BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1832/TCT-DNL | Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2017 |
Kính gửi: Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
(số 11 cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội)
Trả lời công văn số 1176/EVN-TCKT ngày 20/03/2017 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiến nghị về việc tính thuế của nhà thầu nước ngoài tại Ban QLDA điện hạt nhân Ninh Thuận, sau khi báo cáo và thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Điểm 2.1.1 Khoản 2 Mục III Phần B Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam quy định về doanh thu tính thuế GTGT trong trường hợp bên Việt Nam nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài:
"a) Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, chưa trừ các khoản thuế phải nộp mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
…..
b2) Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo Mục II Phần B Thông tư này để giao bớt một phần giá trị công việc được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam thì doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc, giá trị máy móc thiết bị do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện."
Điểm 3.1 Khoản 3 Mục III Phần B Thông tư số 134/2008/TT-BTC quy định về doanh thu tính thuế TNDN trong trường hợp bên Việt Nam nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài:
a) Doanh thu tính thuế TNDN
Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT, chưa trừ các khoản thuế phải nộp (nếu có) mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
b2) Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo Mục II Phần B Thông tư này để giao bớt một phần giá trị công việc được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc, giá trị máy móc, thiết bị do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện.
Điểm b, Khoản 1 Điều 1 2 Mục 3 Chương II Thông tư số 60/20 1 2/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam quy định về doanh thu tính thuế GTGT trong trường hợp bên Việt Nam nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài:
"Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, chưa trừ các khoản thuế phải nộp mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có)
….
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng mục được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam và danh sách các Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện phân công việc hoặc hạng mục tương ứng được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu thì doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện."
Điểm b, Khoản 1 Điều 13 Mục 3 Chương II Thông tư số 60/2012/TT-BTC quy định về doanh thu tính thuế TNDN trong trường hợp bên Việt Nam nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài:
a) Doanh thu tính thuế TNDN
Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
…..
-Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng mục được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam và danh sách các Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện phần công việc hoặc hạng mục tương ứng được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện."
Căn cứ quy định trên, trường hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam nộp thuế thay cho nhà thầu Nga đối với hợp đồng lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư Nhà máy Nhiệt điện hạt nhân Ninh Thuận thì doanh thu tính thuế TNDN và doanh thu tính thuế GTGT của nhà thầu nước ngoài được xác định như sau:
- Doanh thu tính thuế GTGT là phần doanh thu nhà thầu Nga nhận được chưa trừ các khoản thuế mà nhà thầu Nga phải nộp cho Việt Nam nhưng không bao gồm giá trị thuế mà nhà thầu Nga nộp thay cho nhà thầu phụ Việt Nam vào Ngân sách Liên Bang Nga.
- Doanh thu tính thuế TNDN là phần doanh thu không bao gồm thuế GTGT nhà thầu Nga nhận được chưa trừ các khoản thuế mà nhà thầu Nga phải nộp cho Việt Nam nhưng không bao gồm giá trị thuế mà nhà thầu Nga nộp thay cho nhà thầu phụ Việt Nam vào Ngân sách Liên Bang Nga.
Tổng cục Thuế trả lời để Tập đoàn Điện lực Việt Nam được biết thực hiện./.
Nơi nhận: |
Hướng dẫn
...
III. NỘP THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỰC TIẾP TRÊN GTGT, NỘP THUẾ TNDN THEO TỶ LỆ % TÍNH TRÊN DOANH THU
...
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế TNDN và tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế.
Số thuế TNDN phải nộp =Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế
3.1. Doanh thu tính thuế TNDN:
a) Doanh thu tính thuế TNDN
Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT, chưa trừ các khoản thuế phải nộp (nếu có) mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
b) Xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với một số trường hợp cụ thể:
b1) Trường hợp, theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN phải nộp thì doanh thu tính thuế TNDN được xác định theo công thức sau:
Doanh thu tính thuế TNDN = Doanh thu không bao gồm thuế TNDN /(1 - Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế)
Ví dụ:
Nhà thầu nước ngoài A cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng nhà máy xi măng Z, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế là 300.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của Nhà thầu nước ngoài với giá trị là 23.000 USD. Theo Hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả thuế TNDN, thuế GTGT thay cho nhà thầu nước ngoài. Việc xác định số thuế TNDN nhà thầu nước ngoài phải nộp như sau:
Xác định doanh thu tính thuế:
Doanh thu tính thuế TNDN = (300.000 + 23.000)/ (1- 0,05) = 340.000,00 USD
b2) Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo Mục II Phần B Thông tư này để giao bớt một phần giá trị công việc được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc, giá trị máy móc, thiết bị do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện.
Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện khai, nộp thuế theo hướng dẫn tại Điểm 2, Điểm 3 Mục II Phần B Thông tư này.
Quy định này không áp dụng trong trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ việc thực hiện Hợp đồng nhà thầu.
Ví dụ:
Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng Z với Bên Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng (chưa có thuế GTGT) là 10 triệu USD, theo hợp đồng Nhà thầu nước ngoài A sẽ giao bớt phần giá trị xây lắp (được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam) cho Nhà thầu phụ Việt Nam B với giá trị là 1 triệu USD.
Doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài A trong trường hợp này được xác định như sau:
Doanh thu tính thuế TNDN = 10 triệu USD – 1 triệu USD = 9 triệu USD
b3) Trường hợp Nhà thầu phụ là Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp theo Mục III Phần B Thông tư này thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được theo hợp đồng ký với Bên Việt Nam. Nhà thầu phụ nước ngoài không phải nộp thuế TNDN trên phần giá trị công việc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài.
b4) Doanh thu tính thuế TNDN đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải là toàn bộ tiền cho thuê. Trường hợp doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải bao gồm các chi phí do bên cho thuê trực tiếp chi trả như bảo hiểm phương tiện, bảo dưỡng, chứng nhận đăng kiểm, người điều khiển phương tiện, máy móc và chi phí vận chuyển máy móc thiết bị từ nước ngoài đến Việt Nam thì doanh thu tính thuế TNDN không bao gồm các khoản chi phí này nếu có chứng từ thực tế chứng minh.
b5) Doanh thu tính thuế TNDN của hãng hàng không nước ngoài là doanh thu bán vé hành khách, vận đơn hàng không và các khoản thu khác (trừ những khoản thu hộ Nhà nước hoặc tổ chức theo quy định của pháp luật) tại Việt Nam cho việc vận chuyển hành khách, hàng hóa và đối tượng vận chuyển khác được thực hiện trên các chuyến bay của chính hãng hàng không hoặc liên danh.
Ví dụ:
Hãng hàng không nước ngoài A trong quý I năm 2009 phát sinh doanh số là 100.000 USD, trong đó doanh số bán vé hành khách là 85.000 USD, doanh số bán vận đơn hàng hoá là 10.000 USD và doanh số bán MCO (chứng từ có giá) là 5.000 USD. đồng thời phát sinh khoản thu hộ Nhà nước (lệ phí sân bay) 1.000 USD, chi hoàn do khách trả lại vé 2.000 USD.
Doanh thu tính thuế TNDN quý I/2009 của Hãng hàng không nước ngoài A được xác định như sau:
Doanh thu tính thuế TNDN = 100.000 – (1.000 + 2.000) = 97.000 USD
Văn phòng bán vé, đại lý tại Việt Nam của Hãng hàng không nước ngoài thực hiện khai thuế TNDN theo mẫu Tờ khai ban hành kèm theo Thông tư này và thực hiện nộp số thuế đã khai vào ngân sách Nhà nước.
b6) Doanh thu tính thuế TNDN của hãng vận tải biển nước ngoài là toàn bộ tiền cước thu được từ hoạt động vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá và các khoản phụ thu khác mà hãng vận tải biển được hưởng từ cảng xếp hàng của Việt Nam đến cảng cuối cùng bốc dỡ hàng hoá đó (bao gồm cả tiền cước của các lô hàng phải chuyển tải qua các cảng trung gian) và/hoặc tiền cước thu được do vận chuyển hàng hoá giữa các cảng Việt Nam.
Tiền cước vận chuyển làm căn cứ tính thuế TNDN không bao gồm tiền cước đã tính thuế TNDN tại cảng Việt Nam đối với chủ tàu nước ngoài và tiền cước trả cho doanh nghiệp vận tải Việt Nam do đã tham gia vận chuyển hàng từ Cảng Việt Nam đến một cảng trung gian.
Ví dụ:
Công ty A thực hiện làm đại lý cho Hãng vận tải biển X của nước ngoài. Theo hợp đồng đại lý vận tải, Công ty A thay mặt Hãng X nhận hàng vận chuyển ra nước ngoài, phát hành vận đơn, thu tiền cước vận chuyển...
Doanh nghiệp B của Việt Nam thuê Hãng X (qua Công ty A) vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Mỹ với số tiền vận chuyển là 100.000 USD.
Công ty A đã thuê tàu biển của doanh nghiệp Việt Nam hoặc tàu biển nước ngoài chở hàng từ Việt Nam sang Singapore với tiền cước vận chuyển là 20.000 USD và từ Singapore hàng sẽ được vận chuyển tiếp sang Mỹ bằng tàu của Hãng X.
