\r\n TỔNG\r\n CỤC THUẾ | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n \r\n | \r\n\r\n Hà\r\n Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2019 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Kính\r\ngửi: Công ty CP Eurowindow
\r\n(Địa chỉ: Số 2 Tôn Thất Tùng, Phường\r\nTrung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội; MST: 2500217526)
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn\r\nsố 1402/2019/EW ngày 31/7/2019 của Công ty CP Eurowindow (sau đây gọi là Công\r\nty) vướng mắc về hóa đơn điện tử, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
\r\n\r\n1. Nội dung trên\r\nhóa đơn điện tử không có số lượng và đơn giá.
\r\n\r\n- Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BTC\r\nngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng\r\nhoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hướng dẫn như sau:
\r\n\r\n+ Tại Điều 6 quy định về nội dung của\r\nhóa đơn điện tử:
\r\n\r\n“1. Hóa đơn điện tử phải có các nội\r\ndung sau:
\r\n\r\na) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn,\r\nký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn;
\r\n\r\nKý hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số\r\nthứ tự trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số\r\n153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính
\r\n\r\nb) Tên, địa chỉ, mã số thuế của\r\nngười bán;
\r\n\r\nc) Tên, địa chỉ mã số thuế của người\r\nmua;
\r\n\r\nd) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị\r\ntính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
\r\n\r\n…
\r\n\r\n2.Một số trường hợp hóa đơn điện tử\r\nkhông có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ\r\nTài chính”.
\r\n\r\n- Căn cứ Nghị định số 119/2018/NĐ-CP\r\nngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung\r\ncấp dịch vụ:
\r\n\r\n+ Tại Khoản 1 Điều 6. Nội dung của\r\nhóa đơn điện tử
\r\n\r\n“1. Hóa đơn điện tử có các nội\r\ndung sau:
\r\n\r\na) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn,\r\nký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
\r\n\r\nb) Tên, địa chỉ, mã số thuế của\r\nngười bán;
\r\n\r\nc) Tên, địa chỉ, mã số thuế của\r\nngười mua (nếu người mua có mã số thuế);
\r\n\r\nd) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn\r\ngiá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế\r\ngiá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất,\r\ntổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị\r\ngia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;
\r\n\r\nđ) Tổng số tiền thanh toán;
\r\n\r\ne) Chữ ký số, chữ ký điện tử của\r\nngười bán;
\r\n\r\ng) Chữ ký số, chữ ký điện tử của\r\nngười mua (nếu có);
\r\n\r\nh) Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
\r\n\r\ni) Mã của cơ quan thuế đối với hóa\r\nđơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
\r\n\r\nk) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà\r\nnước và nội dung khác liên quan (nếu có).
\r\n\r\n2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể\r\ncác nội dung hóa đơn điện tử và các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết\r\nphải có đủ những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.”
\r\n\r\nCăn cứ quy định trên, trường hợp Công\r\nty phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì trên\r\nhoá đơn điện tử phải thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định tại Khoản\r\n1 Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC và khoản 1 Điều 6 Nghị định số\r\n119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ nêu trên.
\r\n\r\n2. Miễn tiêu thức\r\n“chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua trên hoá đơn điện tử.
\r\n\r\n- Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BTC\r\nngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng\r\nhoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hướng dẫn như sau:
\r\n\r\n+ Tại Điều 6 quy định về nội dung của\r\nhóa đơn điện tử:
\r\n\r\n“1. Hóa đơn điện tử phải có các nội\r\ndung sau:
\r\n\r\na) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn,\r\nký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn;
\r\n\r\nKý hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số\r\nthứ tự trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số\r\n153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
\r\n\r\nb) Tên, địa chỉ, mã số thuế của\r\nngười bán;
\r\n\r\nc) Tên, địa chỉ, mã số thuế của\r\nngười mua;
\r\n\r\nd) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị\r\ntính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
\r\n\r\n…
\r\n\r\ne) Chữ ký điện tử theo quy định của\r\npháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử\r\ntheo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị\r\nkế toán.
