ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/KH-UBND | Quảng Ngãi, ngày 01 tháng 02 năm 2024 |
VỀ VIỆC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Để chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh được kịp thời, hiệu quả; xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 156/SYT-TTr ngày 28/01/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 (sau đây gọi tắt là dịch bệnh) trên địa bàn tỉnh, như sau:
1. Mục tiêu chung
Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân và góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Dự phòng, ngăn chặn, cảnh báo sớm và đáp ứng kịp thời với các bệnh dịch nguy hiểm, bệnh lây truyền từ động vật sang người như bệnh cúm A(H1N1, H5N1, H7N9), Zika, tả, thương hàn... Giảm số mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm lưu hành như: Bạch hầu, tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản, viêm màng não do não mô cầu, dại, Rota vi rút, thủy đậu, quai bị, bệnh liên cầu lợn ở người và các bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng. Đặc biệt chú trọng dịch bệnh Đậu mùa khỉ và các dịch bệnh mới.
b) Huy động sự tham gia tích cực và xác định vai trò, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm của các cấp chính quyền và các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.
c) Tăng cường công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền trong phòng bệnh, phát hiện dịch bệnh và phối hợp xử lý khi có dịch.
d) Củng cố hệ thống giám sát dịch đủ năng lực về: Giám sát thường xuyên, ứng dụng công nghệ thông tin, thu thập, phân tích, phiên giải số liệu về bệnh truyền nhiễm; Cảnh báo được dịch và nguy cơ gây dịch bệnh. Lập chương trình hành động thiết thực, hiệu quả cho phòng, chống dịch bệnh.
đ) Chủ động sẵn sàng các phương án cụ thể khi có dịch xảy ra ở diện rộng.
e) Nâng cao năng lực trong khâu lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm của hệ thống xét nghiệm; củng cố, mở rộng các xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh của phòng xét nghiệm tại tỉnh.
g) Đảm bảo sẵn sàng kinh phí, hậu cần (thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị) phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh ở các tuyến.
1. Bệnh Đậu mùa khỉ
Phát hiện sớm các trường hợp bệnh nghi ngờ, cách ly và xử lý kịp thời, không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ ở người.
2. Dịch COVID-19
- Không để bùng phát trong cộng đồng, cơ sở y tế.
- Đảm bảo việc quản lý bệnh COVID-19 bền vững cùng với các bệnh truyền nhiễm khác.
3. Bệnh sốt xuất huyết
TT | CHỈ TIÊU |
1 | Tỷ lệ mắc/100.000 dân: 144,16 (1800 ca) |
2 | Khống chế tỷ lệ chết/ mắc do sốt xuất huyết xuống dưới 0,01% (< 1 ca) |
3 | % số bệnh nhân nghi SXH được chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh (10%: 180 mẫu) |
4 | % số bệnh nhân nghi SXH được chẩn đoán phân lập virus (3%; 54 mẫu) |
5 | Giám sát dịch tễ chủ động: |
% số xã của tỉnh loại A thực hiện giám sát dịch tễ chủ động: 10% (18 xã) | |
6 | Phun hóa chất diệt muỗi chủ động: |
| % số xã của tỉnh loại A phun hóa chất diệt muỗi chủ động: 5% (9 xã) |
7 | % số xã của tỉnh loại A, B có cộng tác viên phòng chống SXH: 5% (9 xã) |
8 | % ổ dịch sốt xuất huyết được xử lý theo quy định về chuyên môn và thời gian: 100% |
4. Bệnh Tay chân miệng
- Giảm 5% số mắc so với trung bình giai đoạn 05 năm 2019-2023, cụ thể số mắc < 68,6 ca/100.000 dân (860 ca), không có ca tử vong, khống chế không để dịch lớn xảy ra.
- 100% ca bệnh độ 2b trở lên được lấy mẫu phân lập vi rút.
5. Bệnh dại
- Phát hiện sớm các trường hợp người bị động vật (chó, mèo) nghi dại căn để theo dõi và tiêm phòng kịp thời, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh dại.
- 100% các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền phòng chống bệnh dại.
6. Viêm não Nhật Bản
100% ca viêm não vi rút được điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm đúng quy định. Không để dịch xảy ra.
7. Cúm A (H1N1, H5N1, H7N9, H5N6)
- Tăng cường năng lực hệ thống giám sát, đảm bảo phát hiện sớm 100% ca bệnh, chùm ca bệnh nghi cúm A đầu tiên; tổ chức cách ly, điều trị, khoanh vùng, dập dịch kịp thời, hạn chế thấp nhất tử vong do dịch.
- Theo dõi quản lý 100% trường hợp có tiếp xúc gần với người bệnh, người từ vùng dịch trở về, người có yếu tố dịch tễ liên quan.
- Phối hợp với cơ quan thú y: Giám sát, xử lý 100% ổ dịch cúm gia cầm.
8. Bệnh Zika
Phát hiện sớm trường hợp nhiễm vi rút Zika, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng, tử vong do bệnh gây ra.
