\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 54/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Lạng Sơn, ngày 27 tháng 3 năm 2020 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Thực hiện Quyết định số 1896/QĐ-TTg\r\nngày 25/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng\r\n1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm\r\nvóc người Việt Nam”, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chương\r\ntrình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng\r\nbà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” đến năm 2025, tầm nhìn đến năm\r\n2030 như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mục tiêu chung
\r\n\r\nCải thiện tình trạng dinh dưỡng của\r\nphụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực người\r\nViệt Nam trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
\r\n\r\n2. Mục tiêu cụ thể
\r\n\r\na) Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của\r\nphụ nữ có thai và trẻ em trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
\r\n\r\n- Đến năm 2025: tỷ lệ suy dinh dưỡng\r\nthể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 24%1; tỷ lệ\r\nsuy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 15%2; duy trì tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500 gram) dưới\r\n5%3.
\r\n\r\n- Đến năm 2030:\r\ntỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 22%; tỷ lệ suy dinh\r\ndưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 13,5%; tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ\r\nsinh thấp (dưới 2.500 gram) dưới 4%.
\r\n\r\nb) Nâng cao tỷ lệ thực hành về chăm\r\nsóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho người chăm sóc trẻ
\r\n\r\n- Đến năm 2025:\r\n90% bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm và 35% bà mẹ cho trẻ bú hoàn toàn trong 6\r\ntháng đầu; 50% bà mẹ tiếp tục cho con bú đến khi trẻ được 24 tháng hoặc lâu\r\nhơn; 70% bà mẹ cho trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi ăn bổ sung đúng cách.
\r\n\r\n- Đến năm 2030: 95% bà mẹ thực hành\r\ncho trẻ bú sớm và 40% bà mẹ cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu; 60% bà mẹ\r\ntiếp tục cho con bú đến khi trẻ được 24 tháng hoặc lâu hơn; 80% bà mẹ cho trẻ từ\r\n6 - 24 tháng tuổi ăn bổ sung đúng cách.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Về thể chế,\r\nchính sách và chỉ đạo điều hành
\r\n\r\nTiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo,\r\nchỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu\r\nvề công tác dinh dưỡng tại Nghị Quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp\r\nhành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng\r\ncao sức khỏe Nhân dân trong hình hình mới. Lồng ghép các chỉ tiêu về chăm sóc\r\ndinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời vào chỉ tiêu dinh dưỡng liên quan trong mục tiêu\r\nphát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
\r\n\r\nNghiên cứu, vận dụng các chính sách,\r\npháp luật về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời, trong đó có hỗ trợ phụ nữ\r\ncó thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại các địa bàn khó\r\nkhăn, vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số.
\r\n\r\nĐẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác\r\nphối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể và\r\nUBND các huyện, thành phố trong việc triển khai các hoạt động về chăm sóc dinh\r\ndưỡng 1.000 ngày đầu đời lồng ghép với các chương trình, dự án khác, phù hợp với\r\nchức năng nhiệm vụ của các cơ quan; chú trọng phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ\r\ncác cấp trong việc xây dựng các mô hình điểm về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày\r\nđầu đời và tổ chức thực hiện.
\r\n\r\nTăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu, bố trí kinh\r\nphí, thực thi chính sách hỗ trợ phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em dưới\r\n24 tháng tuổi; việc thực hiện Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 06/11/2014 của\r\nChính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ,\r\nbình bú và vú ngậm nhân tạo.
\r\n\r\n\r\n\r\nTăng cường công tác thông tin, truyền\r\nthông về lợi ích của việc khám thai định kỳ và chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ\r\ncó thai, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn\r\nbổ sung hợp lý, bổ sung vi chất dinh dưỡng.
\r\n\r\nTập trung cung cấp thông tin và truyền\r\nthông vận động đối với phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ, người chăm sóc trẻ\r\nvà gia đình, đặc biệt là các đối tượng ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc\r\nthiểu số trên địa bàn tỉnh.
\r\n\r\nĐa dạng hóa các phương thức truyền\r\nthông phù hợp với các nhóm đối tượng. Chú trọng thông tin, truyền thông qua hệ\r\nthống cơ sở, cán bộ y tế cơ sở, hội phụ nữ, thông tin tại\r\nthôn, bản thuộc vùng sâu, vùng xa.
