Skip to content
  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • English
Dữ Liệu Pháp LuậtDữ Liệu Pháp Luật
    • Văn bản mới
    • Chính sách mới
    • Tin văn bản
    • Kiến thức luật
    • Biểu mẫu
  • -
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Thuế - Phí - Lệ Phí » Nghị định 97-CP
  • Nội dung
  • Bản gốc
  • VB liên quan
  • Tải xuống

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 97-CP

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 1995

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 97-CP NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 1995 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ CÁC LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1990; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 05 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

Điều 1.- Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế (dưới đây gọi chung là cơ sở) có sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đều thuộc đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Điều 2.- Mỗi mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt một lần. Nguyên tắc này được áp dụng cụ thể như sau:

1. Cơ sở sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán những mặt hàng này chỉ phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt mà không phải nộp thuế doanh thu khâu sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất có tổ chức chi nhánh, cửa hàng tiêu thụ sản phẩm thì nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tại nơi sản xuất và nộp thuế doanh thu theo hoạt động kinh doanh thương nghiệp tại chi nhánh, cửa hàng nơi tiêu thụ sản phẩm.

Cơ sở sản xuất khi nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu trước (nếu có).

2. Cơ sở nhập khẩu mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khi nhập khẩu và nộp thuế doanh thu khi bán hàng.

Điều 3.- Hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nếu xuất khẩu, nhập khẩu không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau đây:

1. Hàng hoá do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu, hoặc trực tiếp gia công cho nước ngoài.

2. Hàng hoá do cơ sở sản xuất bán hoặc uỷ thác cho cơ sở kinh doanh trực tiếp xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế và giấy phép xuất khẩu.

Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu, nhưng không xuất khẩu mà đem bán trong nước thì ngoài việc phải nộp thuế doanh thu theo hoạt động kinh doanh thương nghiệp, còn phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

3. Hàng viện trợ không hoàn lại.

4. Hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn trừ do Chính phủ quy định phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

5. Hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chuyển khẩu, vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu biên giới Việt Nam trên cơ sở hiệp định đã ký kết giữa hai Chính phủ hoặc ngành, địa phương được Thủ tướng Chính phủ cho phép đã làm đầy đủ thủ tục hải quan.

6. Hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạm nhập để tái xuất (kể cả hàng dự hội chợ triển lãm), nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn nộp thuế quy định (30 ngày) thì không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với số hàng thực tái xuất. Nếu quá thời hạn trên thì phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phần chưa xuất khẩu và được hoàn lại thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu.

7. Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để sản xuất hàng xuất khẩu, nếu thực tế có hàng xuất khẩu trong thời hạn nộp thuế (90 ngày) thì không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với số vật tư, nguyên liệu nhập khẩu tương ứng với số hàng thực tế xuất khẩu. Nếu quá thời hạn nộp thuế (trên 90 ngày) thì phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Khi có hàng thực tế xuất khẩu thì sẽ được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp cho số vật tư, nguyên liệu tương ứng với số hàng thực tế xuất khẩu.

Riêng vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài được miễn thuế.

8. Hành lý mang theo trong tiêu chuẩn xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.

Đối với hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu đối với hàng thực nhập khẩu. Trường hợp kê khai nhiều hơn số hàng hoá thực nhập khẩu thì được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp cho số hàng hoá kê khai nhiều hơn thực nhập.

Các trường hợp khác, ngoài các trường hợp không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nêu trên đều phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khi nhập khẩu, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể.

Chương 2:

CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

Điều 4.- Căn cứ tính thuế đối với hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là số lượng hàng hoá, giá tính thuế đơn vị hàng hoá và thuế suất.

Điều 5.- Số lượng hàng hoá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như sau:

1. Đối với hàng sản xuất trong nước là số lượng, trọng lượng hàng hoá tiêu thụ bao gồm cả số lượng, trọng lượng của mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất ra để bán, để trao đổi, để biếu tặng người khác hoặc tiêu dùng sinh hoạt nội bộ của cơ sở.

2. Đối với hàng nhập khẩu là số lượng, trọng lượng ghi trong tờ khai hàng hoá nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân có hàng nhập khẩu.

Điều 6.- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt:

1. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán ra tại nơi sản xuất chưa tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối với hàng gia công, hàng đem biếu tặng, hàng tiêu dùng nội bộ, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của mặt hàng cùng loại hoặc của mặt hàng tương đương.

Đối với cơ sở sản xuất nộp thuế trên cơ sở khoán số lượng hàng hoá sản xuất tiêu thụ thì cơ quan thuế tỉnh, thành phố căn cứ vào giá cả thị trường để xác định giá bán và giá tính thuế.

2. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng (+) thuế nhập khẩu. Đối với các trường hợp hàng nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng này vẫn tính đủ yếu tố thuế nhập khẩu.

Điều 7.- Mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện theo biểu sau:

TT

Mặt hàng

Thuế xuất (%)

1

Thuốc hút

a. Thuốc lá điếu có đầu lọc SX chủ yếu bằng nguyên liệu NK

b. Thuốc lá điếu có đầu lọc SX chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước

c. Thuốc lá điếu không có đầu lọc, xì gà sản xuất trong nước

d. Thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu

70

52

32

70

2

Rượu

a. Rượu thuốc

b. Các loại rượu khác (kể cả cồn etilic)

- Trên 40o

- Từ 30o đến 40o

- Dưới 30, kể cả rượu hoa quả

15

90

75

25

3

Bia các loại

- Riêng bia hộp

90

75

4

Các loại pháo hoa, pháo hiệu, pháo mưa, pháo hiệu sương mù... (trừ pháo nổ)

100

5

Ôtô nhập khẩu (kể cả dạng SKC)

- Ôtô loại từ 5 chỗ ngồi trở xuống

- Ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi

- Ôtô từ 16 đến 24 chỗ ngồi và các loại ôtô, xe cộ khác thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng, xe lam

100

60

30

6

Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khá để pha chế xăng

15

1. Thuốc lá điếu có đầu lọc, sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu là loại thuốc lá sử dụng nguyên liệu sợi thuốc nhập khẩu từ 51 % trở lên so với nguyên liệu sợi thuốc cần dùng cho sản phẩm đó.

2. Mặt hàng rượu, bia, pháo (trừ pháo nổ), xăng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm cả hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.

3. Rượu thuốc chịu thuế suất 15 % phải có đăng ký sản phẩm và giấy phép hoạt động của cơ sở sản xuất do Bộ Y tế cấp. Nếu không đủ những điều kiện này thì nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo thuế suất của loại rượu có độ tương ứng.

4. Ô tô và các loại xe cộ khác nhập khẩu (nguyên chiếc và dạng SKD) chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là loại nằm trong nhóm hàng mã số 8703 Biểu thuế nhập khẩu hiện hành.

Bộ Tài chính bàn thống nhất với các ngành liên quan, quy định chi tiết các mặt hàng cụ thể chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc nhóm "xăng các loại, napta (naphtha), chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng".

Chương 3:

ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI NỘP THUẾ VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ

Điều 8.- Cơ sở sản xuất, nhập khẩu mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải kê khai đăng ký với cơ quan thuế về vốn, lao động, mặt hàng, địa điểm sản xuất kinh doanh chậm nhất là năm ngày, trước khi bắt đầu hoạt động hoặc sáp nhập, phân chia, thay đổi địa điểm. Trường hợp giải thể hoặc thay đổi kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi giải thể hoặc thay đổi kinh doanh.