Doanh thu chịu thuế TNDN của Hãng vận tải biển X của nước ngoài được xác định như sau:
Doanh thu chịu thuế TNDN = 100.000 – 20.000 = 80.000 USD
b7) Đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế, doanh thu tính thuế TNDN không bao gồm cước vận chuyển quốc tế phải trả cho hãng vận chuyển (hàng không, đường biển).
b8) Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài, doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được.
b9/ Đối với tái bảo hiểm, doanh thu tính thuế TNDN là số tiền phí nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài.
b10/ Đối với chuyển nhượng chứng khoán, doanh thu tính thuế TNDN được xác định như sau:
+ Đối với chuyển nhượng chứng khoán (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế) là tổng doanh thu bán chứng khoán tại thời điểm chuyển nhượng.
+ Đối với lãi trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế) là tổng doanh thu bán trái phiếu (bao gồm mệnh giá ghi trên trái phiếu và số lãi trái phiếu nhận được) tại thời điểm nhận lãi.
*Điểm này được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 64/2010/TT-BTC
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung điểm b10, Khoản 3.1, Mục III, Phần B Thông tư số 134/2008/TT-BTC như sau:
“b10/ Đối với chuyển nhượng chứng khoán, trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế), chứng chỉ tiền gửi, doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng doanh thu bán chứng khoán, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại thời điểm chuyển nhượng”.*
b11/ Lãi tiền vay của hợp đồng vay vốn nước ngoài ký trước ngày 01/01/1999 không thuộc đối tượng chịu thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này.
+ Đối với trường hợp việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ không làm thay đổi nội dung về lãi suất, điều kiện thanh toán đã thoả thuận tại Hợp đồng vay vốn và thời gian gia hạn nợ vay ngắn hạn tối đa bằng một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng không quá 12 tháng, thời gian gia hạn nợ vay trung hạn, dài hạn tối đa bằng ½ thời hạn cho vay đã thoả thuận trong Hợp đồng vay vốn thì lãi tiền vay không thuộc đối tượng chịu thuế TNDN.
+ Đối với trường hợp ký hợp đồng vay vốn mới nhưng tại hợp đồng vay qui định các điều kiện về lãi suất, điều kiện thanh toán thuận lợi hơn so với hợp đồng vay vốn cũ được ký trước 01/01/1999, việc cho vay để thay thế khoản vay cũ, không thay đổi bên cho vay, thời hạn vay và các điều kiện khác của hợp đồng thì lãi tiền vay không thuộc đối tượng chịu thuế TNDN.
+ Đối với trường hợp việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ không làm thay đổi nội dung về lãi suất, điều kiện thanh toán đã thoả thuận tại Hợp đồng vay vốn nhưng thời gian gia hạn nợ vượt quá thời hạn gia hạn tối đa nêu trên thì khoản lãi tiền vay phát sinh kể từ khi hết thời hạn gia hạn tối đa nêu trên thuộc đối tượng chịu thuế TNDN.
+ Đối với các trường hợp điều chỉnh hợp đồng vay vốn kèm theo sự thay đổi các nội dung chính của hợp đồng như: lãi suất, phương thức cho vay, điều kiện thanh toán, thời hạn cho vay thì các khoản lãi tiền vay phát sinh kể từ khi hết hiệu lực của Hợp đồng vay vốn gốc thuộc diện chịu thuế TNDN.
Hướng dẫn
...
Điều 12. Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ tính thuế là giá trị gia tăng của dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT.
Số thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế GTGT
1. Giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng của dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa chịu thuế GTGT được xác định bằng doanh thu tính thuế GTGT nhân tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.
...
b) Xác định doanh thu tính thuế GTGT đối với một số trường hợp cụ thể:
- Trường hợp theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế GTGT phải nộp thì doanh thu tính thuế GTGT phải được quy đổi thành doanh thu có thuế GTGT và được xác định theo công thức sau:
Doanh thu tính thuế GTGT = Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT/ (1 - Tỷ lệ % GTGT trên doanh thu x thuế suất thuế GTGT)
Ví dụ 9:
Nhà thầu nước ngoài A cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng nhà máy xi măng Z, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT (nhưng đã bao gồm thuế TNDN) là 300.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của Nhà thầu nước ngoài A với giá trị chưa bao gồm thuế GTGT là 40.000 USD. Theo Hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả thuế GTGT thay cho Nhà thầu nước ngoài. Việc xác định doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A như sau:
Xác định doanh thu tính thuế:
Doanh thu tính thuế GTGT = 300.000 + 40.000/ (1- 50% x10%) = 357.894,73 USD
- Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng mục được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam và danh sách các Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện phần công việc hoặc hạng mục tương ứng được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu thì doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện.
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua vật tư nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng nhà thầu và hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho tiêu dùng nội bộ, tiêu dùng các khoản không thuộc hạng mục, công việc mà Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo hợp đồng nhà thầu thì giá trị hàng hoá, dịch vụ này không được trừ khi xác định doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài.
Ví dụ 10:
Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng Z với Bên Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng là 10 triệu USD (giá đã bao gồm thuế GTGT). Theo Hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A sẽ giao bớt phần giá trị xây lắp (được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam) cho Nhà thầu phụ Việt Nam B với giá trị là 01 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT). ngoài ra, trong quá trình xây dựng Nhà máy xi măng Z để thực hiện hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A mua vật tư nguyên vật liệu (gạch, xi măng, cát…) thực hiện xây lắp và mua các loại hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm... phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng.
Doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A trong trường hợp này được xác định như sau:
Doanh thu tính thuế GTGT = 10 triệu USD - 1 triệu USD = 9 triệu USD
Doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A không được trừ các khoản vật tư nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, thuê khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm...
- Trường hợp Nhà thầu phụ là Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp ấn định tỷ lệ thì doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được theo hợp đồng ký với Bên Việt Nam. Nhà thầu phụ nước ngoài không phải nộp thuế GTGT trên phần giá trị công việc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại Hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài.
- Đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm cước vận chuyển quốc tế phải trả cho hãng vận chuyển (hàng không, đường biển).
- Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được.
Ví dụ 11:
Công ty A ở nước ngoài cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. Doanh thu tính thuế GTGT của Công ty A được xác định như sau:
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam (không phân biệt người gửi ở nước ngoài hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ) không thuộc diện chịu thuế GTGT.
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngoài (không phân biệt người gửi tại Việt Nam hay người nhận ở nước ngoài trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Công ty A nhận được.
...
Mục 3. NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỰC TIẾP TRÊN GTGT, NỘP THUẾ TNDN THEO TỶ LỆ TÍNH TRÊN DOANH THU (sau đây gọi tắt là phương pháp ấn định tỷ lệ)
Điều 11. Đối tượng và điều kiện áp dụng
Bên Việt Nam nộp thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong trường hợp Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo hướng dẫn tại Điều 12, Điều 13 Mục 3 Chương II Thông tư này nếu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện nêu tại Điều 8 Mục 2 Chương II Thông tư này.
Điều 12. Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ tính thuế là giá trị gia tăng của dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT.
Số thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế GTGT
1. Giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng của dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa chịu thuế GTGT được xác định bằng doanh thu tính thuế GTGT nhân tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.
a) Doanh thu tính thuế GTGT:
Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
b) Xác định doanh thu tính thuế GTGT đối với một số trường hợp cụ thể:
- Trường hợp theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế GTGT phải nộp thì doanh thu tính thuế GTGT phải được quy đổi thành doanh thu có thuế GTGT và được xác định theo công thức sau:
Doanh thu tính thuế GTGT= Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT/ (1 - Tỷ lệ % GTGT trên doanh thu x thuế suất thuế GTGT)
Ví dụ 9:
Nhà thầu nước ngoài A cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng nhà máy xi măng Z, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT (nhưng đã bao gồm thuế TNDN) là 300.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của Nhà thầu nước ngoài A với giá trị chưa bao gồm thuế GTGT là 40.000 USD. Theo Hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả thuế GTGT thay cho Nhà thầu nước ngoài. Việc xác định doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A như sau:
Xác định doanh thu tính thuế:
Doanh thu tính thuế GTGT =30.000+ 40.000/ (1- 50% x10%) = 357.894,73 USD
- Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng mục được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam và danh sách các Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện phần công việc hoặc hạng mục tương ứng được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu thì doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện.
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua vật tư nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng nhà thầu và hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho tiêu dùng nội bộ, tiêu dùng các khoản không thuộc hạng mục, công việc mà Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo hợp đồng nhà thầu thì giá trị hàng hoá, dịch vụ này không được trừ khi xác định doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài.
Ví dụ 10:
Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng Z với Bên Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng là 10 triệu USD (giá đã bao gồm thuế GTGT). Theo Hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A sẽ giao bớt phần giá trị xây lắp (được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam) cho Nhà thầu phụ Việt Nam B với giá trị là 01 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT). ngoài ra, trong quá trình xây dựng Nhà máy xi măng Z để thực hiện hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A mua vật tư nguyên vật liệu (gạch, xi măng, cát…) thực hiện xây lắp và mua các loại hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm... phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng.
Doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A trong trường hợp này được xác định như sau:
Doanh thu tính thuế GTGT = 10 triệu USD - 1 triệu USD = 9 triệu USD
Doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A không được trừ các khoản vật tư nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, thuê khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm...
- Trường hợp Nhà thầu phụ là Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp ấn định tỷ lệ thì doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được theo hợp đồng ký với Bên Việt Nam. Nhà thầu phụ nước ngoài không phải nộp thuế GTGT trên phần giá trị công việc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại Hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài.
- Đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm cước vận chuyển quốc tế phải trả cho hãng vận chuyển (hàng không, đường biển).
- Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được.
Ví dụ 11:
Công ty A ở nước ngoài cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. Doanh thu tính thuế GTGT của Công ty A được xác định như sau:
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam (không phân biệt người gửi ở nước ngoài hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ) không thuộc diện chịu thuế GTGT.
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngoài (không phân biệt người gửi tại Việt Nam hay người nhận ở nước ngoài trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Công ty A nhận được.
2. Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu tính thuế:
a) Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh:
(Bảng xem tại văn bản)
b) Xác định tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu tính thuế GTGT đối với một số trường hợp cụ thể:
- Đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau hoặc một phần giá trị hợp đồng không thuộc diện chịu thuế GTGT, việc áp dụng tỷ lệ giá trị gia tăng tính trên doanh thu tính thuế GTGT khi xác định số thuế GTGT phải nộp căn cứ vào doanh thu tính thuế GTGT đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ GTGT cao nhất đối với ngành nghề kinh doanh và mức thuế suất cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng.
Riêng đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng thì tỷ lệ giá trị gia tăng tính trên doanh thu tính thuế là 30% tính trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại toàn bộ các phần giá trị công việc hoặc hạng mục có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị, Nhà thầu nước ngoài chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ còn lại theo hợp đồng nhà thầu thì tỷ lệ % GTGT tính trên doanh thu tính thuế GTGT được áp dụng đối với ngành nghề dịch vụ (50%).
Ví dụ 12:
Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với Bên Việt Nam để xây dựng một nhà máy điện X với giá trị là 75 triệu USD (giá đã bao gồm thuế GTGT), giá trị hợp đồng bao gồm:
+ Giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho công trình: 50 triệu USD.
+ Giá trị thiết kế dây chuyền công nghệ, thiết kế khác: 5 triệu USD.
+ Giá trị nhà xưởng, hệ thống phụ trợ khác, xây dựng, lắp đặt: 15 triệu USD.
+ Giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt: 3 triệu USD.
+ Giá trị dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử: 2 triệu USD.
Như vậy, tỷ lệ % GTGT đối với toàn bộ giá trị hợp đồng 75 triệu áp dụng là 30%, không tính riêng đối với từng hoạt động kinh doanh do nhà thầu nước ngoài A cung cấp.
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại các phần công việc có bao thầu nguyên vật liệu, Nhà thầu nước ngoài A chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ (Ví dụ như giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt) thì phần giá trị dịch vụ này áp dụng tỷ lệ % GTGT là 50%.
- Đối với hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị có kèm theo các dịch vụ hướng dẫn lắp đặt, đào tạo, vận hành, chạy thử, nếu tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ khi xác định số thuế GTGT phải nộp áp dụng tỷ lệ GTGT của từng phần giá trị hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì áp dụng tỷ lệ GTGT trên doanh thu tính thuế là 30%.
Ví dụ 13:
Nhà thầu nước ngoài H của Hàn Quốc không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam thực hiện hợp đồng ký với doanh nghiệp B ở Việt Nam về việc cung cấp dây chuyền máy móc, thiết bị kèm theo dịch vụ lắp đặt, vận hành, chạy thử với giá trị là 10.000.000 USD. Tại hợp đồng không tách riêng được phần giá trị máy móc thiết bị và giá trị dịch vụ lắp đặt, vận hành chạy thử thì tỷ lệ thuế GTGT áp dụng là 30%.
- Doanh thu tính thuế GTGT đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải là toàn bộ tiền cho thuê. Trường hợp doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải bao gồm các chi phí do bên cho thuê trực tiếp chi trả như bảo hiểm phương tiện, bảo dưỡng, chứng nhận đăng kiểm, người điều khiển phương tiện, máy móc và chi phí vận chuyển máy móc thiết bị từ nước ngoài đến Việt Nam thì doanh thu tính thuế GTGT không bao gồm các khoản chi phí này nếu có chứng từ thực tế chứng minh.
3. Thuế suất thuế GTGT
Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT là thuế suất quy định tại Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào để thực hiện hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (bao gồm cả thuế GTGT đối với hợp đồng thầu phụ mà Nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện).
Điều 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế TNDN và tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế.
Số thuế TNDN phải nộpn = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế
1. Doanh thu tính thuế TNDN
a) Doanh thu tính thuế TNDN
Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
b) Xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với một số trường hợp cụ thể:
- Trường hợp, theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN phải nộp thì doanh thu tính thuế TNDN được xác định theo công thức sau:
Doanh thu tính thuế TNDNm = Doanh thu không bao gồm thuế TNDN / (1 - Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế)
Ví dụ 14:
Nhà thầu nước ngoài A cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng nhà máy xi măng Z, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT, thuế TNDN là 285.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của Nhà thầu nước ngoài với giá trị là 38.000 USD (chưa bao gồm thuế GTGT, TNDN). Theo Hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả thuế TNDN, thuế GTGT thay cho nhà thầu nước ngoài. Việc xác định số thuế TNDN nhà thầu nước ngoài phải nộp như sau:
Xác định doanh thu tính thuế:
Doanh thu tính thuế TNDN = 285.000 + 38.000/ (1- 5%) = 340.000 USD
- Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng mục được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam và danh sách các Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện phần công việc hoặc hạng mục tương ứng được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện.
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua vật tư nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng nhà thầu và hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho tiêu dùng nội bộ, tiêu dùng các khoản không thuộc hạng mục, công việc mà Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo hợp đồng nhà thầu thì giá trị hàng hoá, dịch vụ này không được trừ khi xác định doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài.
Ví dụ 15:
Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng Z với Bên Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng là 9 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT). Theo Hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A sẽ giao bớt phần giá trị xây lắp (được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam) cho Nhà thầu phụ Việt Nam B với giá trị là 01 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT). ngoài ra, trong quá trình xây dựng Nhà máy xi măng Z để thực hiện hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A mua vật tư nguyên vật liệu (gạch, xi măng, cát…) thực hiện xây lắp và mua các loại hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm... phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng.
Doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài A trong trường hợp này được xác định như sau:
Doanh thu tính thuế TNDN = 9 triệu USD - 1 triệu USD = 8 triệu USD
Doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài A không được trừ các khoản vật tư nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, thuê khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm...
- Trường hợp Nhà thầu phụ là Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp ấn định tỷ lệ thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được theo hợp đồng ký với Bên Việt Nam. Nhà thầu phụ nước ngoài không phải nộp thuế TNDN trên phần giá trị công việc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài.
- Doanh thu tính thuế TNDN đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải là toàn bộ tiền cho thuê. Trường hợp doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải bao gồm các chi phí do bên cho thuê trực tiếp chi trả như bảo hiểm phương tiện, bảo dưỡng, chứng nhận đăng kiểm, người điều khiển phương tiện, máy móc và chi phí vận chuyển máy móc thiết bị từ nước ngoài đến Việt Nam thì doanh thu tính thuế TNDN không bao gồm các khoản chi phí này nếu có chứng từ thực tế chứng minh.
- Doanh thu tính thuế TNDN của hãng hàng không nước ngoài là doanh thu bán vé hành khách, vận đơn hàng không và các khoản thu khác (trừ những khoản thu hộ Nhà nước hoặc tổ chức theo quy định của pháp luật) tại Việt Nam cho việc vận chuyển hành khách, hàng hóa và đối tượng vận chuyển khác được thực hiện trên các chuyến bay của chính hãng hàng không hoặc liên danh.
Ví dụ 16:
Hãng hàng không nước ngoài A trong quý I năm 2013 phát sinh doanh số là 100.000 USD, trong đó doanh số bán vé hành khách là 85.000 USD, doanh số bán vận đơn hàng hoá là 10.000 USD và doanh số bán MCO (chứng từ có giá) là 5.000 USD. đồng thời phát sinh khoản thu hộ Nhà nước (lệ phí sân bay) 1.000 USD, chi hoàn do khách trả lại vé 2.000 USD.
Doanh thu tính thuế TNDN quý I năm 2013 của Hãng hàng không nước ngoài A được xác định như sau:
Doanh thu tính thuế TNDN = 100.000 – (1.000 + 2.000) = 97.000 USD
- Doanh thu tính thuế TNDN của hãng vận tải biển nước ngoài là toàn bộ tiền cước thu được từ hoạt động vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá và các khoản phụ thu khác mà hãng vận tải biển được hưởng từ cảng xếp hàng của Việt Nam đến cảng cuối cùng bốc dỡ hàng hoá đó (bao gồm cả tiền cước của các lô hàng phải chuyển tải qua các cảng trung gian) và/hoặc tiền cước thu được do vận chuyển hàng hoá giữa các cảng Việt Nam.
