\r\n ỦY\r\n BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số:\r\n 3938/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Thành\r\n phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 8 năm 2014 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
KẾ HOẠCH
\r\n\r\nHÀNH\r\nĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH DO VI RÚT EBOLA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
\r\n\r\nI. TÌNH HÌNH DỊCH DO VI RÚT EBOLA\r\nTRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
\r\n\r\n1. Tổng quan về dịch bệnh:
\r\n\r\nBệnh do vi-rút Ebola là một bệnh\r\ntruyền nhiễm cấp tính nguy hiểm thuộc nhóm A có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ\r\ntử vong rất cao. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu,\r\ndịch tiết, bộ phận cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc\r\nvới môi trường và dụng cụ bị ô nhiễm dịch bệnh. Cho đến nay, bệnh do vi rút\r\nEbola vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và phương pháp điều trị đặc hiệu, tuy\r\nnhiên, dịch bệnh có thể được khống chế nếu phát hiện sớm,\r\ncách ly bệnh nhân, theo dõi và giám sát người tiếp xúc gần với người mắc bệnh\r\nvà thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.
\r\n\r\n2. Trên thế giới:
\r\n\r\nHiện nay dịch bệnh đã bùng phát tại 4\r\nquốc gia vùng Tây Phi là: Guinera, Leberia, Sierra Leone và Nigeria. Tính đến\r\nngày 06 tháng 8 năm 2014 đã ghi nhận tổng cộng 1.779 trường hợp mắc, trong đó\r\ncó 961 trường hợp tử vong. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã\r\ntuyên bố tình trạng khẩn cấp và đưa ra các khuyến cáo nhằm hạn chế việc lây lan\r\ncủa vi rút Ebola.
\r\n\r\n3. Tại\r\nViệt Nam:
\r\n\r\nĐến ngày 11 tháng 8 năm 2014, nước ta\r\nchưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút Ebola.
\r\n\r\nThành phố Hồ Chí Minh là nơi có cảng\r\nđường biển, đường hàng không, thường xuyên tiếp đón nhiều du khách và hàng hóa\r\nvận chuyển đến từ các nước trên thế giới, trong đó có hành khách đến từ các\r\nnước Châu Phi.
\r\n\r\nCăn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch\r\ntễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào Thành phố cũng như có khả năng\r\nbùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện\r\npháp phòng chống, chủ động ứng phó có hiệu quả nhất, ít thiệt hại nhất khi dịch\r\nbệnh xảy ra, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân.
\r\n\r\nTrước tình hình trên, thực hiện Công\r\nđiện số 1392/CĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng\r\nChính phủ về việc phòng chống dịch sốt xuất huyết do vi rút Ebola;
\r\n\r\nThực hiện Quyết định số 2914/QĐ-BYT\r\nngày 06 tháng 8 năm 2014 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn giám sát và\r\nphòng, chống bệnh do vi rút Ebola; Quyết định số 2941/QĐ-BYT\r\nngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch hành động phòng\r\nchống bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola tại Việt Nam; Quyết định 2968/QĐ-BYT\r\nngày 08 tháng 8 năm 2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và\r\nđiều trị bệnh do vi rút Ebola;
\r\n\r\nỦy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế\r\nhoạch phòng, chống bệnh do vi rút Ebola tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
\r\n\r\nII. MỤC TIÊU
\r\n\r\n1. Mục tiêu chung:
\r\n\r\nPhát hiện sớm, xử lý kịp thời không\r\nđể dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do bệnh do vi rút Ebola.
\r\n\r\n2. Mục tiêu cụ thể theo tình huống\r\ndịch:
\r\n\r\n2.1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam:
\r\n\r\nGiám sát phát hiện tại cửa khẩu: thực\r\nhiện việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ tại khu\r\nvực cửa khẩu để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan, xem xét áp dụng khai báo y\r\ntế tại cửa khẩu quốc tế (sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn....) phù hợp với\r\ntình hình Việt Nam và thông lệ quốc tế.
\r\n\r\nGiám sát chặt chẽ tại cộng đồng và cơ\r\nsở y tế đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Ebola và có tiền sử đi về từ\r\nvùng có dịch trong vòng 21 ngày nhằm phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ đầu\r\ntiên, chẩn đoán nhanh, khoanh vùng và xử lý ổ dịch kịp thời,\r\ntriệt để, không để lây lan.
\r\n\r\nPhương thức giám sát trong tình huống\r\nnày:
\r\n\r\n- Tại cửa khẩu: sử dụng máy đo thân\r\nnhiệt, quan sát thể trạng, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với trường hợp\r\nnghi ngờ.
\r\n\r\n- Tại cộng đồng: điều tra dịch tễ,\r\nlấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp bệnh thuộc diện giám sát bao gồm những\r\nca bệnh nghi ngờ mắc Ebola và có tiền sử ở/đi/đến từ vùng/quốc\r\ngia có dịch hoặc tiếp xúc gần với người hoặc động vật xác định mắc bệnh Ebola hoặc\r\ntiếp xúc với bệnh nhân Ebola có liên quan đến vùng/quốc gia có dịch trong vòng\r\n21 ngày trước khi khởi phát.
\r\n\r\n2.2. Tình huống 2: Xuất hiện ca bệnh xác định xâm\r\nnhập vào Việt Nam:
\r\n\r\nYêu cầu của tình huống này là phát\r\nhiện sớm các trường hợp bệnh có liên quan đến ca bệnh xâm nhập, xử lý triệt để\r\nổ dịch, tránh lây lan ra cộng đồng.
