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Trên 216 đến 384 \r\n | \r\n \r\n Trên 18 đến 32 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Trên 384 đến 624 \r\n | \r\n \r\n Trên 32 đến 52 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Trên 624 đến 960 \r\n | \r\n \r\n Trên 52 đến 80 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Trên 960 \r\n | \r\n \r\n Trên 80 \r\n | \r\n \r\n 35 \r\n | \r\n
3. Cách tính thuế
\r\n\r\nThuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập [25] từ tiền lương, tiền\r\ncông là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc\r\nthu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương\r\nứng của bậc thu nhập đó.
\r\n\r\nĐể thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp\r\ntính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
\r\n\r\nVí dụ 4: Bà C có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong\r\ntháng là 40 triệu đồng và nộp các khoản bảo hiểm là: 7% bảo hiểm xã hội, 1,5%\r\nbảo hiểm y tế trên tiền lương. Bà C nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng Bà C\r\nkhông đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp\r\ntrong tháng của Bà C được tính như sau:
\r\n\r\n- Thu nhập chịu thuế của Bà C là 40 triệu đồng.
\r\n\r\n- Bà C được giảm trừ các khoản sau:
\r\n\r\n+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu đồng
\r\n\r\n+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con):
\r\n\r\n3,6 triệu đồng x 2 = 7,2 triệu đồng
\r\n\r\n+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
\r\n\r\n40 triệu đồng x (7% + 1,5%) = 3,4 triệu đồng
\r\n\r\nTổng cộng các khoản được giảm trừ:
\r\n\r\n9 triệu đồng + 7,2 triệu đồng + 3,4 triệu đồng = 19,6 triệu\r\nđồng
\r\n\r\n- Thu nhập tính thuế của Bà C là:
\r\n\r\n40 triệu đồng - 19,6 triệu đồng = 20,4 triệu đồng
\r\n\r\n- Số thuế phải nộp:
\r\n\r\nCách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế\r\nlũy tiến từng phần:
\r\n\r\n+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
\r\n\r\n5 triệu đồng x 5% = 0,25 triệu đồng
\r\n\r\n+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu\r\nđồng, thuế suất 10%:
\r\n\r\n(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) x 10% = 0,5 triệu đồng
\r\n\r\n+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu\r\nđồng, thuế suất 15%:
\r\n\r\n(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) x 15% = 1,2 triệu đồng
\r\n\r\n+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu\r\nđồng, thuế suất 20%:
\r\n\r\n(20,4 triệu đồng - 18 triệu đồng) x 20% = 0,48 triệu đồng
\r\n\r\n- Tổng số thuế Bà C phải tạm nộp trong tháng là:
\r\n\r\n0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 0,48\r\ntriệu đồng = 2,43 triệu đồng
\r\n\r\nCách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:
\r\n\r\nThu nhập tính thuế trong tháng 20,4 triệu đồng là thu nhập\r\ntính thuế thuộc bậc 4. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:
\r\n\r\n20,4 triệu đồng x 20% - 1,65 triệu đồng = 2,43 triệu đồng
\r\n\r\n4. Quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính\r\nthuế
\r\n\r\nTrường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền\r\ncông cho người lao động theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này không\r\nbao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính\r\nthuế theo Phụ lục số 02/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thu\r\nnhập chịu thuế. Cụ thể như sau:
\r\n\r\na)[26]\r\nThu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập thực nhận\r\n(không bao gồm thu nhập được miễn thuế) cộng (+) các khoản lợi ích do người sử\r\ndụng lao động trả thay cho người lao động (nếu có) trừ (-) các khoản giảm trừ.\r\nTrường hợp người sử dụng lao động áp dụng chính sách “tiền thuế giả định”,\r\n“tiền nhà giả định” thì thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế\r\nkhông bao gồm “tiền thuế giả định”, “tiền nhà giả định”. Trường hợp trong các\r\nkhoản trả thay có tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập làm căn cứ\r\nquy đổi bằng số thực trả nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát\r\nsinh tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập (chưa bao gồm tiền thuê nhà,\r\nđiện, nước và các dịch vụ kèm theo thực tế phát sinh, “tiền nhà giả định” (nếu\r\ncó)).
\r\n\r\nCông thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi:
\r\n\r\n\r\n Thu nhập làm căn cứ quy đổi \r\n | \r\n \r\n = \r\n | \r\n \r\n Thu nhập thực nhận \r\n | \r\n \r\n + \r\n | \r\n \r\n Các khoản trả thay \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n Các khoản giảm trừ \r\n | \r\n
Trong đó:
\r\n\r\n- Thu nhập thực nhận là tiền lương, tiền công không bao gồm\r\nthuế mà người lao động nhận được hàng tháng (không bao gồm thu nhập được miễn\r\nthuế).
\r\n\r\n- Các khoản trả thay là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc\r\nkhông bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động theo hướng dẫn\r\ntại điểm đ, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và khoản 2, khoản 3,\r\nkhoản 4 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
\r\n\r\n- Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh; giảm trừ\r\nđóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo,\r\nkhuyến học theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điều 15\r\nThông tư số 92/2015/TT-BTC.
\r\n\r\nb) Trường hợp cá nhân thuộc diện quyết toán thuế theo quy\r\nđịnh thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế của từng tháng\r\nđược xác định trên cơ sở thu nhập tính thuế đã quy đổi. Trường hợp cá nhân có\r\nthu nhập không bao gồm thuế từ nhiều tổ chức trả thu nhập thì thu nhập chịu\r\nthuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế từng tháng tại các tổ chức trả thu nhập\r\ntrong năm.
\r\n\r\nVí dụ 7: Giả sử Ông D tại ví dụ 6 nêu trên, ngoài thu nhập\r\ntại công ty X, từ tháng 01/2014 đến tháng 5/2014 ông còn có hợp đồng nhận thu\r\nnhập tại Công ty Y là 12 triệu đồng/tháng. Công ty Y cũng trả thay thuế thu\r\nnhập cá nhân cho Ông D.
\r\n\r\nQuyết toán thuế thu nhập cá nhân của ông D năm 2014 như sau:
\r\n\r\n- Tại công ty X, thu nhập chịu thuế năm của ông D là:
\r\n\r\n42,687 triệu đồng x 12 tháng = 512,244 triệu đồng
\r\n\r\n- Tại công ty Y:
\r\n\r\n+ Thu nhập tính thuế hàng tháng (quy đổi theo Phụ lục số\r\n02/PL-TNCN):
\r\n\r\n(12 triệu đồng - 0,75 triệu đồng)/0,85 = 13,235 triệu đồng
\r\n\r\n+ Thu nhập chịu thuế năm tại công ty Y:
\r\n\r\n13,235 triệu đồng x 5 tháng = 66,175 triệu đồng
\r\n\r\n- Tổng thu nhập chịu thuế của ông D năm 2014:
\r\n\r\n512,244 triệu đồng + 66,175 triệu đồng = 578,419 triệu đồng
\r\n\r\n- Thu nhập tính thuế tháng:
\r\n\r\n(578,419 triệu đồng : 12 tháng) - (9 triệu đồng + 1,5 triệu\r\nđồng) = 37,702 triệu đồng
\r\n\r\n- Thuế Thu nhập cá nhân phải nộp trong năm:
\r\n\r\n(37,702 triệu đồng x 25% - 3,25 triệu đồng) x 12 tháng =\r\n74,105 triệu đồng.
\r\n\r\n5.[27]\r\n(được bãi bỏ)
\r\n\r\n6.[28]\r\nCăn cứ tính thuế đối với tiền tích lũy mua bảo hiểm không bắt buộc là khoản\r\ntiền phí tích lũy mua bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện),\r\nbảo hiểm không bắt buộc khác do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho\r\nngười lao động và tỷ lệ khấu trừ 10%.
\r\n\r\nTrường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo\r\nhiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt\r\nbuộc khác, có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập\r\nvà hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động chưa phải\r\ntính vào thu nhập chịu thuế khi người sử dụng lao động mua bảo hiểm. Đến thời\r\nđiểm đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền\r\nphí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động\r\ntừ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Trường hợp khoản phí tích lũy được trả nhiều lần\r\nthì tiền thuế được khấu trừ theo tỷ lệ 10% tương ứng với từng lần trả tiền phí\r\ntích lũy.
\r\n\r\nTrường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo\r\nhiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt\r\nbuộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập\r\nvà hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam thì\r\nngười sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản\r\ntiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả lương cho người lao động.
\r\n\r\nDoanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm theo dõi riêng phần phí\r\nbảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác do người sử dụng lao động mua\r\nhoặc đóng góp cho người lao động để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.
\r\n\r\nĐiều 8. Xác định thu nhập chịu thuế [29] từ tiền lương, tiền\r\ncông
\r\n\r\n1.[30](được\r\nbãi bỏ)
\r\n\r\n2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
\r\n\r\na) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định\r\nbằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có\r\ntính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế\r\ntheo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này.
\r\n\r\nb) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.
\r\n\r\nThời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ\r\ntiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp\r\nthuế.
\r\n\r\nRiêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản\r\ntiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy theo hướng dẫn tại điểm đ.2, khoản\r\n2, Điều 2 Thông tư này là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm [31] trả tiền\r\nbảo hiểm.
\r\n\r\n3.[32](được\r\nbãi bỏ)
\r\n\r\nĐiều 9. Các khoản giảm trừ
\r\n\r\nCác khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản\r\nđược trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính\r\nthuế từ tiền lương, tiền công [33].\r\nCụ thể như sau:
\r\n\r\n1. Giảm trừ gia cảnh
\r\n\r\nTheo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân; khoản\r\n4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân;\r\nĐiều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như\r\nsau:
\r\n\r\na) Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu\r\nthuế trước khi tính thuế đối với thu nhập [34] thu nhập từ tiền lương,\r\ntiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
\r\n\r\n… [35]
\r\n\r\nb) Mức giảm trừ gia cảnh
\r\n\r\nb.1) Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu\r\nđồng/năm.
\r\n\r\nb.2) Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
\r\n\r\nc) Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh.
\r\n\r\nc.1) Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:
\r\n\r\nc.1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương,\r\ntiền công [36]\r\nthì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm\r\ntrừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
\r\n\r\nc.1.2) Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt\r\nNam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt\r\nNam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết\r\nthúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo\r\ntháng).
\r\n\r\nVí dụ 8: Ông E là người nước ngoài đến Việt Nam làm việc\r\nliên tục từ ngày 01/3/2014. Đến ngày 15/11/2014, ông E kết thúc Hợp đồng lao\r\nđộng và về nước. Từ ngày 01/3/2014 đến khi về nước ông E có mặt tại Việt Nam\r\ntrên 183 ngày. Như vậy, năm 2014, ông E là cá nhân cư trú và được giảm trừ gia\r\ncảnh cho bản thân từ tháng 01 đến hết tháng 11 năm 2014.
\r\n\r\nVí dụ 9: Bà G là người nước ngoài đến Việt Nam lần đầu tiên\r\nvào ngày 21/9/2013. Ngày 15/6/2014, Bà G kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt\r\nNam. Trong khoảng thời gian từ ngày 21/9/2013 đến ngày 15/6/2014 Bà G có mặt\r\ntại Việt Nam 187 ngày. Như vậy trong năm tính thuế đầu tiên (từ ngày 21/9/2013\r\nđến ngày 20/9/2014), Bà G được xác định là cá nhân cư trú của Việt Nam và được\r\ngiảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 9/2013 đến hết tháng 6/2014.
\r\n\r\nc.1.3) Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ\r\ncho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ\r\n12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
\r\n\r\nc.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
\r\n\r\nc.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người\r\nphụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
\r\n\r\nc.2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho\r\nngười phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được\r\ntạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc\r\nđã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành\r\nthì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
\r\n\r\nc.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh\r\ncho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ\r\nthuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện\r\nquyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối\r\nvới người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này\r\nthời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính\r\nthuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính\r\nthuế đó.
\r\n\r\nc.2.4) Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần\r\nvào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung\r\nngười phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký\r\ngiảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
\r\n\r\nd) Người phụ thuộc bao gồm:
\r\n\r\nd.1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con\r\nriêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:
\r\n\r\nd.1.1) Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
\r\n\r\nVí dụ 10: Con ông H sinh ngày 25 tháng 7 năm 2014 thì được\r\ntính là người phụ thuộc từ tháng 7 năm 2014.
\r\n\r\nd.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả\r\nnăng lao động.
\r\n\r\nd.1.3) Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại\r\nbậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18\r\ntuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả\r\nthi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu\r\nnhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá\r\n1.000.000 đồng.
\r\n\r\nd.2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại\r\nđiểm đ, khoản 1, Điều này.
\r\n\r\nd.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ\r\nchồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng\r\nđiều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
\r\n\r\nd.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế\r\nđang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều\r\nnày bao gồm:
\r\n\r\nd.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
\r\n\r\nd.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì\r\nruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
\r\n\r\nd.4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh\r\nruột, chị ruột, em ruột.
\r\n\r\nd.4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định\r\ncủa pháp luật.
\r\n\r\nđ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại\r\ncác tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện\r\nsau:
\r\n\r\nđ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng\r\nthời các điều kiện sau:
\r\n\r\nđ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
\r\n\r\nđ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng\r\ntrong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
\r\n\r\nđ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu\r\nnhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập\r\nkhông vượt quá 1.000.000 đồng.
\r\n\r\ne) Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng\r\ndẫn tại tiết đ.1.1, điểm đ, khoản 1, Điều này là những người thuộc đối tượng\r\nđiều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng\r\nlao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,...).
\r\n\r\ng)[37]\r\nHồ sơ chứng minh người phụ thuộc
\r\n\r\ng.1) Đối với con:
\r\n\r\ng.1.1) Con dưới 18 tuổi: Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy\r\nkhai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (nếu có).
\r\n\r\ng.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả\r\nnăng lao động, hồ sơ chứng minh gồm:
\r\n\r\ng.1.2.1) Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân\r\ndân hoặc Căn cước công dân (nếu có).
\r\n\r\ng.1.2.2) Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của\r\npháp luật về người khuyết tật.
\r\n\r\ng.1.3) Con đang theo học tại các bậc học theo hướng dẫn tại\r\ntiết d.1.3, điểm d, khoản 1, Điều này, hồ sơ chứng minh gồm:
\r\n\r\ng.1.3.1) Bản chụp Giấy khai sinh.
\r\n\r\ng.1.3.2) Bản chụp Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận\r\ncủa nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học\r\nđại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề.
\r\n\r\ng.1.4) Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng\r\nthì ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có\r\nthêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: bản chụp quyết định công nhận\r\nviệc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà\r\nnước có thẩm quyền...
\r\n\r\ng.2) Đối với vợ hoặc chồng, hồ sơ chứng minh gồm:
\r\n\r\n- Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
\r\n\r\n- Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo\r\nsố định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc\r\ngiấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp (chứng minh được mối quan hệ vợ\r\nchồng) hoặc Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn.
\r\n\r\nTrường hợp vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài\r\ncác giấy tờ nêu trên hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người\r\nphụ thuộc không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo\r\nquy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có\r\nkhả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả\r\nnăng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
\r\n\r\ng.3) Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng,\r\nmẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng\r\nminh gồm:
\r\n\r\n- Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
\r\n\r\n- Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ\r\nthuộc với người nộp thuế như bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc\r\nThông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân\r\ncư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp, giấy khai sinh, quyết định\r\ncông nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
\r\n\r\nTrường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu\r\ntrên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật,\r\nkhông có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định\r\ncủa pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng\r\nlao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao\r\nđộng (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
\r\n\r\ng.4) Đối với các cá nhân khác theo hướng dẫn tại tiết d.4,\r\nđiểm d, khoản 1, Điều này hồ sơ chứng minh gồm:
\r\n\r\ng.4.1) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân\r\nhoặc Giấy khai sinh.
\r\n\r\ng.4.2) Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi\r\ndưỡng theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nTrường hợp người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài\r\ncác giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có\r\nkhả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp\r\nluật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động,\r\nbản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như\r\nbệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
\r\n\r\nCác giấy tờ hợp pháp tại tiết g.4.2,\r\nđiểm g, khoản 1, Điều này là bất kỳ giấy tờ\r\npháp lý nào xác định được mối quan hệ của người\r\nnộp thuế với người phụ thuộc như:
\r\n\r\n- Bản chụp giấy tờ xác định\r\nnghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).
\r\n\r\n- Bản chụp Giấy xác nhận\r\nthông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân\r\nvà thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ\r\nquan Cơ quan Công an cấp.
\r\n\r\n- Bản tự khai của người nộp thuế\r\ntheo mẫu ban hành\r\nkèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ trưởng\r\nBộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và\r\nNghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của\r\nChính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế có xác nhận\r\ncủa Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về\r\nviệc người phụ thuộc đang sống cùng.