Tiền cước vận chuyển làm căn cứ tính thuế TNDN không bao gồm tiền cước đã tính thuế TNDN tại cảng Việt Nam đối với chủ tàu nước ngoài và tiền cước trả cho doanh nghiệp vận tải Việt Nam do đã tham gia vận chuyển hàng từ cảng Việt Nam đến một cảng trung gian.
Ví dụ 17:
Công ty A thực hiện làm đại lý cho Hãng vận tải biển X của nước ngoài. Theo hợp đồng đại lý vận tải, Công ty A thay mặt Hãng X nhận hàng vận chuyển ra nước ngoài, phát hành vận đơn, thu tiền cước vận chuyển...
Doanh nghiệp B của Việt Nam thuê Hãng X (qua Công ty A) vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Mỹ với số tiền vận chuyển là 100.000 USD.
Công ty A đã thuê tàu biển của doanh nghiệp Việt Nam hoặc tàu biển nước ngoài chở hàng từ Việt Nam sang Singapore với tiền cước vận chuyển là 20.000 USD và từ Singapore hàng sẽ được vận chuyển tiếp sang Mỹ bằng tàu của Hãng X.
Doanh thu chịu thuế TNDN của Hãng vận tải biển X của nước ngoài được xác định như sau:
Doanh thu chịu thuế TNDN = 100.000 – 20.000 = 80.000 USD
- Đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài, (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm cước vận chuyển quốc tế phải trả cho hãng vận chuyển (hàng không, đường biển).
- Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được.
Ví dụ 18:
Công ty A ở nước ngoài cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. Doanh thu tính thuế TNDN của Công ty A được xác định như sau:
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam (không phân biệt người gửi ở nước ngoài hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ) không thuộc thu nhập chịu thuế TNDN.
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngoài (không phân biệt người gửi tại Việt Nam hay người nhận ở nước ngoài trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Công ty A nhận được.
- Đối với tái bảo hiểm, doanh thu tính thuế TNDN xác định như sau:
+ Đối với hoạt động nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài, doanh thu tính thuế TNDN là số tiền phí nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài mà Nhà thầu nước ngoài nhận được (bao gồm hoa hồng tái bảo hiểm và chi phí bồi hoàn cho khách hàng theo thoả thuận).
+ Đối với hoạt động nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài, doanh thu tính thuế TNDN là khoản hoa hồng nhượng tái bảo hiểm mà Nhà thầu nước ngoài nhận được.
Quy định cụ thể về chính sách thuế đối với dịch vụ bảo hiểm được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
- Đối với chuyển nhượng chứng khoán, doanh thu tính thuế TNDN được xác định như sau:
Đối với chuyển nhượng chứng khoán, trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế), chứng chỉ tiền gửi, doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng doanh thu bán chứng khoán, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại thời điểm chuyển nhượng.
Quy định cụ thể về chính sách thuế đối với hoạt động chứng khoán được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
- Doanh thu tính thuế TNDN đối với giao dịch hoán đổi lãi suất là phần chênh lệch giữa lãi phải thu và lãi phải trả mà Nhà thầu nước ngoài nhận được trong 1 năm dương lịch. Việc xác định kỳ tính thuế theo năm dương lịch được thực hiện theo quy định tại Luật thuế TNDN, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.
Ví dụ 19:
Ngân hàng A (A) có một khoản cho vay trị giá 10 triệu USD với lãi suất cố định là 5,2% tháng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 3 năm từ 1/2/2012 đến 1/2/2015, kỳ hạn thanh toán 6 tháng 1 lần và thanh toán vào đầu kỳ.
Trên cơ sở hợp đồng cho vay của A, A đàm phán với 1 ngân hàng B (B) ở nước ngoài để thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất, cụ thể:
- Thời hạn thực hiện hợp đồng là 3 năm từ 1/2/2012 đến 1/2/2015, kỳ hạn thanh toán 6 tháng 1 lần và thanh toán vào đầu kỳ.
- Lãi suất thả nổi A phải trả cho B là libor + 0,25% và B phải trả cho A lãi suất cố định là 5,2%. Điều này có nghĩa nếu lãi suất libor + 0,25% cao hơn lãi suất cố định theo hợp đồng hoán đổi thì B nhận được chênh lệch lãi suất từ A tính bằng: (libor + 0,25%) - lãi phải trả tính theo lãi suất 5,2%. Ngược lại nếu lãi suất libor + 0,25% thấp hơn lãi suất cố định theo hợp đồng hoán đổi thì A nhận được chênh lệch lãi suất từ B tính bằng: 5,2% - lãi A nhận được tính theo lãi suất libor + 0,25%.
(Bảng xem tại văn bản)
Việc xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với B như sau:
- Năm 2012 (từ 01/01/2012- 31/12/2012): Tổng số tiền B nhận được từ A là: (15.000 - 5.000) = 10.000 USD.
- Năm 2013 (từ 01/01/2013- 31/12/2013): Tổng số tiền B nhận được từ A là: (5.000 - 0) = 5.000 USD.
- Năm 2014 (từ 01/01/2014- 31/12/2014: B Không nhận được tiền mà phải thanh toán cho A là 5.000 USD (Doanh thu tính thuế = 0).
- Năm 2015: Do hợp đồng thoả thuận thanh toán vào đầu kỳ nên không phát sinh việc thanh toán bù trừ giữa A và B.
Quy định cụ thể về chính sách thuế đối với dịch vụ tài chính phái sinh được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
2. Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế
a) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh:
(Bảng xem tại văn bản)
b) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với một số trường hợp cụ thể:
- Đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, việc áp dụng tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế khi xác định số thuế TNDN phải nộp căn cứ vào doanh thu chịu thuế TNDN đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN đối với ngành nghề kinh doanh có tỷ lệ thuế TNDN cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng.
Riêng đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng thì tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 2% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại toàn bộ các phần giá trị công việc hoặc hạng mục có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị, Nhà thầu nước ngoài chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ còn lại theo hợp đồng nhà thầu thì tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế TNDN được áp dụng đối với ngành nghề dịch vụ (5%).
Ví dụ 20:
Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với Bên Việt Nam để xây dựng một nhà máy điện X với giá trị là 75 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT, nhưng đã bao gồm thuế TNDN), giá trị hợp đồng bao gồm:
+ Giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho công trình: 50 triệu USD.
+ Giá trị thiết kế dây chuyền công nghệ, thiết kế khác: 5 triệu USD.
+ Giá trị nhà xưởng, hệ thống phụ trợ khác, xây dựng, lắp đặt: 15 triệu USD.
+ Giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt: 3 triệu USD.
+ Giá trị dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử: 2 triệu USD.
Như vậy, tỷ lệ % thuế TNDN đối với toàn bộ giá trị hợp đồng 75 triệu áp dụng là 2%, không tính riêng đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài A cung cấp.
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại các phần công việc có bao thầu nguyên vật liệu, Nhà thầu nước ngoài A chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ (Ví dụ như giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt) thì phần giá trị dịch vụ này áp dụng tỷ lệ % thuế TNDN là 5%.
- Đối với hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị có kèm theo các dịch vụ hướng dẫn lắp đặt, đào tạo, vận hành, chạy thử, nếu tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì tính thuế theo tỷ lệ thuế riêng của từng phần giá trị hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN trên doanh thu tính thuế là 2%.
Ví dụ 21:
Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với Bên Việt Nam để cung cấp 1 dây chuyền máy móc, thiết bị với giá trị là 70 triệu USD. Giá trị hợp đồng bao gồm:
+ Giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho công trình: 60 triệu USD
+ Giá trị thiết kế dây chuyền công nghệ, thiết kế khác: 5 triệu USD
+ Giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt: 3 triệu USD
+ Giá trị dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử: 2 triệu USD.
Trong trường hợp tách riêng được phần giá trị máy móc thiết bị và giá trị dịch vụ này việc áp dụng tỷ lệ thuế TNDN như sau: đối với giá trị máy móc, thiết bị áp dụng tỷ lệ đối với ngành thương mại. đối với giá trị dịch vụ thiết kế, giám sát lắp đặt, đào tạo, vận hành thử áp dụng tỷ lệ đối với ngành dịch vụ.
Trường hợp không tách riêng được thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN là 2% trên toàn bộ giá trị hợp đồng (70 triệu USD).
Hướng dẫn
...
Điều 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế TNDN và tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế.
