THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 120-TTg | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1963 |
VỀ CHỦ TRƯƠNG ỔN ĐỊNH NGHĨA VỤ THUẾ NÔNG NGHIỆP TRONG BA NĂM 1963, 1964, 1965
Mấy năm qua, dựa vào điều lệ thuế nông nghiệp ban hành sau cải cách ruộng đất, Chính phủ đã cho thi hành nhiều chủ trương về thuế nông nghiệp nhằm ổn định việc đóng góp ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất, cũng cố hợp tác xã nông nghiệp.
Những chủ trương này đã góp phần làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống ở nông thôn được cải thiện, tích lũy của hợp tác xã nông nghiệp được mở rộng.
Việc thi hành các nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 5, thứ 7, thứ 8 và cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp đang tạo khả năng cho sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc, phát huy tính hơn hẳn của lối làm ăn tập thể, nâng cao đời sống của nông dân, đồng thời góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Trong khi chờ đợi ban hành một chính sách thuế nông nghiệp mới, phù hợp với quan hệ sản xuất mới ở nông thôn hiện nay, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa Nhà nước với nông dân, với hợp tác xã nông nghiệp, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nước nhà.
Để tiếp tục cải thiện đời sống nông dân, khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, tiếp theo việc ổn định nghĩa vụ lương thực đến năm 1965.
Căn cứ đề nghị của Hội Đồng Chính phủ, ngày 18 tháng 12 năm 1963, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ra quyết định 213-NQ-TVQH về chủ trương ổn định nghĩa vụ thuế nông nghiệp từ nay đến 1965 (1963, 1964,1965).
Nội dung cụ thể chủ trương ổn định nghĩa vụ thuế nông nghiệp từ nay đến 1965 như sau:
Từ nay đến hết năm 1965, chỉ đối với các loại ruộng đất tăng vụ ở miền xuôi do có công trình thủy lợi nếu hết hạn miễn thuế, mới định sản lượng lại; ở miền núi, các loại ruộng đất tăng vụ vẫn được miễn thuế theo như mười chính sách khuyến khích sản xuất miền núi.
Tất cả mọi trường hợp mở rộng sản xuất, tăng hay giảm diện tích canh tác, sản lượng, nhân khẩu nông nghiệp đều không tính lại thuế suất nữa.
Từ nay đến hết năm 1965, ngoài số diện tích đã được miễn thuế nói trên, Nhà nước chỉ miễn thuế thêm trong hai trường hợp sau đây:
- Ruộng đất do Nhà nước lấy để làm các công trình kiến thiết cơ bản của Nhà nước , hay để làm những công trình đại và trung thủy nông;
- Ruộng đất do hợp tác xã lấy để làm sân phơi, nhà kho.
Tất cả các trường hợp khác, ngoài hai trường hợp nói trên, hợp tác xã và nông dân cá thể có thay đổi cách sử dụng ruộng đất nhằm chuyển hướng canh tác, thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, tăng thu nhập, v.v… thì dù số diện tích ruộng đất canh tác có giảm, Nhà nước cũng không thay đổi diện tích tính thuế nữa. Đồng thời, đối với số diện tích ruộng đất miễn thuế đã được ổn định, nếu sử dụng hợp lý, tiết kiệm mà dành một phần để canh tác, do đó diện tích ruộng đất canh tác dù tăng thì Nhà nước cũng không tăng thêm diện tích tính thuế nữa.
4. Ổn định mức thuế nông nghiệp bằng lương thực từ nay cho đến hết năm 1965 và phân biệt như sau:
- Đối với những hợp tác xã nông hộ cá thể trồng cây lương thực là chủ yếu thì thuế nông nghiệp nộp hoàn toàn bằng lương thực.
- Đối với những hợp tác xã nông hộ cá thể vừa trồng cây lương thực, vừa trồng cây công nghiệp, rau …, những năm qua vẫn nộp thuế bằng lương thực thì mức ổn định giao căn cứ vào số thuế đã nộp bằng lương thực trong mấy năm gần đây, nhất là năm 1962.
- Đối với những hợp tác xã và nông hộ cá thể trồng cây công nghiệp, rau… là chủ yếu, thu hoạch về lương thực quá ít, hàng năm Nhà nước vẫn phải phân phối lương thực thêm theo kế hoạch thì không phải nộp thuế nông nghiệp bằng lương thực.
Sau khi mức thuế nộp bằng lương thực được tuyên bố ổn định, chỉ trong tình hình sản xuất lương thực có thay đổi lớn hoặc bị mất mùa nặng, mới xét điều chỉnh mức.
Ổn định nghĩa vụ đóng thuế nông nghiệp ở nông thôn theo các quy định nói trên là ổn định là cơ sở tính thuế (diện tích, sản lượng...) và ổn định mức thuế nộp bằng lương thực . Ở những nơi đồng bào chuyên sống về nương rẫy, sản xuất không ổn định, do đó cơ sở tính thuế không ổn định thì công tác thuế nông nghiệp vẫn hiện hành theo chính sách thuế nương rẫy hiện hành.
Mấy năm trước đây, sản xuất tăng, đời sống nông dân tăng, nhưng thuế nông nghiệp không tăng. Vài năm trước mắt, sản xuất có điều kiện phát triển hơn đời sống nông dân có điều kiện tăng hơn, nhưng thuế cũng vẫn không tăng, trong khi Nhà nước phải tập trung vốn để bước đầu xây dụng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Điều đó có thể hiện sự chiếu cố thích đáng của Nhà nước đối với nông dân.
Chỉ có làm cho nông dân hiểu đúng đắn như vậy thì mới động viên được nông dân hăng hái sản xuất, làm đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Cần xác định đúng đắn diện tích tính thuế, vì đây là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ công tác lập sổ thuế, ổn định nghĩa vụ thuế nông nghiệp. Do đó, cần tập trung lãnh đạo, tập trung cán bộ ở khâu này.
Hội đồng Chính phủ tin tưởng rằng vì lợi ích của nông dân, của việc củng cố hợp tác xã nông nghiệp, của việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đồng thời vì lợi ích của sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nước nhà, các cấp, các ngành có liên quan và nông dân ta hãy hăng hái thi hành nghiêm chỉnh chủ trương ổn định nghĩa vụ thuế nông nghiệp của Đảng và Nhà nước.
| K.T THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
File gốc của Thông tư 120-TTg năm 1963 về chủ trương ổn định nghĩa vụ thuế nông nghiệp trong ba năm 1963, 1964, 1965 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 120-TTg năm 1963 về chủ trương ổn định nghĩa vụ thuế nông nghiệp trong ba năm 1963, 1964, 1965 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 120-TTg |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Phạm Hùng |
Ngày ban hành | 1963-12-30 |
Ngày hiệu lực | 1964-01-14 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Đã hủy |