\r\n\r\n- Bản tự khai của người nộp thuế\r\ntheo mẫu ban hành\r\nkèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC\r\nngày 29/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi\r\nhành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP\r\nngày 19/10/2020 của\r\nChính phủ quy định chi tiết một số điều của\r\nLuật Quản lý thuế có xác nhận của Ủy\r\nban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc\r\nngười phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường\r\nhợp không sống cùng).
\r\n\r\ng.5) Cá nhân cư trú là người\r\nnước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng dẫn đối với\r\ntừng trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để làm căn cứ\r\nchứng minh người\r\nphụ thuộc.
\r\n\r\ng.6) Đối với người\r\nnộp thuế làm việc trong các tổ chức kinh tế, các cơ quan hành\r\nchính, sự nghiệp có bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con và\r\nnhững người khác thuộc diện được tính là người phụ thuộc đã khai rõ trong lý lịch\r\ncủa người nộp thuế thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thực\r\nhiện theo hướng dẫn tại các tiết g.1, g.2, g.3,\r\ng.4, g.5, điểm g, khoản 1, Điều này hoặc chỉ cần Tờ khai đăng ký người phụ\r\nthuộc theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày\r\n29/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành\r\nmột số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP\r\nngày 19/10/2020 của\r\nChính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế có xác nhận của Thủ trưởng\r\nđơn vị vào bên trái tờ khai.
\r\n\r\nThủ trưởng đơn vị chỉ chịu trách nhiệm\r\nđối với các nội dung sau: họ tên người phụ thuộc, năm sinh và quan hệ với người\r\nnộp thuế; các nội dung khác, người nộp thuế tự khai và chịu\r\ntrách nhiệm.
\r\n\r\ng.7) Kể từ ngày Cơ\r\nquan thuế thông báo hoàn thành việc kết nối dữ liệu với Cơ sở\r\ndữ liệu quốc gia về dân cư, người nộp thuế không phải\r\nnộp các giấy tờ chứng minh người\r\nphụ thuộc nêu trên nếu thông tin trong những giấy tờ này đã\r\ncó trong Cơ sở\r\ndữ liệu quốc gia về dân cư.
\r\n\r\nh) Khai giảm trừ đối với người phụ\r\nthuộc
\r\n\r\nh.1) Người nộp thuế có\r\nthu nhập 38 từ tiền lương, tiền công từ 09\r\ntriệu đồng/tháng trở xuống không phải khai người phụ thuộc.
\r\n\r\nh.2) Người nộp thuế có thu nhập 39\r\ntừ tiền lương, tiền công trên 09 triệu đồng/tháng để được giảm trừ gia cảnh đối\r\nvới người phụ thuộc khai như sau:
\r\n\r\nh.2.1) Đối với người nộp thuế có thu\r\nnhập từ tiền lương, tiền công
\r\n\r\nh.2.1.1) Đăng ký người phụ thuộc
\r\n\r\nh.2.1.1.1) Đăng ký người phụ thuộc lần\r\nđầu:
\r\n\r\nNgười nộp thuế có thu nhập từ tiền\r\nlương, tiền công đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản\r\nhướng dẫn về quản lý thuế và nộp hai (02) bản cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập\r\nđể làm căn cứ tính giảm trừ cho người phụ thuộc.
\r\n\r\nTổ chức, cá nhân trả thu nhập lưu giữ\r\nmột (01) bản đăng ký và nộp một (01) bản đăng ký cho cơ quan thuế trực tiếp quản\r\nlý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy\r\nđịnh của luật quản lý thuế.
\r\n\r\nRiêng đối với cá nhân trực\r\ntiếp khai thuế với cơ quan thuế thì cá nhân nộp một (01) bản đăng ký người phụ\r\nthuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế cho cơ quan\r\nthuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu nhập cùng thời điểm nộp tờ\r\nkhai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của Luật Quản lý\r\nthuế.
\r\n\r\nh.2.1.1.2) Đăng ký khi có thay đổi về\r\nngười phụ thuộc:
\r\n\r\nKhi có thay đổi (tăng, giảm) về người\r\nphụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người\r\nphụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp\r\ncho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người\r\nnộp thuế thuộc diện\r\nkhai thuế trực tiếp\r\nvới cơ quan thuế.
\r\n\r\nh.2.1.2) Địa điểm, thời hạn nộp hồ\r\nsơ chứng minh người phụ thuộc:
\r\n\r\n- Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người\r\nphụ thuộc là nơi người nộp thuế nộp bản đăng ký người phụ thuộc.
\r\n\r\nTổ chức trả thu nhập có trách nhiệm\r\nlưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và xuất trình khi cơ quan thuế thanh\r\ntra, kiểm tra thuế.
\r\n\r\n- Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người\r\nphụ thuộc: trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người\r\nphụ thuộc (bao gồm cả trường hợp đăng ký thay đổi người phụ thuộc).
\r\n\r\nQuá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu\r\nngười nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ\r\ncho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
\r\n\r\nh.2.2)40\r\n(được bãi bỏ)
\r\n\r\ni) Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp\r\nhồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm\r\ntrừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc 41\r\nthì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường\r\nhợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết\r\nh.2.1.1.1, điểm h, khoản\r\n1, Điều này.
\r\n\r\n2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm,\r\nQuỹ hưu trí tự nguyện
\r\n\r\na) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm:\r\nbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo\r\nhiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm\r\nbắt buộc.
\r\n\r\nb)42 Các khoản đóng vào Quỹ\r\nhưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện
\r\n\r\nMức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện,\r\nmua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế\r\nphát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng\r\nđối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của\r\nBộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người\r\nlao động và\r\ncả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả\r\ntrường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là\r\nbản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự\r\nnguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.
\r\n\r\nc) Người nước ngoài là cá nhân cư\r\ntrú tại Việt Nam, người Việt Nam là cá nhân cư trú nhưng làm việc tại nước\r\nngoài có thu nhập 43 từ tiền lương, tiền công ở nước\r\nngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia\r\nnơi cá nhân cư trú mang quốc tịch hoặc làm việc tương tự quy định của pháp luật\r\nViệt Nam như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm\r\ntrách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác (nếu có)\r\nthì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế 44\r\ntừ tiền lương, tiền công khi tính thuế thu nhập cá nhân.
\r\n\r\nCá nhân người nước ngoài và người Việt\r\nNam có tham gia đóng các khoản bảo hiểm nêu trên ở nước ngoài sẽ được tạm\r\ngiảm trừ ngay vào thu nhập để khấu trừ thuế trong năm (nếu có\r\nchứng từ) và tính theo số chính thức nếu cá nhân thực hiện quyết toán thuế theo\r\nquy định. Trường hợp không có chứng từ để tạm giảm trừ trong năm thì sẽ giảm trừ\r\nmột lần khi quyết\r\ntoán thuế.
\r\n\r\nd) Khoản đóng góp bảo hiểm, đóng góp vào\r\nQuỹ hưu trí tự nguyện của năm nào được trừ vào thu nhập chịu thuế của\r\nnăm đó.
\r\n\r\nđ) Chứng từ chứng minh đối với các\r\nkhoản bảo hiểm được trừ nêu trên là bản chụp chứng từ thu tiền của tổ chức bảo hiểm\r\nhoặc xác nhận của tổ chức trả thu nhập về số tiền bảo hiểm đã khấu trừ, đã nộp\r\n(trường hợp tổ chức trả thu nhập nộp thay).
\r\n\r\n3. Giảm trừ đối với các\r\nkhoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
\r\n\r\na) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân\r\nđạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập 45\r\ntừ tiền lương, tiền công trước\r\nkhi tính thuế\r\ncủa\r\nngười nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:
\r\n\r\na.1) Khoản chi đóng góp vào các tổ\r\nchức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người\r\nkhuyết tật, người già không nơi nương tựa.
\r\n\r\nCác tổ chức cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em\r\ncó hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, phải được thành lập và hoạt động theo\r\nquy định tại Nghị định\r\nsố 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành\r\nlập, tổ chức, hoạt động, và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội; Nghị định số\r\n81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định\r\n68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập,\r\ntổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định số\r\n109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định\r\nchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm\r\nviệc, thời giờ nghỉ ngơi.
\r\n\r\nTài liệu để chứng\r\nminh đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc\r\nbiệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa là chứng từ thu\r\nhợp pháp của tổ chức, cơ sở.
\r\n\r\na.2) Khoản chi đóng góp vào các quỹ\r\ntừ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động\r\ntheo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày\r\n12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt\r\nđộng vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận\r\nvà quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn\r\ntài trợ.
\r\n\r\nTài liệu chứng minh đóng góp từ\r\nthiện, nhân đạo, khuyến học là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của\r\nTrung ương hoặc của tỉnh cấp.
\r\n\r\nb) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân\r\nđạo, khuyến học phát sinh vào năm nào được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của\r\nnăm tính thuế đó, nếu giảm trừ không hết không được trừ vào thu nhập chịu thuế\r\ncủa năm tính thuế tiếp theo. Mức giảm trừ tối đa không vượt quá\r\nthu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công 46 của năm tính thuế\r\nphát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.
\r\n\r\nĐiều 10. Căn cứ tính thuế\r\nđối với thu nhập từ đầu tư vốn
\r\n\r\nCăn cứ tính thuế đối với thu nhập từ\r\nđầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất.
\r\n\r\n1. Thu nhập tính thuế
\r\n\r\nThu nhập tính thuế từ đầu tư\r\nvốn là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều\r\n2 Thông tư này.
\r\n\r\n2. Thuế suất đối với thu nhập từ đầu\r\ntư vốn áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.
\r\n\r\n3. Thời điểm xác định\r\nthu nhập tính thuế
\r\n\r\nThời điểm xác định thu nhập tính thuế\r\nđối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho\r\nngười nộp thuế.
\r\n\r\nRiêng thời điểm xác định\r\nthu nhập tính thuế đối với một số trường hợp như sau:
\r\n\r\na) Đối với thu nhập từ giá trị phần\r\nvốn góp tăng thêm theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 3, Điều 2 Thông tư này thì\r\nthời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân\r\nthực nhận thu nhập khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động,\r\nchia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.
\r\n\r\nb) Đối với thu nhập từ lợi tức ghi\r\ntăng vốn theo hướng dẫn tại điểm g, khoản 3, Điều 2 Thông tư này thì thời điểm\r\nxác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn,\r\nrút vốn.
\r\n\r\nc) Đối với thu nhập từ cổ tức trả bằng\r\ncổ phiếu theo\r\nhướng dẫn tại điểm g, khoản 3, Điều 2 Thông tư này thì thời điểm xác định thu\r\nnhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu.
\r\n\r\nd) Trường hợp cá nhân nhận được thu nhập\r\ndo việc đầu tư vốn ra nước ngoài dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định thu\r\nnhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận thu nhập.
\r\n\r\n4. Cách tính thuế
\r\n\r\n\r\n Số thuế\r\n thu nhập cá nhân phải nộp \r\n | \r\n \r\n = \r\n | \r\n \r\n Thu nhập \r\n tính thuế \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n Thuế suất\r\n 5% \r\n | \r\n
Điều 11. Căn cứ tính thuế đối với\r\nthu nhập từ chuyển nhượng vốn
\r\n\r\n1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng\r\nphần vốn góp
\r\n\r\nCăn cứ tính thuế đối với thu nhập từ\r\nchuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và thuế suất.
\r\n\r\na) Thu nhập tính thuế: thu nhập tính\r\nthuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển\r\nnhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên\r\nquan đến việc tạo ra thu nhập, từ chuyển nhượng vốn.
\r\n\r\nTrường hợp doanh nghiệp hạch toán kế\r\ntoán bằng đồng ngoại tệ, cá nhân\r\nchuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn\r\nchuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán\r\nkế toán bằng đồng Việt Nam, cá nhân chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển\r\nnhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân\r\ntrên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố\r\ntại thời điểm chuyển nhượng.
\r\n\r\na.1) Giá chuyển nhượng
\r\n\r\nGiá chuyển nhượng là số tiền mà cá\r\nnhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.
\r\n\r\nTrường hợp hợp đồng chuyển nhượng\r\nkhông quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với\r\ngiá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định\r\ncủa pháp luật về quản lý thuế.
\r\n\r\na.2) Giá mua
\r\n\r\nGiá mua của phần vốn chuyển nhượng\r\nlà trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn.
\r\n\r\nTrị giá phần vốn góp tại thời điểm\r\nchuyển nhượng bao gồm: trị giá phần vốn góp thành lập doanh nghiệp, trị giá phần\r\nvốn của các lần góp bổ sung, trị giá phần vốn do mua lại, trị giá phần vốn từ lợi\r\ntức ghi tăng vốn. Cụ thể như sau:
\r\n\r\na.2.1) Đối với phần vốn góp thành lập\r\ndoanh nghiệp là trị giá phần vốn tại thời điểm góp vốn. Trị giá vốn\r\ngóp được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ.
\r\n\r\na.2.2) Đối với phần vốn góp bổ sung\r\nlà trị giá phần vốn góp bổ sung tại thời điểm góp vốn bổ sung. Trị giá vốn góp\r\nbổ sung được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ.
\r\n\r\na.2.3) Đối với phần vốn do mua lại\r\nlà giá trị phần vốn đó tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ\r\nvào hợp đồng mua lại phần vốn góp. Trường hợp hợp đồng mua lại phần vốn góp\r\nkhông có giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá\r\nthị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá mua theo pháp luật về quản lý\r\nthuế .
\r\n\r\na.2.4) Đối với phần vốn từ lợi tức\r\nghi tăng vốn là giá trị lợi tức ghi tăng vốn.
\r\n\r\na.3) Các chi phí liên quan được trừ\r\nkhi xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng vốn là những\r\nchi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển\r\nnhượng vốn, có hóa đơn, chứng từ\r\nhợp lệ theo quy định, cụ thể như sau:
\r\n\r\na.3.1) Chi phí để làm các thủ tục\r\npháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.
\r\n\r\na.3.2) Các khoản phí và lệ phí người\r\nchuyển nhượng nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển nhượng.
\r\n\r\na.3.3) Các khoản chi phí khác có\r\nliên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng vốn.
\r\n\r\nb) Thuế suất
\r\n\r\nThuế suất thuế thu nhập\r\ncá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn\r\nphần với thuế suất là 20%.
\r\n\r\nc) Thời điểm xác định thu nhập tính\r\nthuế
\r\n\r\nThời điểm xác định thu nhập tính thuế\r\nlà thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Riêng đối với trường hợp\r\ngóp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển\r\nnhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
\r\n\r\nd) Cách tính thuế
\r\n\r\n\r\n Thuế thu\r\n nhập cá nhân phải nộp \r\n | \r\n \r\n = \r\n | \r\n \r\n Thu nhập \r\n tính thuế \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n Thuế suất\r\n 20% \r\n | \r\n
2. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng\r\nchứng khoán
\r\n\r\nCăn cứ tính thuế đối với hoạt động\r\nchuyển nhượng chứng khoán là thu nhập tính thuế và thuế suất.
\r\n\r\na)47 Thu nhập\r\ntính thuế
\r\n\r\nThu nhập tính thuế từ chuyển nhượng\r\nchứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng chứng\r\nkhoán từng lần.
\r\n\r\na.1) Giá chuyển\r\nnhượng chứng khoán được xác định như sau:
\r\n\r\na.1.1) Đối với\r\nchứng khoán của công ty đại chúng giao dịch\r\ntrên Sở Giao dịch chứng khoán, giá chuyển nhượng\r\nchứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán.\r\nGiá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành\r\ntừ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.
\r\n\r\na.1.2) Đối với chứng khoán không thuộc\r\ntrường hợp nêu trên, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng\r\nchuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế\r\ntoán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính\r\ngần nhất theo quy\r\nđịnh của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng.
\r\n\r\nb)48 Thuế suất\r\nvà cách tính thuế:
\r\n\r\nCá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp\r\nthuế theo thuế suất 0,1% trên giá\r\nchuyển nhượng chứng khoán từng lần.
\r\n\r\nCách tính thuế:
\r\n\r\n\r\n Thuế thu\r\n nhập cá nhân phải nộp \r\n | \r\n \r\n = \r\n | \r\n \r\n Giá chuyển\r\n nhượng chứng khoán từng lần \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n Thuế suất\r\n 0,1% \r\n | \r\n
c) Thời điểm xác định thu nhập tính\r\nthuế
\r\n\r\nThời điểm xác định\r\nthu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được xác định như\r\nsau:
\r\n\r\nc.1) Đối với chứng khoán của công ty đại\r\nchúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán là thời điểm người nộp thuế nhận\r\nthu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
\r\n\r\nc.2) Đối với chứng khoán của công ty\r\nđại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán mà chỉ thực\r\nhiện chuyển quyền sở hữu qua hệ thống chuyển quyền của Trung tâm lưu ký chứng\r\nkhoán là thời điểm chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm lưu ký\r\nchứng khoán.
\r\n\r\nc.3) Đối với chứng khoán không thuộc\r\ntrường hợp nêu trên là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực.