Số thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế
1. Doanh thu tính thuế TNDN
...
b) Xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với một số trường hợp cụ thể:
- Trường hợp, theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN phải nộp thì doanh thu tính thuế TNDN được xác định theo công thức sau:
Doanh thu tính thuế TNDN = Doanh thu không bao gồm thuế TNDN / (1 - Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế)
Ví dụ 14:
Nhà thầu nước ngoài A cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng nhà máy xi măng Z, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT, thuế TNDN là 285.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của Nhà thầu nước ngoài với giá trị là 38.000 USD (chưa bao gồm thuế GTGT, TNDN). Theo Hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả thuế TNDN, thuế GTGT thay cho nhà thầu nước ngoài. Việc xác định số thuế TNDN nhà thầu nước ngoài phải nộp như sau:
Xác định doanh thu tính thuế:
Doanh thu tính thuế TNDN = 285.000 + 38.000 / (1- 5%) = 340.000 USD
- Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng mục được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam và danh sách các Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện phần công việc hoặc hạng mục tương ứng được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện.
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua vật tư nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng nhà thầu và hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho tiêu dùng nội bộ, tiêu dùng các khoản không thuộc hạng mục, công việc mà Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo hợp đồng nhà thầu thì giá trị hàng hoá, dịch vụ này không được trừ khi xác định doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài.
Ví dụ 15:
Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng Z với Bên Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng là 9 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT). Theo Hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A sẽ giao bớt phần giá trị xây lắp (được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam) cho Nhà thầu phụ Việt Nam B với giá trị là 01 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT). ngoài ra, trong quá trình xây dựng Nhà máy xi măng Z để thực hiện hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A mua vật tư nguyên vật liệu (gạch, xi măng, cát…) thực hiện xây lắp và mua các loại hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm... phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng.
Doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài A trong trường hợp này được xác định như sau:
Doanh thu tính thuế TNDN = 9 triệu USD - 1 triệu USD = 8 triệu USD
Doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài A không được trừ các khoản vật tư nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, thuê khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm...
- Trường hợp Nhà thầu phụ là Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp ấn định tỷ lệ thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được theo hợp đồng ký với Bên Việt Nam. Nhà thầu phụ nước ngoài không phải nộp thuế TNDN trên phần giá trị công việc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài.
- Doanh thu tính thuế TNDN đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải là toàn bộ tiền cho thuê. Trường hợp doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải bao gồm các chi phí do bên cho thuê trực tiếp chi trả như bảo hiểm phương tiện, bảo dưỡng, chứng nhận đăng kiểm, người điều khiển phương tiện, máy móc và chi phí vận chuyển máy móc thiết bị từ nước ngoài đến Việt Nam thì doanh thu tính thuế TNDN không bao gồm các khoản chi phí này nếu có chứng từ thực tế chứng minh.
- Doanh thu tính thuế TNDN của hãng hàng không nước ngoài là doanh thu bán vé hành khách, vận đơn hàng không và các khoản thu khác (trừ những khoản thu hộ Nhà nước hoặc tổ chức theo quy định của pháp luật) tại Việt Nam cho việc vận chuyển hành khách, hàng hóa và đối tượng vận chuyển khác được thực hiện trên các chuyến bay của chính hãng hàng không hoặc liên danh.
Ví dụ 16:
Hãng hàng không nước ngoài A trong quý I năm 2013 phát sinh doanh số là 100.000 USD, trong đó doanh số bán vé hành khách là 85.000 USD, doanh số bán vận đơn hàng hoá là 10.000 USD và doanh số bán MCO (chứng từ có giá) là 5.000 USD. đồng thời phát sinh khoản thu hộ Nhà nước (lệ phí sân bay) 1.000 USD, chi hoàn do khách trả lại vé 2.000 USD.
Doanh thu tính thuế TNDN quý I năm 2013 của Hãng hàng không nước ngoài A được xác định như sau:
Doanh thu tính thuế TNDN = 100.000 – (1.000 + 2.000) = 97.000 USD
- Doanh thu tính thuế TNDN của hãng vận tải biển nước ngoài là toàn bộ tiền cước thu được từ hoạt động vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá và các khoản phụ thu khác mà hãng vận tải biển được hưởng từ cảng xếp hàng của Việt Nam đến cảng cuối cùng bốc dỡ hàng hoá đó (bao gồm cả tiền cước của các lô hàng phải chuyển tải qua các cảng trung gian) và/hoặc tiền cước thu được do vận chuyển hàng hoá giữa các cảng Việt Nam.
Tiền cước vận chuyển làm căn cứ tính thuế TNDN không bao gồm tiền cước đã tính thuế TNDN tại cảng Việt Nam đối với chủ tàu nước ngoài và tiền cước trả cho doanh nghiệp vận tải Việt Nam do đã tham gia vận chuyển hàng từ cảng Việt Nam đến một cảng trung gian.
Ví dụ 17:
Công ty A thực hiện làm đại lý cho Hãng vận tải biển X của nước ngoài. Theo hợp đồng đại lý vận tải, Công ty A thay mặt Hãng X nhận hàng vận chuyển ra nước ngoài, phát hành vận đơn, thu tiền cước vận chuyển...
Doanh nghiệp B của Việt Nam thuê Hãng X (qua Công ty A) vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Mỹ với số tiền vận chuyển là 100.000 USD.
Công ty A đã thuê tàu biển của doanh nghiệp Việt Nam hoặc tàu biển nước ngoài chở hàng từ Việt Nam sang Singapore với tiền cước vận chuyển là 20.000 USD và từ Singapore hàng sẽ được vận chuyển tiếp sang Mỹ bằng tàu của Hãng X.
Doanh thu chịu thuế TNDN của Hãng vận tải biển X của nước ngoài được xác định như sau:
Doanh thu chịu thuế TNDN = 100.000 – 20.000 = 80.000 USD
- Đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài, (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm cước vận chuyển quốc tế phải trả cho hãng vận chuyển (hàng không, đường biển).
- Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được.
Ví dụ 18:
Công ty A ở nước ngoài cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. Doanh thu tính thuế TNDN của Công ty A được xác định như sau:
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam (không phân biệt người gửi ở nước ngoài hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ) không thuộc thu nhập chịu thuế TNDN.
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngoài (không phân biệt người gửi tại Việt Nam hay người nhận ở nước ngoài trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Công ty A nhận được.
- Đối với tái bảo hiểm, doanh thu tính thuế TNDN xác định như sau:
+ Đối với hoạt động nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài, doanh thu tính thuế TNDN là số tiền phí nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài mà Nhà thầu nước ngoài nhận được (bao gồm hoa hồng tái bảo hiểm và chi phí bồi hoàn cho khách hàng theo thoả thuận).
+ Đối với hoạt động nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài, doanh thu tính thuế TNDN là khoản hoa hồng nhượng tái bảo hiểm mà Nhà thầu nước ngoài nhận được.
Quy định cụ thể về chính sách thuế đối với dịch vụ bảo hiểm được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
- Đối với chuyển nhượng chứng khoán, doanh thu tính thuế TNDN được xác định như sau:
Đối với chuyển nhượng chứng khoán, trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế), chứng chỉ tiền gửi, doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng doanh thu bán chứng khoán, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại thời điểm chuyển nhượng.
Quy định cụ thể về chính sách thuế đối với hoạt động chứng khoán được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
- Doanh thu tính thuế TNDN đối với giao dịch hoán đổi lãi suất là phần chênh lệch giữa lãi phải thu và lãi phải trả mà Nhà thầu nước ngoài nhận được trong 1 năm dương lịch. Việc xác định kỳ tính thuế theo năm dương lịch được thực hiện theo quy định tại Luật thuế TNDN, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.
Ví dụ 19:
Ngân hàng A (A) có một khoản cho vay trị giá 10 triệu USD với lãi suất cố định là 5,2% tháng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 3 năm từ 1/2/2012 đến 1/2/2015, kỳ hạn thanh toán 6 tháng 1 lần và thanh toán vào đầu kỳ.
Trên cơ sở hợp đồng cho vay của A, A đàm phán với 1 ngân hàng B (B) ở nước ngoài để thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất, cụ thể:
- Thời hạn thực hiện hợp đồng là 3 năm từ 1/2/2012 đến 1/2/2015, kỳ hạn thanh toán 6 tháng 1 lần và thanh toán vào đầu kỳ.
- Lãi suất thả nổi A phải trả cho B là libor + 0,25% và B phải trả cho A lãi suất cố định là 5,2%. Điều này có nghĩa nếu lãi suất libor + 0,25% cao hơn lãi suất cố định theo hợp đồng hoán đổi thì B nhận được chênh lệch lãi suất từ A tính bằng: (libor + 0,25%) - lãi phải trả tính theo lãi suất 5,2%. Ngược lại nếu lãi suất libor + 0,25% thấp hơn lãi suất cố định theo hợp đồng hoán đổi thì A nhận được chênh lệch lãi suất từ B tính bằng: 5,2% - lãi A nhận được tính theo lãi suất libor + 0,25%.
(Bảng xem tại văn bản)
Việc xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với B như sau:
- Năm 2012 (từ 01/01/2012- 31/12/2012): Tổng số tiền B nhận được từ A là: (15.000 - 5.000) = 10.000 USD.
- Năm 2013 (từ 01/01/2013- 31/12/2013): Tổng số tiền B nhận được từ A là: (5.000 - 0) = 5.000 USD.