\r\n\r\nPhổ biến kiến thức và kỹ năng truyền\r\nthông cho cán bộ y tế, cán bộ hội phụ nữ các cấp, nhất là cấp cơ sở về chăm sóc\r\ndinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời.
\r\n\r\nTổ chức các hoạt động biểu dương, tôn\r\nvinh bằng hình thức phù hợp đối với các tổ chức, cá nhân\r\ncó thành tích, các mô hình thực hiện có hiệu quả (như thiết lập và vận hành\r\nngân hàng sữa mẹ).
\r\n\r\n\r\n\r\na) Triển khai toàn diện các can thiệp\r\nvề chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của\r\nbà mẹ và trẻ em, bao gồm:
\r\n\r\n- Thực hiện chăm sóc sức khỏe và bảo\r\nđảm dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh.
\r\n\r\n- Bổ sung viên sắt, acid folic đối với\r\nphụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ để phòng chống thiếu máu do thiếu sắt, dị tật\r\nống thần kinh của trẻ sinh ra.
\r\n\r\n- Bổ sung Vitamin A liều cao cho trẻ\r\nem từ 6 đến 24 tháng tuổi và bổ sung Vitamin A liều cao cho phụ nữ sau sinh\r\ntrong vòng 1 tháng, trẻ có nguy cơ cao); nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6\r\ntháng đầu.
\r\n\r\n- Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn\r\ntrong 6 tháng đầu.
\r\n\r\n- Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn\r\ntrong 6 tháng đầu.
\r\n\r\n- Hướng dẫn thực hành ăn bổ sung hợp\r\nlý cho trẻ dưới 2 tuổi.
\r\n\r\n- Định kỳ theo dõi cân nặng của trẻ sơ sinh, theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ dưới 2\r\ntuổi tại cộng đồng.
\r\n\r\nb) Hướng dẫn dinh dưỡng phù hợp đối với\r\ntừng đối tượng và từng địa bàn. Tăng cường hoạt động đa dạng hóa bữa ăn thông\r\nqua việc xây dựng và triển khai lồng ghép các chiến lược truyền thông đa phương\r\ntiện và các hoạt động tiếp thị xã hội nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy thực\r\nhành phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng (tập trung vào đa dạng hóa thực phẩm\r\nphù hợp cho các nhóm tuổi và tình trạng thể lực) có liên\r\nquan tới 1.000 ngày đầu đời, phổ biến các tài liệu truyền thông về hướng dẫn đa\r\ndạng hóa bữa ăn và phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng; hướng dẫn cách tạo\r\nnguồn thực phẩm sẵn có và đa dạng tại hộ gia đình cho các đối tượng, đặc biệt\r\nlà những gia đình có con dưới 5 tuổi...
\r\n\r\nc) Xác định nhóm đối tượng ưu tiên và\r\nkhu vực cần được can thiệp dựa theo các tiêu chí về suy dinh dưỡng thấp còi,\r\ntình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ và theo điều kiện\r\nkinh tế - xã hội của từng địa bàn trong tỉnh. Cung cấp sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng\r\ncho bà mẹ và trẻ em vùng thiên tai, mất an ninh lương thực.
\r\n\r\nd) Tập huấn cập nhật kiến thức cho\r\ncán bộ y tế tuyến cơ sở, đội ngũ y tế thôn, bản về chăm sóc sức khỏe và bảo đảm\r\ndinh dưỡng hợp lý, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; hướng\r\ndẫn ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi, theo dõi tăng trưởng và phát triển\r\ntrẻ em dưới 2 tuổi.
\r\n\r\nđ) Nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực\r\nhiện một số mô hình điểm về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời trên địa bàn\r\ntỉnh như vận hành ngân hàng sữa mẹ tại các cơ sở y tế; phát triển những câu lạc\r\nbộ dinh dưỡng tại cộng đồng để chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc dinh dưỡng nhằm\r\nnâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng cho người dân vì sự phát triển của\r\ntrẻ em...
\r\n\r\n4. Về theo dõi,\r\ngiám sát và đánh giá
\r\n\r\nXây dựng các chỉ số, báo cáo giám\r\nsát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình lồng ghép với việc triển khai các\r\nhoạt động thực hiện chiến lược dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe sinh sản.
\r\n\r\nTổ chức điều tra, đánh giá kết quả thực\r\nChương trình này lồng ghép với điều tra, đánh giá tình trạng\r\ndinh dưỡng trẻ em hàng năm tại 30 cụm (1 lần/năm) theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Ngân sách Nhà nước bảo đảm theo khả\r\nnăng cân đối ngân sách và theo phân cấp ngân sách hiện hành, được bố trí trong\r\ndự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ y tế,\r\ndân số, lồng ghép trong các chương trình, dự án có liên quan theo quy định của\r\nLuật Ngân sách Nhà nước.
\r\n\r\n- Kinh phí từ dự án chăm sóc sức khỏe\r\nNhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy\r\ndinh dưỡng trẻ em thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã\r\nhội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị\r\nquyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội.
\r\n\r\n- Huy động sự tham gia, đóng góp, hỗ\r\ntrợ của các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt trong việc sản xuất và cung ứng\r\ncác vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và trẻ em.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Sở Y tế
\r\n\r\n- Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch\r\nhàng năm thực hiện Chương trình này lồng ghép với Kế hoạch thực hiện chiến lược\r\nquốc gia về dinh dưỡng, xây dựng các dự án, đề án đảm bảo phù hợp với các mục\r\ntiêu, nhiệm vụ của kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; trên cơ sở các\r\nvăn bản chế độ Nhà nước quy định, chủ trì xây dựng dự toán gửi Sở Tài chính thẩm\r\nđịnh.
\r\n\r\n- Chịu trách nhiệm chính tổ chức triển\r\nkhai các hoạt động nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của\r\nphụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực người\r\nViệt Nam tại tỉnh Lạng Sơn.
\r\n\r\n- Củng cố mạng lưới và nâng cao năng\r\nlực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống suy dinh dưỡng các cấp; tổ chức\r\ntập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hội Phụ nữ và các tổ chức đoàn thể các cấp;\r\nhướng dẫn chuyên môn kỹ thuật cho các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các nội\r\ndung của kế hoạch.
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Hội\r\nLiên hiệp Phụ nữ tỉnh và các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất xây dựng và tổ\r\nchức thực hiện một số mô hình điểm về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời\r\nphù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
\r\n\r\n- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan\r\nliên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, định kỳ sơ kết, tổng kết rút\r\nkinh nghiệm; báo cáo kết quả thực hiện Chương trình này trước ngày 30/11 hàng\r\nnăm về Bộ Y tế và UBND tỉnh theo quy định.
\r\n\r\n2. Sở Tài chính
\r\n\r\nTrên cơ sở dự toán do các cơ quan chủ\r\ntrì xây dựng, căn cứ khả năng ngân sách Nhà nước hàng năm, Sở Tài chính thẩm định,\r\ntrình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện các chính sách,\r\nchương trình, đề án về lĩnh vực phòng, chống suy dinh dưỡng.
\r\n\r\n3. Sở Nông nghiệp và Phát triển\r\nnông thôn
\r\n\r\nTriển khai thực hiện các chính sách\r\nnhằm khuyến khích, hướng dẫn sản xuất các thực phẩm an toàn, dinh dưỡng có lợi\r\ncho sức khỏe; hướng dẫn các địa bàn phát triển sản xuất nhằm đảm bảo nhu cầu\r\nlương thực, thực phẩm của địa bàn đó.
\r\n\r\n4. Sở Thông tin và Truyền thông
\r\n\r\nPhối hợp với Sở Y tế và các cơ quan\r\nliên quan định hướng cho các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tổ chức\r\ntriển khai các hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông về Chương trình “Chăm\r\nsóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ\r\nem, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
\r\n\r\nQuản lý, kiểm soát việc quảng cáo\r\ntrên phương tiện thông tin đại chúng đối với các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho\r\ntrẻ em theo đúng quy định.
\r\n\r\n5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,\r\nBáo Lạng Sơn
\r\n\r\nPhối hợp với Sở Y tế và các cơ quan\r\nliên quan tăng cường thời lượng, tin bài, tổ chức các tọa đàm, chuyên mục giải\r\nđáp, hướng dẫn, đối thoại, thực hiện các chương trình phát thanh, phóng sự\r\nchuyên đề về “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh\r\ndưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam”.
\r\n\r\n6. Ban Dân tộc tỉnh
\r\n\r\nChủ trì thực hiện việc tuyên truyền,\r\nvận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chế độ dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời,\r\ntừ bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu để nâng cao sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Phối hợp\r\nvới Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố xây dựng và thực hiện các mô hình triển\r\nkhai điểm tại các xã đặc biệt khó khăn trong tỉnh.
\r\n\r\n7. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
\r\n\r\nVận động hội viên và gia đình hội\r\nviên thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe và bảo đảm dinh dưỡng hợp lý đối với phụ\r\nnữ mang thai, có con dưới 2 tuổi, chú trọng các nội dung như chăm sóc bà mẹ trước\r\nsinh, tư vấn, hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, bổ sung vi chất và thực hiện dinh\r\ndưỡng hợp lý.
\r\n\r\nPhối hợp với Sở Y tế xây dựng và phát\r\ntriển những câu lạc bộ dinh dưỡng tại cộng đồng để chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc\r\ndinh dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng cho người dân vì sự\r\nphát triển của trẻ em.
\r\n\r\n9. UBND các huyện, thành phố
\r\n\r\n- Căn cứ kế hoạch này, chủ động xây dựng\r\nkế hoạch thực hiện chương trình phù hợp với đặc điểm của địa bàn quản lý; lồng\r\nghép các chỉ tiêu của Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm\r\nphòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” đến\r\nnăm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Lạng Sơn vào trong chương trình phát triển\r\nkinh tế - xã hội của địa bàn.
\r\n\r\n- Triển khai thực hiện lồng ghép các\r\nnội dung hoạt động của Chương trình với các chương trình, dự án khác; bố trí\r\nngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ\r\ntiêu của Chương trình tại địa bàn.
\r\n\r\n- Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản\r\nlý thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình “Chăm\r\nsóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ\r\nem, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Lạng\r\nSơn trên địa bàn huyện, thành phố.
\r\n\r\n- Tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp,\r\nhàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chương trình gửi sở Y tế để tổng hợp.
\r\n\r\n10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc\r\nViệt Nam tỉnh
\r\n\r\n- Tuyên truyền vận động toàn dân tích\r\ncực tham gia các hoạt động của Chương trình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu\r\nđời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt\r\nNam trên địa bàn tỉnh; giám sát việc thực hiện Chương trình.
\r\n\r\n- Lồng ghép việc thực hiện các chỉ\r\ntiêu chương trình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy\r\ndinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam trên địa bàn tỉnh với\r\ncuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
\r\n\r\nUBND tỉnh yêu cầu các cơ quan liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT. CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n
\r\n
\r\n\r\n
1\r\nSuy dinh dưỡng thể thấp còi: 25,4%/2019 (giảm\r\ntrung bình 0,3%/năm trên cơ sở số liệu Viện Dinh dưỡng\r\ncông bố hàng năm (từ năm 2015 - 2019).
\r\n\r\n2 Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân:\r\n17,0%/2019 (giảm trung bình 0,4%/năm trên cơ sở số liệu Viện\r\nDinh dưỡng công bố hàng năm (từ 2015-2019) và theo mục tiêu tại Nghị quyết số\r\n88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội).
\r\n\r\n3 Tỷ lệ cân nặng sơ sinh dưới\r\n2500 gram năm 2019 là 4,3% (mục tiêu chung toàn quốc là dưới 8%).
\r\n\r\nFile gốc của Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2020 về hành động thực hiện Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Lạng Sơn đang được cập nhật.
Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2020 về hành động thực hiện Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Lạng Sơn
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lạng Sơn |
Số hiệu | 54/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Dương Xuân Huyên |
Ngày ban hành | 2020-03-27 |
Ngày hiệu lực | 2020-03-27 |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
Tình trạng |