\r\n\r\nc.4) Đối với trường hợp góp vốn bằng\r\nchứng khoán mà chưa phải nộp thuế khi góp vốn thì thời điểm xác định thu nhập từ\r\nchuyển nhượng chứng khoán do góp vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn,\r\nrút vốn.
\r\n\r\nd) Đối với trường hợp nhận cổ tức bằng\r\ncổ phiếu.
\r\n\r\nTrường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu,\r\ncá nhân chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi nhận cổ phiếu. Khi chuyển nhượng\r\nsố cổ phiếu này, cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu\r\ntư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, cụ thể như sau:
\r\n\r\nd.1) Căn cứ để xác định số\r\nthuế thu nhập\r\ncá nhân phải nộp đối với thu nhập từ đầu tư vốn là giá trị cổ tức ghi trên sổ\r\nsách kế toán hoặc số lượng cổ phiếu thực nhận nhân (x) với mệnh giá của cổ phiếu\r\nđó và thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn.
\r\n\r\nTrường hợp giá chuyển nhượng cổ phiếu\r\nnhận thay cổ tức thấp hơn mệnh giá thì tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt\r\nđộng đầu tư vốn theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.
\r\n\r\nSau khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu,\r\nnếu cá nhân có chuyển nhượng\r\ncổ phiếu cùng loại thì khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức nhận\r\nbằng cổ phiếu cho tới khi hết số cổ phiếu nhận thay cổ tức.
\r\n\r\nd.2) Căn cứ để xác định\r\nsố thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán\r\nđược xác định theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này.
\r\n\r\nVí dụ 12: Ông K là cổ đông của công\r\nty cổ phần X (đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán). Năm 2011, ông K được\r\nnhận 5.000 cổ phiếu (CP) trả thay cổ tức của Công ty X (mệnh giá của cổ\r\nphiếu là 10.000 đồng). Tháng 2/2014, Ông K chuyển nhượng 2.000 cổ phiếu của\r\ncông ty X với giá là 30.000 đồng/cổ phiếu. Tháng 8/2014, ông K chuyển nhượng\r\n7.000 cổ phiếu với giá là 20.000 đồng/cổ phiếu.
\r\n\r\nKhi chuyển nhượng\r\nông K phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập\r\ntừ chuyển nhượng chứng khoán, cụ thể như sau:
\r\n\r\n* Đối với lần chuyển\r\nnhượng tháng 2/2014
\r\n\r\n- Thuế thu nhập cá nhân đối với thu\r\nnhập từ đầu tư vốn:
\r\n\r\n(2.000 CP x 10.000 đồng)\r\nx 5% =\r\n1.000.000 đồng
\r\n\r\n- Thuế thu nhập cá nhân (tạm nộp) đối\r\nvới thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:
\r\n\r\n(2.000 CP x 30.000 đồng)\r\nx 0,1% =\r\n60.000 đồng
\r\n\r\n* Đối với lần chuyển nhượng tháng\r\n8/2014
\r\n\r\n- Thuế thu nhập cá nhân đối với thu\r\nnhập từ đầu tư vốn:
\r\n\r\n(3.000 CP x 10.000 đồng)\r\nx 5% =\r\n1.500.000 đồng
\r\n\r\n- Thuế thu nhập cá nhân (tạm nộp) đối\r\nvới thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:
\r\n\r\n(7.000 CP x 20.000 đồng)\r\nx 0,1% =\r\n140.000 đồng
\r\n\r\nĐiều 12. Căn cứ\r\ntính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản49
\r\n\r\nCăn cứ tính thuế đối với thu nhập từ\r\nchuyển nhượng bất động sản là giá chuyển nhượng từng lần và thuế suất.
\r\n\r\n1. Giá chuyển nhượng
\r\n\r\na) Giá chuyển nhượng\r\nđối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có công\r\ntrình xây dựng trên đất là giá ghi trên hợp đồng\r\nchuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
\r\n\r\nTrường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng\r\nkhông ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển\r\nnhượng thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy\r\nđịnh tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng được\r\nxác định theo bảng giá đất do Ủy ban nhân\r\ndân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng.
\r\n\r\nb) Giá chuyển nhượng\r\nđối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với\r\ncông trình xây dựng\r\ntrên đất, kể cả nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là giá ghi trên hợp\r\nđồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
\r\n\r\nTrường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng\r\nkhông ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp\r\nđồng chuyển nhượng thấp hơn giá do Ủy ban\r\nnhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng đất là giá do Ủy ban\r\nnhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.
\r\n\r\nTrường hợp chuyển nhượng nhà gắn liền\r\nvới đất thì phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng\r\nvà công trình kiến trúc gắn liền với đất\r\nđược xác định căn cứ theo giá tính lệ phí trước bạ nhà do Ủy\r\nban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp Ủy ban nhân dân\r\ncấp tỉnh không có quy định giá tính lệ phí\r\ntrước bạ nhà thì căn cứ vào quy định của Bộ Xây dựng về\r\nphân loại nhà, về tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản, về giá\r\ntrị còn lại thực tế của công trình trên đất.
\r\n\r\nĐối với nhà, công trình xây dựng\r\nhình thành trong tương lai, trường hợp hợp đồng không ghi giá\r\nchuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng thấp hơn tỷ lệ góp vốn\r\ntrên tổng giá trị\r\nhợp đồng nhân với\r\ngiá đất và giá tính lệ phí trước bạ\r\ncông trình xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng được xác định\r\ntheo giá Ủy ban nhân với tỷ lệ\r\ngóp vốn trên tổng giá trị\r\nhợp đồng. Trường hợp Ủy\r\nban nhân dân cấp tỉnh chưa có quy định về đơn giá thì áp dụng theo\r\nsuất vốn đầu tư xây dựng\r\ncông trình do Bộ Xây dựng công bố, đang áp dụng\r\ntại thời điểm chuyển nhượng.
\r\n\r\nc) Giá chuyển nhượng\r\nđối với chuyển\r\nnhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước là giá ghi trên hợp\r\nđồng tại thời\r\nđiểm chuyển nhượng quyền thuê mặt đất, thuê mặt nước.
\r\n\r\nTrường hợp đơn giá cho thuê lại trên\r\nhợp đồng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quy\r\nđịnh tại thời điểm cho thuê lại thì giá cho thuê lại được\r\nxác định căn cứ theo bảng giá do Ủy ban\r\nnhân dân tỉnh quy định.
\r\n\r\n2. Thuế suất
\r\n\r\nThuế suất đối với chuyển nhượng bất\r\nđộng sản là 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại.
\r\n\r\n3. Thời điểm tính thuế\r\ntừ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:
\r\n\r\n- Trường hợp hợp đồng chuyển\r\nnhượng không có thỏa thuận bên mua là người nộp\r\nthuế thay cho bên bán thì thời điểm tính thuế là thời điểm hợp\r\nđồng chuyển\r\nnhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
\r\n\r\n- Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng\r\ncó thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì thời\r\nđiểm tính thuế là thời điểm\r\nlàm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng bất\r\nđộng sản.
\r\n\r\nTrường hợp cá nhân nhận chuyển nhượng\r\nnhà ở hình thành trong tương lai, quyền sử dụng đất gắn với công trình\r\nxây dựng tương\r\nlai là thời điểm cá nhân nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế.
\r\n\r\n4. Cách tính thuế
\r\n\r\na) Thuế thu nhập cá\r\nnhân đối với thu\r\nnhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:
\r\n\r\n\r\n Thuế thu\r\n nhập cá nhân phải nộp \r\n | \r\n \r\n = \r\n | \r\n \r\n Giá chuyển\r\n nhượng \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n Thuế suất\r\n 2% \r\n | \r\n
b) Trường hợp chuyển\r\nnhượng bất sản là đồng sở hữu thì\r\nnghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động\r\nsản. Căn cứ xác định tỷ lệ sở hữu\r\nlà tài liệu hợp pháp như: thoả thuận góp vốn ban đầu, di chúc\r\nhoặc quyết định phân chia của toà án,... Trường hợp không có tài liệu hợp\r\npháp thì nghĩa vụ thuế của từng người nộp thuế được xác định theo\r\ntỷ lệ bình quân.
\r\n\r\nĐiều 13. Căn cứ tính thuế đối với\r\nthu nhập từ bản quyền
\r\n\r\nCăn cứ tính thuế đối với thu nhập từ\r\ntiền bản quyền là thu nhập tính thuế và thuế suất.
\r\n\r\n1. Thu nhập tính thuế
\r\n\r\nThu nhập tính thuế từ tiền bản quyền\r\nlà phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng, không phụ\r\nthuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận\r\nđược khi chuyển giao,\r\nchuyển quyền sử\r\ndụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.
\r\n\r\nTrường hợp cùng là một đối tượng của\r\nquyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nhưng hợp đồng chuyển giao,\r\nchuyển quyền sử dụng thực hiện làm nhiều hợp đồng với cùng một đối tượng sử dụng\r\nthì thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng\r\ncác hợp đồng chuyển\r\ngiao, chuyển quyền sử\r\ndụng
\r\n\r\nTrường hợp đối tượng chuyển giao,\r\nchuyển quyền là đồng sở hữu thì thu nhập tính thuế được phân\r\nchia cho từng cá nhân sở hữu. Tỷ lệ phân chia được căn cứ theo giấy chứng nhận\r\nquyền sở hữu hoặc\r\nquyền sử dụng của\r\ncơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
\r\n\r\n2. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối\r\nvới thu nhập từ bản quyền áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.
\r\n\r\n3. Thời điểm xác định thu nhập tính\r\nthuế
\r\n\r\nThời điểm xác định thu nhập tính thuế\r\ntừ bản quyền là thời điểm trả tiền bản quyền.
\r\n\r\n4. Cách tính thuế
\r\n\r\n\r\n Thuế thu\r\n nhập cá nhân phải nộp \r\n | \r\n \r\n = \r\n | \r\n \r\n Thu nhập tính thuế \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n Thuế suất\r\n 5% \r\n | \r\n
Điều 14. Căn cứ tính thuế đối với\r\nthu nhập từ nhượng quyền thương mại
\r\n\r\nCăn cứ tính thuế đối với thu nhập từ\r\nnhượng quyền thương mại là thu nhập tính thuế và thuế suất.
\r\n\r\n1. Thu nhập tính thuế
\r\n\r\nThu nhập tính thuế từ nhượng quyền\r\nthương mại là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng nhượng\r\nquyền thương mại,\r\nkhông phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người\r\nnộp thuế nhận được.
\r\n\r\nTrường hợp cùng là một đối tượng của\r\nquyền thương mại nhưng việc chuyển nhượng thực hiện thành nhiều hợp đồng thì\r\nthu nhập tính thuế là phần vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng\r\nnhượng quyền thương mại.
\r\n\r\n2. Thuế suất
\r\n\r\nThuế suất thuế thu nhập cá nhân đối\r\nvới thu nhập từ nhượng quyền thương mại áp dụng theo Biểu thuế toàn phần là 5%.
\r\n\r\n3. Thời điểm xác định thu nhập tính\r\nthuế
\r\n\r\nThời điểm xác định thu nhập tính thuế\r\ntừ nhượng quyền thương mại là thời điểm thanh toán tiền nhượng quyền thương mại\r\ngiữa bên nhận quyền thương mại và bên nhượng quyền thương mại.
\r\n\r\n4. Cách tính thuế
\r\n\r\n\r\n Thuế thu\r\n nhập cá nhân phải nộp \r\n | \r\n \r\n = \r\n | \r\n \r\n Thu nhập tính thuế \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n Thuế suất\r\n 5% \r\n | \r\n
Điều 15. Căn cứ tính thuế đối với\r\nthu nhập từ trúng thưởng
\r\n\r\nCăn cứ tính thuế đối với thu nhập từ\r\ntrúng thưởng là thu nhập tính thuế và thuế suất.
\r\n\r\n1. Thu nhập tính thuế
\r\n\r\nThu nhập tính thuế từ trúng thưởng\r\nlà phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người nộp thuế nhận được\r\ntheo từng lần\r\ntrúng thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng.
\r\n\r\nTrường hợp một giải thưởng nhưng có\r\nnhiều người trúng giải thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng người nhận\r\ngiải thưởng. Người được trúng giải phải xuất trình các căn cứ pháp lý chứng\r\nminh. Trường hợp không có căn cứ pháp lý chứng minh thì thu nhập trúng thưởng\r\ntính cho một cá nhân. Trường hợp cá nhân trúng nhiều giải thưởng\r\ntrong một cuộc chơi thì thu nhập tính thuế được tính trên tổng giá trị của các\r\ngiải thưởng.
\r\n\r\nThu nhập tính thuế đối với một số\r\ntrò chơi có thưởng, cụ thể như sau:
\r\n\r\na) Đối với trúng thưởng xổ số là\r\ntoàn bộ giá trị tiền thưởng vượt trên 10 triệu đồng trên một (01) vé xổ số nhận\r\nđược trong một đợt quay thưởng chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.
\r\n\r\nb) Đối với trúng thưởng khuyến mại bằng hiện vật\r\nlà giá trị của sản phẩm khuyến mại vượt trên 10 triệu đồng được quy đổi thành\r\ntiền theo giá thị trường tại thời điểm nhận thưởng chưa trừ bất cứ một\r\nkhoản chi phí\r\nnào.
\r\n\r\nc)50 Đối với\r\ntrúng thưởng trong các hình thức cá cược, đặt cược là\r\ntoàn bộ giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu\r\nđồng mà người tham gia nhận được chưa trừ bất cứ một khoản\r\nchi phí nào.
\r\n\r\n2. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối\r\nvới thu nhập từ trúng thưởng áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.
\r\n\r\n3. Thời điểm xác định thu nhập tính\r\nthuế
\r\n\r\nThời điểm xác định thu nhập tính thuế\r\nđối với thu nhập từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thưởng cho người\r\ntrúng thưởng.
\r\n\r\n4. Cách tính thuế:
\r\n\r\n\r\n Thuế thu\r\n nhập cá nhân phải nộp \r\n | \r\n \r\n = \r\n | \r\n \r\n Thu nhập tính thuế \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n Thuế suất\r\n 10% \r\n | \r\n
Điều 16. Căn cứ tính thuế từ thừa kế,\r\nquà tặng
\r\n\r\nCăn cứ tính thuế đối với thu nhập từ\r\nthừa kế, quà tặng là thu nhập tính thuế và thuế suất.
\r\n\r\n1. Thu nhập tính thuế
\r\n\r\nThu nhập tính thuế từ nhận thừa\r\nkế, quà tặng\r\nlà phần giá trị\r\ntài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Giá trị\r\ntài sản nhận thừa kế, quà tặng được xác định đối với từng trường hợp, cụ thể\r\nnhư sau:
\r\n\r\na)51 Đối với thừa\r\nkế, quà tặng\r\nlà chứng khoán: giá trị tài sản nhận thừa kế là phần giá trị tài sản nhận thừa\r\nkế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng tính\r\ntrên toàn bộ các mã chứng khoán nhận\r\nđược chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào tại thời điểm đăng ký chuyển quyền sở hữu. Cụ\r\nthể như sau:
\r\n\r\na.1) Đối với\r\nchứng khoán giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán: giá trị của chứng khoán được\r\ncăn cứ vào giá tham chiếu trên Sở giao dịch chứng khoán tại\r\nthời điểm đăng ký quyền sở hữu chứng khoán.
\r\n\r\na.2) Đối với chứng khoán không thuộc\r\ntrường hợp trên: giá trị của chứng khoán được căn cứ vào giá trị sổ sách kế\r\ntoán của công ty phát hành loại chứng khoán đó tại thời điểm lập báo cáo tài chính\r\ngần nhất theo quy\r\nđịnh của pháp luật về kế toán trước thời điểm đăng ký quyền\r\nsở hữu chứng khoán.
\r\n\r\nb) Đối với thừa kế, quà tặng\r\nlà vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh: thu nhập để tính thuế\r\nlà giá trị của phần vốn góp được xác định căn cứ vào giá\r\ntrị sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đăng ký\r\nquyền sở hữu phần vốn góp.
\r\n\r\nc) Đối với tài sản thừa kế, quà tặng\r\nlà bất động sản: giá trị bất động sản được xác định như sau:
\r\n\r\nc.1) Đối với bất động\r\nsản là giá trị quyền sử dụng đất thì phần giá trị quyền sử dụng đất được xác định\r\ncăn cứ vào Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá\r\nnhân làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng bất động sản.
\r\n\r\nc.2) Đối với bất động sản là nhà và\r\ncông trình kiến trúc trên đất thì giá trị bất động sản được xác định căn cứ vào\r\nquy định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về phân loại giá trị\r\nnhà; quy định tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản do cơ quan quản lý Nhà\r\nnước có thẩm quyền ban hành; giá trị còn lại của nhà, công trình kiến trúc tại\r\nthời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu.