Điều 9.- Cơ sở sản xuất, nhập khẩu mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải kê khai nộp thuế theo quy định sau đây:

1. Đối với hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sản xuất trong nước, cơ sở sản xuất kê khai và nộp tờ khai tổng hợp thuế tiêu thụ đặc biệt của tháng trước cho cơ quan thuế trong thời hạn 5 ngày đầu của tháng sau và nộp đủ số thuế còn thiếu theo thông báo của cơ quan thuế.

Trường hợp không phát sinh thuế tiêu thụ đặc biệt cơ sở sản xuất vẫn phải nộp tờ khai tổng hợp thuế cho cơ quan thuế theo quy định.

2. Đối với hàng nhập khẩu thời điểm kê khai và tính thuế tiêu thụ đặc biệt là ngày đăng ký tờ khai hàng nhập khẩu. Trong thời hạn 8 giờ kể từ khi đăng ký tờ khai hàng nhập khẩu, cơ quan thu thuế thông báo chính thức số thuế phải nộp cho đối tượng nộp thuế.

Điều 10.- Cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ theo các quy định hiện hành.

Khi cơ quan thu thuế có yêu cầu về tài liệu, số liệu và căn cứ có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra tính thuế, cơ sở sản xuất kinh doanh có nhiệm vụ:

1. Cung cấp đầy đủ, đúng hạn các hồ sơ, tài liệu, số liệu và căn cứ có liên quan đến việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

2. Giải thích, chứng minh các khoản chưa rõ trong tờ khai thuế, sổ sách, chứng từ kế toán.

Cơ sở sản xuất kinh doanh không được viện lý do bí mật nghề nghiệp hoặc lý do khác để từ chối xuất trình, cung cấp hoặc giải thích các tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế.

Cơ quan thu thuế phải giữ bí mật về những tài liệu do cơ sở sản xuất kinh doanh cung cấp.

Điều 11.- Thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất, nhập khẩu nộp. Nơi nộp thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là nơi làm thủ tục nhập khẩu; đối với hàng hoá sản xuất trong nước là nơi cơ sở trực tiếp sản xuất loại hàng hoá đó. Trường hợp sản xuất nhỏ phân tán, thuế tiêu thụ đặc biệt có thể do tổ chức, cá nhân thu mua nộp thay cho người sản xuất theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 12.- Việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt quy định như sau:

1. Cơ sở sản xuất có số thuế phát sinh lớn phải kê khai, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khi bán hàng, trả hàng gia công theo thông báo của cơ quan thuế. Cơ quan thuế cử cán bộ thường xuyên kiểm tra và đôn đốc để cơ sở nộp thuế kịp thời vào Ngân sách Nhà nước.

Trường hợp xuất hàng chưa thu được tiền thì hạn nộp thuế là ngày thu được tiền, nhưng chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày phát hành thông báo thuế.

Đối với cơ sở sản xuất nhỏ, trên cơ sở khoán số lượng hàng hoá sản xuất tiêu thụ, thuế tiêu thụ đặc biệt nộp theo định kỳ vào ngày 10, ngày 20 và ngày cuối tháng theo thông báo của cơ quan thuế.

Trường hợp thuế tiêu thụ đặc biệt thu vào cơ sở thu mua thì cơ sở thu mua phải kê khai với cơ quan thuế nơi thu mua và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo từng lô hàng thu mua hoặc theo từng chuyến hàng trước khi vận chuyển. Giá tính thuế trong trường hợp này là giá mua tại nơi thu mua chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt.

2. Cơ sở nhập khẩu nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo thông báo thuế của cơ quan thu thuế nhưng thời gian nộp chậm nhất không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thuế.

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu phi mậu dịch và tiểu ngạch biên giới phải nộp ngay khi nhập khẩu vào Việt Nam. Cơ quan thu thuế phải cấp biên lai khi thu thuế đối với trường hợp này.

Điều 13.-

1. Hàng sản xuất trong nước chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi vận chuyển phải có biên lai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc hoá đơn bán hàng đã đăng ký tại cơ quan thuế.

2. Hàng nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi vận chuyển phải có biên lai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thông báo nộp thuế tiêu thụ đặc biệt kèm theo tờ khai hàng hoá nhập khẩu đã được cơ quan thuế kiểm tra, xác nhận.

Điều 14.- Bộ Tài chính phát hành, quản lý các loại chứng từ, tờ khai về thuế tiêu thụ đặc biệt.

Chương 4:

GIẢM THUẾ, MIỄN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

Điều 15.- Việc giảm thuế, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt quy định như sau:

1. Cơ sở sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ được xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt. Mức giảm được tính theo tỷ lệ (%) thiệt hại về tài sản, nhưng không quá 50% số thuế phải nộp và số tiền thuế được giảm không quá 30% giá trị tài sản bị thiệt hại. Thời gian giảm thuế không quá 180 ngày kể từ sau thời điểm xẩy ra thiệt hại và có xuất hàng;

2. Cơ sở sản xuất mới thành lập hoặc cơ sở mở rộng sản xuất, áp dụng công nghệ sản xuất mới, nếu nộp đủ thuế tiêu thụ đặc biệt mà bị lỗ được xét giảm thuế theo từng năm.

Mức giảm thuế tương ứng với số lỗ của từng năm (tính theo năm dương lịch) nhưng không quá 30% (ba mươi phần trăm) số thuế phải nộp của năm đó. Thời gian được xét giảm thuế không quá hai năm (24 tháng).

Cơ sở sản xuất mới thành lập là cơ sở mới được đầu tư xây dựng, được cấp giấy phép sản xuất. Những cơ sở đã thành lập trước đây, nay chia tách, sáp nhập, đổi tên, giải thể rồi thành lập lại không thuộc đối tượng xét giảm thuế theo quy định này.

Trường hợp giảm thuế cho cơ sở mở rộng sản xuất hoặc áp dụng công nghệ mới chỉ xét trên phần hàng hoá tăng thêm so với sản lượng trước đó.

3. Đối với những cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, nếu khả năng không nộp đủ được theo mức thuế quy định thì Bộ Tài chính căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh, giá cả thị trường, quyết định mức và thời gian miễn, giảm thuế cho từng trường hợp cụ thể.

4. Các trường hợp miễn, giảm khác, Bộ Tài chính trình Chính phủ quyết định miễn, giảm cho từng trường hợp cụ thể.

Bộ Tài chính quy định thủ tục kê khai xin miễn thuế, giảm thuế và quy định thủ tục, thẩm quyền xét miễn thuế, giảm thuế quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 16.- Chính phủ có quy đinh riêng về chế độ khen thưởng đối với tổ chức và cá nhân có công trong việc thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và chế độ xử phạt đối với tổ chức và cá nhân vi phạm Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

Điều 17.- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1996 thay thế Nghị định số 56/CP ngày 28 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

Những quy định khác về thuế tiêu thụ đặc biệt trước đây trái với các quy định của Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 18.- Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Bộ Tài chính uỷ nhiệm cho Tổng cục Hải quan tổ chức việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu cùng với việc thu thuế nhập khẩu.

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

Hướng dẫn

Các mẫu ấn chỉ thuế tại Nghị định này bị bãi bỏ bởi Điều 3 Quyết định 2807/QĐ-BTC năm 2009 (VB hết hiệu lực: 01/07/2022)

Quyết định 2807/QĐ-BTC năm 2009 về việc in, phát hành, quản lý, sử dụng các loại chứng từ thu thuế, thu khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành


Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, bãi bỏ các mẫu ấn chỉ thuế thực hiện theo: Nghị định số 97-CP ngày 27/12/1995 của Chính phủ về việc ban hành biên lai thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu (mẫu CTT46).