- Năm 2014 (từ 01/01/2014- 31/12/2014: B Không nhận được tiền mà phải thanh toán cho A là 5.000 USD (Doanh thu tính thuế = 0).
- Năm 2015: Do hợp đồng thoả thuận thanh toán vào đầu kỳ nên không phát sinh việc thanh toán bù trừ giữa A và B.
Quy định cụ thể về chính sách thuế đối với dịch vụ tài chính phái sinh được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
...
Mục 3. NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỰC TIẾP TRÊN GTGT, NỘP THUẾ TNDN THEO TỶ LỆ TÍNH TRÊN DOANH THU (sau đây gọi tắt là phương pháp ấn định tỷ lệ)
Điều 11. Đối tượng và điều kiện áp dụng
Bên Việt Nam nộp thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong trường hợp Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo hướng dẫn tại Điều 12, Điều 13 Mục 3 Chương II Thông tư này nếu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện nêu tại Điều 8 Mục 2 Chương II Thông tư này.
Điều 12. Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ tính thuế là giá trị gia tăng của dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT.
Số thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế GTGT
1. Giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng của dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa chịu thuế GTGT được xác định bằng doanh thu tính thuế GTGT nhân tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.
a) Doanh thu tính thuế GTGT:
Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
b) Xác định doanh thu tính thuế GTGT đối với một số trường hợp cụ thể:
- Trường hợp theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế GTGT phải nộp thì doanh thu tính thuế GTGT phải được quy đổi thành doanh thu có thuế GTGT và được xác định theo công thức sau:
Doanh thu tính thuế GTGT= Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT/ (1 - Tỷ lệ % GTGT trên doanh thu x thuế suất thuế GTGT)
Ví dụ 9:
Nhà thầu nước ngoài A cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng nhà máy xi măng Z, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT (nhưng đã bao gồm thuế TNDN) là 300.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của Nhà thầu nước ngoài A với giá trị chưa bao gồm thuế GTGT là 40.000 USD. Theo Hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả thuế GTGT thay cho Nhà thầu nước ngoài. Việc xác định doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A như sau:
Xác định doanh thu tính thuế:
Doanh thu tính thuế GTGT =30.000+ 40.000/ (1- 50% x10%) = 357.894,73 USD
- Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng mục được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam và danh sách các Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện phần công việc hoặc hạng mục tương ứng được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu thì doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện.
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua vật tư nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng nhà thầu và hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho tiêu dùng nội bộ, tiêu dùng các khoản không thuộc hạng mục, công việc mà Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo hợp đồng nhà thầu thì giá trị hàng hoá, dịch vụ này không được trừ khi xác định doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài.
Ví dụ 10:
Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng Z với Bên Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng là 10 triệu USD (giá đã bao gồm thuế GTGT). Theo Hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A sẽ giao bớt phần giá trị xây lắp (được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam) cho Nhà thầu phụ Việt Nam B với giá trị là 01 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT). ngoài ra, trong quá trình xây dựng Nhà máy xi măng Z để thực hiện hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A mua vật tư nguyên vật liệu (gạch, xi măng, cát…) thực hiện xây lắp và mua các loại hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm... phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng.
Doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A trong trường hợp này được xác định như sau:
Doanh thu tính thuế GTGT = 10 triệu USD - 1 triệu USD = 9 triệu USD
Doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A không được trừ các khoản vật tư nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, thuê khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm...
- Trường hợp Nhà thầu phụ là Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp ấn định tỷ lệ thì doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được theo hợp đồng ký với Bên Việt Nam. Nhà thầu phụ nước ngoài không phải nộp thuế GTGT trên phần giá trị công việc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại Hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài.
- Đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm cước vận chuyển quốc tế phải trả cho hãng vận chuyển (hàng không, đường biển).
- Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được.
Ví dụ 11:
Công ty A ở nước ngoài cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. Doanh thu tính thuế GTGT của Công ty A được xác định như sau:
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam (không phân biệt người gửi ở nước ngoài hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ) không thuộc diện chịu thuế GTGT.
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngoài (không phân biệt người gửi tại Việt Nam hay người nhận ở nước ngoài trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Công ty A nhận được.
2. Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu tính thuế:
a) Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh:
(Bảng xem tại văn bản)
b) Xác định tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu tính thuế GTGT đối với một số trường hợp cụ thể:
- Đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau hoặc một phần giá trị hợp đồng không thuộc diện chịu thuế GTGT, việc áp dụng tỷ lệ giá trị gia tăng tính trên doanh thu tính thuế GTGT khi xác định số thuế GTGT phải nộp căn cứ vào doanh thu tính thuế GTGT đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ GTGT cao nhất đối với ngành nghề kinh doanh và mức thuế suất cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng.
Riêng đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng thì tỷ lệ giá trị gia tăng tính trên doanh thu tính thuế là 30% tính trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại toàn bộ các phần giá trị công việc hoặc hạng mục có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị, Nhà thầu nước ngoài chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ còn lại theo hợp đồng nhà thầu thì tỷ lệ % GTGT tính trên doanh thu tính thuế GTGT được áp dụng đối với ngành nghề dịch vụ (50%).
Ví dụ 12:
Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với Bên Việt Nam để xây dựng một nhà máy điện X với giá trị là 75 triệu USD (giá đã bao gồm thuế GTGT), giá trị hợp đồng bao gồm:
+ Giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho công trình: 50 triệu USD.
+ Giá trị thiết kế dây chuyền công nghệ, thiết kế khác: 5 triệu USD.
+ Giá trị nhà xưởng, hệ thống phụ trợ khác, xây dựng, lắp đặt: 15 triệu USD.
+ Giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt: 3 triệu USD.
+ Giá trị dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử: 2 triệu USD.
Như vậy, tỷ lệ % GTGT đối với toàn bộ giá trị hợp đồng 75 triệu áp dụng là 30%, không tính riêng đối với từng hoạt động kinh doanh do nhà thầu nước ngoài A cung cấp.
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại các phần công việc có bao thầu nguyên vật liệu, Nhà thầu nước ngoài A chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ (Ví dụ như giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt) thì phần giá trị dịch vụ này áp dụng tỷ lệ % GTGT là 50%.
- Đối với hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị có kèm theo các dịch vụ hướng dẫn lắp đặt, đào tạo, vận hành, chạy thử, nếu tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ khi xác định số thuế GTGT phải nộp áp dụng tỷ lệ GTGT của từng phần giá trị hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì áp dụng tỷ lệ GTGT trên doanh thu tính thuế là 30%.
Ví dụ 13:
Nhà thầu nước ngoài H của Hàn Quốc không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam thực hiện hợp đồng ký với doanh nghiệp B ở Việt Nam về việc cung cấp dây chuyền máy móc, thiết bị kèm theo dịch vụ lắp đặt, vận hành, chạy thử với giá trị là 10.000.000 USD. Tại hợp đồng không tách riêng được phần giá trị máy móc thiết bị và giá trị dịch vụ lắp đặt, vận hành chạy thử thì tỷ lệ thuế GTGT áp dụng là 30%.
- Doanh thu tính thuế GTGT đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải là toàn bộ tiền cho thuê. Trường hợp doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải bao gồm các chi phí do bên cho thuê trực tiếp chi trả như bảo hiểm phương tiện, bảo dưỡng, chứng nhận đăng kiểm, người điều khiển phương tiện, máy móc và chi phí vận chuyển máy móc thiết bị từ nước ngoài đến Việt Nam thì doanh thu tính thuế GTGT không bao gồm các khoản chi phí này nếu có chứng từ thực tế chứng minh.
3. Thuế suất thuế GTGT
Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT là thuế suất quy định tại Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào để thực hiện hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (bao gồm cả thuế GTGT đối với hợp đồng thầu phụ mà Nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện).
Điều 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế TNDN và tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế.
Số thuế TNDN phải nộpn = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế
1. Doanh thu tính thuế TNDN
a) Doanh thu tính thuế TNDN
Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
b) Xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với một số trường hợp cụ thể:
- Trường hợp, theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN phải nộp thì doanh thu tính thuế TNDN được xác định theo công thức sau:
Doanh thu tính thuế TNDNm = Doanh thu không bao gồm thuế TNDN / (1 - Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế)
Ví dụ 14:
Nhà thầu nước ngoài A cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng nhà máy xi măng Z, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT, thuế TNDN là 285.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của Nhà thầu nước ngoài với giá trị là 38.000 USD (chưa bao gồm thuế GTGT, TNDN). Theo Hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả thuế TNDN, thuế GTGT thay cho nhà thầu nước ngoài. Việc xác định số thuế TNDN nhà thầu nước ngoài phải nộp như sau:
Xác định doanh thu tính thuế:
Doanh thu tính thuế TNDN = 285.000 + 38.000/ (1- 5%) = 340.000 USD
- Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kê khai hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo phương pháp hỗn hợp để giao bớt một phần giá trị công việc hoặc hạng mục được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam và danh sách các Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện phần công việc hoặc hạng mục tương ứng được liệt kê kèm theo Hợp đồng nhà thầu thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện.