\r\n\r\nTrường hợp không xác định được theo\r\nquy định trên thì căn cứ vào giá tính lệ phí trước bạ do Ủy ban nhân\r\ndân cấp tỉnh quy định.
\r\n\r\nd)52 Đối với thừa\r\nkế, quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc\r\nquyền sử dụng với\r\ncơ quan quản lý Nhà nước: giá trị tài sản được\r\nxác định trên cơ sở bằng giá tính lệ phí\r\ntrước bạ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định\r\ntại thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở\r\nhữu, quyền sử dụng tài sản thừa\r\nkế, quà tặng.
\r\n\r\nTrường hợp cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là tài sản\r\nnhập khẩu và cá nhân nhận thừa kế, quà tặng phải nộp\r\ncác khoản thuế liên quan đến việc nhập khẩu tài sản thì giá trị tài sản\r\nđể làm căn cứ\r\ntính thuế thu nhập\r\ncá nhân đối với thừa kế quà tặng là giá tính lệ phí trước\r\nbạ do Ủy\r\nban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm làm thủ tục đăng ký\r\nquyền sở hữu,\r\nquyền sử dụng\r\ntài sản trừ (-) các khoản thuế ở khâu nhập khẩu mà cá\r\nnhân tự nộp theo quy định.
\r\n\r\n2. Thuế suất: Thuế suất thuế thu nhập\r\ncá nhân đối với thừa kế, quà tặng được áp dụng theo\r\nBiểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.
\r\n\r\n3. Thời điểm xác định thu nhập tính\r\nthuế
\r\n\r\nThời điểm xác định\r\nthu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng\r\nký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng.
\r\n\r\n4. Cách tính số thuế phải nộp
\r\n\r\n\r\n Thuế thu\r\n nhập cá nhân phải nộp \r\n | \r\n \r\n = \r\n | \r\n \r\n Thu nhập tính thuế \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n Thuế suất\r\n 10% \r\n | \r\n
CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁ\r\nNHÂN KHÔNG CƯ TRÚ
\r\n\r\nĐiều 17. Đối với\r\nthu nhập từ kinh doanh
\r\n\r\nThuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập\r\ntừ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định bằng doanh thu từ\r\nhoạt động sản xuất, kinh doanh nhân (x) với thuế suất.
\r\n\r\n1. Doanh thu:
\r\n\r\nDoanh thu từ hoạt động kinh doanh của\r\ncá nhân không cư trú được xác định như doanh thu làm căn cứ tính thuế từ hoạt động\r\nkinh doanh của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 8 Thông tư này.
\r\n\r\n2. Thuế suất
\r\n\r\nThuế suất thuế thu nhập cá nhân đối\r\nvới thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú quy định đối với từng lĩnh\r\nvực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:
\r\n\r\na) 1 % đối với hoạt động kinh doanh\r\nhàng hóa.
\r\n\r\nb) 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch\r\nvụ.
\r\n\r\nc) 2% đối với hoạt động sản xuất, xây\r\ndựng, vận tải và hoạt động kinh\r\ndoanh khác.
\r\n\r\nTrường hợp cá nhân không cư trú có\r\ndoanh thu từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác nhau nhưng\r\nkhông tách riêng được doanh thu của từng lĩnh vực, ngành nghề thì thuế suất\r\nthuế thu nhập\r\ncá nhân được áp dụng theo mức thuế suất cao nhất đối với lĩnh vực, ngành nghề\r\nthực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.
\r\n\r\nĐiều 18. Đối với thu nhập từ tiền\r\nlương, tiền công
\r\n\r\n1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu\r\nnhập từ tiền lương, tiền công của\r\ncá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân\r\n(x) với thuế suất 20%.
\r\n\r\n2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương,\r\ntiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế\r\nthu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú\r\ntheo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
\r\n\r\nViệc xác định thu nhập chịu thuế thu\r\nnhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân\r\nkhông cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không\r\ntách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức\r\nsau:
\r\n\r\na) Đối với trường hợp cá nhân người\r\nnước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
\r\n\r\n\r\n Tổng thu\r\n nhập phát sinh tại Việt Nam \r\n | \r\n \r\n = \r\n | \r\n \r\n Số ngày\r\n làm việc cho công việc tại Việt Nam \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n Thu nhập\r\n từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) \r\n | \r\n \r\n + \r\n | \r\n \r\n Thu nhập\r\n chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam \r\n | \r\n
\r\n Tổng số\r\n ngày làm việc trong năm \r\n | \r\n
Trong đó: Tổng số ngày làm\r\nviệc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt\r\nNam.
\r\n\r\nb) Đối với các trường hợp cá nhân\r\nngười nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
\r\n\r\n\r\n Tổng thu\r\n nhập phát sinh tại Việt Nam \r\n | \r\n \r\n = \r\n | \r\n \r\n Số ngày có mặt ở Việt Nam \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n Thu nhập\r\n từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) \r\n | \r\n \r\n + \r\n | \r\n \r\n Thu nhập\r\n chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam \r\n | \r\n
\r\n 365 ngày \r\n | \r\n
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế)\r\nphát sinh tại Việt Nam tại điểm a, b nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng\r\ntiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền\r\ncông\r\ndo\r\nngười sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
\r\n\r\nĐiều 19. Đối\r\nvới thu nhập từ đầu tư vốn
\r\n\r\nThuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập\r\ntừ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng thu nhập\r\ntính thuế mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá\r\nnhân tại Việt Nam nhân (x) với thuế suất 5%.
\r\n\r\nThu nhập tính thuế, thời điểm xác định\r\nthu nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn của cá nhân không\r\ncư trú được xác định như đối với thu nhập tính thuế, thời điểm xác định thu nhập\r\ntính thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn của cá nhân cư trú theo hướng dẫn\r\ntại khoản 1, khoản 3, Điều 10 Thông tư này.
\r\n\r\nĐiều 20. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng\r\nvốn
\r\n\r\n1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu\r\nnhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số\r\ntiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn\r\ntại các tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân (x) với thuế suất 0,1%, không phân biệt\r\nviệc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.
\r\n\r\nTổng số tiền mà cá nhân không cư trú\r\nnhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam là\r\ngiá chuyển nhượng vốn không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.
\r\n\r\n2. Giá chuyển nhượng đối với từng trường\r\nhợp cụ thể được xác định như sau:
\r\n\r\na. Trường hợp chuyển nhượng\r\nphần vốn góp thì giá chuyển nhượng được xác định như đối với cá nhân cư trú\r\ntheo hướng dẫn tại điểm a.1, khoản 1, Điều 11 Thông tư này.
\r\n\r\nb. Trường hợp chuyển nhượng chứng\r\nkhoán thì giá chuyển nhượng được xác định như đối với cá nhân cư trú\r\ntheo hướng dẫn tại điểm a.1, khoản 2, Điều 11 Thông tư này.
\r\n\r\n3. Thời điểm xác định\r\nthu nhập tính thuế:
\r\n\r\na) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn\r\ngóp của cá nhân không cư trú là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn\r\ngóp có hiệu lực.
\r\n\r\nb) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng\r\nchứng khoán của cá nhân không cư trú được xác định như đối với cá nhân cư trú\r\ntheo hướng dẫn tại điểm c, khoản 2, Điều 11 Thông tư này.
\r\n\r\nĐiều 21. Đối với thu nhập từ chuyển\r\nnhượng bất động sản
\r\n\r\n1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu\r\nnhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cư\r\ntrú được xác định\r\nbằng giá chuyển\r\nnhượng bất động sản nhân (x) với thuế suất 2%.
\r\n\r\nGiá chuyển nhượng bất động sản của\r\ncá nhân không cư trú là toàn bộ số tiền mà cá nhân nhận được từ việc chuyển nhượng\r\nbất động sản không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.
\r\n\r\n2. Giá chuyển nhượng bất động sản của\r\ncá nhân không cư trú trong từng trường hợp cụ thể được xác định như xác định\r\ngiá chuyển nhượng bất động sản của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại điểm a.1, b.1, c.1, d.1, khoản 1,\r\nĐiều 12 Thông tư này.
\r\n\r\n3. Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển\r\nnhượng bất động sản là thời điểm cá nhân không cư trú làm thủ tục chuyển nhượng\r\nbất động sản theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nĐiều 22. Đối với thu nhập từ bản quyền,\r\nnhượng quyền thương mại
\r\n\r\n1. Thuế đối với thu nhập từ\r\nbản quyền
\r\n\r\na) Thuế đối với thu nhập từ\r\nbản quyền của cá\r\nnhân không cư trú được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo\r\ntừng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu\r\ntrí tuệ, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.
\r\n\r\nThu nhập từ bản quyền được xác định\r\ntheo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 13 Thông tư này.
\r\n\r\nb) Thời điểm xác định thu nhập từ bản\r\nquyền là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ chuyển bản quyền cho người\r\nnộp thuế là cá nhân không cư trú.
\r\n\r\n2. Thuế đối với thu nhập\r\ntừ nhượng quyền thương mại
\r\n\r\na) Thuế đối với thu nhập từ nhượng\r\nquyền thương mại của cá nhân không cư trú được xác định bằng phần thu\r\nnhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt\r\nNam nhân với thuế suất 5%.
\r\n\r\nThu nhập từ nhượng quyền thương mại\r\nđược xác định theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 14 Thông tư này.
\r\n\r\nb) Thời điểm xác định thu nhập\r\ntính thuế từ nhượng quyền thương mại là thời điểm thanh toán tiền nhượng quyền\r\nthương mại giữa bên nhận quyền thương mại và bên nhượng quyền thương mại.
\r\n\r\nĐiều 23. Đối với thu nhập từ trúng\r\nthưởng, thừa kế, quà tặng
\r\n\r\n1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu\r\nnhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú được xác định\r\nbằng thu nhập tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều này nhân (x) với thuế\r\nsuất 10%.
\r\n\r\n2. Thu nhập tính thuế
\r\n\r\na) Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng\r\ncủa cá nhân không cư trú là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu\r\nđồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt Nam.
\r\n\r\nThu nhập từ trúng thưởng của cá nhân\r\nkhông cư trú được xác định như đối với cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản\r\n1, Điều 15 Thông tư này.
\r\n\r\nb) Thu nhập chịu thuế từ nhận thừa kế,\r\nquà tặng của cá nhân không cư trú là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt\r\ntrên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập nhận được tại Việt Nam.
\r\n\r\nThu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng của\r\ncá nhân không cư trú được xác định như đối với cá nhân cư trú theo hướng dẫn\r\ntại khoản 1, Điều 16 Thông tư này.
\r\n\r\n3. Thời điểm xác định thu nhập tính\r\nthuế
\r\n\r\na) Đối với thu nhập từ trúng thưởng: thời điểm\r\nxác định thu nhập tính thuế là thời điểm tổ chức, cá nhân ở Việt Nam\r\ntrả tiền thưởng cho cá\r\nnhân không cư trú.
\r\n\r\nb) Đối với thu nhập từ thừa kế: thời\r\nđiểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền\r\nsở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản tại Việt Nam.
\r\n\r\nc) Đối với thu nhập từ nhận quà tặng:\r\nthời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân làm thủ tục\r\nđăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản tại Việt Nam.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐĂNG KÝ THUẾ, KHẤU TRỪ THUẾ,\r\nKHAI THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ, HOÀN THUẾ
\r\n\r\nĐiều 24.53 (được bãi bỏ)
\r\n\r\nĐiều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ\r\nkhấu trừ thuế
\r\n\r\n1. Khấu trừ thuế
\r\n\r\nKhấu trừ thuế là việc\r\ntổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp\r\nvào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
\r\n\r\na) Thu nhập của cá nhân không cư trú
\r\n\r\nTổ chức, cá nhân trả các khoản thu\r\nnhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá\r\nnhân trước khi trả thu nhập: Số thuế phải khấu trừ được xác định theo hướng\r\ndẫn tại Chương III (từ Điều 17 đến Điều 23) Thông tư này.
\r\n\r\nb) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
\r\n\r\nb.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng\r\nlao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện\r\nkhấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp\r\nđồng từ ba\r\n(03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
\r\n\r\nb.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng\r\nlao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng\r\nlao động thì tổ chức, cá nhân trả\r\nthu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
\r\n\r\nb.3) Đối với cá nhân là người nước\r\nngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập\r\ncăn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng\r\nhoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần\r\n(đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính\r\nthuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc\r\ntại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế).
\r\n\r\nb.4)54 Doanh\r\nnghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ thuế đối với\r\nkhoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử\r\ndụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ\r\n(không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không\r\nbắt buộc khác\r\ncó tích lũy về phí bảo hiểm của\r\ndoanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật\r\nViệt Nam. Số thuế khấu trừ được\r\nxác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều\r\n14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
\r\n\r\nTổ chức, cá nhân trả thu nhập có\r\ntrách nhiệm khấu trừ thuế trên khoản\r\ntiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả\r\nlương cho người lao động đối với khoản bảo hiểm nhân thọ,\r\nbảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh\r\nnghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật\r\nViệt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam mà tổ\r\nchức, cá nhân trả thu nhập mua cho người lao động. Số thuế khấu trừ được\r\nxác định theo\r\nhướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
\r\n\r\nb.5) Số thuế phải khấu trừ đối với\r\nthu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được xác định theo hướng dẫn\r\ntại Điều 7 Thông tư này; của cá nhân không cư trú được xác định theo Điều 18\r\nThông tư này.
\r\n\r\nc)55 Thu nhập từ\r\nlàm đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp; thu\r\nnhập từ hoạt động cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuê tài sản.
\r\n\r\nCông ty xổ số, doanh\r\nnghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp, trả tiền hoa hồng cho cá\r\nnhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp\r\nvới số tiền hoa hồng trên 100 triệu đồng/năm có trách nhiệm\r\nkhấu trừ thuế thu nhập\r\ncá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân. Số thuế khấu trừ được\r\nxác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
\r\n\r\nDoanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuê tài sản của\r\ncá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế giá trị gia\r\ntăng, thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập trên\r\n100 triệu đồng/năm cho cá nhân cho thuê tài sản nếu trong\r\nhợp đồng thuê có thỏa thuận bên đi thuê\r\nlà người nộp thuế thay. Số thuế khấu trừ được\r\nxác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số\r\n92/2015/TT-BTC.
\r\n\r\nd) Thu nhập từ đầu tư vốn
\r\n\r\nTổ chức, cá nhân trả thu nhập từ đầu\r\ntư vốn theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 2 Thông tư này có trách nhiệm khấu trừ\r\nthuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân trừ trường hợp cá nhân\r\ntự khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 9, Điều 26 Thông tư này. Số thuế khấu trừ được\r\nxác định theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư này.
\r\n\r\nđ) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng\r\nkhoán
\r\n\r\nMọi trường hợp chuyển nhượng chứng\r\nkhoán đều phải khấu trừ thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng trước\r\nkhi thanh toán cho người chuyển nhượng. Cụ thể việc khấu trừ thuế được thực hiện\r\nnhư sau:
\r\n\r\nđ.1) Đối với chứng khoán giao dịch\r\ntrên Sở Giao dịch chứng khoán:
\r\n\r\nđ.1.1) Công ty chứng khoán, ngân\r\nhàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng khoán có trách nhiệm khấu\r\ntrừ thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng trước\r\nkhi thanh toán tiền cho cá nhân. Số thuế khấu trừ được xác định như hướng\r\ndẫn tại điểm b.2, khoản 2, Điều 11 Thông tư này.
\r\n\r\nđ.1.2) Công ty quản lý quỹ nơi cá\r\nnhân ủy thác quản lý danh mục đầu tư chứng khoán có trách nhiệm khấu trừ thuế\r\nthu nhập cá nhân theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán của cá\r\nnhân ủy thác danh mục đầu tư chứng khoán theo bảng phân bổ của công ty gửi\r\nngân hàng lưu ký mà công ty mở tài khoản lưu ký.
\r\n\r\nđ.2) Đối với chứng khoán chuyển nhượng\r\nkhông qua hệ thống giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán:
\r\n\r\nđ.2.1) Đối với chứng khoán của công\r\nty đại chúng đã đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán:
\r\n\r\nCông ty chứng khoán, ngân hàng\r\nthương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng khoán khấu trừ thuế thu nhập cá\r\nnhân theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng trước khi làm thủ tục chuyển\r\nquyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán.
\r\n\r\nđ.2.2) Đối với chứng khoán của công\r\nty cổ phần chưa là công ty đại chúng nhưng tổ chức phát hành chứng khoán ủy\r\nquyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông:
\r\n\r\nCông ty chứng khoán được ủy quyền quản\r\nlý danh sách cổ đông khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất 0,1% trên\r\ngiá chuyển nhượng trước khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu chứng khoán.
\r\n\r\nCá nhân chuyển nhượng chứng khoán phải\r\nxuất trình hợp đồng chuyển nhượng với Công ty chứng khoán khi làm thủ tục chuyển\r\nquyền sở hữu chứng khoán.
\r\n\r\ne. Thu nhập từ\r\nchuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú
\r\n\r\nTổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng\r\nvốn góp của cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân\r\ntheo thuế suất 0,1% trên giá chuyển\r\nnhượng vốn góp.
\r\n\r\ng) Thu nhập từ trúng thưởng
\r\n\r\nTổ chức trả tiền thưởng có trách nhiệm\r\nkhấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng, số\r\nthuế khấu trừ được\r\nxác định theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư này.
\r\n\r\nh) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền\r\nthương mại
\r\n\r\nTổ chức, cá nhân trả thu nhập từ bản\r\nquyền, nhượng quyền thương mại có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân\r\ntrước khi trả thu nhập cho cá nhân. Số thuế khấu trừ được\r\nxác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng\r\nchuyển nhượng nhân (x) với thuế suất 5%. Trường hợp hợp đồng có giá trị lớn\r\nthanh toán làm nhiều lần thì lần đầu thanh toán, tổ chức, cá nhân trả thu nhập\r\ntrừ 10 triệu đồng khỏi giá trị thanh toán, số còn lại phải nhân với thuế suất 5%\r\nđể khấu trừ\r\nthuế. Các lần\r\nthanh toán sau sẽ khấu trừ thuế thu nhập tính trên tổng số tiền\r\nthanh toán của từng lần.
\r\n\r\ni) Khấu trừ thuế đối với một số trường\r\nhợp khác
\r\n\r\nCác tổ chức, cá nhân trả tiền công,\r\ntiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo\r\nhướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng\r\nlao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập\r\ntừ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10%\r\ntrên thu nhập\r\ntrước khi trả cho cá nhân.
\r\n\r\nTrường hợp cá nhân chỉ có duy nhất\r\nthu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên\r\nnhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh\r\nchưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban\r\nhành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả\r\nthu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
\r\n\r\nCăn cứ vào cam kết của người nhận\r\nthu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm\r\ntính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu\r\nnhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo\r\nvăn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân\r\nlàm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện\r\ncó sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
\r\n\r\nCá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại\r\nđiểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
\r\n\r\n2. Chứng từ khấu trừ
\r\n\r\na) Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu\r\nnhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này phải cấp chứng từ khấu\r\ntrừ thuế theo yêu cầu\r\ncủa cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán\r\nthuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.
\r\n\r\nb) Cấp chứng từ khấu trừ trong một số\r\ntrường hợp cụ thể như sau:
\r\n\r\nb.1) Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động\r\nhoặc ký hợp đồng lao động\r\ndưới ba (03) tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu\r\nnhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu\r\ntrừ cho nhiều lần khấu trừ\r\nthuế trong một kỳ tính thuế.
\r\n\r\nVí dụ 15: Ông Q ký hợp\r\nđồng dịch vụ với công ty X để chăm sóc cây cảnh tại khuôn viên của Công\r\nty theo lịch một tháng một lần trong thời gian từ tháng 9/2013 đến tháng\r\n4/2014. Thu nhập của ông Q được Công ty thanh toán theo từng tháng với số tiền\r\nlà 03 triệu đồng. Như vậy, trường hợp này ông Q có thể yêu cầu Công ty cấp chứng\r\ntừ khấu trừ theo từng tháng hoặc cấp một chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ\r\ntừ tháng 9 đến tháng 12/2013 và một chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến\r\ntháng 04/2014.
\r\n\r\nb.2) Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động\r\ntừ ba (03) tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một\r\nchứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.
\r\n\r\nVí dụ 16: Ông R ký hợp đồng lao động\r\ndài hạn (từ tháng 9/2013 đến tháng hết tháng 8/2014) với công ty Y. Trong\r\ntrường hợp này, nếu ông R thuộc đối tượng phải quyết toán thuế trực tiếp\r\nvới cơ quan thuế và có yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ thì Công ty sẽ thực\r\nhiện cấp 01 chứng từ phản ảnh số thuế đã khấu trừ từ\r\ntháng 9 đến hết tháng\r\n12/2013 và 01 chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 8/2014.
\r\n\r\nĐiều 26. Khai thuế, quyết toán thuế
\r\n\r\nTổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc\r\ndiện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu\r\nnhập cá nhân thực hiện khai thuế và quyết toán thuế theo hướng dẫn về thủ tục,\r\nhồ sơ tại văn bản hướng dẫn về quản lý thuế. Nguyên tắc khai thuế\r\nđối với một\r\nsố trường hợp cụ thể:
\r\n\r\n1.56 (được\r\nbãi bỏ)
\r\n\r\n2. Khai thuế đối với cá nhân cư trú\r\ncó thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh
\r\n\r\na)57 (được bãi\r\nbỏ)
\r\n\r\nb)58 (được bãi bỏ)
\r\n\r\nc)59 (được bãi bỏ)
\r\n\r\nd)60 (được bãi bỏ)
\r\n\r\nđ)61 (được bãi\r\nbỏ)
\r\n\r\ne) Nguyên tắc khai thuế, quyết toán\r\nthuế đối với một số trường hợp như sau:
\r\n\r\nc.1) Trường hợp cá nhân\r\ncư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài đã tính và nộp thuế thu nhập cá\r\nnhân theo quy định của nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước\r\nngoài, số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của\r\nViệt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định\r\nbằng tỷ lệ giữa số thu nhập\r\nphát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế.
\r\n\r\ne.2) Cá nhân cư trú có thu nhập từ\r\nkinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công trong trường hợp số ngày có mặt tại\r\nViệt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên là dưới 183 ngày, nhưng tính trong\r\n12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở\r\nlên.
\r\n\r\n- Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp\r\nhồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày tính đủ 12 tháng liên\r\ntục.
\r\n\r\n- Từ năm tính thuế thứ hai: khai và\r\nnộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết\r\nthúc năm dương lịch. Số thuế còn phải nộp trong năm tính thuế thứ 2 được xác định\r\nnhư sau:
\r\n\r\n\r\n Số thuế\r\n còn phải nộp năm tính thuế thứ 2 \r\n | \r\n \r\n = \r\n | \r\n \r\n Số thuế\r\n phải nộp của năm tính thuế thứ 2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n Số thuế\r\n tính trùng được trừ \r\n | \r\n
Trong đó:
\r\n\r\n\r\n Số thuế\r\n phải nộp của năm tính thuế thứ 2 \r\n | \r\n \r\n = \r\n | \r\n \r\n Thu nhập\r\n tính thuế của năm tính thuế thứ 2 \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n Thuế suất\r\n thuế thu nhập cá nhân theo Biểu lũy tiến từng phần \r\n | \r\n
\r\n\r\n
\r\n Số thuế\r\n tính trùng được trừ \r\n | \r\n \r\n = \r\n | \r\n \r\n Số thuế\r\n phải nộp trong năm tính thuế thứ nhất \r\n | \r\n \r\n x \r\n | \r\n \r\n Số tháng\r\n tính trùng \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n
Ví dụ 17: Ông S là người\r\nnước ngoài lần đầu tiên tới Việt Nam làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ ngày\r\n01/6/2014 đến 31/5/2016. Năm 2014, ông S có mặt tại Việt Nam 80 ngày và phát\r\nsinh thu nhập từ tiền lương, tiền công là 134 triệu đồng. Năm 2015, ông S có mặt tại\r\nViệt Nam trong thời gian từ 01/01/2015 đến hết ngày 31/5/2015 là 110 ngày và\r\nphát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công là 106 triệu đồng; từ ngày\r\n01/6/2015 đến 31/12/2015, ông S có mặt tại Việt Nam là 105 ngày và phát\r\nsinh thu nhập từ tiền lương, tiền công là 122 triệu đồng. Ông S không đăng\r\nký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và không phát sinh các khoản đóng góp\r\nbảo hiểm, từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
\r\n\r\nSố thuế thu nhập cá nhân của ông S phải nộp\r\nđược xác định như sau:
\r\n\r\n+ Nếu tính theo năm\r\n2014, ông S là cá nhân\r\nkhông cư trú, nhưng tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày 01/6/2014 đến hết\r\nngày 31/5/2015, tổng thời gian ông S có mặt tại Việt Nam là 190 ngày (80\r\nngày + 110 ngày). Vì vậy, ông S là cá nhân cư trú\r\ntại Việt Nam.
\r\n\r\n+ Năm tính thuế thứ nhất (từ ngày\r\n01/6/2014 đến ngày 31/5/2015):
\r\n\r\n- Tổng thu nhập chịu\r\nthuế trong năm tính thuế thứ nhất:
\r\n\r\n134 triệu đồng + 106 triệu đồng =\r\n240 triệu đồng
\r\n\r\n- Giảm trừ gia cảnh: 9 triệu đồng x 12 = 108\r\ntriệu đồng
\r\n\r\n- Thu nhập tính thuế: 240 triệu đồng\r\n- 108 triệu đồng = 132 triệu đồng
\r\n\r\n- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp năm\r\ntính thuế thứ nhất: 60 triệu đồng x 5% + (120 triệu đồng - 60 triệu đồng)\r\nx 10% + (132\r\ntriệu đồng - 120 triệu đồng) x 15%= 10,8 triệu đồng
\r\n\r\n+ Năm tính thuế thứ hai (từ\r\n01/01/2015 đến hết ngày 31/12/2015): Ông S có mặt tại Việt Nam 215 ngày (110\r\nngày + 105 ngày) là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
\r\n\r\n- Thu nhập chịu thuế phát sinh trong\r\nnăm 2015:
\r\n\r\n106 triệu đồng + 122 triệu đồng =\r\n228 triệu đồng
\r\n\r\n- Giảm trừ gia cảnh: 9 triệu đồng x 12 = 108\r\ntriệu đồng
\r\n\r\n- Thu nhập tính thuế năm 2015:
\r\n\r\n228 triệu đồng - 108 triệu đồng =\r\n120 triệu đồng
\r\n\r\n- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp năm\r\n2015:
\r\n\r\n(60 triệu đồng x 5%) + (120\r\ntriệu đồng - 60 triệu đồng) x 10% = 9 triệu đồng
\r\n\r\n+ Quyết toán thuế năm 2015 có 5\r\ntháng tính trùng với quyết toán thuế năm thứ nhất (từ tháng 01/2015 đến tháng\r\n05/2015)
\r\n\r\n- Số thuế tính trùng\r\nđược trừ:
\r\n\r\n(10,8 triệu đồng/12 tháng) x 5 tháng =\r\n4,5 triệu đồng.
\r\n\r\n- Thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp\r\nnăm 2015 là:
\r\n\r\n9 triệu đồng - 4,5 triệu đồng = 4,5\r\ntriệu đồng
\r\n\r\ne.3)62 (được bãi bỏ)
\r\n\r\ne.4)63 (được bãi bỏ)
\r\n\r\ne.5)64 (được bãi bỏ)
\r\n\r\ne.6)65 (được bãi bỏ)
\r\n\r\ne.7)66 (được bãi\r\nbỏ)
\r\n\r\n3. Khai thuế đối với thu nhập từ chuyển\r\nnhượng bất động sản
\r\n\r\na) Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng\r\nbất động sản thực hiện khai thuế theo từng lần phát sinh, kể cả trường hợp thuộc\r\nđối tượng được miễn thuế. Khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
\r\n\r\na.1) Trường hợp cá nhân\r\ncó quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nhưng đem thế chấp, bảo lãnh vay vốn hoặc\r\nthanh toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đến hết thời hạn\r\ntrả nợ, cá nhân không có khả năng trả nợ thì tổ chức tín dụng, chi\r\nnhánh ngân hàng nước ngoài làm thủ tục phát mại, bán bất động sản đó đồng thời\r\nthực hiện khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân trước khi thực\r\nhiện thanh quyết toán các khoản nợ của cá nhân.
\r\n\r\na.2) Trường hợp cá nhân có quyền sử dụng đất, quyền\r\nsở hữu nhà nhưng đem thế chấp để vay vốn hoặc thanh toán với tổ chức cá nhân\r\nkhác, nay thực hiện chuyển nhượng, toàn bộ (hoặc một phần), bất động sản đó để\r\nthanh toán nợ thì cá\r\nnhân có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà phải khai thuế, nộp thuế thu\r\nnhập cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân làm thủ tục chuyển nhượng thay phải khai thuế, nộp thuế\r\nthu nhập cá nhân thay cho cá nhân trước khi thanh quyết toán các khoản nợ.
\r\n\r\na.3) Trường hợp bất động sản do cá\r\nnhân chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác theo quyết định thi hành án của\r\nTòa án thì cá nhân chuyển nhượng phải khai, nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân tổ\r\nchức bán đấu giá phải\r\nkhai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân chuyển nhượng. Riêng\r\nđối với bất động sản của cá nhân bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền\r\nthực hiện tịch thu, bán đấu giá nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp\r\nluật thì không phải khai, nộp thuế thu nhập cá nhân.
\r\n\r\na.4) Trường hợp chuyển đổi nhà, đất\r\ncho nhau giữa các cá nhân không thuộc các trường hợp chuyển đổi đất nông nghiệp\r\nđể sản xuất thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại\r\nđiểm đ, khoản 1, Điều 3 Thông tư này thì từng cá nhân chuyển đổi nhà, đất\r\nphải khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân.
\r\n\r\na.5) Trường hợp khai thay hồ sơ khai\r\nthuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, thì tổ chức,\r\ncá nhân khai thay ghi thêm “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc\r\nĐại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên, nếu\r\nlà tổ chức khai thay thì sau khi ký tên phải đóng dấu của tổ chức.\r\nTrên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng\r\nngười nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng bất động sản.
\r\n\r\nb) Cơ quan quản lý bất động sản chỉ\r\nlàm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản khi đã có chứng\r\ntừ nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc xác nhận của cơ quan thuế về khoản thu nhập từ\r\nviệc chuyển nhượng bất động sản thuộc đối tượng được miễn thuế hoặc tạm\r\nthời chưa thu thuế.
\r\n\r\n4. Khai thuế đối với thu nhập từ hoạt\r\nđộng chuyển nhượng vốn (trừ chuyển nhượng chứng khoán)
\r\n\r\na) Cá nhân cư trú chuyển nhượng vốn\r\ngóp thực hiện khai thuế theo từng lần chuyển nhượng không phân biệt có hay\r\nkhông phát sinh thu nhập.
\r\n\r\nb) Cá nhân không cư trú có thu nhập từ\r\nchuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam không phải khai thuế trực tiếp với cơ\r\nquan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện khấu trừ thuế theo\r\nhướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 25 Thông tư này và khai thuế theo từng lần\r\nphát sinh.
\r\n\r\nc) Doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi\r\ndanh sách thành viên góp vốn trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng\r\ntừ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh\r\nnghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho\r\ncá nhân.
\r\n\r\nTrường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân\r\nchuyển nhượng vốn nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện khai\r\nthay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp khai thay ghi thêm “Khai\r\nthay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của\r\nngười nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của\r\ndoanh nghiệp. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện\r\nđúng người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng vốn góp (trường hợp là chuyển nhượng\r\nvốn của cá nhân cư trú) hoặc cá nhân nhận chuyển nhượng vốn (trường hợp là chuyển\r\nnhượng vốn của cá nhân không cư trú).
\r\n\r\n5. Khai thuế đối với cá nhân có\r\nthu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
\r\n\r\na) Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của\r\nCông ty đại chúng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán không phải khai trực\r\ntiếp với cơ quan thuế mà Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân\r\nmở tài khoản lưu ký, Công ty quản lý quỹ nơi cá nhân ủy thác quản lý danh mục đầu\r\ntư khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 26 Thông tư này.
\r\n\r\nb) Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán\r\nkhông thông qua hệ thống giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán:
\r\n\r\nb.1) Cá nhân chuyển\r\nnhượng chứng khoán của công ty đại chúng đã đăng ký chứng\r\nkhoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán không phải khai trực tiếp với\r\ncơ quan thuế mà Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài\r\nkhoản lưu ký chứng khoán khấu trừ thuế và khai thuế theo hướng dẫn\r\ntại khoản 1, Điều 26 Thông tư này.
\r\n\r\nb.2) Cá nhân chuyển nhượng chứng\r\nkhoán của công ty cổ phần chưa là công ty đại chúng nhưng tổ chức phát hành chứng\r\nkhoán ủy quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông không\r\nphải khai trực tiếp với cơ quan thuế mà Công ty chứng khoán được ủy quyền quản\r\nlý danh sách cổ đông khấu trừ thuế và khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều\r\n26 Thông tư này.
\r\n\r\nc) Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán\r\nkhông thuộc trường hợp nêu tại điểm a, b, khoản 5, Điều này thì khai\r\nthuế theo từng lần phát sinh.
\r\n\r\nd) Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay\r\nđổi danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển nhượng chứng\r\nkhoán mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã hoàn\r\nthành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển\r\nnhượng chứng khoán có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá\r\nnhân.