\r\n\r\n…
\r\n\r\n2. Một số trường hợp hóa đơn điện\r\ntử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của\r\nBộ Tài chính”.
\r\n\r\n- Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư số\r\n39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định một số trường hợp hóa\r\nđơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc:
\r\n\r\n“Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa,\r\ndịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ\r\nký người mua; dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước;\r\nhóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự\r\nin theo hướng dẫn tại Thông tư này.”
\r\n\r\n- Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài\r\nchính tại công văn số 2402/BTC-TCT ngày 23/02/2016.
\r\n\r\n“Trường hợp người mua không phải\r\nlà đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh\r\nviệc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như: hợp đồng kinh\r\ntế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu\r\nthu,... thì người bán lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa\r\nđơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua
\r\n\r\nBộ Tài chính giao Cục Thuế xem xét\r\ntừng trường hợp phát sinh cụ thể và Điều kiện đáp ứng của doanh nghiệp để hướng\r\ndẫn việc miễn tiêu thức chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện tử.”.
\r\n\r\nCăn cứ các quy định nêu trên, trường\r\nhợp người mua không phải là đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ\r\nsơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa Công ty CP\r\nEurowindow với người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao\r\nnhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu,... thì Công ty CP Euro window lập\r\nhóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất\r\nthiết phải có chữ ký điện tử của người mua (trừ trường hợp người mua là đơn vị\r\nkế toán thỏa thuận về việc người mua ký trên hóa đơn).”
\r\n\r\n\r\n\r\n- Căn cứ Nghị định số 119/2018/NĐ-CP\r\nngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung\r\ncấp dịch vụ quy định:
\r\n\r\n+ Tại Điều 6 quy định các nội dung của\r\nhóa đơn điện tử:
\r\n\r\n"Điều 6. Nội dung của hóa đơn\r\nđiện tử
\r\n\r\n1. Hóa đơn điện tử có các nội dung\r\nsau:
\r\n\r\n…
\r\n\r\ne) Chữ ký số, chữ ký điện tử của\r\nngười bán;
\r\n\r\ng) Chữ ký số, chữ ký điện tử của\r\nngười mua (nếu có);
\r\n\r\n…
\r\n\r\n2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể\r\ncác nội dung hóa đơn điện tử và các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết\r\nphải có đủ những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
\r\n\r\n+ Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 35 quy định\r\nhiệu lực thi hành như sau:
\r\n\r\n"1. Nghị định này có hiệu lực\r\nthi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
\r\n\r\n…
\r\n\r\n3. Trong thời gian từ ngày 01\r\ntháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số\r\n51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm\r\n2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn\r\nhiệu lực thi hành.
\r\n\r\n- Căn cứ Điều 12 Thông tư số\r\n32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát\r\nhành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hướng dẫn như\r\nsau:
\r\n\r\n“Điều 12. Chuyển từ hóa đơn điện tử\r\nsang hóa đơn giấy
\r\n\r\n1. Nguyên tắc chuyển đổi
\r\n\r\nNgười bán hàng hóa được chuyển đổi\r\nhóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu\r\nhình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần. Hóa đơn điện\r\ntử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải\r\nđáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này và phải có chữ ký người đại\r\ndiện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.
\r\n\r\nNgười mua, người bán được chuyển đổi\r\nhóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo\r\nquy định của Luật Kế toán. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ\r\nlưu trữ chứng từ kế toán phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều\r\nnày.
\r\n\r\n2. Điều kiện
\r\n\r\nHóa đơn điện tử chuyển sang hóa\r\nđơn giấy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
\r\n\r\na) Phản ánh toàn vẹn nội dung của\r\nhóa đơn điện tử gốc;
\r\n\r\nb) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được\r\nchuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;
\r\n\r\nc) Có chữ ký và họ tên của người\r\nthực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
\r\n\r\n3. Giá trị pháp lý của các hóa đơn\r\nđiện tử chuyển đổi
\r\n\r\nHóa đơn điện tử chuyển đổi có giá\r\ntrị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn\r\nnguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực\r\nhiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng\r\ntừ điện tử.
