CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 174/2007/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2007 |
VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 08 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nghị định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
2. Chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại quy định tại khoản 1 Điều này được xác định và phân loại theo quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
Điều 3. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thuộc đối tượng chịu phí quy định tại Điều 2 Nghị định này, trừ những đối tượng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định tại điều ước quốc tế đó.
MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN
Điều 5. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được quy định như sau:
1. Đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề: không quá 40.000 đồng/tấn.
2. Đối với chất thải rắn nguy hại: không quá 6.000.000 đồng/tấn.
Điều 6. Căn cứ quy định về mức thu phí tại Điều 5 Nghị định này và điều kiện thực tế về xử lý, tiêu huỷ chất thải rắn ở địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với từng loại chất thải rắn, ở từng địa bàn và từng loại đối tượng nộp phí tại địa phương.
Điều 7. Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là khoản thu ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau:
1. Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 và khoản 5 Điều 1 Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.
2. Phần còn lại là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% (một trăm phần trăm) để chi dùng cho các nội dung sau đây:
a) Chi phí cho việc xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, như: đốt, khử khuẩn, trung hoá, trơ hoá, chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, đảm bảo có sự kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình xử lý chất thải;
b) Chi hỗ trợ cho việc phân loại chất thải rắn, bao gồm cả hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn;
c) Chi hỗ trợ đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải rắn, sử dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn.
Căn cứ quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, pháp luật phí và lệ phí và quy định tại Điều này, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc quản lý, sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cho phù hợp.
Điều 8. Đối tượng nộp phí có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn số tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cùng với phí vệ sinh cho đơn vị thu phí vệ sinh. Định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước, sau khi đã trừ đi chi phí được để lại quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
Điều 9. Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, đơn vị thu phí phải thực hiện quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí thu được trên địa bàn của năm trước với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Điều 10. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn của đơn vị thu phí.
Điều 11. Khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về phí, lệ phí.
Điều 12. Đối tượng nộp phí, tổ chức, cá nhân thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 13. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 14. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
File gốc của Nghị định 174/2007/NĐ-CP về việc phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn đang được cập nhật.
Nghị định 174/2007/NĐ-CP về việc phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 174/2007/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2007-11-29 |
Ngày hiệu lực | 2007-12-22 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Hết hiệu lực |