BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v một số nội dung Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ | Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2020 |
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Tổng cục Thuế giới thiệu một số nội dung mới của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 (chi tiết nêu tại phụ lục đính kèm).
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Cục Thuế tổng hợp, phản ánh về Tổng cục Thuế để được nghiên cứu giải quyết./.
- Như trên;
- Vụ PC, CST - BTC;
- Các Vụ, đơn vị trực thuộc TCT;
- Lưu: VT, CS (3).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Đặng Ngọc Minh
PHỤ LỤC
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2020/NĐ-CP NGÀY 19/10/2020 QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ
(Kèm theo công văn số 4868/TCT-CS ngày 16/11/2020 của Tổng cục Thuế)
1. Về hiệu lực áp dụng
b) Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và Nghị định số 119/2018/NĐ-CP tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 30/6/2022.
Khoản 2 và Khoản 4 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc triển khai áp dụng HĐĐT từ ngày 01/11/2020, bãi bỏ Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế.
đ) Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia khi bán hàng dự trữ quốc gia (hóa đơn bằng giấy) tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012.
g) Các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước tiếp tục sử dụng theo quy định tại Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính.
- Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính);
- Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày 14/12/2016 của Bộ trường Bộ Tài chính về việc gia hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/6/2015;
Trong thời gian từ ngày Nghị định số 123/2020/NĐ-CP được ban hành đến ngày 30/06/2022, nếu cơ quan thuế (Tổng cục Thuế) thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP hoặc Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018, nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế xây dựng dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn.
a) Về đối tượng áp dụng
- Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP mở rộng thêm các đối tượng sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
- Tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
b) Về loại hóa đơn, chứng từ
- Về hóa đơn: Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định thêm 2 loại hóa đơn điện tử mới đó là: hóa đơn điện tử bán tài sản công và hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia và bổ sung quy định về hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế,
c) Về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ
Điều 5 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định một số hành vi bị cấm được quy định cụ thể đối với 02 đối tượng là công chức thuế và tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ và các cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan, cụ thể:
- Cấm những hành vi gian dối trong sử dụng hóa đơn trái phép, cản trở công chức thuế thi hành công vụ; truy cập trái phép làm sai lệch và phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ; hối lộ hoặc có các hành vi liên quan đến hóa đơn nhằm thu lợi bất chính với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ và các cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định rõ 7 hành vi được xác định là sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp và 7 hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
Khoản 9 Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP).
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP không có quy định về ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có bổ sung quy định về ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể nội dung này.
Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về thời điểm lập hóa đơn đối với 14 trường hợp cụ thể như:
- Dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ công nghệ thông tin (bao gồm dịch vụ trung gian thanh toán sử dụng trên nền tảng viễn thông, công nghệ thông tin) phải thực hiện đối soát dữ liệu kết nối giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ;
- Tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng;
- Hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế biến dầu thô và hoạt động bán khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí than;
- Hoạt động bán điện của các công ty phát điện trên thị trường điện;
- Trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ bảo hiểm qua đại lý;
- Trường hợp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền theo quy định của pháp luật;
- Đối với hoạt động thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
- Nội dung của hóa đơn điện tử quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP cơ bản như quy định của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP. Ngoài ra, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có quy định: Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.
h) Về việc bán hóa đơn của cơ quan thuế
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trong thời gian hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cấp mã hóa đơn của cơ quan thuế gặp sự cố theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Số lượng hóa đơn bán: Cơ quan thuế bán hóa đơn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng, số lượng hóa đơn bán cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển 50 số cho mỗi loại hóa đơn.
Thủ tục trong quá trình sử dụng hóa đơn:
- Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý gửi cơ quan thuế;
- Trường hợp có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy hóa đơn và phải tuân thủ trình tự, thủ tục tiêu hủy. Hồ sơ tiêu hủy hóa đơn được lưu tại doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn và gửi Thông báo kết quả tiêu hủy hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày thực hiện tiêu hủy hóa đơn.
i) Quy định về chứng từ
Đối với Biên lai, chứng từ điện tử:
khoản 10 Điều 4 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử: Tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo hình thức điện tử tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, không phải đăng ký sử dụng qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Cục Thuế tạo biên lai theo hình thức đặt in (loại không in sẵn mệnh giá) được bán cho các tổ chức thu phí, lệ phí theo giá đảm bảo bù đắp chí phi in ấn, phát hành.
- Trường hợp tự in biên lai, tổ chức thu phí, lệ phí phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
+ Tổ chức thu phí, lệ phí phải lập Thông báo phát hành biên lai và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thông báo phát hành biên lai gửi cơ quan thuế theo phương thức điện tử.
+ Tổ chức thu phí, lệ phí phải lập báo cáo tình hình sử dụng biên lai trong quá trình sử dụng.
- Tổ chức thu phí, lệ phí được ủy nhiệm được cho bên thứ ba lập biên lai. Việc ủy nhiệm giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải theo hình thức văn bản, đồng thời phải gửi thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải tổng hợp báo cáo định kỳ việc sử dụng các biên lai ủy nhiệm. Bên ủy nhiệm phải thực hiện báo cáo sử dụng biên lai với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (bao gồm cả số biên lai của bên nhận ủy nhiệm sử dụng). Bên nhận ủy nhiệm không phải thực hiện thông báo phát hành biên lai và báo cáo tình hình sử dụng biên lai với cơ quan thuế. Khi hết thời hạn ủy nhiệm hoặc chấm dứt trước hạn ủy nhiệm, hai bên phải xác định bằng văn bản, đồng thời thông báo cho cơ quan thuế và niêm yết tại nơi thu phí, lệ phí.
- Hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ phải được xây dựng và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin.
- Tổng cục Thuế là đơn vị cung cấp thông tin hóa đơn điện tử đối với đề nghị của các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước cấp Trung ương. Cục Thuế, Chi cục Thuế cung cấp thông tin đối với đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý đồng cấp.
- Hình thức khai thác, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử: Bên sử dụng thông tin truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin hóa đơn điện tử theo các nội dung thông tin hóa đơn điện tử. Bên sử dụng thông tin là các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đã ký quy chế trao đổi thông tin hoặc ký hợp đồng phải đăng ký và được cấp quyền truy cập, kết nối, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử từ Tổng cục Thuế thì đăng ký đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin gửi 01 bản chính văn bản đến Tổng cục Thuế.
l) Quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
- Người mua hàng hóa, dịch vụ: Yêu cầu người bán lập và giao hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ; Cung cấp chính xác thông tin cần thiết để người bán lập hóa đơn; Ký các liên hóa đơn đã ghi đầy đủ nội dung; Sử dụng hóa đơn đúng mục đích; Cung cấp thông tin trên hóa đơn cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
- Đối với những doanh nghiệp mới thành lập từ ngày Nghị định số 123/2020/NĐ-CP được ban hành đến ngày 30/06/2022, nếu nhận được thông báo áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp phải thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
File gốc của Công văn 4868/TCT-CS năm 2020 về nội dung Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ do Tổng cục Thuế ban hành đang được cập nhật.
Công văn 4868/TCT-CS năm 2020 về nội dung Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ do Tổng cục Thuế ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Thuế |
Số hiệu | 4868/TCT-CS |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Đặng Ngọc Minh |
Ngày ban hành | 2020-11-16 |
Ngày hiệu lực | 2020-11-16 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Còn hiệu lực |