CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
V/v xử lý hàng hóa tồn đọng là mặt hàng dễ cháy, nổ
Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2020
Kính gửi:
Ngày 17/8/2020, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 5454/TCHQ-GSQL hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố báo cáo tình hình hàng hóa tồn đọng là mặt hàng dễ cháy, nổ tại kho, bãi, cảng thuộc địa bàn hoạt động hải quan. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đã nhận được văn bản báo cáo của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và hầu hết tại các kho, bãi, cảng thuộc quản lý của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố không phát sinh hàng hóa tồn đọng là mặt hàng dễ cháy, nổ. Riêng tại 03 Cục Hải quan thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh còn tồn đọng hàng hóa là mặt hàng dễ cháy, nổ tại kho, bãi, cảng, có lô hàng phát sinh từ năm 2016, năm 2017 đến nay vẫn chưa được xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định của pháp luật. Căn cứ quy định tại Điều 58 Luật Hải quan, Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ, Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, Thông tư số 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thực hiện như sau:
Khẩn trương xử lý hàng hóa tồn đọng lưu giữ từ năm 2016, năm 2017, năm 2018, năm 2019 đến nay là mặt hàng dễ cháy, nổ tại kho, bãi, cảng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật để giảm nguy cơ cháy nổ tại các kho, bãi, cảng.
Đối với các lô hàng tồn đọng là mặt hàng dễ cháy, nổ đã dỡ xuống kho, bãi, cảng từ năm 2016, năm 2017, năm 2018 và năm 2019 đến nay chưa được xử lý hàng hóa tồn đọng, đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố làm rõ trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng và trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý hàng hóa tồn đọng trong việc thông báo tình hình hàng hóa tồn đọng và xử lý hàng hóa tồn đọng, làm rõ nguyên nhân, lý do.
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện điểm 3 công văn số 5454/TCHQ-GSQL ngày 17/8/2020 của Tổng cục Hải quan, theo đó, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng xây dựng phương án phòng chống cháy, nổ đối với hàng hóa tồn đọng là các mặt hàng dễ cháy, nổ và yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng tập kết hàng hóa tồn đọng là mặt hàng dễ cháy, nổ tại khu vực riêng.
- Như trên; - TT Vũ Thị Mai (để b/c); - TCT Nguyễn Văn Cẩn (để b/c); - Cục Hải quan các tỉnh, TP (để th/h); - Lưu: VT, GSQL (3b).
Điều 58. Kiểm tra, giám sát hải quan, xử lý hàng hóa tồn đọng
1. Hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:
a) Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ.
Không thừa nhận việc chủ hàng hóa từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
b) Hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận.
c) Hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa.
d) Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, bản khai hàng hóa nhưng không có người đến nhận.
2. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ để xác định hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này là hàng hóa buôn lậu thì xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này mà không có người nhận thì cơ quan hải quan thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo, nếu chủ hàng hóa đến nhận thì được làm thủ tục hải quan và bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. nếu không có người đến nhận thì xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều này.
4. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này thuộc diện dễ hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất độc hại, nguy hiểm, hàng sắp hết hạn sử dụng thì phải xử lý kịp thời theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm bố trí địa điểm cảng, kho, bãi đáp ứng điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ hàng hóa tồn đọng. phối hợp xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Việc xử lý hàng hóa tồn đọng được thực hiện như sau:
a) Đối với hàng hóa tồn đọng, cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán hàng hóa tồn đọng thì tiền bán hàng được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ các khoản chi phí bán hàng và chi phí lưu cảng, kho, bãi tại doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
b) Đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp không xác định được chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền, cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan thực hiện tiêu hủy.
Qua rà soát nắm thông tin tình hình hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn quản lý của cơ quan Hải quan, Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh hiện nay hàng hóa tồn đọng chưa được xử lý đúng về thời gian theo quy định của pháp luật. Căn cứ quy định tại Điều 58 Luật Hải quan, Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ, Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, Thông tư số 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan yêu cầu như sau:
...
3. Giao Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có hàng hóa tồn đọng thực hiện phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng xây dựng phương án phòng chống cháy, nổ đối với hàng hóa tồn đọng là các mặt hàng dễ cháy, nổ, yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng tập kết tại khu vực riêng và khẩn trương xử lý hàng hóa tồn đọng đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Hải quan thông báo nội dung trên để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện./.