\r\n\r\nTrường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân\r\nchuyển nhượng chứng khoán khai thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp\r\nthực hiện khai thay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp khai thay\r\nghi thêm “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp\r\npháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của\r\ndoanh nghiệp. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng\r\nngười nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng chứng khoán.
\r\n\r\nđ) Cuối năm nếu cá nhân chuyển nhượng\r\nchứng khoán có yêu cầu quyết toán thuế thì thực hiện khai quyết toán thuế trực\r\ntiếp với cơ quan thuế.
\r\n\r\n6. Khai thuế đối với thu\r\nnhập từ nhận thừa kế, quà tặng
\r\n\r\na) Cá nhân có thu nhập từ nhận thừa kế,\r\nnhận quà tặng khai thuế theo từng lần phát sinh kể cả trường hợp được\r\nmiễn thuế.
\r\n\r\nb) Các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ\r\nchức có liên quan chỉ thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động\r\nsản, chứng khoán, phần vốn góp và các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc\r\nquyền sử dụng cho người nhận thừa kế, nhận quà tặng khi đã có chứng từ nộp\r\nthuế hoặc xác\r\nnhận\r\ncủa\r\ncơ quan thuế về khoản thu nhập từ thừa kế, quà tặng là bất động sản được miễn\r\nthuế.
\r\n\r\n7.67 (được\r\nbãi bỏ)
\r\n\r\n8.68 (được bãi bỏ)
\r\n\r\na) Cá nhân không cư trú có thu nhập\r\nphát sinh tại Việt Nam nhưng nhận tại nước ngoài khai thuế theo lần phát sinh.\r\nRiêng cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại Việt\r\nNam nhưng nhận tại nước ngoài khai thuế theo quý.
\r\n\r\nb) Cá nhân không cư trú có thu nhập từ\r\nchuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng\r\nkhoán) phát sinh tại Việt Nam nhưng nhận thu nhập tại nước ngoài thực hiện khai\r\nthuế theo từng lần phát sinh hướng dẫn tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này.
\r\n\r\n9. Khai thuế đối với thu nhập từ đầu\r\ntư vốn trong trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu, lợi tức ghi tăng vốn.
\r\n\r\nCá nhân nhận cổ tức bằng cổ\r\nphiếu, lợi tức ghi tăng vốn chưa phải khai và nộp thuế từ đầu tư vốn khi nhận.\r\nKhi chuyển nhượng vốn, rút vốn, giải thể doanh nghiệp cá\r\nnhân khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ\r\nchuyển nhượng vốn và thu nhập từ đầu tư vốn.
\r\n\r\n10. Khai thuế đối với thu nhập\r\ntừ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng bất động sản\r\ntrong trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp, góp vốn bằng chứng khoán,\r\ngóp vốn bằng bất động sản.
\r\n\r\nCá nhân góp vốn bằng phần vốn góp, bằng\r\nchứng khoán, bằng bất động sản chưa phải khai và nộp thuế từ chuyển nhượng khi\r\ngóp vốn. Khi chuyển nhượng vốn, rút vốn, giải thể doanh nghiệp cá nhân khai và\r\nnộp thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản khi\r\ngóp vốn và thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản khi chuyển\r\nnhượng.
\r\n\r\n11. Khai thuế từ tiền lương, tiền công\r\nđối với thu nhập từ thưởng bằng cổ phiếu.
\r\n\r\nCá nhân khi nhận thưởng bằng cổ phiếu\r\ntừ đơn vị sử dụng lao động chưa phải nộp thuế từ tiền lương, tiền công. Khi cá\r\nnhân chuyển nhượng cổ phiếu thưởng thì khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng\r\ncổ phiếu và thu nhập\r\ntừ tiền lương, tiền công.
\r\n\r\nĐiều 27. Trách nhiệm của tổ chức Việt\r\nNam ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài không hoạt động tại Việt\r\nNam
\r\n\r\nTổ chức được thành lập và hoạt động\r\ntheo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi tắt là bên Việt Nam) có ký hợp đồng mua dịch\r\nvụ của nhà thầu nước ngoài mà nhà thầu đó có ký hợp đồng lao động với người nước\r\nngoài làm việc tại Việt Nam thì bên Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho nhà\r\nthầu nước ngoài về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân của người lao động\r\nnước ngoài và về trách nhiệm cung cấp các thông tin về người lao động nước\r\nngoài, gồm: danh sách, quốc tịch, số hộ chiếu, thời gian làm việc, công việc đảm\r\nnhận, thu nhập cho bên Việt Nam để bên Việt Nam cung cấp cho cơ quan thuế chậm\r\nnhất trước 07 ngày kể từ ngày cá nhân nước ngoài bắt đầu làm việc tại Việt\r\nNam.
\r\n\r\nĐiều 28. Hoàn thuế
\r\n\r\n1. Việc hoàn thuế thu nhập\r\ncá nhân áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm\r\nnộp hồ sơ quyết toán thuế.
\r\n\r\n2. Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết\r\ntoán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc\r\nhoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ\r\nchức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các\r\ncá nhân. Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp thừa thì được bù trừ\r\nvào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu có đề nghị hoàn trả.
\r\n\r\n3. Đối với cá nhân thuộc diện khai trực\r\ntiếp với cơ quan thuế có thể lựa chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng\r\ncơ quan thuế.
\r\n\r\n4. Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn\r\nthuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì\r\nkhông áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.
\r\n\r\nChương 5
\r\n\r\nĐIỀU KHOẢN THI HÀNH69
\r\n\r\nĐiều 29. Hiệu lực thi hành
\r\n\r\n1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01\r\ntháng 10 năm 2013.
\r\n\r\nCác nội dung về chính sách thuế thu nhập\r\ncá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập\r\ncá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP hiệu lực từ thời điểm Luật, Nghị định có\r\nhiệu lực (01/7/2013).
\r\n\r\nBãi bỏ hướng dẫn về thuế thu nhập cá\r\nnhân tại các Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008, 10/2009/TT-BTC ngày\r\n21/01/2009, 42/2009/TT-BTC ngày 09/3/2009, 62/2009/TT-BTC ngày\r\n27/3/2009, 161/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009, 164/2009/TT-BTC ngày\r\n13/8/2009, 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010, 12/2011/TT-BTC ngày\r\n26/01/2011, 78/2011/TT-BTC ngày 08/6/2011, 113/2011/TT-BTC ngày\r\n04/8/2011 của Bộ Tài chính.
\r\n\r\n2. Bãi bỏ các nội dung hướng dẫn về\r\nthuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu\r\nlực thi hành không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này.
\r\n\r\nĐiều 30. Trách nhiệm thi hành
\r\n\r\n1. Các nội dung khác liên quan đến quản\r\nlý thuế không hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật\r\nQuản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế.
\r\n\r\n2. Việc giải quyết những tồn tại, vướng\r\nmắc về thuế thu nhập\r\ncá nhân phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 tiếp tục thực hiện theo quy định\r\ntại các văn bản hướng dẫn có hiệu lực cùng thời điểm.
\r\n\r\n3. Việc áp dụng tỷ lệ thu nhập chịu\r\nthuế ấn định đối với cá nhân kinh doanh theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này được thực hiện\r\nthống nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
\r\n\r\n4. Đối với hợp đồng mua bán\r\nnền nhà, hợp đồng góp vốn để có quyền mua nền nhà, nhà, căn hộ ký trước thời điểm\r\ncó hiệu lực thi hành của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ\r\nquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, nay được chủ đầu\r\ntư đồng ý cho\r\ncá nhân chuyển nhượng thì khai, nộp thuế như hướng dẫn với chuyển nhượng nhà ở\r\nhình thành trong tương lai.
\r\n\r\n5.70 Đối với trường hợp người\r\nsử dụng bất động sản\r\ndo nhận chuyển nhượng trong khoảng thời gian từ\r\nngày 01 tháng 7 năm 1994 đến trước ngày 01\r\ntháng 01 năm 2009, nếu từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 nộp\r\nhồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận\r\nquyền sử dụng đất, quyền sở hữu\r\nnhà và tài sản khác gắn liền với đất được cơ quan\r\nNhà nước có thẩm quyền chấp thuận thì chỉ nộp một (01) lần thuế thu\r\nnhập cá nhân. Trường hợp người sử dụng bất động sản do nhận chuyển nhượng\r\ntrước ngày 01 tháng 7 năm 1994 thì không thu thuế thu nhập cá nhân.
\r\n\r\nTừ ngày 01 tháng 01 năm 2009 thực hiện\r\nLuật thuế thu nhập cá nhân, cá nhân\r\nchuyển nhượng bất động sản có hợp đồng công chứng hoặc\r\nkhông có hợp đồng chỉ có giấy tờ viết tay đều phải nộp\r\nthuế thu nhập cá nhân cho từng lần chuyển nhượng.
\r\n\r\n6. Cá nhân đang được hưởng ưu đãi về thuế\r\nthu nhập cá nhân trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số\r\nđiều của Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành thì tiếp tục\r\nđược hưởng ưu đãi về\r\nthuế thu nhập cá nhân cho thời gian ưu đãi còn lại.
\r\n\r\n7. Trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ\r\nnghĩa Việt Nam tham gia ký kết Điều ước quốc tế có quy định về thuế thu nhập cá\r\nnhân khác với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Điều ước\r\nquốc tế đó.
\r\n\r\nTrong quá trình thực hiện, nếu có vướng\r\nmắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục\r\nThuế) để nghiên cứu giải quyết./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n XÁC THỰC\r\n VĂN BẢN HỢP NHẤT \r\nKT. BỘ\r\n TRƯỞNG | \r\n
Phụ lục:\r\n01/PL-TNCN
\r\n\r\n(Ban hành\r\nkèm theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 ngày 8 tháng 2013 của Bộ Tài\r\nchính)
\r\n\r\nPhụ lục
\r\n\r\nBẢNG HƯỚNG\r\nDẪN PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ THEO BIỂU THUẾ LŨY TIẾN TỪNG PHẦN
\r\n(đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh)
Phương pháp tính thuế lũy tiến từng\r\nphần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:
\r\n\r\n\r\n Bậc \r\n | \r\n \r\n Thu nhập\r\n tính thuế /tháng \r\n | \r\n \r\n Thuế suất \r\n | \r\n \r\n Tính số\r\n thuế phải nộp \r\n | \r\n |
\r\n Cách 1 \r\n | \r\n \r\n Cách 2 \r\n | \r\n |||
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Đến 5 triệu\r\n đồng (trđ) \r\n | \r\n \r\n 5% \r\n | \r\n \r\n 0 trđ +\r\n 5% TNTT \r\n | \r\n \r\n 5% TNTT \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Trên 5 trđ đến 10\r\n trđ \r\n | \r\n \r\n 10% \r\n | \r\n \r\n 0,25 trđ\r\n + 10% TNTT trên 5 trđ \r\n | \r\n \r\n 10% TNTT\r\n - 0,25 trđ \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Trên 10\r\n trđ đến 18 trđ \r\n | \r\n \r\n 15% \r\n | \r\n \r\n 0,75 trđ\r\n + 15% TNTT trên 10 trđ \r\n | \r\n \r\n 15% TNTT\r\n - 0,75 trđ \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Trên 18 trđ đến 32\r\n trđ \r\n | \r\n \r\n 20% \r\n | \r\n \r\n 1,95 trđ\r\n + 20% TNTT trên 18 trđ \r\n | \r\n \r\n 20% TNTT\r\n - 1,65 trđ \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Trên 32\r\n trđ đến 52 trđ \r\n | \r\n \r\n 25% \r\n | \r\n \r\n 4,75 trđ\r\n + 25% TNTT trên 32 trđ \r\n | \r\n \r\n 25% TNTT\r\n - 3,25 trđ \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Trên 52\r\n trđ đến 80 trđ \r\n | \r\n \r\n 30% \r\n | \r\n \r\n 9,75 trđ + 30%\r\n TNTT trên 52 trđ \r\n | \r\n \r\n 30 % TNTT\r\n - 5,85 trđ \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Trên 80\r\n trđ \r\n | \r\n \r\n 35% \r\n | \r\n \r\n 18,15 trđ + 35%\r\n TNTT trên 80 trđ \r\n | \r\n \r\n 35% TNTT\r\n - 9,85 trđ \r\n | \r\n
Phụ lục:\r\n02/PL-TNCN
\r\n\r\n(Ban hành\r\nkèm theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 ngày\r\n8 tháng 2013 của Bộ Tài chính)
\r\n\r\nPhụ lục
\r\n\r\nBẢNG QUY ĐỔI\r\nTHU NHẬP KHÔNG BAO GỒM THUẾ RA THU NHẬP TÍNH THUẾ
\r\n(đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công)
\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Thu nhập\r\n làm căn cứ quy đổi/tháng (viết tắt là TNQĐ) \r\n | \r\n \r\n Thu nhập\r\n tính thuế \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Đến 4,75\r\n triệu đồng (trđ) \r\n | \r\n \r\n TNQĐ/0,95 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Trên 4,75\r\n trđ đến 9,25trđ \r\n | \r\n \r\n (TNQĐ -\r\n 0,25 trđ)/0,9 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Trên 9,25\r\n trđ đến 16,05trđ \r\n | \r\n \r\n (TNQĐ -\r\n 0,75 trđ)/0,85 \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Trên\r\n 16,05 trđ đến 27,25 trđ \r\n | \r\n \r\n (TNQĐ -\r\n 1,65 trđ)/0,8 \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Trên\r\n 27,25 trđ đến 42,25 trđ \r\n | \r\n \r\n (TNQĐ - 3,25\r\n trđ)/0,75 \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Trên\r\n 42,25 trđ đến\r\n 61,85 trđ \r\n | \r\n \r\n (TNQĐ -\r\n 5,85 trđ)/0,7 \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Trên\r\n 61,85 trđ \r\n | \r\n \r\n (TNQĐ -\r\n 9,85 trđ)/0,65 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
[1] Thông tư này được hợp nhất từ 07\r\nThông tư sau:
\r\n\r\n- Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 của\r\nBộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập Cá nhân, Luật sửa đổi, bổ\r\nsung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP\r\ncủa Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và\r\nLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, có hiệu lực\r\nkể từ ngày 01 tháng 10 năm 2013;
\r\n\r\n- Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014 của\r\nBộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày\r\n06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số\r\n219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013,\r\nThông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014\r\nvà Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn\r\ngiản các thủ tục hành chính về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm\r\n2014;
\r\n\r\n- Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 của\r\nBộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm\r\n2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy\r\nđịnh về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2014;
\r\n\r\n- Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2015 của Bộ\r\nTài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân\r\nđối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội\r\ndung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ\r\nsung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số\r\n12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa các Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp\r\ndụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n- Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16 tháng 3 năm 2018 của Bộ\r\nTài chính hướng dẫn Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của\r\nChính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày\r\n18 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng\r\n8 năm 2013 của Bộ Tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2018.
\r\n\r\n- Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ\r\nTài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số\r\n126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số\r\nđiều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
\r\n\r\n- Thông tư số 79/2022/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2022 của\r\nBộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính\r\nban hành, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
\r\n\r\nVăn bản hợp nhất này không thay thế 07 Thông tư nêu trên.