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua vật tư nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng nhà thầu và hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho tiêu dùng nội bộ, tiêu dùng các khoản không thuộc hạng mục, công việc mà Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo hợp đồng nhà thầu thì giá trị hàng hoá, dịch vụ này không được trừ khi xác định doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài.
Ví dụ 15:
Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng Z với Bên Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng là 9 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT). Theo Hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A sẽ giao bớt phần giá trị xây lắp (được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam) cho Nhà thầu phụ Việt Nam B với giá trị là 01 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT). ngoài ra, trong quá trình xây dựng Nhà máy xi măng Z để thực hiện hợp đồng nhà thầu, Nhà thầu nước ngoài A mua vật tư nguyên vật liệu (gạch, xi măng, cát…) thực hiện xây lắp và mua các loại hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm... phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng.
Doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài A trong trường hợp này được xác định như sau:
Doanh thu tính thuế TNDN = 9 triệu USD - 1 triệu USD = 8 triệu USD
Doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài A không được trừ các khoản vật tư nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ như thuê xe, thuê khách sạn cho chuyên gia, mua văn phòng phẩm...
- Trường hợp Nhà thầu phụ là Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo phương pháp ấn định tỷ lệ thì doanh thu tính thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được theo hợp đồng ký với Bên Việt Nam. Nhà thầu phụ nước ngoài không phải nộp thuế TNDN trên phần giá trị công việc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài.
- Doanh thu tính thuế TNDN đối với trường hợp cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải là toàn bộ tiền cho thuê. Trường hợp doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải bao gồm các chi phí do bên cho thuê trực tiếp chi trả như bảo hiểm phương tiện, bảo dưỡng, chứng nhận đăng kiểm, người điều khiển phương tiện, máy móc và chi phí vận chuyển máy móc thiết bị từ nước ngoài đến Việt Nam thì doanh thu tính thuế TNDN không bao gồm các khoản chi phí này nếu có chứng từ thực tế chứng minh.
- Doanh thu tính thuế TNDN của hãng hàng không nước ngoài là doanh thu bán vé hành khách, vận đơn hàng không và các khoản thu khác (trừ những khoản thu hộ Nhà nước hoặc tổ chức theo quy định của pháp luật) tại Việt Nam cho việc vận chuyển hành khách, hàng hóa và đối tượng vận chuyển khác được thực hiện trên các chuyến bay của chính hãng hàng không hoặc liên danh.
Ví dụ 16:
Hãng hàng không nước ngoài A trong quý I năm 2013 phát sinh doanh số là 100.000 USD, trong đó doanh số bán vé hành khách là 85.000 USD, doanh số bán vận đơn hàng hoá là 10.000 USD và doanh số bán MCO (chứng từ có giá) là 5.000 USD. đồng thời phát sinh khoản thu hộ Nhà nước (lệ phí sân bay) 1.000 USD, chi hoàn do khách trả lại vé 2.000 USD.
Doanh thu tính thuế TNDN quý I năm 2013 của Hãng hàng không nước ngoài A được xác định như sau:
Doanh thu tính thuế TNDN = 100.000 – (1.000 + 2.000) = 97.000 USD
- Doanh thu tính thuế TNDN của hãng vận tải biển nước ngoài là toàn bộ tiền cước thu được từ hoạt động vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá và các khoản phụ thu khác mà hãng vận tải biển được hưởng từ cảng xếp hàng của Việt Nam đến cảng cuối cùng bốc dỡ hàng hoá đó (bao gồm cả tiền cước của các lô hàng phải chuyển tải qua các cảng trung gian) và/hoặc tiền cước thu được do vận chuyển hàng hoá giữa các cảng Việt Nam.
Tiền cước vận chuyển làm căn cứ tính thuế TNDN không bao gồm tiền cước đã tính thuế TNDN tại cảng Việt Nam đối với chủ tàu nước ngoài và tiền cước trả cho doanh nghiệp vận tải Việt Nam do đã tham gia vận chuyển hàng từ cảng Việt Nam đến một cảng trung gian.
Ví dụ 17:
Công ty A thực hiện làm đại lý cho Hãng vận tải biển X của nước ngoài. Theo hợp đồng đại lý vận tải, Công ty A thay mặt Hãng X nhận hàng vận chuyển ra nước ngoài, phát hành vận đơn, thu tiền cước vận chuyển...
Doanh nghiệp B của Việt Nam thuê Hãng X (qua Công ty A) vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Mỹ với số tiền vận chuyển là 100.000 USD.
Công ty A đã thuê tàu biển của doanh nghiệp Việt Nam hoặc tàu biển nước ngoài chở hàng từ Việt Nam sang Singapore với tiền cước vận chuyển là 20.000 USD và từ Singapore hàng sẽ được vận chuyển tiếp sang Mỹ bằng tàu của Hãng X.
Doanh thu chịu thuế TNDN của Hãng vận tải biển X của nước ngoài được xác định như sau:
Doanh thu chịu thuế TNDN = 100.000 – 20.000 = 80.000 USD
- Đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài, (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được không bao gồm cước vận chuyển quốc tế phải trả cho hãng vận chuyển (hàng không, đường biển).
- Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài (không phân biệt người gửi hay người nhận trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được.
Ví dụ 18:
Công ty A ở nước ngoài cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại. Doanh thu tính thuế TNDN của Công ty A được xác định như sau:
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ nước ngoài về Việt Nam (không phân biệt người gửi ở nước ngoài hay người nhận tại Việt Nam trả tiền dịch vụ) không thuộc thu nhập chịu thuế TNDN.
+ Đối với dịch vụ chuyển phát từ Việt Nam ra nước ngoài (không phân biệt người gửi tại Việt Nam hay người nhận ở nước ngoài trả tiền dịch vụ), doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu Công ty A nhận được.
- Đối với tái bảo hiểm, doanh thu tính thuế TNDN xác định như sau:
+ Đối với hoạt động nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài, doanh thu tính thuế TNDN là số tiền phí nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài mà Nhà thầu nước ngoài nhận được (bao gồm hoa hồng tái bảo hiểm và chi phí bồi hoàn cho khách hàng theo thoả thuận).
+ Đối với hoạt động nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài, doanh thu tính thuế TNDN là khoản hoa hồng nhượng tái bảo hiểm mà Nhà thầu nước ngoài nhận được.
Quy định cụ thể về chính sách thuế đối với dịch vụ bảo hiểm được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
- Đối với chuyển nhượng chứng khoán, doanh thu tính thuế TNDN được xác định như sau:
Đối với chuyển nhượng chứng khoán, trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế), chứng chỉ tiền gửi, doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng doanh thu bán chứng khoán, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại thời điểm chuyển nhượng.
Quy định cụ thể về chính sách thuế đối với hoạt động chứng khoán được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
- Doanh thu tính thuế TNDN đối với giao dịch hoán đổi lãi suất là phần chênh lệch giữa lãi phải thu và lãi phải trả mà Nhà thầu nước ngoài nhận được trong 1 năm dương lịch. Việc xác định kỳ tính thuế theo năm dương lịch được thực hiện theo quy định tại Luật thuế TNDN, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.
Ví dụ 19:
Ngân hàng A (A) có một khoản cho vay trị giá 10 triệu USD với lãi suất cố định là 5,2% tháng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 3 năm từ 1/2/2012 đến 1/2/2015, kỳ hạn thanh toán 6 tháng 1 lần và thanh toán vào đầu kỳ.
Trên cơ sở hợp đồng cho vay của A, A đàm phán với 1 ngân hàng B (B) ở nước ngoài để thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất, cụ thể:
- Thời hạn thực hiện hợp đồng là 3 năm từ 1/2/2012 đến 1/2/2015, kỳ hạn thanh toán 6 tháng 1 lần và thanh toán vào đầu kỳ.
- Lãi suất thả nổi A phải trả cho B là libor + 0,25% và B phải trả cho A lãi suất cố định là 5,2%. Điều này có nghĩa nếu lãi suất libor + 0,25% cao hơn lãi suất cố định theo hợp đồng hoán đổi thì B nhận được chênh lệch lãi suất từ A tính bằng: (libor + 0,25%) - lãi phải trả tính theo lãi suất 5,2%. Ngược lại nếu lãi suất libor + 0,25% thấp hơn lãi suất cố định theo hợp đồng hoán đổi thì A nhận được chênh lệch lãi suất từ B tính bằng: 5,2% - lãi A nhận được tính theo lãi suất libor + 0,25%.
(Bảng xem tại văn bản)
Việc xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với B như sau:
- Năm 2012 (từ 01/01/2012- 31/12/2012): Tổng số tiền B nhận được từ A là: (15.000 - 5.000) = 10.000 USD.
- Năm 2013 (từ 01/01/2013- 31/12/2013): Tổng số tiền B nhận được từ A là: (5.000 - 0) = 5.000 USD.
- Năm 2014 (từ 01/01/2014- 31/12/2014: B Không nhận được tiền mà phải thanh toán cho A là 5.000 USD (Doanh thu tính thuế = 0).