\r\n\r\nPhương thức giám sát trong tình huống\r\nnày cụ thể như sau:
\r\n\r\n- Giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu\r\nxét nghiệm tất cả các trường hợp bệnh thuộc diện giám sát.
\r\n\r\n- Giám sát, theo dõi tình trạng sức\r\nkhỏe của tất cả những người có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh trong vòng 21\r\nngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng.
\r\n\r\n2.3. Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng:
\r\n\r\nYêu cầu của tình huống này là phát\r\nhiện sớm các trường hợp bệnh mắc mới trong cộng đồng, xử lý triệt để ổ dịch,\r\nhạn chế tối đa khả năng dịch lan rộng trong cộng đồng.
\r\n\r\nPhương thức giám sát trong tình huống\r\nnày cụ thể như sau:
\r\n\r\n- Ở các địa phương chưa ghi nhận\r\ntrường hợp bệnh: Giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các\r\ntrường hợp ca bệnh nghi ngờ theo định nghĩa ca bệnh của Bộ Y tế.
\r\n\r\n- Ở các ổ dịch đã được xác định: Giám\r\nsát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả trường hợp bệnh phát hiện đầu\r\ntiên.
\r\n\r\n- Ở cả 3 tình huống, tất cả các\r\ntrường hợp tử vong nghi do mắc vi rút Ebola đều phải được điều tra, báo cáo và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
\r\n\r\nIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
\r\n\r\n1. Giao\r\nSở Y tế chủ động, phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành có liên quan triển khai\r\ntốt việc giám sát hành khách nhập cảnh tại cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, cửa\r\nkhẩu đường biển và tại cộng đồng nhằm phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ\r\nmắc bệnh do vi rút Ebola để có phương án và biện pháp cách ly y tế kịp thời,\r\ntránh lây lan dịch bệnh. Triển khai ngay việc tập huấn về chuyên môn kỹ thuật,\r\ntổ chức tốt việc phân tuyến và thu dung điều trị nhằm hạn chế đến mức thấp nhất\r\nsố trường hợp tử vong, không được để lây nhiễm dịch bệnh trong các cơ sở y tế và lan rộng dịch bệnh ra cộng đồng.
\r\n\r\n2. Giao\r\nSở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Sở Y tế tổ chức truyền thông phòng chống bệnh\r\nEbola trong trường học, lồng ghép với các dịch bệnh khác trong những ngày đầu năm học 2014 - 2015.
\r\n\r\n3. Giao\r\nSở Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế chỉ đạo các cơ quan\r\nbáo chí làm tốt công tác thông tin tuyên truyền; cùng với Đài Truyền hình, Đài\r\nTiếng nói nhân dân Thành phố chủ động tuyên truyền, thông báo kịp thời về tình\r\nhình dịch bệnh, cơ chế lây bệnh, mức độ nguy hiểm và các biện pháp để người dân\r\nbiết, bình tĩnh, chủ động phòng, chống.
\r\n\r\n4. Giao\r\nBộ Tư lệnh Thành phố, Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố, Sở Ngoại vụ\r\nphối hợp chặt chẽ với Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác\r\ngiám sát và phòng chống dịch bệnh tại cửa khẩu; có phương án bố trí phương tiện\r\nvận chuyển, trang thiết bị, địa điểm khám sàng lọc và cách ly y tế tạm thời đối\r\nvới các trường hợp có dấu hiệu nhiễm dịch bệnh.
\r\n\r\n5. Giao\r\nSở Ngoại vụ phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể\r\nthao và Du lịch và các Sở, ngành có liên quan thông báo đến các cơ quan, tổ\r\nchức chỉ trong trường hợp đặc biệt cần thiết mới cử người\r\nđi đến vùng đang có dịch bệnh. Đồng thời triển khai tốt việc tuyên truyền cho\r\ncác đối tượng đang sống, lao động, làm việc tại các quốc gia vùng dịch, khách\r\ndu lịch và các đối tượng là người lao động đến Việt Nam từ các nước đang có\r\ndịch bệnh chủ động phối hợp với cơ quan y tế, các đơn vị có liên quan trong việc khai báo, cách ly và điều trị.
\r\n\r\n6. Giao\r\nỦy ban nhân dân các quận - huyện phối hợp với Sở Y tế để chỉ đạo ngành Y tế và\r\ncác ngành liên quan trên địa bàn thực hiện quyết liệt công\r\ntác kiểm soát dịch bệnh, không để dịch bệnh xâm nhập vào Thành phố qua các cửa\r\nkhẩu đường biển, đường hàng không (nếu có) trên địa bàn, ngăn ngừa có hiệu quả\r\nsự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Có phương án cách ly, thu dung và điều\r\ntrị bệnh nhân bảo đảm không để lây lan dịch bệnh cho cán bộ y tế và cho cộng\r\nđồng, hạn chế thấp nhất số tử vong. Bảo đảm cấp đủ phương tiện, vật tư, trang\r\nthiết bị, kinh phí cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
\r\n\r\n7. Giao\r\nSở Tài chính bảo đảm cấp bổ sung kịp thời kinh phí để triển khai các biện pháp\r\nphòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola tại Thành phố./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT.\r\n CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Kế hoạch 3938/KH-UBND năm 2014 về hành động phòng, chống bệnh do vi rút Ebola tại Thành phố Hồ Chí Minh đang được cập nhật.
Kế hoạch 3938/KH-UBND năm 2014 về hành động phòng, chống bệnh do vi rút Ebola tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 3938/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Hứa Ngọc Thuận |
Ngày ban hành | 2014-08-12 |
Ngày hiệu lực | 2014-08-12 |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
Tình trạng |