\r\n\r\n[2] Thông tư số 119/2014/TT-BTC sửa đổi,\r\nbổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư\r\nsố 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013,\r\nThông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày\r\n17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số\r\n78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ\r\ntục hành chính về thuế có căn cứ ban hành như sau:
\r\n\r\n“Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11\r\nnăm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số\r\n21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03\r\ntháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia\r\ntăng số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013\r\ncủa Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và\r\nLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013\r\ncủa Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá\r\ntrị gia tăng;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010\r\nquy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và Nghị định số\r\n04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày\r\n14/5/2010;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013\r\ncủa Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh\r\nnghiệp;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013\r\ncủa Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ\r\nTài chính;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
\r\n\r\nThực hiện cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế,\r\nBộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dung như sau:”
\r\n\r\n- Thông tư số 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định\r\nsố 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ\r\nsung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế có căn cứ ban hành như sau:
\r\n\r\n“Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật số\r\n21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
\r\n\r\nCăn cứ Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 và Luật số\r\n26/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân;
\r\n\r\nCăn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 và Luật số\r\n31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;
\r\n\r\nCăn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và\r\nLuật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh\r\nnghiệp;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính\r\nphủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật Sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính\r\nphủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính\r\nphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị\r\ngia tăng;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính\r\nphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập\r\ndoanh nghiệp;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của\r\nChính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về\r\nthuế;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013\r\ncủa Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ\r\nTài chính;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
\r\n\r\nBộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định tại Nghị\r\nđịnh số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi,\r\nbổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế như sau:”
\r\n\r\n- Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá\r\ntrị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh\r\ndoanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá\r\nnhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số\r\n71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy\r\nđịnh chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế\r\nvà sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế có căn cứ ban hành\r\nnhư sau:
\r\n\r\n“Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21\r\ntháng 11 năm 2007; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập\r\ncá nhân số 26/2012/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2012;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11\r\nnăm 2006; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số\r\n21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
\r\n\r\nCăn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về\r\nthuế số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
\r\n\r\nCăn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03\r\ntháng 6 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật thuế giá trị\r\ngia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013\r\ncủa Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và\r\nLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013\r\ncủa Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và\r\nLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015\r\ncủa Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của\r\ncác Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013\r\ncủa Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế\r\ngiá trị gia tăng;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013\r\ncủa Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ\r\nTài chính;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
\r\n\r\nBộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội\r\ndung như sau:”
\r\n\r\n- Thông tư số 25/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số\r\n146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của Thông tư số: 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài\r\nchính, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính có\r\ncăn cứ ban hành như sau:
\r\n\r\n“Căn cứ Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm\r\n2006 và Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật chứng khoán\r\nngày 24 tháng 11 năm 2010;
\r\n\r\n“Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21\r\ntháng 11 năm 2007 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế thu nhập\r\ncá nhân số 26/2012/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2012;
\r\n\r\nCăn cứ Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11\r\nnăm 2014;
\r\n\r\nCăn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về\r\nthuế số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
\r\n\r\nCăn cứ Luật số 106/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 sửa\r\nđổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc\r\nbiệt và Luật Quản lý thuế;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013\r\ncủa Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và\r\nLuật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015\r\ncủa Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của\r\ncác Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định về thuế;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016\r\ncủa Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của\r\nLuật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017\r\ncủa Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày\r\n01 tháng 7 năm 2016 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của\r\nChính phủ;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017\r\ncủa Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ\r\nTài chính;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
\r\n\r\nBộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định\r\nsố 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung\r\nmột số Điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài\r\nchính, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính\r\nnhư sau:”
\r\n\r\n- Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều\r\ncủa Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020\r\ncủa Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế có căn cứ ban\r\nhành như sau:
\r\n\r\n“Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 06 năm 2019;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015;
\r\n\r\nCăn cứ các Luật, Pháp lệnh, Nghị định về thuế, phí, lệ phí\r\nvà các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020\r\ncủa Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính\r\nphủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
\r\n\r\nBộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành\r\nmột số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng\r\n10 năm 2020 của Chính phủ.”
\r\n\r\n- Thông tư số 79/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số văn bản\r\nquy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành có căn cứ ban hành như sau:
\r\n\r\n“Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, bổ sung một số\r\nđiều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Luật Hải\r\nquan ngày 23 tháng 06 năm 2014;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Căn cước công dân ngày 20 tháng 11 năm 2014;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22\r\ntháng 06 năm 2015;
\r\n\r\nCăn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành\r\nvăn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 06 năm 2020;
\r\n\r\nCăn cứ Luật Cư trú ngày 13 tháng 11 năm 2020;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 06 năm 2013\r\nquy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi,\r\nbổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2016\r\ncủa Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành\r\nvăn bản quy phạm pháp luật;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020\r\ncủa Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày\r\n14 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp\r\nthi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017\r\ncủa Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ\r\nTài chính;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục\r\ntrưởng Tổng cục Thuế;
\r\n\r\nBộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số văn bản\r\nquy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành.”
\r\n\r\n[3] Đoạn\r\nnày được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT-BTC\r\nsửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013,\r\nThông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày\r\n31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số\r\n85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và\r\nThông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn\r\ngiản các thủ tục hành chính về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm\r\n2014.
\r\n\r\n[4] Đoạn\r\nnày được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT-BTC\r\nsửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013,\r\nThông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày\r\n31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số\r\n85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và\r\nThông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn\r\ngiản các thủ tục hành chính về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm\r\n2014.
\r\n\r\n[5] Đoạn\r\nnày được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT-BTC\r\nsửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013,\r\nThông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày\r\n31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số\r\n85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và\r\nThông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn\r\ngiản các thủ tục hành chính về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm\r\n2014.
\r\n\r\n[6] Đoạn\r\nnày được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT-BTC\r\nsửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013,\r\nThông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày\r\n31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số\r\n85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và\r\nThông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn\r\ngiản các thủ tục hành chính về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm\r\n2014.
\r\n\r\n[7] Tiết\r\nnày được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số\r\n92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá\r\nnhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số\r\nnội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi,\r\nbổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số\r\n12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa các Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp\r\ndụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[8] Tiết này được sửa đổi, bổ sung theo\r\nquy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện\r\nthuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt\r\nđộng kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế\r\nthu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về\r\nthuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính\r\nphủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật\r\nvề thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế, có hiệu lực\r\nkể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ\r\nnăm 2015 trở đi.
\r\n\r\nTiết này đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 11 Thông tư số\r\n151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10\r\nnăm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định\r\nquy định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2014.
\r\n\r\n[9] Tiết\r\nnày được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư số\r\n92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá\r\nnhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số\r\nnội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi,\r\nbổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số\r\n12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa các Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp\r\ndụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[10] Tiết\r\nnày được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư số\r\n92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá\r\nnhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số\r\nnội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi,\r\nbổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số\r\n12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa các Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp\r\ndụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[11] Tiết\r\nnày được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC\r\nhướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá\r\nnhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa\r\nđổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số\r\nđiều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày\r\n12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định\r\nvề thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế\r\nthu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[12] Tiết\r\nnày được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Thông tư số\r\n92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá\r\nnhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số\r\nnội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi,\r\nbổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số\r\n12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa các Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng\r\ncho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[13] Điểm\r\nnày được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 25/2018/TT-BTC\r\nhướng dẫn Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ\r\nvà sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 6\r\nnăm 2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013\r\ncủa Bộ Tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2018.
\r\n\r\n[14] Điểm\r\nnày được bãi bỏ theo quy định tại khoản 7 Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC\r\nhướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá\r\nnhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa\r\nđổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số\r\nđiều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày\r\n12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định\r\nvề thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế\r\nthu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[15] Tiết\r\nnày được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số\r\n92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá\r\nnhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số\r\nnội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi,\r\nbổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số\r\n12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa các Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp\r\ndụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[16] Điểm\r\nnày được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số\r\n92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá\r\nnhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh, hướng dẫn thực hiện một số\r\nnội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi,\r\nbổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số\r\n12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa các Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp\r\ndụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[17] Điểm\r\nnày được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số\r\n92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá\r\nnhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số\r\nnội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi,\r\nbổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số\r\n12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa các Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp\r\ndụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[18] Điểm\r\nnày được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư số 92/2015/TT-BTC\r\nhướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá\r\nnhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa\r\nđổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số\r\nđiều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày\r\n12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định\r\nvề thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế\r\nthu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[19] Điểm\r\nnày được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư số 92/2015/TT-BTC\r\nhướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá\r\nnhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa\r\nđổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số\r\nđiều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày\r\n12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định\r\nvề thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế\r\nthu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[20] Điều\r\nnày được bãi bỏ theo quy định tại điểm n khoản 4 Điều 87 Thông tư số\r\n80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị\r\nđịnh số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi\r\ntiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm\r\n2022.
\r\n\r\n[21] Điều\r\nnày được bãi bỏ theo quy định tại điểm n khoản 4 Điều 87 Thông tư số\r\n80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị\r\nđịnh số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi\r\ntiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm\r\n2022.
\r\n\r\n[22] Nội\r\ndung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh tại Điều\r\nnày được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC\r\nhướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá\r\nnhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa\r\nđổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số\r\nđiều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày\r\n12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định\r\nvề thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế\r\nthu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[23] Nội\r\ndung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh tại Điều\r\nnày được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC\r\nhướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá\r\nnhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa\r\nđổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số\r\nđiều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NQ-CP ngày\r\n12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định\r\nvề thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế\r\nthu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[24] Nội\r\ndung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh tại Điều\r\nnày được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC\r\nhướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá\r\nnhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa\r\nđổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số\r\nđiều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày\r\n12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định\r\nvề thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế\r\nthu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[25] Nội\r\ndung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh tại Điều\r\nnày được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC\r\nhướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá\r\nnhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa\r\nđổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số\r\nđiều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày\r\n12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định\r\nvề thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế\r\nthu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[26] Điểm\r\nnày được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số\r\n92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá\r\nnhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số\r\nnội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi,\r\nbổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số\r\n12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa các Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp\r\ndụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[27] Nội\r\ndung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh tại Điều\r\nnày được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC\r\nhướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá\r\nnhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa\r\nđổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số\r\nđiều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày\r\n12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định\r\nvề thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế\r\nthu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[28] Khoản\r\nnày được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số\r\n92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá\r\nnhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số\r\nnội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi,\r\nbổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số\r\n12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa các Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp\r\ndụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[29] Nội\r\ndung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh tai Điều\r\nnày được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC\r\nhướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá\r\nnhân cư trú có hoạt động kinh doanh, hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa\r\nđổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số\r\nđiều của các Luật về thuế số 71/2011/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày\r\n12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định\r\nvề thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế\r\nthu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[30] Nội\r\ndung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh tại khoản\r\nnày được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC\r\nhướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá\r\nnhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa\r\nđổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số\r\nđiều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày\r\n12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định\r\nvề thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế\r\nthu nhập cá nhìn từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[31] Cụm\r\ntừ “công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện” được bãi bỏ theo quy định tại Điều\r\n15 Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế\r\nthu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực\r\nhiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại\r\nLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị\r\nđịnh số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành\r\nLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của các Nghị định về thuế, cò hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015\r\nvà áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[32] Nội\r\ndung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh tại khoản\r\nnày được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC\r\nhướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá\r\nnhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa\r\nđổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số\r\nđiều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày\r\n12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định\r\nvề thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế\r\nthu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[33] Nội\r\ndung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh tại Điều\r\nnày được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng\r\ndẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư\r\ntrú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ\r\nsung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày\r\n12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định\r\nvề thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế\r\nthu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[34] Nội\r\ndung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh tại Điều\r\nnày được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC\r\nhướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá\r\nnhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa\r\nđổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số\r\nđiều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày\r\n12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định\r\nvề thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế\r\nthu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[35] Nội\r\ndung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh tại Điều\r\nnày được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC\r\nhướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá\r\nnhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa\r\nđổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số\r\nđiều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày\r\n12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định\r\nvề thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế\r\nthu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[36] Nội\r\ndung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh tại Điều\r\nnày được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC\r\nhướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá\r\nnhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa\r\nđổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số\r\nđiều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày\r\n12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một\r\nsố điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định\r\nvề thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế\r\nthu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n[37] Điểm\r\nnày được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 79/2022/TT-BTC\r\nsửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành, có\r\nhiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
\r\n\r\n38 Nội dung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh\r\ntại Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Thông tư\r\nsố 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối\r\nvới cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một\r\nsố nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi,\r\nbổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số\r\n12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của\r\ncác Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm\r\n2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n39 Nội dung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá\r\nnhân kinh doanh tại Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Thông\r\ntư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập\r\ncá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng\r\ndẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại\r\nLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế\r\nsố 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy\r\nđịnh chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế\r\nvà sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm\r\n2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm\r\n2015 trở đi.
\r\n\r\n40 Nội dung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh\r\ntại Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế\r\nthu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng\r\ndẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định\r\ntại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và\r\nNghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết\r\nthi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế, có hiệu\r\nlực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ\r\nnăm 2015 trở đi.
\r\n\r\n41 Nội dung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với\r\ncá nhân kinh doanh tại Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25\r\nThông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng\r\nvà thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh\r\ndoanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ\r\nsung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ\r\nsung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số\r\n12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi\r\nhành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế\r\nvà sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về\r\nthuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế\r\nthu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n42 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 15 Thông tư số\r\n92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và\r\nthuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn\r\nthực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định\r\ntại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số\r\n71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của\r\nChính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ\r\nsung một số điều của các Luật về thuế và sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của các\r\nNghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ\r\ntính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n43 Nội dung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với\r\ncá nhân kinh doanh tại Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25\r\nThông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế\r\nthu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn\r\nthực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định\r\ntại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và\r\nNghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi\r\nhành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ\r\nsung một số điều của các Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ\r\nngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015\r\ntrở đi.
\r\n\r\n44 Nội dung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với\r\ncá nhân kinh doanh tại Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25\r\nThông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế\r\nthu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng\r\ndẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định\r\ntại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và\r\nNghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi\r\ntiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế\r\nvà sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế, có\r\nhiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính\r\nthuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n45 Nội dung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh\r\ntại Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Thông tư số\r\n92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá\r\nnhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số\r\nnội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật\r\nsửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và\r\nNghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành\r\nLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ\r\nsung một số điều của các Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ\r\nngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu\r\nnhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n46 Nội dung liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với\r\ncá nhân kinh doanh tại Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 25\r\nThông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế\r\nthu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh;\r\nhướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân\r\nquy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số\r\n71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của\r\nChính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của\r\ncác Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế, có\r\nhiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ\r\ntính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n47 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 16 Thông\r\ntư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu\r\nnhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng\r\ndẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập\r\ncá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật\r\nvề thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP\r\nngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ\r\nsung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định\r\nvề thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng\r\ncho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n48 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 16\r\nThông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị\r\ngia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh;\r\nhướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân\r\nquy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật\r\nvề thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP\r\nngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ\r\nsung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị\r\nđịnh về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính\r\nthuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n49 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 17 Thông tư\r\nsố 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá\r\nnhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh\r\ndoanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu\r\nnhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số\r\n71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định\r\nchi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế\r\nvà sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế, có\r\nhiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá\r\nnhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n50 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh, hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về\r\nthuế thu nhập\r\ncá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của\r\ncác Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi
\r\n\r\n51 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều\r\n19 Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực\r\nhiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với\r\ncá nhân cư trú có hoạt\r\nđộng kinh doanh; hướng dẫn\r\nthực hiện một số nội dung sửa\r\nđổi, bổ sung về thuế thu\r\nnhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP\r\nngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định\r\nchi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của\r\ncác Luật về thuế và sửa đổi,\r\nbổ sung một số điều của\r\ncác Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm\r\n2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm\r\n2015 trở đi.
\r\n\r\n52 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư\r\nsố 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế\r\ngiá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động\r\nkinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ\r\nsung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ\r\nsung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số\r\n12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi\r\nhành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế, có\r\nhiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng\r\ncho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n53 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại điểm n khoản 4 Điều 87 Thông tư\r\nsố 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị\r\nđịnh số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một\r\nsố điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày\r\n01 tháng 01 năm 2022.
\r\n\r\n54 Tiết này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại\r\nkhoản 1 Điều 20 Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá\r\ntrị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có\r\nhoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ\r\nsung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ\r\nsung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của\r\nChính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các\r\nLuật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về\r\nthuế, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ\r\ntính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n55 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 20\r\nThông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị\r\ngia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú\r\ncó hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi,\r\nbổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ\r\nsung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NQ-CP\r\nngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi\r\nhành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế, có\r\nhiệu lực kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá\r\nnhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\n56 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại điểm n khoản 4 Điều 87\r\nThông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản\r\nlý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ\r\nquy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực\r\nkể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
\r\n\r\n57 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm n\r\nkhoản 4 Điều 87 Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi\r\nhành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định\r\nsố 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ\r\nquy định chi tiết một số điều\r\ncủa Luật Quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
\r\n\r\n58 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm n khoản 4 Điều\r\n87 Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một\r\nsố điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP\r\nngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm\r\n2022.
\r\n\r\n59 Điểm này được bãi\r\nbỏ theo quy định tại điểm n khoản 4\r\nĐiều 87 Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi\r\nhành một số điều của Luật Quản\r\nlý thuế và Nghị định\r\nsố 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy\r\nđịnh chi tiết một số điều\r\ncủa Luật Quản lý thuế, có hiệu lực\r\nkể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
\r\n\r\n60 Điểm này được bãi\r\nbỏ theo quy định tại điểm n khoản 4\r\nĐiều 87 Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của\r\nLuật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10\r\nnăm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một\r\nsố điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
\r\n\r\n61 Điểm này được bãi\r\nbỏ theo quy định tại điểm n khoản 4\r\nĐiều 87 Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của\r\nLuật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10\r\nnăm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một\r\nsố điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
\r\n\r\n62 Tiết này được bãi bỏ theo quy định tại điểm n khoản 4 Điều\r\n87 Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều\r\ncủa Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19\r\ntháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu\r\nlực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
\r\n\r\n63 Tiết này được bãi bỏ theo quy định tại điểm n khoản 4 Điều\r\n87 Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều\r\ncủa Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19\r\ntháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu\r\nlực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
\r\n\r\n64 Tiết này được bãi bỏ theo quy định tại điểm n khoản 4 Điều\r\n87 Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều\r\ncủa Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19\r\ntháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu\r\nlực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
\r\n\r\n65 Tiết này được bãi bỏ theo quy định tại điểm n khoản 4 Điều\r\n87 Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều\r\ncủa Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19\r\ntháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu\r\nlực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
\r\n\r\n66 Tiết này được bãi bỏ theo quy định tại điểm n khoản 4 Điều\r\n87 Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều\r\ncủa Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19\r\ntháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu\r\nlực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
\r\n\r\n67 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại điểm n khoản 4\r\nĐiều 87 Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của\r\nLuật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của\r\nChính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có\r\nhiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
\r\n\r\n68 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại điểm n khoản 4 Điều\r\n87 Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý\r\nthuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm\r\n2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý\r\nthuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm\r\n2022.