- Năm 2015: Do hợp đồng thoả thuận thanh toán vào đầu kỳ nên không phát sinh việc thanh toán bù trừ giữa A và B.
Quy định cụ thể về chính sách thuế đối với dịch vụ tài chính phái sinh được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
2. Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế
a) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh:
(Bảng xem tại văn bản)
b) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với một số trường hợp cụ thể:
- Đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, việc áp dụng tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế khi xác định số thuế TNDN phải nộp căn cứ vào doanh thu chịu thuế TNDN đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN đối với ngành nghề kinh doanh có tỷ lệ thuế TNDN cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng.
Riêng đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng thì tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 2% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại toàn bộ các phần giá trị công việc hoặc hạng mục có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị, Nhà thầu nước ngoài chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ còn lại theo hợp đồng nhà thầu thì tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế TNDN được áp dụng đối với ngành nghề dịch vụ (5%).
Ví dụ 20:
Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với Bên Việt Nam để xây dựng một nhà máy điện X với giá trị là 75 triệu USD (giá chưa bao gồm thuế GTGT, nhưng đã bao gồm thuế TNDN), giá trị hợp đồng bao gồm:
+ Giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho công trình: 50 triệu USD.
+ Giá trị thiết kế dây chuyền công nghệ, thiết kế khác: 5 triệu USD.
+ Giá trị nhà xưởng, hệ thống phụ trợ khác, xây dựng, lắp đặt: 15 triệu USD.
+ Giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt: 3 triệu USD.
+ Giá trị dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử: 2 triệu USD.
Như vậy, tỷ lệ % thuế TNDN đối với toàn bộ giá trị hợp đồng 75 triệu áp dụng là 2%, không tính riêng đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài A cung cấp.
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại các phần công việc có bao thầu nguyên vật liệu, Nhà thầu nước ngoài A chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ (Ví dụ như giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt) thì phần giá trị dịch vụ này áp dụng tỷ lệ % thuế TNDN là 5%.
- Đối với hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị có kèm theo các dịch vụ hướng dẫn lắp đặt, đào tạo, vận hành, chạy thử, nếu tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì tính thuế theo tỷ lệ thuế riêng của từng phần giá trị hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN trên doanh thu tính thuế là 2%.
Ví dụ 21:
Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng với Bên Việt Nam để cung cấp 1 dây chuyền máy móc, thiết bị với giá trị là 70 triệu USD. Giá trị hợp đồng bao gồm:
+ Giá trị máy móc, thiết bị cung cấp cho công trình: 60 triệu USD
+ Giá trị thiết kế dây chuyền công nghệ, thiết kế khác: 5 triệu USD
+ Giá trị dịch vụ giám sát, hướng dẫn lắp đặt: 3 triệu USD
+ Giá trị dịch vụ đào tạo kỹ thuật, vận hành thử: 2 triệu USD.
Trong trường hợp tách riêng được phần giá trị máy móc thiết bị và giá trị dịch vụ này việc áp dụng tỷ lệ thuế TNDN như sau: đối với giá trị máy móc, thiết bị áp dụng tỷ lệ đối với ngành thương mại. đối với giá trị dịch vụ thiết kế, giám sát lắp đặt, đào tạo, vận hành thử áp dụng tỷ lệ đối với ngành dịch vụ.
Trường hợp không tách riêng được thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN là 2% trên toàn bộ giá trị hợp đồng (70 triệu USD).
Hướng dẫn
...
III. NỘP THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỰC TIẾP TRÊN GTGT, NỘP THUẾ TNDN THEO TỶ LỆ % TÍNH TRÊN DOANH THU
...
2. Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ tính thuế là giá trị gia tăng của dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT.
Số thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế GTGT
2.1. Giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng của dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa chịu thuế GTGT được xác định bằng doanh thu tính thuế GTGT nhân tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.
2.1.1 Doanh thu tính thuế GTGT:
a) Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, chưa trừ các khoản thuế phải nộp mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).
b) Xác định doanh thu tính thuế GTGT đối với một số trường hợp cụ thể:
b1) Trường hợp theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ, doanh thu Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế GTGT phải nộp thì doanh thu tính thuế GTGT phải được quy đổi thành doanh thu có thuế GTGT và được xác định theo công thức sau:
Doanh thu tính thuế GTGT = Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT/ (1 - Tỷ lệ % GTGT trên doanh thu x thuế suất thuế GTGT)
Ví dụ:
Nhà thầu nước ngoài A cung cấp cho Bên Việt Nam dịch vụ giám sát khối lượng xây dựng nhà máy xi măng Z, giá hợp đồng chưa bao gồm thuế là 300.000 USD. Ngoài ra, Bên Việt Nam thu xếp chỗ ở và làm việc cho nhân viên quản lý của Nhà thầu nước ngoài với giá trị là 40.000 USD. Theo Hợp đồng, Bên Việt Nam chịu trách nhiệm trả thuế GTGT thay cho nhà thầu nước ngoài. Việc xác định doanh thu chịu thuế GTGT nhà thầu nước ngoài như sau:
Xác định doanh thu chịu thuế:
Doanh thu chịu thuế GTGT = (300.000 + 40.000)/ (1- 50% x10%) = 357.894,73 USD
b2) Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo Mục II Phần B Thông tư này để giao bớt một phần giá trị công việc được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam thì doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài không bao gồm giá trị công việc, giá trị máy móc thiết bị do Nhà thầu phụ Việt Nam hoặc Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện.
Nhà thầu phụ Việt Nam, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện khai, nộp thuế theo hướng dẫn tại Điểm 2, Điểm 3 Mục II Phần B Thông tư này.
Quy định này không áp dụng trong trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các nhà cung cấp tại Việt Nam để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ việc thực hiện Hợp đồng nhà thầu.
Ví dụ:
Nhà thầu nước ngoài A ký hợp đồng xây dựng nhà máy xi măng Z với Bên Việt Nam với tổng giá trị hợp đồng là 10 triệu USD (giá đã bao gồm thuế GTGT), theo hợp đồng Nhà thầu nước ngoài A sẽ giao bớt phần giá trị xây lắp (được quy định tại Hợp đồng nhà thầu ký với Bên Việt Nam) cho Nhà thầu phụ Việt Nam B với giá trị là 01 triệu USD.
Doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài A trong trường hợp này được xác định như sau:
Doanh thu tính thuế GTGT = 10 triệu USD – 1 triệu USD = 9 triệu USD
b3) Trường hợp Nhà thầu phụ là Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế theo Mục III Phần B Thông tư này thì doanh thu tính thuế GTGT của Nhà thầu nước ngoài là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được theo hợp đồng ký với Bên Việt Nam. Nhà thầu phụ nước ngoài không phải nộp thuế GTGT trên phần giá trị công việc nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại Hợp đồng nhà thầu phụ ký với Nhà thầu nước ngoài.
b4) Đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế, doanh thu tính thuế GTGT không bao gồm cước vận chuyển quốc tế phải trả cho hãng vận chuyển (hàng không, đường biển).
b5) Đối với dịch vụ chuyển phát quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài, doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu Nhà thầu nước ngoài nhận được.
File gốc của Công văn 1832/TCT-DNL năm 2017 về thuế nhà thầu nước ngoài tại Ban Quản lý dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận do Tổng cục Thuế ban hành đang được cập nhật.
Thuế - Phí - Lệ Phí
- Công văn 7330/VPCP-KGVX năm 2021 về phí xét nghiệm COVID-19 đối với những người có bệnh mãn tính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Công văn 3880/TCT-DNNCN năm 2021 về xác định số thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài vào Việt Nam làm việc do Tổng cục Thuế ban hành
- Quyết định 1969/QĐ-BTC năm 2021 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng trực thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Quyết định 1966/QĐ-BTC quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế trực thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Quyết định 1968/QĐ-BTC năm 2021 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế doanh nghiệp lớn trực thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Quyết định 1965/QĐ-BTC năm 2021 về quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Công văn 4749/TCHQ-TXNK năm 2021 về thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng khai báo là phân bón do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn 4757/TCHQ-TXNK năm 2021 về nộp thuế điện tử nhờ thu do Tổng cục Hải quan ban hành
- Quyết định 1450/QĐ-TCT năm 2021 quy định về thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- Công văn 7116/VPCP-CN năm 2021 về phản ánh của báo chí liên quan đến thu phí trên cao tốc và giá sàn vé máy bay do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 1832/TCT-DNL năm 2017 về thuế nhà thầu nước ngoài tại Ban Quản lý dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận do Tổng cục Thuế ban hành
Chính sách mới
- Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
- Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
- Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
- Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
- Tiêu chí phân loại phim 18+
- Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
- Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
- Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023
Tin văn bản
- Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
- Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
- Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
- Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
- HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
- Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
- Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
- Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Thuế |
Số hiệu | 1832/TCT-DNL |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Đặng Ngọc Minh |
Ngày ban hành | 2017-05-08 |
Ngày hiệu lực | 2017-05-08 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Văn bản Được hướng dẫn
- Thông tư 134/2008/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- Thông tư 60/2012/TT-BTC hướng dẫn nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành