1. Nghị định này quy định về đối tượng chịu phí, người nộp phí, mức thu, phương pháp tính phí và quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
hoáng sản theo quy định tại Nghị định này là dầu thô, khí thiên nhiên, khí than, khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại.
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan trong việc quản lý, thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
1. Mức phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.
hoáng sản khác theo Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này.
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.
Điều 4. Phương pháp tính phí
hoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- Q1 là số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong kỳ nộp phí (m3);
hoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ (tấn hoặc m3);
- f2 là mức phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3);
+ Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông): K = 1,05;
hoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.
3. Số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong kỳ nộp phí được xác định căn cứ vào tài liệu dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ, báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực tế đất đá bốc xúc thải ra.
4. Số lượng khoáng sản khai thác trong kỳ để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là số lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (Q2). Trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra và các trường hợp khác mà cần thiết phải quy đổi, căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng sản trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục thuế địa phương để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Điều 5. Quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
với khai thác khoáng sản, không kể dầu thô và khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản theo Luật Bảo vệ môi trường và Luật Ngân sách nhà nước, theo các nội dung cụ thể sau đây:
với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản;
thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
hoáng sản.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí sử dụng nguồn phí bảo vệ môi trường thu được cho công tác bảo vệ môi trường tại nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
4. Hằng năm, cơ quan thu phí bảo vệ môi trường có trách nhiệm công khai số phí bảo vệ môi trường do các doanh nghiệp đã nộp.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 và thay thế Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
1. Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định tại Nghị định này và chỉ đạo cơ quan Thuế phối hợp với cơ quan quản lý Tài nguyên và Môi trường ở địa phương tổ chức quản lý thu phí theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật quản lý thuế.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý Tài nguyên và Môi trường ở địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản tại địa phương cho cơ quan Thuế và phối hợp với cơ quan Thuế quản lý chặt chẽ các đối tượng nộp phí quy định tại Nghị định này.
hoáng sản áp dụng tại địa phương theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (3b).
Căn cứ Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
...
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định tại Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/2/2016 của Chính phủ như sau:
...
Điều 2. Phương pháp tính phí
1. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:
F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K
Trong đó:
- F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ.
- Q1 là số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong kỳ nộp phí (m3).
- Q2 là số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ (tấn hoặc m3).
- f1 là mức phí đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra: 200 đồng/m3.
- f2 là mức phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3).
- K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:
+ Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông): K = 1,05.
+ Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.
2. Đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong quá trình khai thác than, không thu phí đến hết năm 2017.
3. Số lượng đất đá bốc xúc thải ra (Q1) trong kỳ nộp phí được xác định căn cứ vào tài liệu dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc căn cứ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường và các tài liệu liên quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Số phí phải nộp đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra phát sinh trong kỳ nộp phí căn cứ vào khối lượng đất đá bốc xúc tính trên khối lượng (tấn hoặc m3) quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ.
Ví dụ: Dự án khai thác mỏ quặng sắt tại Bắc Kạn có hệ số bóc trung bình là 0,7 m3/tấn quặng, tháng 6/2016 khai thác được 10.000 tấn quặng sắt thì số phí phải nộp đối với đất đá bốc xúc thải ra của tháng này như sau:
10.000 x 0,7 x 200 đồng/m3 = 1.400.000 đồng
Trường hợp trong tài liệu dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các tài liệu liên quan không có thông tin về số lượng đất đá bốc xúc thải ra thì việc kê khai, nộp phí căn cứ vào số lượng đất đá bốc xúc thực tế thải ra trong kỳ.
4. Số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ (Q2) để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí, không phân biệt Mục đích khai thác (để bán ngay, đem trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dự trữ đưa vào sản xuất tiếp theo hoặc Mục đích khác) và công nghệ khai thác (thủ công, cơ giới) hoặc vùng, miền, Điều kiện khai thác (vùng núi, trung du, đồng bằng, Điều kiện khai thác khó khăn, phức tạp). Trường hợp quặng khoáng sản khai thác phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra, số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác được trong kỳ được xác định trên cơ sở quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai theo tỷ lệ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
5. Trường hợp trong quá trình khai thác mà thu được thêm loại khoáng sản khác loại khoáng sản được cấp phép thì người nộp phí phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với quặng khoáng sản (Q2) theo mức thu của loại khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác.
6. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác Granite làm đá ốp lát, làm mỹ nghệ thì áp dụng mức thu phí quy định tại Điểm 1, Mục II Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định số 12/2016/NĐ-CP. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác Granite cho Mục đích khác thì áp dụng mức thu phí quy định tại Điểm 15, Mục II Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định số 12/2016/NĐ-CP.
Doanh nghiệp khai thác Granite tự kê khai, nộp phí theo đúng quy định nêu trên. Cơ quan Thuế địa phương phối hợp với cơ quan Tài nguyên và Môi trường địa phương kiểm tra việc thực hiện kê khai, nộp phí theo đúng quy định.
7. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác đá làm mỹ nghệ theo cả khối lớn thì áp dụng mức thu phí quy định tại Điểm 2, Mục II Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định số 12/2016/NĐ-CP.
8. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó. trường hợp đất, đá khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự. phòng chống thiên tai, khắc phục, giảm nhẹ thiên tai thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản đó.
Căn cứ Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
...
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định tại Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/2/2016 của Chính phủ như sau:
...
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan địa phương
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí sử dụng nguồn phí bảo vệ môi trường thu được cho công tác bảo vệ môi trường tại nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
b) Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Cục thuế địa phương để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
c) Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với cơ quan thuế công khai tình hình thu, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn.
2. Trách nhiệm của cơ quan Thuế địa phương
a) Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện đăng ký, kê khai, nộp phí theo quy định.
b) Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp phí, quyết toán tiền phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Ấn định số phí bảo vệ môi trường phải nộp theo quy định trong trường hợp đối tượng nộp phí chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ chế độ chứng từ, hóa đơn, sổ kế toán.
c) Xử lý vi phạm hành chính về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
d) Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở khai thác khoáng sản và đối tượng khác cung cấp theo quy định.
đ) Phối hợp với cơ quan quản lý Tài nguyên và Môi trường ở địa phương tổ chức quản lý thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định số 12/2016/NĐ-CP và quy định của Luật quản lý thuế.
Căn cứ Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
...
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định tại Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/2/2016 của Chính phủ như sau:
...
Điều 3. Khai và nộp phí
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường với cơ quan Thuế quản lý trực tiếp cùng nơi kê khai nộp thuế tài nguyên. Trường hợp trong tháng không phát sinh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, người nộp phí vẫn phải kê khai và nộp tờ khai nộp phí với cơ quan Thuế. Trường hợp tổ chức thu mua gom khoáng sản phải đăng ký nộp thay người khai thác thì tổ chức đó có trách nhiệm nộp hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý cơ sở thu mua khoáng sản. Thời hạn kê khai phí bảo vệ môi trường với cơ quan thuế chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo. Người nộp phí phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai.
2. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là loại khai theo tháng và quyết toán năm. Khai quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản bao gồm khai quyết toán năm và khai quyết toán đến thời Điểm chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản, chấm dứt hoạt động thu mua gom khoáng sản, chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.
3. Đối với trường hợp người nộp phí thuộc diện bị ấn định số phí phải nộp, thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.
4. Địa Điểm kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô, khí thiên nhiên và khí than là Cục thuế địa phương nơi người nộp phí đặt văn phòng Điều hành chính.
5. Đồng tiền nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là đồng Việt Nam.
6. Ngoài các quy định trên, việc khai phí, nộp phí, quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.
Căn cứ Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
...
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định tại Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/2/2016 của Chính phủ như sau:
...
Điều 5. Quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
1. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, không kể dầu thô và khí thiên nhiên, khí than là Khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản theo Luật bảo vệ môi trường và Luật ngân sách nhà nước, theo các nội dung cụ thể sau đây:
a) Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
b) Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.
c) Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
2. Phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô và khí thiên nhiên, khí than là Khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Luật Ngân sách nhà nước.
3. Nơi có hoạt động khai thác khoáng sản quy định tại Điều này là nơi thực tế diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản và các khu vực bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác khoáng sản theo địa bàn quản lý của cấp xã và cấp huyện.
Căn cứ Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
...
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định tại Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/2/2016 của Chính phủ như sau:
...
Điều 4. Các trường hợp được áp dụng mức phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản tận thu
1. Các trường hợp sau đây được áp dụng mức thu phí đối với khai thác khoáng sản tận thu theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 12/2016/NĐ- CP:
a) Hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ.
b) Hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm Mục đích khai thác khoáng sản, nhưng có chức năng, nhiệm vụ hoặc có đăng ký kinh doanh, trong quá trình hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ hoặc theo chuyên ngành đã đăng ký mà thu được khoáng sản (ví dụ thu được cát trong quá trình nạo vét lòng sông, cảng biển. thu được đất, đá trong quá trình xây dựng các công trình thủy điện, giao thông hoặc xây dựng các trường bắn).
Các trường hợp khác không thuộc quy định tại Điểm a) và b) Khoản này thì không được áp dụng theo mức phí đối với khai thác khoáng sản tận thu.
2. Cách tính phí đối với khai thác khoáng sản tận thu được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư này.
Căn cứ Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
...
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định tại Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/2/2016 của Chính phủ như sau:
...
Điều 6. Công khai số nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Chậm nhất là trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, cơ quan thu phí bảo vệ môi trường có trách nhiệm thông tin công khai: số lượng khoáng sản khai thác, số lượng đất đá bốc xúc thải ra, số phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản mà doanh nghiệp đã nộp của năm trước trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo địa phương, đài phát thanh địa phương, đài truyền hình địa phương, trang thông tin điện tử của cơ quan thu phí và các hình thức phù hợp khác để người dân được biết.