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Mục I Thông tư 12-TCHQ/KTTT-1996

Thông tư 12-TCHQ/KTTT-1996 hướng dẫn tạm thời Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Tổng Cục Hải Quan ban hành


Căn cứ Nghị định số 97/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
...
Tổng cục Hải quan hướng dẫn tạm thời thực hiện như sau:
...
I/ PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT:
1- Đối tượng tính thuế tiêu thu đặc biệt đối với các hàng hoá nhập khẩu:
a) Các hàng hoá nhập khẩu phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt:
- Thuốc lá điếu, xì gà
- Rượu các loại
- Bia các loại
- Pháo các loại (trừ pháo nổ)
- Xăng các loại, Napta (Naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade Component) và các chế phẩm pha chế xăng
- Ô tô đến 24 chỗ ngồi (kể cả dạng SKD) và các loại xe ô tô, xe cộ khác thiết kế vừa chở người vừa chở hàng, xe lam.
b) Các mặc hàng tạm thời chưa thu thuế Tiêu thụ đặc biệt
- Mặt hàng pháo các loại (kể cả pháo hoa) là mặt hàng cấm nhập theo Chỉ thị số 406/TTg ngày 8-8-1994 của Chính phủ, phụ lục 1 kèm theo Quyết định 864/TTg ngày 30-12-1995 của Thủ tướng Chính phủ.
2- Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
Các tổ chức, cá nhân, đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài (dưới dây gọi là cơ sở) thì khi nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp nhập khẩu uỷ thác thì đối tượng nhận uỷ thác là đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Các cơ sở nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tại cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu.
Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Mục I Thông tư 98 TC/TCT năm 1995

Thông tư 98 TC/TCT năm 1995 hướng dẫn thi hành Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành


Căn cứ Nghị định số 97/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện như sau:
...
I. PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (TTĐB).
...
2. Đối tượng nộp thuế TTĐB là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, đoàn thể xã hội. các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (dưới đây gọi chung là cơ sở) có nhập khẩu hay sản xuất các mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB.
Trường hợp nhập khẩu uỷ thác thì tổ chức nhận uỷ thác là đối tượng nộp thuế TTĐB.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Mục II Thông tư 12-TCHQ/KTTT-1996

Thông tư 12-TCHQ/KTTT-1996 hướng dẫn tạm thời Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Tổng Cục Hải Quan ban hành


Căn cứ Nghị định số 97/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
...
Tổng cục Hải quan hướng dẫn tạm thời thực hiện như sau:
...
II/ CĂN CỨ TÍNH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI CỚI HÀNG NHẬP KHẨU:
Số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu được tính bằng công thức sau:
Số thuế tiêu thụ Số lượng hàng Giá tính thuế Thuế
đặc biệt phải nộp = nhập khẩu x đơn vị x suất (%)
1- Số lượng hàng nhập khẩu:
Số lượng hàng nhập khẩu làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là số lượng hay trọng lượng hàng hoá thực nhập khẩu trên tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu.
Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Mục II Thông tư 98 TC/TCT năm 1995

Thông tư 98 TC/TCT năm 1995 hướng dẫn thi hành Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành


Căn cứ Nghị định số 97/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
...
II. CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT.
...
1. Số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ hay nhập khẩu:
Số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ là số lượng hay trọng lượng hàng hoá được sản xuất ra và xuất bán, trao đổi, biếu tặng, xuất phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội bộ, xuất trả hàng gia công hay xuất cho các cửa hàng, chi nhánh trực thuộc đơn vị.
Số lượng hàng hoá nhập khẩu là số lượng hay trọng lượng hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam theo giấy phép nhập khẩu và tờ khai hàng nhập khẩu có thanh khoản của Hải quan.
Các trường hợp xuất hàng hoá sản xuất để tiêu thụ, cơ sở sản xuất kinh doanh phải sử dụng hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành. Riêng trường hợp xuất cho các cửa hàng, chi nhánh trực thuộc đơn vị, được sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu của Bộ Tài chính phát hành).
Cơ sở sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB không thực hiện đúng và đầy dủ các quy định tại Điều 10 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt về đăng ký, kê khai, nộp thuế. về gữ gìn sổ sách, chứng từ kế toán. không cung cấp tài liệu cần thiết có liên quan đến việc tính thuế thì cơ quan thuế có quyền căn cứ vào kết quả điều tra và tham khảo ý kiến của các ngành có liên quan để ấn định số lượng sản phẩm tiêu thụ và giá tính thuế TTĐB theo quy định tại Điều 18 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đối với hộ sản xuất nhỏ được áp dụng chế độ khoán nộp thuế TTĐB. cơ quan thuế quận, huyện phối hợp với các ngành liên quan xác định sản lượng sản xuất để khoán số lượng sản phẩm tiêu thụ làm căn cứ xác định số thuế TTĐB phải nộp hàng tháng và theo định kỳ.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Mục II Thông tư 12-TCHQ/KTTT-1996

Thông tư 12-TCHQ/KTTT-1996 hướng dẫn tạm thời Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Tổng Cục Hải Quan ban hành


Căn cứ Nghị định số 97/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
...
Tổng cục Hải quan hướng dẫn tạm thời thực hiện như sau:
...
II/ CĂN CỨ TÍNH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI CỚI HÀNG NHẬP KHẨU:
Số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu được tính bằng công thức sau:
Số thuế tiêu thụ Số lượng hàng Giá tính thuế Thuế
đặc biệt phải nộp = nhập khẩu x đơn vị x suất (%)
...
2- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt:
a) Đối với hàng nhập khẩu thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:
Giá tính thuế Giá tính thuế Thuế tiêu thụ đặc biệt = nhập khẩu + nhập khẩu
Giá tính thuế nhập khẩu căn cứ vào quy định tại Nghị định 54/CP ngày 28-8-1993 của Chính phủ, Thông tư số 72A TC/TCT ngày 30-8-1993 của Bộ Tài chính và các nguyên tắc, quy chế xây dựng, áp giá tính thuế của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đã quy định.
b) Trường hợp một số đối tượng thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:
- Trước hết vẫn tính thuế nhập khẩu theo đúng nguyên tắc như các trường hợp bình thường nhưng không ra thông báo thuế nhập khẩu, chỉ lấy số thuế nhập khẩu đã tính cộng với giá tính thuế nhập khẩu như hướng dẫn tại phần trên để làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
c) Tỷ giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng chung như tỷ giá dùng để tính thuế nhập khẩu theo như các quy định hiện hành.
Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Mục II Thông tư 98 TC/TCT năm 1995

Thông tư 98 TC/TCT năm 1995 hướng dẫn thi hành Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành


Căn cứ Nghị định số 97/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
...
II. CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT.
...
2. Giá tính thuế TTĐB:
a. Đối với hàng sản xuất trong nước: Giá tính thuế của mặt hàng sản xuất trong nước thuộc diện chịu thuế TTĐB là giá bán tại nơi sản xuất chưa có thuế TTĐB, được xác định như sau:
Giá bán hàng
Giá tính thuế =
1 + thuế suất
Ví dụ: Giá bán hàng thực tế tại nơi sản xuất của một lít bia hơi là 2.850đ, thuế suất của mặt hàng bia hơi là 90%.
Giá tính thuế 2.850đ 2.850đ
1 lít bia hơi = -------- = --------- = 1500đ/lít
1+90% 1,9
Giá bán hàng: là giá bán thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng, bao gồm cả hoa hồng đại lý (nếu giao cho đại lý bán).
Đối với hàng gia công, hàng đem biếu tặng, tiêu dùng nội bộ, trao đổi giá tính thuế TTĐB là giá tính thuế của mặt hàng cùng loại hoặc của mặt hàng tương đương.
Đối với các trường hợp cơ sở ghi bán hàng trên hoá đơn thấp hơn giá thị trường trong khu vực từ 10% trở lên, kể cả đối với cơ sở nhỏ được áp dụng chế độ khoán thuế TTĐB, cơ quan thuế có quyền kiểm tra xác định giá bán phù hợp, làm căn cứ ấn định giá tính thuế. việc định giá tính thuế TTĐB trường hợp này quy định như sau:
- Cán bộ quản lý thu thuế hoặc bộ phận thanh tra căn cứ vào giá bán tại thị trường địa phương lên phương án đề nghị giá tính thuế.
- Cục Thuế địa phương sau khi thống nhất với Sở Tài chính Vật giá về mức giá tính thuế TTĐB ra Quyết định giá tính thuế TTĐB cho từng mặt hàng cụ thể.
Trường hợp thuế TTĐB do tổ chức, cá nhân thu mua nộp thay cho cơ sở sản xuất thì giá tính thuế TTĐB là giá mua tại nơi sản xuất chưa có thuế TTĐB.
b) Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế của mặt hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB được xác định:
Giá tính thuế = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
Giá tính thuế nhập khẩu được cơ quan Hải quan xác định trong tờ khai hàng hoá nhập khẩu. Đối với các trường hợp hàng hoá nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được tính đầy đủ theo nguyên tắc trên.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 3 Mục II Thông tư 12-TCHQ/KTTT-1996

Thông tư 12-TCHQ/KTTT-1996 hướng dẫn tạm thời Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Tổng Cục Hải Quan ban hành


Căn cứ Nghị định số 97/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
...
Tổng cục Hải quan hướng dẫn tạm thời thực hiện như sau:
...
II/ CĂN CỨ TÍNH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI CỚI HÀNG NHẬP KHẨU:
Số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu được tính bằng công thức sau:
Số thuế tiêu thụ Số lượng hàng Giá tính thuế Thuế
đặc biệt phải nộp = nhập khẩu x đơn vị x suất (%)
...
3- Thuế suất:
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là tỷ lệ (%) được quy định cụ thể của từng mặt hàng tại Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại điều 7 Nghị định số 97/CP ngày 27-12-1995.
Mặt hàng bia hộp chịu thuế suất 75% chỉ áp dụng cho các loại bia đóng hộp (lon) kim loại.
Mặt hàng rượu thuốc nhập khẩu chịu thuế suất 15% phải được đăng ký sản phẩm và các thủ tục do Bộ Tài chính quy định. Nếu không đủ điều kiện này thì nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo thuế suất của loại rượu có độ tương ứng.
- Mặt hàng xe ô tô: chỉ thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại xe ô tô được thiết kế chở người, kể cả xe thiết kế vừa chở người vừa chở hàng loại từ 24 chỗ ngồi trở xuống và xe ô tô đua, (các loại xe thuộc mã số 8703 trong Biểu thuế nhập khẩu), xe lam.
- Linh kiện xe ô tô dạng SKD thuộc mã số 8703 nêu trên cũng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo như thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của xe nguyên chiếc (CBU) theo từng loại chỗ ngồi.
Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 3 Mục II Thông tư 98 TC/TCT năm 1995

Thông tư 98 TC/TCT năm 1995 hướng dẫn thi hành Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành


Căn cứ Nghị định số 97/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện như sau:
...
II. CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT.
...
3- Thuế suất: Thuế suất thuế TTĐB áp dụng đối với từng mặt hàng được qui định tại Biểu thuế TTĐB kèm theo Nghị định số 97/CP ngày 27/12/1995 của Chính phủ và được hướng dẫn chi tiết tại Biểu kèm theo Thông tư này.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Mục III và Mục IV Thông tư 12-TCHQ/KTTT-1996

Thông tư 12-TCHQ/KTTT-1996 hướng dẫn tạm thời Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Tổng Cục Hải Quan ban hành


Căn cứ Nghị định số 97/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
...
Tổng cục Hải quan hướng dẫn tạm thời thực hiện như sau:
...
III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI NỘP THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT:
Căn cứ Điều 3 Nghị định 97/CP ngày 27-12-1995 thì hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nếu nhập khẩu trong các trường hợp sau đây không phải nộp thuế thuế tiêu thụ đặc biệt. Trình tự và thủ tục cụ thể từng loại như sau:
1- Đối với hàng viện trợ không hoàn lại, thủ tục gồm:
...
2- Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm mà thời gian dự hội chợ, triển lãm trong thời hạn nộp thuế quy định (30 ngày), thủ tục gồm:
...
3- Đối với hàng hoá nhập khẩu theo các điều ước Quốc tế mà Chính phủ Việt Nam ký kết hay tham gia có những quy định miễn giảm thuế thì việc thực hiện miễn giảm thuế theo quy định cụ thể tại các điều ước này.
...
4- Đối với hàng hoá vận chuyển quá cảnh, chuyển khẩu hay mượn đường qua biên giới Việt Nam theo quy định của Chính phủ ngoài việc phải thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan, phải có các chứng từ sau: để xuất trình cho cơ quan Hải quan:
...
5- Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 97/CP ngày 27-12-1995 của Chỉnh phủ thì hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết và thực xuất khẩu thành phẩm được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt.
...
6- Hàng hoá trong tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế mang theo người của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới Việt Nam.
...
7- Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và xuất khẩu sản phẩm trong thời hạn quy định (90 ngày). thủ tục giải quyết không thu thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện như hướng dẫn về thuế nhập khẩu trong trường hợp này tại Thông tư số 53 TC/TCT ngày 13-7-1995 của Bộ Tài chính. Trường hợp không xuất khẩu sản phẩm trong thời hạn quy định thì phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phần vật tư, nguyên liệu tương ứng và được hoàn lại thuế tiêu thụ đặc biệt khi xuất khẩu sản phẩm.
...
8- Trong các trường hợp không thu thuế tiêu thụ đặc biệt nêu tại điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 phần III của Thông tư này khi lý do của các trường hợp không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt thay đổi như: Hàng viện trợ sử dụng vào mục đích ngoài chương trình dự án, hàng nhập khẩu do hưởng quy chế miễn trừ phải tái xuất nhưng không tái xuất. Nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài nhưng tiêu thụ trong nước hoặc không xuất khẩu sản phẩm gia công... thì trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày điều kiện không thu thuế thay đổi so với quy định, các chủ hàng nhập khẩu phải có trách nhiệm khai báo với Cục Hải quan nơi đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng để cơ quan Hải quan làm thủ tục thu đủ thuế tiêu thụ đặc biệt.
IV/ HOÀN LẠI THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT:
...
1- Hàng nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt mà còn lưu kho, lưu bãi ở cửa khẩu nhưng được phép tái xuất, phải có:
...
2- Hàng đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn, phải có:
...
3- Đối với hàng hoá nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà được phép nhập khẩu, thì Cục Hải quan kiểm tra và xác định lại số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, nếu nộp thừa thì được hoàn lại số thuế nộp thừa, nếu nộp thiếu thì phải nộp thêm cho đủ số thuế phải nộp.
...
4- Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm quá thời hạn 30 ngày đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt: thủ tục gồm:
...
5- Hàng hoá nhập khẩu trong quá trình vận chuyển, bốc xếp bị hư hỏng, mất mát có lý do xác đáng, phải có:
...
6- Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu quá thời hạn (90 ngày) đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, phải có:
...
7- Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu đã nộp thuế theo thời hạn quy định (30 ngày) phải có:
...
8- Hàng nhập khẩu mà doanh nghiệp Việt Nam nhận làm đại lý, bán hàng cho nước ngoài phải đăng ký trước với Bộ Tài chính, khi xin hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt phải có:
...
9 - Ngoài các trường hợp không thu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại mục III Thông tư này, các trường hợp khác nhập khẩu mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt dù được miễn thuế nhập khẩu nhưng vẫn phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Bộ Tài chính.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Mục V Thông tư 12-TCHQ/KTTT-1996

Thông tư 12-TCHQ/KTTT-1996 hướng dẫn tạm thời Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Tổng Cục Hải Quan ban hành


Căn cứ Nghị định số 97/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
...
Tổng cục Hải quan hướng dẫn tạm thời thực hiện như sau:
...
V/ ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI NỘP THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
1- Kê khai và đăng ký nộp thuế:
- Cơ quan nhập khẩu hàng hoá thuộc diện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải kê khai trên tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu.
- Cơ quan Hải quan khi nhận được tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu phải kiểm tra chặt chẽ các căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt đã được quy định tại chương II Nghị định số 97/CP ngày 27/12/1995 của Chính phủ, xác định đúng số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp vào thủ tục thông báo thuế cho đối tượng nộp thuế trong thời gian hạn 8 giờ kể từ ngày khi đăng ký tờ khai hàng nhập khẩu.
Tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu thuộc diện phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được thu vào mục 17 (thuế tiêu thụ đặc biệt) hạng, khoản 03 (Ngoại thương), loại 07 (Thương nghiệp cung ứng vật tư), chương tương ứng (không hạch toán vào chương 51A) của mục lục ngân sách hiện hành tại kho bác Nhà nước. Riêng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt thu đối với hàng là nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tạm nhập để tái xuất, hàng nhập khẩu làm đại lý giao bán cho nước ngoài được nộp vào tài khoản tiền gửi tại kho bạc, cơ quan Hải quan chỉ được dùng tiền ở tài khoản này để hoàn thuế đối với trường hợp được hoàn thuế quy định tại điểm 6, 7, 8 mục IV của Thông tư này.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Mục V Thông tư 12-TCHQ/KTTT-1996

Thông tư 12-TCHQ/KTTT-1996 hướng dẫn tạm thời Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Tổng Cục Hải Quan ban hành


Căn cứ Nghị định số 97/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
...
Tổng cục Hải quan hướng dẫn tạm thời thực hiện như sau:
...
V/ ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI NỘP THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
...
2- Thủ tục kê khai và vận chuyển hàng hoá:
- Căn cứ tờ khai nhập khẩu hàng hoá, cùng với việc tính và thông báo thuế nhập khẩu, nếu là mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Cục Hải quan tính và thông báo cho đối tượng nhập khẩu số tiền tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đồng thời ghi vào sổ nhật ký theo các nội dung sau: số, ngày... của tờ khai. số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp.
- Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 97/CP ngày 27/12/1995 của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu phải nộp cùng với thời hạn nộp thuế nhập khẩu là trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thuế tiêu thụ đặc biệt của Cục Hải quan. Đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế nêu trên là 90 (chín mươi) ngày.
- Căn cứ thông báo thuế của Cục Hải quan thì tổ chức và cá nhân phải nộp đủ thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời hạn quy định. Nếu chậm nộp thì mỗi ngày bị phạt 0,2% (hai phần nghìn) số thuế chậm nộp.
Đối với hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch, hàng tiểu ngạch, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ngay trước khi giải phòng hàng.
Chế độ báo cáo kết quả thu thuế tiêu thụ đặc biệt của Cục Hải quan tỉnh, thành phố với Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính thực hiện như quy định về báo cáo thuế nhập khẩu hiện hành.

Hướng dẫn

Việc xử lý vi phạm được hướng dẫn bởi Mục V Thông tư 98 TC/TCT năm 1995

Thông tư 98 TC/TCT năm 1995 hướng dẫn thi hành Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành


Căn cứ Nghị định số 97/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
...
V- XỬ LÝ VI PHẠM
Theo Điều 20 Luật thuế TTĐB và điểm c khoản 1 Điều 20 được sửa đổi tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB và những quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế hiện hành, thì:
1- Tổ chức, cá nhân không làm đúng những quy định về thủ tục đăng ký, kê khai, lập sổ sách kế toán lưu giữ chứng từ, hoá đơn nói tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Luật thuế TTĐB thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định.
2- Tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, thu mua, buôn bán, nhập khẩu trốn thuế, vận chuyển hàng hoá không có chứng từ hợp lệ kèm theo thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế TTĐB theo quy định, còn bị phạt tiền từ một đến ba lần số thuế gian lậu. Vi phạm lần thứ nhất, bị phát một lần. vi phạm lần thứ 2, bị phát hai lần. vi phạm lần thứ ba trở lên bị phạt ba lần số thuế gian lậu. Trường hợp trốn lậu thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi trốn lậu thuế mà còn vi phạm, hoặc trốn thuế với số lượng lớn hoặc phạm tội trong các trường hợp nghiêm trọng khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
3- Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền thuế hoặc tiền phạt ghi trong lệnh thu thuế, thông báo nộp thuế, quyết định xử phạt thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế hoặc tiền phạt theo quy định, mỗi ngày chậm nộp còn bị phạt 0,2% (hai phần nghìn) trên số tiền nộp chậm.
4- Tổ chức, cá nhân gây trở ngại cho cơ quan thuế, cán bộ thuế kiểm tra hàng hoá, nguyên liệu tại nơi sản xuất, kho hàng, cửa hàng kinh doanh hoặc tự ý phá niêm phong kho hàng, kho nguyên liệu, máy móc, nhà xưởng trong thời hạn niêm phong của cơ quan thuế... thì tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý theo pháp luật.
5- Tổ chức, cá nhân dây dưa nộp thuế, nộp phạt thì bị xử lý như sau:
- Trích tiền của cơ sở tại ngân hàng để nộp thuế, nộp phạt. Ngân hàng có trách nhiệm thực hiện chế độ ưu tiên trích tiền của cơ sở tại ngân hàng để nộp thuế, nộp phạt theo quyết định của cơ quan thuế.
- Tạm giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt.
- Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm tiền thuế, tiền phạt còn thiếu.
Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, của Tổng cục Hải quan.
Điều này được hướng dẫn bởi Mục VI Thông tư 12-TCHQ/KTTT-1996

Thông tư 12-TCHQ/KTTT-1996 hướng dẫn tạm thời Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Tổng Cục Hải Quan ban hành