\r\n\r\n69 Điều 7 Thông tư số\r\n119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC\r\nngày 06/11/2013, Thông tư số\r\n111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013,\r\nThông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày\r\n17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ\r\nTài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế, có\r\nhiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2014 quy định như sau:
\r\n\r\n“Điều 7. Hiệu lực thi hành
\r\n\r\n1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2014.
\r\n\r\nĐối với những trường hợp thực hiện thủ tục, biểu mẫu\r\ntheo các Thông tư quy định tại khoản 2 Điều này mà doanh nghiệp cần thời gian chuẩn bị thì doanh nghiệp\r\nđược chủ động lựa chọn thủ tục, biểu mẫu theo quy định hiện hành và theo\r\nquy định sửa đổi, bổ sung để tiếp\r\ntục thực hiện đến hết 31/10/2014\r\nmà không cần thông báo, đăng\r\nký với cơ quan thuế. Tổng cục Thuế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện\r\nquy định này.
\r\n\r\n2. Bãi bỏ các hướng\r\ndẫn, mẫu biểu tại các Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông\r\ntư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số\r\n78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ tại Thông tư này.
\r\n\r\n3. Các thủ tục hành chính về thuế khác không được hướng dẫn tại Thông tư này tiếp\r\ntục thực hiện theo các văn\r\nbản pháp luật hiện hành.
\r\n\r\nTrong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cơ sở kinh doanh\r\nphản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để được nghiên cứu giải quyết./. ”
\r\n\r\n- Điều 22, Điều 24, Điều 25 Thông tư số 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi\r\nhành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2014 quy định\r\nnhư sau:
\r\n\r\n“Điều 22. Hiệu lực thi hành
\r\n\r\nThông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng\r\n11 năm 2014.
\r\n\r\nRiêng quy định tại Chương I Thông tư này áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm\r\n2014.”
\r\n\r\nĐiều 24. Tạm thời chưa thực hiện truy\r\nthu thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả trường hợp đã ban hành Quyết định xử lý truy thu\r\nthuế hoặc doanh nghiệp đang\r\ntrong thời gian xử lý khiếu nại) đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy\r\nnghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường nhưng chưa đáp ứng theo Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện\r\nxã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục\r\nđào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa,\r\nthể thao, môi trường do Thủ tướng Chính phủ quy\r\nđịnh cho đến khi có hướng dẫn mới của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
\r\n\r\nĐiều 25. Trách nhiệm thi hành
\r\n\r\n1. Ủy\r\nban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
\r\n\r\n2. Cơ quan thuế các cấp có\r\ntrách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân\r\nthực hiện theo nội dung Thông tư này.
\r\n\r\n3. Tổ chức thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
\r\n\r\nTrong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân\r\nphản ánh kịp thời về Bộ Tài\r\nchính để nghiên cứu giải quyết./.
\r\n\r\n- Điều 25 Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia\r\ntăng và thuế thu nhập cá nhân đối với\r\ncá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật\r\nvề thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật\r\nsửa đổi, bổ sung một số điều của các\r\nLuật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của\r\ncác Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 30\r\ntháng 7 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi quy định như sau:
\r\n\r\n“Điều 25. Hiệu lực thi hành
\r\n\r\n1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 07 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.
\r\n\r\nCác hướng dẫn\r\nvề cá nhân kinh doanh nộp thuế\r\ntheo phương pháp khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì áp dụng cho kỳ tính\r\nthuế từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
\r\n\r\n2. Trường\r\nhợp cá nhân có phát sinh hợp đồng thuế trong nhiều năm và đã khai thuế, nộp thuế theo quy định trước đây thì không\r\nđiều chỉnh lại đối với số thuế đã khai, đã nộp.
\r\n\r\n3. Trường\r\nhợp cá nhân chuyển nhượng\r\nbất động sản đã nộp hồ sơ làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản hoặc hồ sơ khai thuế trước ngày 01\r\ntháng 01 năm 2015 áp dụng thuế suất 25% nhưng đến\r\nngày 31 tháng 12 năm 2014 cơ quan thuế chưa có thông báo nộp thuế thì cá nhân được khai điều chỉnh theo thuế suất 2%\r\nnếu có yêu cầu.
\r\n\r\n4. Bãi bỏ tiết b.2.2, tiết b.2.3 và tiết b.2.4 điểm b khoản 1 Điều 16; bãi bỏ Điều 22 Thông tư số 156/2013/TT-BTC\r\nngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản\r\nlý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.
\r\n\r\n5. Bãi bỏ các nội dung liên quan đến thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại\r\nĐiều 16 và Điều 21 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
\r\n\r\n6. Bãi bỏ các nội dung liên quan\r\nđến thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại\r\nĐiều 7, Điều 8, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số\r\nđiều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
\r\n\r\n7. Bãi\r\nbỏ điểm d khoản 6 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về\r\nthuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập từ trúng thưởng trong casino.
\r\n\r\n8. Đối với mức thuế khoán đang thực hiện của năm 2015, chậm nhất là ngày 30/8/2015 Chi cục Thuế thực hiện:\r\nniêm yết công khai Danh sách hộ\r\nkinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, Danh sách\r\nhộ khoán và mức thuế phải nộp tại bộ phận một cửa của Chi cục Thuế và Ủy ban nhân dân quận, huyện và tại cửa,\r\ncổng hoặc địa điểm thích hợp của: trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, trụ sở Đội thuế, Ban quản lý chợ;...\r\n; gửi tài liệu niêm yết công khai như nêu trên đến Hội đồng nhân dân và Mặt trận tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị\r\ntrấn; đồng thời gửi Bảng công khai theo mẫu số 01/CKTT-CNKD ban hành kèm theo Thông\r\ntư này tới từng cá nhân kinh doanh. Bảng công khai theo mẫu số 01/CKTT-CNKD được lập theo hướng dẫn tại tiết a.1 điểm a khoản 9 Điều 6 Thông tư này.
\r\n\r\nTrong quá trình thực hiện, nếu có vướng\r\nmắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục\r\nThuế) để nghiên cứu giải quyết./.”
\r\n\r\n- Điều 5 Thông tư số 25/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 146/2017/NĐ-CP\r\nngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của\r\nThông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính, Thông tư\r\nsố 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2018 quy định như sau:
\r\n\r\n“Điều 5. Hiệu lực thi hành
\r\n\r\n1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2018.
\r\n\r\n2. Các trường hợp phát sinh từ ngày 01/02/2018, chịu sự Điều chỉnh của Nghị\r\nđịnh 146/2017/NĐ-CP được thực hiện theo quy định tụi Nghị định 146/2017/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 1, Điều 2, Khoản 2, 3, 4 Điều 3 Thông tư này.
\r\n\r\n3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.”
\r\n\r\n- Điều 87, Điều 88, Điều 89 Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành\r\nmột số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng\r\n10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có\r\nhiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm\r\n2022 quy định như sau:
\r\n\r\nĐiều 87. Hiệu lực thi hành
\r\n\r\n1. Thông tư này có\r\nhiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
\r\n\r\n2. Mẫu\r\nbiểu hồ sơ khai thuế\r\nquy định tại Thông tư này được áp dụng đối với các kỳ tính thuế bắt đầu từ ngày 01/01/2022 trở đi. Đối với khai quyết toán thuế của kỳ\r\ntính thuế năm 2021 cũng được áp dụng theo mẫu biểu hồ sơ quy định tại Thông tư này.
\r\n\r\n3. Thông tư này bãi bỏ:
\r\n\r\na) Thông tư số 156/2013/T7-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản\r\nlý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ;
\r\n\r\nb) Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính\r\nhướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng;
\r\n\r\nc) Thông tư số 31/2017/TT-BTC ngày 18/4/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng;
\r\n\r\nd) Thông tư số 208/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về hoạt động của hội đồng\r\ntư vấn thuế xã, phường, thị trấn;
\r\n\r\nđ) Thông tư số 71/2010/TT-BTC ngày 07/5/2010 của Bộ Tài\r\nchính hướng dẫn ấn định thuế đối với\r\ncơ sở kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn\r\nmáy ghi giá bán xe ôtô, xe hai bánh gắn máy trên hóa đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch thông thường\r\ntrên thị trường;
\r\n\r\ne) Thông tư số 06/2017/TT-BTC ngày 20/01/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 34a Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản\r\nlý thuế (đã được bổ sung tại Khoản 10 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC);
\r\n\r\ng) Thông tư số 79/2017/TT-BTC ngày 01/8/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung tiết b1 Điểm b Khoản 4 Điều 48 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản\r\nlý thuế.
\r\n\r\n4. Thông tư này bãi bỏ nội dung tại các Thông tư sau:
\r\n\r\na) Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông\r\ntư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/7T-BTC, 08/201 3/TT-BTC,\r\n85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế;
\r\n\r\nb) Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều\r\n20, Điều 21 Chương IV Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014\r\ncủa Bộ Tài chính hướng\r\ndẫn thi hành nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm\r\n2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế;
\r\n\r\nc) Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ\r\nTài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết\r\nthi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các\r\nLuật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị\r\nđịnh về thuế và sửa đổi,\r\nbổ sung một số Điều của Thông tư số\r\n39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của bộ tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
\r\n\r\nd) Điều 17, Khoản 3 Điều 18 Thông tư số 84/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài\r\nchính về hướng dẫn thủ tục thu nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế và thu nội địa;
\r\n\r\nđ) Điều 3 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính\r\nhướng dẫn nghị định số 100/2016/NĐ-CP\r\nngày 01 tháng 7 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế\r\ngiá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế;
\r\n\r\ne) Điều 3, Điều 4, Điều 12, Điều 20 và Điều 23 Thông tư số 36/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 của\r\nBộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm\r\nkiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí;
\r\n\r\ng) Điều 4, Điều 25 và Điều 26 Thông tư số 176/2014/TT-BTC ngày 17/11/2014 của\r\nBộ Tài chính hướng dẫn về\r\nthuế đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí của Liên doanh Việt-Nga\r\n“Vietsovpetro” từ lô\r\n09-1 theo Hiệp định 2010 và Nghị định thư 2013;
\r\n\r\nh) Điều 3, Điều 4, điểm b khoản 1 Điều 7 và điểm c, d, đ khoản 2 Điều\r\n7 Thông tư số 22/2010/TT-BTC ngày\r\n12/02/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 100/2009/NĐ-CP ngày 03/11/2009 của Chính phủ quy định thu phụ thu đối với phần dầu lãi được chia của nhà thầu dầu khí khi giá dầu thô biến động tăng;
\r\n\r\ni) Khoản 2, khoản 3, khoản 4 Mục II Phần B và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Mục IV Phần B Thông tư\r\nsố 56/2008/TT-BTC ngày\r\n23/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kê khai, nộp và quyết toán các khoản thu của Nhà nước quy định\r\ntại Điều 18 Quy chế quản lý tài chính của Công\r\nty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 142/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 của\r\nChính phủ.
\r\n\r\nk) Điểm a, điểm b Khoản 1\r\nĐiều 21 Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính\r\nquy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài,\r\nngười Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh (đã được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 15 Điều 1 Thông tư số 92/2014/TT-BTC ngày\r\n31/12/2019 của Bộ Tài chính) về hồ sơ đề nghị thanh toán, hoàn trả đối với ngân hàng là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng;
\r\n\r\nl) Khoản\r\n2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 206/2014/TTLT/BTC-BQP ngày 24/12/2014 của Bộ Tài\r\nchính và Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện khai, nộp thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước đối với các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ\r\nQuốc phòng;
\r\n\r\nm) Điểm b khoản 2 Mục II Thông tư liên tịch số 85/2005/TTLT/BTC-BCA ngày 26/09/2005 giữa Bộ Tài chính và Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ của các đơn vị thuộc Bộ Công an;
\r\n\r\nn) Điều 5; Điều 6; Điều 24; khoản 1, các điểm a, b, c, d, d, e.3, e.4, e.5, e.6,\r\ne.7 khoản 2, khoản 7, khoản 8 Điều\r\n26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế\r\nthu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và\r\nNghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ\r\nquy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều\r\ncủa Luật Thuế thu nhập cá nhân.
\r\n\r\no) Khoản 1,\r\nkhoản 2, các điểm a.1,\r\na.2, a.3, a.4, b, c, d, đ\r\nkhoản 3, khoản 4, các\r\nđiểm b, c, d, đ khoản 6 Điều 21; Điều 22;\r\nĐiều 23; Điều 24; Phụ lục 02 và mẫu biểu Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn\r\nthực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với\r\ncá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi,\r\nbổ sung về thuế thu nhập cá\r\nnhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/201 5 của Chính phủ quy định\r\nchi tiết thi hành Luật sửa\r\nđổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của\r\ncác Nghị định về thuế.
\r\n\r\n5. Việc đăng ký, kê khai, nộp thuế đối với nhà cung cấp ở nước ngoài quy định tại\r\nĐiều 76, Điều 77, Điều 78 và Điều 79\r\nThông tư này được thực hiện kể từ thời điểm có thông báo của Tổng cục Thuế về hệ thống đăng ký, kê khai, nộp thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài trên Cổng Thông tin điện tử đi vào hoạt động.
\r\n\r\n6. Các văn bản\r\nquy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo các\r\nvăn bản mới đó.
\r\n\r\nĐiều 88. Quy định chuyển tiếp
\r\n\r\n1. Quyết định gia hạn nộp thuế, Quyết định nộp dần tiền thuế nợ,\r\nThông báo chấp nhận không tính tiền chậm nộp đã ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực được thực hiện đến hết thời gian ghi trên Quyết định, Thông báo.
\r\n\r\n2. Các khoản nộp thừa của người nộp thuế theo quy định tại Điều 26\r\nThông tư này (bao gồm\r\ncả các khoản phát sinh trước thời điểm Thông tư có hiệu lực), cơ quan thuế thực hiện các thủ tục xử lý không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa\r\ntheo quy định tại Điều 26 Thông tư này.
\r\n\r\n3. Đối với cá nhân nộp hồ sơ khai thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động\r\nsản thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tiếp tục thực hiện\r\ntheo hướng dẫn tại khoản 11 Điều 2 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ và khoản 5 Điều\r\n21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC\r\nngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính.
\r\n\r\n4. Đối với các nhà máy thủy điện đã được Bộ Tài chính hướng dẫn tỷ lệ phân bổ nghĩa vụ thuế trước khi Thông tư này có hiệu\r\nlực thì tiếp tục thực hiện\r\ntheo nội dung đã hướng dẫn của Bộ Tài\r\nchính.
\r\n\r\n5. Đối với người nộp thuế kinh\r\ndoanh dịch vụ viễn thông có chi nhánh hạch toán phụ thuộc ở tỉnh\r\nkhác với nơi đóng trụ sở chính cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu\r\nsố 01/GTGT, phụ lục bảng phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi được hưởng nguồn thu theo mẫu số 01-6/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản\r\nlý trực tiếp.
\r\n\r\nĐiều 89. Trách nhiệm thi hành
\r\n\r\n1. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, người nộp thuế thực hiện\r\ntheo nội dung Thông tư\r\nnày.
\r\n\r\n2. Tổ chức, cá\r\nnhân, người nộp thuế\r\nthuộc đối tượng điều chỉnh của Thông\r\ntư này thực hiện đầy đủ các hướng dẫn tại Thông tư này.
\r\n\r\nTrong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để được giải quyết kịp thời./.”
\r\n\r\n- Điều 4 Thông tư số 79/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung\r\nmột số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 quy định như sau:
\r\n\r\n"Điều 4. Hiệu lực thi hành
\r\n\r\n1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023
\r\n\r\n2. Chánh Văn phòng Bộ Tài\r\nchính, Tổng cục trưởng\r\nTổng cục Hải quan, Tổng\r\ncục trưởng Tổng cục Thuế, Thủ\r\ntrưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ\r\nTài chính và các tổ chức, cá nhân có\r\nliên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
\r\n\r\n70 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 151/2014/TT-BTC\r\nhướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014\r\ncủa Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định\r\nquy định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2014.
\r\n\r\nFile gốc của Văn bản hợp nhất 2/VBHN-BTC năm 2024 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi và Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Văn bản hợp nhất 2/VBHN-BTC năm 2024 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi và Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 2/VBHN-BTC |
Loại văn bản | Văn bản hợp nhất |
Người ký | Cao Anh Tuấn |
Ngày ban hành | 2024-01-04 |
Ngày hiệu lực | 2024-01-04 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Còn hiệu lực |