\r\n\r\n4. Ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển\r\nđổi
\r\n\r\nKý hiệu riêng trên hóa đơn chuyển\r\nđổi từ hoá đơn điện tử sang hóa đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau:\r\ndòng chữ phân biệt giữa hóa đơn chuyển đổi và hóa đơn điện tử gốc - hóa đơn nguồn\r\n(ghi rõ “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”); họ và tên, chữ ký của người\r\nđược thực hiện chuyển đổi; thời gian thực hiện chuyển đổi.”
\r\n\r\n- Thực hiện theo công văn số\r\n3501/TCT-CS ngày 04/9/2019 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về trường hợp chuyển đổi\r\nhóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
\r\n\r\nCăn cứ quy định trên, trường hợp Công\r\nty chuyển đổi hoá đơn điện tử (gọi tắt là HĐĐT) sang hóa đơn giấy để chứng minh\r\nxuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi (01)\r\nlần thì HĐĐT chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng\r\nhóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2,3,4 Điều 12 Thông tư số\r\n32/2011/TT-BTC và phải có chữ ký người đại diện pháp luật của người bán, dấu của\r\nngười bán.
\r\n\r\n4. Về chữ ký điện\r\ntử trên văn bản thoả thuận khi phát hiện sai sót trên hóa đơn điện tử.
\r\n\r\n- Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9\r\nThông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về xử lý\r\nđối với hóa đơn điện tử đã lập:
\r\n\r\n“1. Trường hợp hóa đơn điện tử đã\r\nlập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa\r\nđơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai\r\nthuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người\r\nbán và người mua. Việc hủy hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do\r\ncác bên tham gia đã thoả thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ\r\nviệc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
\r\n\r\nNgười bán thực hiện lập hóa đơn điện\r\ntử mới theo quy định tai Thông tư này để gửi cho người mua, trên hóa đơn điện tử\r\nmới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số..., ký hiệu, gửi ngày\r\ntháng năm.
\r\n\r\n2. Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi\r\ncho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê\r\nkhai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản\r\nthỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán\r\nlập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hóa đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh\r\n(tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền\r\nthuế giá trị gia tăng cho hóa đơn điện tử số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn\r\nđiện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo\r\nquy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hóa đơn điều chỉnh\r\nkhông được ghi số âm (-).”
\r\n\r\n- Thực hiện theo công văn số\r\n3441/TCT-CS ngày 29/8/2019 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về hóa đơn điện tử.
\r\n\r\nCăn cứ theo các quy định, trường hợp\r\nhóa đơn điện tử đã lập và đã gửi cho người mua có sai sót thì thực hiện xử lý đối\r\nvới hóa đơn điện tử đã lập theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC.\r\nTrường hợp người mua không có chữ ký điện tử thì người bán và người mua lập văn\r\nbản thoả thuận bằng giấy ghi rõ sai sót có chữ ký của người bán và người mua.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BTC\r\nngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng\r\nhoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
\r\n\r\n+ Tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 3 quy định\r\nvề hóa đơn điện tử.
\r\n\r\n1. Hóa đơn điện tử là tập hợp các\r\nthông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được khởi tạo, lập,\r\ngửi nhận, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử phải đáp ứng các nội\r\ndung quy định tại Điều 6 Thông tư này.
\r\n\r\nHóa đơn điện tử được khởi tạo, lập,\r\nxử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng\r\nhóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp\r\nluật về giao dịch điện tử.
\r\n\r\nHóa đơn điện tử gồm các loại: hóa\r\nđơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hoá đơn khác gồm:\r\ntem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng\r\nkhông, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân\r\nhàng..., hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của\r\npháp luật có liên quan.
\r\n\r\nHóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc:\r\nxác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số\r\nhóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.
\r\n\r\n…
\r\n\r\n3. Hóa đơn điện tử có giá trị pháp\r\nlý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
\r\n\r\na) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về\r\ntính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo\r\nra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.
\r\n\r\nTiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là\r\nthông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức\r\nphát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.
\r\n\r\nb) Thông tin chứa trong hóa đơn điện\r\ntử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.”
\r\n\r\n- Căn cứ Điểm 2.6 Phụ lục 4 ban hành\r\nkèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định:
\r\n\r\n“2.6. Tổ chức kinh doanh kê khai,\r\nnộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở\r\nhạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành\r\nphố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh,\r\nđơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng\r\ngiá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế\r\ntoán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn, chứng từ như\r\nsau:
\r\n\r\na) Sử dụng hóa đơn GTGT để làm căn\r\ncứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với\r\nnhau;
\r\n\r\nb) Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận\r\nchuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ; Sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi\r\nbán đại lý theo quy định đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh\r\nđiều động nội bộ.
\r\n\r\nCơ sở hạch toán phụ thuộc, chi\r\nnhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải lập hóa đơn\r\ntheo quy định giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về\r\ncơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hóa gửi bán (gọi chung là cơ sở\r\ngiao hàng) để cơ sở giao hàng lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa thực tế tiêu thụ\r\ngiao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý\r\nbán hàng.”
\r\n\r\nCăn cứ Khoản 7 Điều 3 Thông tư số\r\n26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số\r\n39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 quy định.
\r\n\r\n7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
\r\n\r\na) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều\r\n16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC)\r\nnhư sau:
\r\n\r\n“b) Người bán phải lập hóa đơn khi\r\nbán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến\r\nmại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi,\r\ntrả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu\r\ndùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”
\r\n\r\n- Thực hiện theo hướng dẫn tại công\r\nvăn số 820/TCT-DNL ngày 13/3/2017 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoá đơn điện tử.
\r\n\r\nCăn cứ các quy định trên, trường hợp\r\nCông ty luân chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm trong nội bộ Công ty để tiếp\r\ntục quá trình sản xuất thì Công ty không phải lập hóa đơn, kê khai, tính nộp\r\nthuế theo quy định.
\r\n\r\nViệc sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với\r\ntrường hợp xuất điều chuyển hàng hóa, thành phẩm giữa các chi nhánh, cơ sở trực\r\nthuộc của Công ty với nhau được thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm 2.6 Phụ lục\r\n04 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC nêu trên.
\r\n\r\nHoá đơn điện tử được lập tương ứng với\r\nsố lượng hàng hóa bán ra của Chi nhánh, cơ sở trực thuộc của Công ty phải đảm bảo\r\nđiều kiện lập đủ danh mục hàng hóa bán ra, đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa\r\ntrong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần\r\nthiết theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày\r\n14/03/2011 của Bộ Tài chính. Chi nhánh, cơ sở trực thuộc của Công ty không được\r\nlập hóa điện tử không hiển thị đầy đủ danh mục hàng hóa bán ra mà lại kèm theo\r\nbảng kê hàng hóa bản giấy cho khách hàng trong đó có những hàng hóa không được\r\nhiển thị trên hóa đơn điện tử.
\r\n\r\nCục Thuế TP Hà Nội thông báo để Công\r\nty CP Eurowindow biết và thực hiện./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT.\r\n CỤC TRƯỞNG | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Công văn 75578/CT-TTHT năm 2019 hướng dẫn về hóa đơn điện tử do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành đang được cập nhật.
Công văn 75578/CT-TTHT năm 2019 hướng dẫn về hóa đơn điện tử do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Cục thuế thành phố Hà Nội |
Số hiệu | 75578/CT-TTHT |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Nguyễn Tiến Trường |
Ngày ban hành | 2019-10-01 |
Ngày hiệu lực | 2019-10-01 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Còn hiệu lực |