Căn cứ Nghị định số 97/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
...
Tổng cục Hải quan hướng dẫn tạm thời thực hiện như sau:
...
VI/ XỬ LÝ VI PHẠM
Theo Điều 20 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và điểm c khoản 1 Điều 20 được sửa đổi tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Nghị định của Chính phủ về việc quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thì:
1- Tổ chức, cá nhân không làm đúng những quy định về thủ tục đăng ký, kê khai, lập số sách kế toán lưu trữ chứng từ, hoá đơn nói tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định.
2- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu trốn thuế, vận chuyển hàng hoá không có chứng từ hợp lệ kèm theo thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định còn bị phạt tiền từ 1 đến 3 lần số thuế gian lậu. Vi phạm lần thứ nhất, bị phạt một lần. vi phạm lần thứ 2 bị phạt hai lần. vi phạm lần thứ 3 bị phạt 3 lần số thuế gian lậu. Trường hợp trốn lậu thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi trốn lậu thuế mà còn vi phạm hoặc trốn thuế với số lượng lớn hoặc phạm tội trong các trường hợp nghiêm trọng khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 169 của Bộ Luật Hình sự.
3- Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền thuế hoặc tiền phạt ghi trong lệnh thu thuế, thông báo nộp thuế, quyết định xử phạt thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế hoặc tiền phạt theo quy định, mỗi ngày chậm nộp còn bị phạt 0,2% (hai phần nghìn) trên số tiền nộp chậm.
4- Tổ chức, cá nhân gây trở ngại cho cơ quan Hải quan, cán bộ Hải quan kiểm tra hàng hoá, nguyên liệu hoặc tự ý phá niêm phong kho hàng, kho nguyên liệu trong thời hạn niêm phong của cơ quan Hải quan thì tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý theo Pháp luật.
5- Tổ chức, cá nhân dây dưa nộp thuế, nộp phạt thì bị xử lý như sau:
- Trích tiền của cơ sở tại Ngân hàng để nộp thuế, nộp phạt. Ngân hàng có trách nhiệm thực hiện chế độ ưu tiên trích tiền của cơ sở tại Ngân hàng để nộp thuế, nộp phạt theo quyết định của cơ quan Hải quan.
- Tạm giữ hàng hoá, tang vật để đảm bảo thu đủ tiền thuế, tiền phạt.
- Kế biên tài sản theo quy định của Pháp luật để đảm bảo tiền thuế, tiền phạt còn thiếu.
Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
6- Việc xử lý vi phạm đối với cán bộ thuế và cá nhân khác trong việc thực thi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt:
a) Cán bộ Hải quan hay các cá nhân khác lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm dụng tham ô tiền thuế tiêu thụ đặc biệt thì phải bồi thường cho Nhà nước toàn bộ số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đã tham ô, chiếm dụng, tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.
b) Cán bộ Hải quan hay cá nhân khác lợi dụng chức vụ quyền hạn bao che cho người vi phạm hay cố ý làm trái quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thực thi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt như: cố ý tính thuế sai (giảm số lượng, chất lượng hàng hoá so với thực tế hàng hoá XNK, tính giá tính thuế sai, áp dụng tỷ giá tính thuế sai, tính sai thuế suất mặt hàng). bao che cho đối tượng nộp thuế không kiểm hoá ghi tờ khai Hải quan hàng hoá XNK vẫn làm thủ tục cho phép XNK,... thì phải đền bù tiền thuế cho Ngân sách Nhà nước. Tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước Pháp luật.
c) Cán bộ Hải quan do thiếu tinh thần trách nhiệm hay cố ý xử lý sai, gây thiệt hại cho người nộp thuế hay người bị xử lý như: tính thuế sai (sai số lượng, giá tính thuế, thuế suất). xử lý thu thuế đối với hàng đã được miễn giảm theo quy định. xử phạt sai chế độ quy định... thì phải bồi thường toàn bộ số tiền thiệt hại cho đối tượng nộp thuế hay người bị xử lý.

Hướng dẫn

Chương này được hướng dẫn bởi Mục I Thông tư 98 TC/TCT năm 1995

Thông tư 98 TC/TCT năm 1995 hướng dẫn thi hành Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành


Căn cứ Nghị định số 97/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
...
I. PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (TTĐB).
1. Đối tượng chịu thuế TTĐB là các mặt hàng nhập khẩu, sản xuất trong nước gồm: Thuốc lá điếu, xì gà, rượu các loại, pháo các loại (trừ pháo nổ), xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng. ô tô đến 24 chỗ ngồi (kể cả dạng SKD) được hướng dẫn chi tiết tại Mục II Thông tư này. Không thu thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (kể cả dạng SKD).
2. Đối tượng nộp thuế TTĐB là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, đoàn thể xã hội. các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (dưới đây gọi chung là cơ sở) có nhập khẩu hay sản xuất các mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB.
...
3. Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB tại nơi sản xuất và không phải nộp thuế doanh thu đối với doanh thu tiêu thụ sản phẩm đã kê khai nộp thuế TTĐB tại nơi sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất có tổ chức chi nhánh hay cửa hàng tiêu thụ sản phẩm của cơ sở thì cơ sở phải kê khai và nộp thuế TTĐB tại nơi sản xuất. chi nhánh hay cửa hàng bán sản phẩm phải kê khai nộp thuế doanh thu tại nơi bán hàng theo thuế suất thuế doanh thu của hoạt động thương nghiệp.
4. Cơ sở nhập khẩu mặt hàng chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB tại nơi kê khai nhập khẩu và kê khai nộp thuế doanh thu theo hoạt động thương nghiệp tại nơi bán hàng.
5. Mỗi mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB chỉ chịu thuế TTĐB một lần. Cơ sở sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu TTĐB khi nộp thuế TTĐB được khấu trừ tiền thuế TTĐB đã nộp cho phần nguyên liệu để sản xuất hàng hoá đó trong các trường hợp sau đây:
a- Cơ sở sản xuất trực tiếp nhập khẩu hay uỷ thác nhập khẩu nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB, có biên lai nộp thuế TTĐB.
b- Cơ sở sản xuất mua nguyên liệu thuộc diện chịu thuế TTĐB do cơ sở khác sản xuất ra đã nộp thuế TTĐB, có hoá đơn bán hàng do bên bán giao (loại hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành).
...
6. Sản xuất hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB nếu xuất khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB trong các trường hợp có kèm theo những thủ tục phải xuất trình với cơ quan thuế trực tiếp quản lý dưới đây:
a- Hàng hoá do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc trực tiếp gia công cho nước ngoài, kể cả trường hợp được phép mang hàng hoá ra nước ngoài để dự hội chợ, triển lãm và đã bán hàng hoá đó tại nước ngoài.
...
b- Hàng hoá do cơ sở sản xuất được phép bán cho các cửa hàng miễn thuế (coi như xuất khẩu) và hàng hoá do cơ sở sản xuất bán hoặc gia công cho các đối tượng thuộc khu chế xuất (trừ các mặt hàng cung ứng phục vụ tiêu dùng, sinh hoạt theo quy định tại Nghị định số 322/HĐBT ngày 18/10/1991 quy định về hoạt động của khu chế xuất).
...
c- Hàng hoá do cơ sở sản xuất bán hoặc uỷ thác cho cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế và Giấy phép xuất khẩu.
...
7. Không thu thuế TTĐB hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp với các thủ tục và trình tự cụ thể như sau:
a- Hàng viện trợ không hoàn lại, thủ tục gồm:
...
b- Hàng tạm nhập khẩu để tài xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn nộp thuế qui định (30 ngày) thì không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu. Thủ tục gồm:
...
c- Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm nếu thực tái xuất trong thời hạn nộp thuế quy định (30 ngày), thủ tục gồm:
...
d. Hàng nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn trừ do Chính phủ quy định phù hợp theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, có giấy nhập khẩu do Tổng cục Hải quan cấp.
e. Hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB vận chuyển quá cảnh, chuyển khẩu hoặc mượn đường qua biên giới Việt Nam theo quy định của Chính phủ, ngoài việc phải thực hiện đầy đủ những quy định của Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan còn phải có đủ các điều kiện sau:
...
g. Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và xuất khẩu sản phẩm trong thời hạn quy định (90 ngày): Thủ tục giải quyết không thu thuế TTĐB thực hiện như hướng dẫn về thuế nhập khẩu trong trường hợp này tại Thông tư số 53 TC/TCT ngày 13/7/1995 của Bộ Tài chính. trường hợp không xuất khẩu sản phẩm trong thời hạn quy định thì phải nộp thuế TTĐB phần vật tư, nguyên liệu tương ứng và được hoàn lại thuế TTĐB khi xuất khẩu sản phẩm.
h. Hàng hoá trong tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế mang theo người của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới Việt Nam.
...
i. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 97 CP ngày 27/12/1995 của Chính phủ thì hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết và thực xuất khẩu thành phẩm được miễn thuế TTĐB.
...
8. Đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam để bán tại các cửa hàng miễn thuế ở các cảng biển, sân bay quốc tế, bán cho các đối tượng theo Nghị định 131/ HĐBT ngày 27/8/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) được xét miễn thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc quản lý hàng hoá và thủ tục xét miễn thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng như đối với thuế xuất nhập khẩu qui định tại Thông tư 107 TC/TCT ngày 30/12/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách thuế đối với các cửa hàng miễn thuế tại các cảng biển, sân bay quốc tế, Thông tư số 67TC/TCT ngày 30/10/1992 và Thông tư số 58TC/TCT ngày 12/7/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc bán hàng miễn thuế cho các đối tượng theo Nghị định số 131 HĐBT ngày 27/8/1987 của Hội đồng Bộ trưởng.
9. Hoàn lại thuế TTĐB trong các trường hợp nhập khẩu với các thủ tục, trình tự như sau:

Hướng dẫn

Chương này được hướng dẫn bởi Mục III Thông tư 98 TC/TCT năm 1995

Thông tư 98 TC/TCT năm 1995 hướng dẫn thi hành Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành


Căn cứ Nghị định số 97/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
...
III- ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI NỘP THUẾ VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ
1- Kê khai, đăng ký nộp thuế TTĐB:
a) Theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 97/CP ngày 27/12/1995 của Chính phủ, thì:
...
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB phải chấp hành nghiêm chỉnh việc mở sổ sách, kế toán, ghi chép và lập chứng từ ban đầu, chứng từ mua bán hàng theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu của cơ quan thuế trong việc kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ, hoá đơn, kho nguyên liệu, hàng hoá... và không được viện lý do bí mật nghề nghiệp và các lý do khác để từ chối xuất trình, cung cấp hoặc giải thích các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của cơ quan thuế.
...
2- Thủ tục kê khai nộp thuế và vận chuyển hàng hoá:
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 97/CP ngày 27/12/1995 của Chính phủ, thuế TTĐB do cơ sở sản xuất nộp. đối với hàng nhập khẩu là tổ chức, cá nhân nhập khẩu, trường hợp nhập khẩu uỷ thác thì tổ chức nhận uỷ thác phải nộp thuế TTĐB thay cho chủ hàng.
2a- Đối với hàng sản xuất trong nước:
a) Cơ sở sản xuất có số thuế TTĐB phát sinh lớn phải kê khai nộp thuế TTĐB khi bán hàng, trả hàng gia công và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế.
...
b) Cơ sở sản xuất có số thuế TTĐB phải nộp dưới 300 triệu đồng/tháng, thực hiện kê khai nộp thuế theo định kỳ 5 ngày, 10 ngày một lần.
...
c) Đối với hộ cá thể có số thuế TTĐB phát sinh ít, được nộp thuế TTĐB theo phương thức khoán sản lượng sản phẩm tiêu thụ. Thời điểm nộp thuế được ấn định vào ngày 10, ngày 20 và ngày cuối tháng. Trường hợp ngày phải nộp thuế là ngày chủ nhật, ngày lễ, thì ngày nộp thuế là ngày kế tiếp sau.
...
d) Đối với cơ sở sản xuất nhỏ, phân tán hoặc vì lý do khách quan chưa thực hiện việc kê khai nộp thuế TTĐB thì cơ sở thu mua nộp thay thuế TTĐB cho người sản xuất tại nơi thu mua.
...
e) Hàng hoá vận chuyển trên đường phải có một trong những giấy tờ kèm theo sau:
...
g) Hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB dự trữ tại các kho hàng (trừ kho thành phẩm của cơ sở sản xuất ra mặt hàng đó), các cửa hàng buôn bán phải có giấy tờ chứng minh đã nộp thuế TTĐB như: biên lai nộp thuế hoặc hoá đơn mua hàng.
2b) Đối với hàng nhập khẩu:
a) Căn cứ vào tờ khai nhập khẩu hàng hoá tờ khai thuế TTĐB hàng nhập khẩu, cùng với việc tính và thông báo thuế nhập khẩu, nếu là mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB cơ quan Hải quan tính và thông báo cho đối tượng nhập khẩu số thuế TTĐB phải nộp, đồng thời ghi vào sổ nhật ký theo các nội dung: số, ngày, giờ của tờ khai. số tiền thuế TTĐB phải nộp theo tờ khai (mẫu Tờ khai thuế TTĐB hàng nhập khẩu và thông báo thuế theo quy định của Tổng cục Hải quan).
...
b) Ngoài quy định về vận chuyển hàng chịu thuế nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB vận chuyển trên đường phải có một trong những giấy tờ kèm theo sau đây:

Hướng dẫn

Chương này được hướng dẫn bởi Mục IV Thông tư 98 TC/TCT năm 1995

Thông tư 98 TC/TCT năm 1995 hướng dẫn thi hành Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành


Căn cứ Nghị định số 97/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
...
IV. GIẢM THUẾ, MIỄN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
1- Các trường hợp được giảm thuế:
a) Cơ sở sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, dịch hoạ, tai nạn bất ngờ được xét giảm thuế TTĐB. Mức giảm theo tỷ lệ (%) thiệt hại về tài sản vốn kinh doanh so với tổng giá trị tài sản, vốn kinh doanh nhưng không quá 30% giá trị tài sản bị thiệt hại và không quá 50% số thuế phải nộp trong kỳ giảm thuế. Thời gian giảm thuế được tính không qua 180 ngày liên tục kể từ sau thời điểm xảy ra thiệt hai và có xuất kho hàng hoá.
Ví dụ: Doanh nghiệp A ngày 01/10/1993 bị hoả hoạn, giá trị tài sản bị thiệt hại là: 120 triệu đồng. Tổng giá trị tài sản, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là: 600 triệu đồng. Tỷ lệ thiệt hại so với tổng giá trị tài sản là: 20%. Doanh nghiệp phải ngừng sản xuất để khắc phục hậu quả, đến ngày 01/11/1993 doanh nghiệp bắt đầu sản xuất và xuất hàng. Số thuế TTĐB phải nộp sau 180 ngày liên tục kể từ ngày 01/11/1993 là: 100 triệu đồng. Mức giảm thuế phải đảm bảo các điều kiện sau:
1- Không quá 30% giá trị tài sản bị thiệt hại là 40 triệu đồng.
2- Không quá 50% số thuế phải nộp trong kỳ là 50 triệu.
3- Tương ứng với tỷ lệ thiệt hại 20%.
4- Thời gian được giảm không quá: 180 ngày liên tục.
...
b) Cơ sở sản xuất mới thành lập và chính thức sản xuất từ năm 1993 nếu nộp thuế TTĐB mà bị lỗ thì được xét giảm thuế theo từng năm. Mức xét giảm tương ứng với số lỗ, nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của từng năm. Thời gian xét giảm thuế không quá 2 năm, kể từ năm bắt đầu sản xuất.
...
c) Cơ sở mở rộng sản xuất hoặc áp dụng công nghệ sản xuất mới, nếu nộp thuế TTĐB mà phát sinh lỗ thì được xét giảm thuế TTĐB. Mức giảm thuế tương ứng với số lỗ của từng năm, nhưng không vượt quá 30% số thuế TTĐB phải nộp của phần sản lượng tăng thêm trong năm do mở rộng sản xuất hoặc do áp dụng công nghệ mới. Để xác định sản lượng tăng thêm trong năm, cần so với sản lượng thực hiện của năm trước. Thời gian xét giảm thuế không quá hai năm, kể từ năm có sản lượng tăng thêm do mở rộng sản xuất hoặc áp dụng công nghệ mới.
...
d- Cơ sở sản xuất đã thành lập trước đây (cơ sở sản xuất độc lập hoặc sơ cở do các doanh nghiệp lập ra để tân dụng tiền vốn, lao động... của đơn vị) có qui mô nhỏ đã tận dụng tối đa công suất, có giá thành sản phẩm, giá bán ở mức hợp lý nhưng nộp đủ thuế TTĐB theo luật định mà bị lỗ thì được xét giảm thuế TTĐB.
...
2- Thẩm quyền xét giảm thuế: Việc giảm thuế TTĐB do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Nội dung hướng dẫn Chương này tại Thông tư 98 TC/TCT năm 1995 được sửa đổi bởi Thông tư 109/1998/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 10/01/2021)

Thông tư 109/1998/TT-BTC sửa đổi quy định về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt do Bộ tài chính ban hành


Căn cứ Nghị định số 97/CP ngày 27/12/1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thông tư số 98 TC/TCT ngày 30/12/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 97/CP ngày 27/12/1995 của Chính phủ.
...
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi quy định về trường hợp giảm thuế tiêu thụ đặc biệt nêu tại điểm 1.d phần IV Thông tư số 98 TC/TCT ngày 30/12/1995 của Bộ Tài chính như sau:
"d- Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có quy mô sản xuất nhỏ đã thành lập trước đây nay đang tiếp tục sản xuất, nếu gặp khó khăn, nộp đủ thuế tiêu thụ đặc biệt theo luật định mà bị lỗ được xét giảm thuế đặc biệt.
Mức thuế tiêu thụ đặc biệt được xét giảm tương ứng với số lỗ nhưng không vượt quá 50% tổng số thuế phải nộp theo luật.
Thời gian xét giảm thuế được xác định theo từng năm, tính theo năm dương lịch.
Về quy mô sản xuất nhỏ:
- Cơ sở sản xuất bia có quy mô nhỏ là cơ sở có công suất dưới 10 triệu lít/năm.
- Cơ sở sản xuất mặt hàng thuốc lá có quy mô nhỏ là cơ sở có công suất dưới 10 triệu bao/năm.
- Đối với cơ sở sản xuất rượu, Bộ Tài chính xem xét, giải quyết theo từng trường hợp cụ thể.
Các cơ sở được xét giảm thuế phải là cơ sở thực hiện đầy đủ chế độ sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định và hạch toán rõ ràng kết quả sản xuất, kinh doanh và số thuế phải nộp theo Luật.
Cơ sở thuộc đối tượng giảm thuế phải lập các hồ sơ sau:
- Công văn đề nghị giảm thuế của cơ sở, trong đó nêu rõ nguyên nhân lỗ vốn, công suất thiết bị và sản lượng sản xuất thực tế, kèm theo:
+ Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư cơ sở sản xuất, biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sản xuất.
+ Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh có chi tiết về: sản lượng, giá bán, doanh thu, các yếu tố chi phí sản xuất, giá thành, số thuế phải nộp theo luật và số tiền lỗ vốn.
+ Báo cáo quyết toán tài chính, quyết toán thuế của năm xin giảm thuế.
Hồ sơ giảm thuế của cơ sở lập xong gửi tới cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở. Trong thời gian 10 ngày làm việc, cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, xác định kết quả sản xuất, kinh doanh của cơ sở, báo cáo Cục Thuế tỉnh (thành phố). Trong thời gian 05 ngày làm việc, Cục thuế tỉnh (thành phố) có công văn đề nghị Bộ Tài chính xem xét, giải quyết gửi kèm hồ sơ của cơ sở về Bộ Tài chính (Tổng cục thuế).
Trong cùng một thời gian, cơ sở sản xuất chỉ được xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt theo một trong ba trường hợp nêu tại điểm b, c và d nêu trên."
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và áp dụng đối với việc giải quyết giảm thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh từ năm 1997. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu xem xét, hướng dẫn bổ sung kịp thời.

Từ khóa: Nghị định 97-CP, Nghị định số 97-CP, Nghị định 97-CP của Chính phủ, Nghị định số 97-CP của Chính phủ, Nghị định 97 CP của Chính phủ, 97-CP

File gốc của Nghị định 97-CP năm 1995 Hướng dẫn Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đang được cập nhật.

Thuế - Phí - Lệ Phí

  • Công văn 7330/VPCP-KGVX năm 2021 về phí xét nghiệm COVID-19 đối với những người có bệnh mãn tính do Văn phòng Chính phủ ban hành
  • Công văn 3880/TCT-DNNCN năm 2021 về xác định số thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài vào Việt Nam làm việc do Tổng cục Thuế ban hành
  • Quyết định 1969/QĐ-BTC năm 2021 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng trực thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Quyết định 1966/QĐ-BTC quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế trực thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Quyết định 1968/QĐ-BTC năm 2021 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế doanh nghiệp lớn trực thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Quyết định 1965/QĐ-BTC năm 2021 về quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Công văn 4749/TCHQ-TXNK năm 2021 về thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng khai báo là phân bón do Tổng cục Hải quan ban hành
  • Công văn 4757/TCHQ-TXNK năm 2021 về nộp thuế điện tử nhờ thu do Tổng cục Hải quan ban hành
  • Quyết định 1450/QĐ-TCT năm 2021 quy định về thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
  • Công văn 7116/VPCP-CN năm 2021 về phản ánh của báo chí liên quan đến thu phí trên cao tốc và giá sàn vé máy bay do Văn phòng Chính phủ ban hành

Nghị định 97-CP năm 1995 Hướng dẫn Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

- File PDF đang được cập nhật

- File Word Tiếng Việt đang được cập nhật

Chính sách mới

  • Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
  • Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
  • Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
  • Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Tiêu chí phân loại phim 18+
  • Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
  • Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
  • Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023

Tin văn bản

  • Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
  • Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
  • Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
  • Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
  • HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
  • Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
  • Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
  • Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
  • Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước

Tóm tắt

Cơ quan ban hành Chính phủ
Số hiệu 97-CP
Loại văn bản Nghị định
Người ký Phan Văn Khải
Ngày ban hành 1995-12-27
Ngày hiệu lực 1996-01-01
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí
Tình trạng Hết hiệu lực

Văn bản Được hướng dẫn

  • Công văn của Tổng cụ hải quan số 672-TCHQ/KTTT về việc hướng dẫn thuế đối với dự án ODA

Văn bản Hướng dẫn

  • Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 1990

Văn bản Bãi bỏ

  • Quyết định 2807/QĐ-BTC năm 2009 về việc in, phát hành, quản lý, sử dụng các loại chứng từ thu thuế, thu khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành

Văn bản Hướng dẫn

  • Thông tư 12-TCHQ/KTTT-1996 hướng dẫn tạm thời Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Tổng Cục Hải Quan ban hành
  • Thông tư 98 TC/TCT năm 1995 hướng dẫn thi hành Nghị định 97/CP-1995 thi hành Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành

Văn bản Sửa đổi

  • Thông tư 109/1998/TT-BTC sửa đổi quy định về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt do Bộ tài chính ban hành

DỮ LIỆU PHÁP LUẬT - Website hàng đầu về văn bản pháp luật Việt Nam, Dữ Liệu Pháp Luật cung cấp cơ sở dữ liệu, tra cứu Văn bản pháp luật miễn phí.

Website được xây dựng và phát triển bởi Vinaseco Jsc - Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý.

NỘI DUNG

  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu
  • Media Luật

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VINASECO

Địa chỉ: Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam - Email: [email protected] - Website: vinaseco.vn - Hotline: 088.66.55.213

Mã số thuế: 0109181523 do Phòng DKKD Sở kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/05/2023

  • Trang chủ
  • Văn bản mới
  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu