BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 276/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2020 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); | BỘ TRƯỞNG |
MỞ RỘNG CƠ SỞ THUẾ VÀ CHỐNG XÓI MÒN NGUỒN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 276/QĐ-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Để hoàn thiện chính sách và quản lý thu theo hướng bao quát các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, áp dụng mức thuế suất hợp lý trên nguyên tắc đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam so với khu vực và thế giới; đảm bảo tính công bằng, trung lập của chính sách thuế, không để xảy ra tình trạng lạm thu hay gia tăng gánh nặng thuế đối với người nộp thuế.
4. Giải pháp chủ yếu của đề án
(i) Tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý thuế nhằm thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế, giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, duy trì mục tiêu Việt Nam là một trong bốn nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế. Nội dung cơ bản gồm:
- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính đảm bảo đồng bộ, công khai, minh bạch.
- Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong các khâu của công tác quản lý thuế.
(ii) Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đáp ứng nhu cầu theo từng nhóm người nộp thuế. Dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế thực hiện thủ tục hành chính thuế được thực hiện chủ yếu bằng hình thức điện tử trực tuyến, tập trung thống nhất trong hệ thống cơ quan thuế. Nội dung cơ bản gồm:
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ người nộp thuế như hỗ trợ trực tuyến, một cửa điện tử.
- Tăng cường giám sát, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người nộp thuế tại cơ quan thuế các cấp.
- Nâng cao mức độ hài lòng của người nộp thuế.
(iii) Tăng cường đổi mới công tác đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và kế toán thuế. Nội dung cơ bản gồm:
- Phát triển cơ sở dữ liệu người nộp thuế về đăng ký thuế, khai thuế, khấu trừ thuế, nộp thuế, hoàn thuế trên cơ sở thực hiện qua phương thức điện tử.
(iv) Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo hướng:
- Kịp thời phát hiện và xử lý người nộp thuế chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời vào ngân sách nhà nước, phù hợp với pháp luật thuế.
- Xây dựng chỉ tiêu thu nợ thuế làm căn cứ chỉ đạo, điều hành và là tiêu chí đánh giá công tác quản lý nợ.
- Hạn chế nợ mới phát sinh, phấn đấu nợ có khả năng thu đến thời điểm 31/12 hàng năm không vượt quá 3% so với thực hiện thu ngân sách nhà nước của năm đó.
- Nghiên cứu xây dựng phương pháp dự báo số nợ thuế và dự báo ảnh hưởng của sự thay đổi nhân tố bên ngoài tới số nợ thuế của người nộp thuế.
- Chú trọng nâng cao kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong một số lĩnh vực giá chuyển nhượng, kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số.
- Áp dụng quản lý rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra. Thực hiện thanh tra điện tử, tạo thuận lợi hơn cho người nộp thuế và rút ngắn thời gian thanh tra.
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành trong trao đổi, nắm bắt thông tin, phát hiện kịp thời các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế để thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
- Sắp xếp tổ chức bộ máy của Tổng cục Thuế, các Cục Thuế, thực hiện hợp nhất Chi cục Thuế thành Chi cục Thuế khu vực.
- Đội ngũ công chức chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của công chức thuế.
b) Hoàn thiện cơ chế, chính sách về hóa đơn, chứng từ
(ii) Sớm hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, kết nối, đồng bộ giữa cơ quan thuế và người nộp thuế đảm bảo yêu cầu công tác quản lý điện tử phù hợp với việc sử dụng hóa đơn điện tử toàn diện.
- Sơ kết tình hình thực hiện Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ để đánh giá tác động, nghiên cứu sửa đổi bổ sung các quy định tại Nghị định để trình Chính phủ sửa đổi khoản 3 Điều 8, trên cơ sở đó tổng hợp đánh giá trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về giao dịch liên kết đảm bảo phù hợp với Luật Quản lý thuế sửa đổi và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.
- Nghiên cứu khả năng tham gia diễn đàn chống chuyển giá để sửa đổi các Hiệp định thuế đã ký trước đây (20 - 25 năm) có các nội dung không còn phù hợp.
- Rà soát lại thông tin để phản ánh đầy đủ hơn đối với nội dung khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tại hành động số 4 về chống xói mòn nguồn thu, chuyển lợi nhuận thông qua chi phí lãi vay và các giao dịch tài chính có tính chất tương tự. Xây dựng giải pháp giải quyết hiệu quả đối với vấn đề xói mòn cơ sở tính thuế thông qua chi phí lãi vay.
- Xây dựng cơ chế đơn giản hóa tuân thủ kê khai xác định giá giao dịch liên kết, phù hợp với cơ chế quản lý theo rủi ro để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế và đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính thuế.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng sự minh bạch của hệ thống thuế... cùng với đó là đẩy mạnh nghiên cứu, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, trốn thuế, vốn mỏng... từ đó, tạo môi trường thông thoáng, bình đẳng nhưng cũng chặt chẽ để sớm phát hiện và hạn chế tình trạng chuyển giá.
d) Về chính sách thuế
(ii) Xây dựng các Luật và lộ trình sửa đổi: Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế bảo vệ môi trường giai đoạn 2021 - 2025. Nghiên cứu sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thu ngân sách nhà nước liên quan đến đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài sản công.
đ) Rà soát hệ thống văn bản pháp luật trong quản lý thuế, ngân sách nhà nước để đảm bảo đồng bộ với các luật khác liên quan đến chuyên ngành thuế như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật chứng khoán, Luật tài nguyên môi trường..., tạo điều kiện cho doanh nghiệp có sự bình đẳng trong công tác nộp thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, giám sát thu thuế.
a) Giao Tổng cục Thuế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai các nhiệm vụ thực hiện Đề án trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025 nêu tại Phụ lục kèm theo.
Mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn nguồn thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025
STT | Nội dung nhiệm vụ | Thời gian thực hiện |
I | Hoàn thiện quy định pháp luật |
|
1 | Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý thuế | 2020 |
1.1 | Các Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế: (1) Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế (2) Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/02/2017 của Chính phủ về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (3) Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (4) Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hóa đơn (5) Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan |
|
1.2 | Các Thông tư hướng dẫn: (1) Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế (2) Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế (3) Thông tư hướng dẫn việc áp dụng thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế trong quản lý thuế (APA) (4) Thông tư hướng dẫn thuế, quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong đó có các chương riêng quy định về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh lớn (có quy mô bằng doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ) theo quy định mới của Luật Quản lý thuế và các Luật thuế hiện hành (5) Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (6) Thông tư hướng dẫn quản lý rủi ro trong quản lý thuế (7) Thông tư hướng dẫn về tem điện tử (8) Thông tư hướng dẫn về dịch vụ làm thủ tục về thuế (9) Thông tư hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục, quy trình khoanh nợ, xóa nợ tiền phạt, tiền chậm nộp |
|
2 | Hoàn thiện cơ chế, chính sách về hóa đơn điện tử. | 2020 |
3 | Quy định chuẩn hóa về hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, phù hợp với thông lệ quốc tế. | 2020 |
4 | Rà soát hệ thống văn bản pháp luật trong quản lý thuế, ngân sách nhà nước để đảm bảo đồng bộ với các luật khác liên quan đến chuyên ngành thuế. | 2020-2022 |
II | Tăng cường công tác quản lý |
|
1 | Nghiên cứu xây dựng thực hiện Đề án về quy trình thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở quản lý rủi ro, tạo thuận lợi hơn cho người nộp thuế và rút ngắn thời gian thanh tra. | 2020-2021 |
2 | Xây dựng giải pháp giải quyết hiệu quả đối với vấn đề xói mòn cơ sở tính thuế thông qua chi phí lãi vay. | 2020 |
3 | Xây dựng cơ chế đơn giản hóa tuân thủ kê khai xác định giá giao dịch liên kết, phù hợp với cơ chế quản lý theo rủi ro. | 2020 |
4 | Tiếp tục thực hiện giải pháp chống thất thu đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh. | 2020-2022 |
5 | Xây dựng quy trình đăng ký, kê khai, nộp thuế đối với nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số phát sinh thu nhập tại Việt Nam. | 2020 |
6 | Kết nối, trao đổi dữ liệu và phối hợp với các Bộ ngành liên quan trong công tác quản lý thuế để giúp cơ quan thuế thống nhất quản lý nhà nước và quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. | 2020-2022 |
7 | Nghiên cứu kết nối và trao đổi thông tin tự động giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan. | 2020-2022 |
8 | Duy trì và mở rộng hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin để triển khai, áp dụng, hướng dẫn người nộp thuế thực hiện các giao dịch với cơ quan thuế theo phương thức điện tử từ khâu đăng ký thuế, cấp mã số thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, hóa đơn điện tử... Hoàn thiện quy định về quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng, khai thác nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, tiên tiến. | 2020-2022 |
9 | Thực hiện kế hoạch tham gia triển khai chương trình BEPS (chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận) ở cấp quốc gia. | 2020-2022 |
10 | Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thuế, tập huấn các kỹ năng khai thác, tìm kiếm, truy tìm và thu thập thông tin trên mạng cho cán bộ thuế. | 2020-2022 |
11 | Nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp về những rủi ro, thách thức mà xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) gây ra. | 2020-2022 |
12 | Tăng cường hợp tác quốc tế để xử lý vấn đề chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia đối với việc chuyển giá qua biên giới cần có sự hợp tác của các nước liên quan. | 2020-2022 |
13 | Tăng cường hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) bởi các biện pháp đơn phương và song phương không khả thi do số lượng các công ty đa quốc gia ngày càng tăng, quy mô lớn và giao dịch phức tạp, cải cách hệ thống thuế theo hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. | 2020-2022 |
File gốc của Quyết định 276/QĐ-BTC năm 2020 về phê duyệt, tổ chức thực hiện giải pháp liên quan đến công tác quản lý thuế tại Đề án Mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn nguồn thu ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 276/QĐ-BTC năm 2020 về phê duyệt, tổ chức thực hiện giải pháp liên quan đến công tác quản lý thuế tại Đề án Mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn nguồn thu ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 276/QĐ-BTC |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Đinh Tiến Dũng |
Ngày ban hành | 2020-02-28 |
Ngày hiệu lực | 2020-02-28 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Còn hiệu lực |