9. Các bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng
TT | Chỉ tiêu | Kế hoạch 2024 |
| Không để bại liệt quay trở lại | 0 trường hợp |
2 | Tỷ lệ mắc UVSS < 1/1.000 trẻ đẻ sống quy mô cấp huyện | 100% cấp huyện |
3 | Tỷ lệ mắc sởi ≤ 5/100.000 dân | ≤ 62 trường hợp |
4 | Tỷ lệ mắc bạch hầu ≤ 0.02/100.000 dân | ≤ 1 trường hợp |
5 | Tỷ lệ mắc ho gà ≤ 1/100.000 dân | ≤ 12 trường hợp |
6 | Giám sát liệt mềm cấp ≥ 1/100.000 trẻ dưới 15 tuổi | ≥ 3 trường hợp |
7 | Điều tra lấy mẫu sốt phát ban nghi sởi/ Rubella, | -100% ca rải rác - 80% số ca/ổ dịch |
8 | Trường hợp VNVR/nghi ngờ VNNB, bạch hầu, ho gà | 100% |
10. Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân
100% các trường hợp nghi viêm da dày sưng bàn tay, bàn chân được giám sát, xét nghiệm sớm, khoanh vùng xử lý triệt để. Không có ca tử vong.
11. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác: Chủ động giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời hạn chế xảy ra tình trạng dịch chống dịch.
1. Công tác tổ chức thực hiện
- Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người tại các địa phương từ tỉnh đến cơ sở; phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên.
- Kiện toàn hoặc thành lập mới Đội cơ động giám sát dịch bệnh tại bệnh viện (khoa nhi & khoa truyền nhiễm).
- UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch trên địa bàn quản lý phù hợp tại địa phương.
2. Hoạt động chuyên môn
a) Công tác kiểm soát bệnh truyền nhiễm
a1) Dịch COVID-19
- Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước; chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế để kịp thời triển khai nhiệm vụ chuyên môn.
- Lồng ghép giám sát COVID-19 vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, bao gồm giám sát trọng điểm hội chứng Cúm (ILI), giám sát viêm phổi nặng do vi rút (SVP), giám sát đặc điểm di truyền của vi rút SARS-CoV-2 để theo dõi các biến thể của vi rút, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát.
- Triển khai các hoạt động về quản lý, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người mắc có nguy cơ chuyển nặng ngay tại cộng đồng; theo dõi và kịp thời điều trị các biến chứng sau khi mắc COVID-19.
- Khuyến cáo người dân thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn). Khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.
a2) Dịch bệnh khác
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát dịch tễ để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh; tại khoa Nhiệt đới, khoa Hồi sức Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh; bệnh viện tuyến huyện; Trạm Y tế cấp xã, tại cộng đồng, phân công đội ngũ y tế thôn giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, báo cáo kịp thời cho Trạm Y tế cấp xã, phối hợp điều tra xác minh trường hợp bệnh.
b) Công tác phát hiện, xử lý kịp thời nguồn lây, ngăn chặn đường lây truyền
Tầm soát thường xuyên bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện từ tỉnh, tuyến huyện, Trạm y tế cấp xã và cộng đồng thông qua y tế thôn; theo dõi cập nhật thường xuyên trên phần mềm, phản hồi thông tin và phối hợp tuyến dưới điều tra, giám sát, nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời, sẵn sàng ứng phó với tình huống của dịch bệnh tại cộng đồng. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ bệnh, khẩn trương khoanh vùng, xử lý triệt để. Việc xử lý ổ dịch phải tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế.
c) Công tác truyền thông
- Biên soạn tài liệu truyền thông, tờ rơi, áp phích, băng đĩa với nội dung và hình ảnh, thông điệp truyền thông rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với từng nhóm đối tượng và phong tục tập quán tại mỗi địa phương, với các Ngày, sự kiện trong hoạt động phòng, chống dịch.
- Tổ chức chiến dịch tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, thường xuyên bằng nhiều hình thức (phát băng tuyên truyền trên sóng phát thanh truyền hình, xe loa tuyên truyền, tuyên truyền trực tiếp tại các cuộc họp ở tổ dân phố, thôn).
d) Công tác tập huấn
Tổ chức tập huấn về công tác giám sát thường xuyên về phát hiện và phòng, chống các bệnh truyền nhiễm cho đội ngũ y tế và y tế thôn. Tập huấn phiên bản mới phần mềm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế cho người phụ trách nhập liệu thông tin bệnh truyền nhiễm, tuyến tỉnh, huyện, xã. Tập huấn nâng cao năng lực cho “Đội cơ động giám sát dịch bệnh” tuyến tỉnh, huyện xử lý ổ dịch tại cộng đồng và bệnh viện.
đ) Công tác đảm bảo phòng, chống dịch bệnh
- Đảm bảo sẵn sàng kinh phí, hậu cần (thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, trang bị bảo hộ) phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh ở các tuyến.
- Đảm bảo kinh phí truyền thông, giám sát, tập huấn phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm.
e) Thông tin, báo cáo
- Thực hiện chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Khi có dịch bệnh xảy ra, hàng ngày từ 14 giờ đến 15 giờ các địa phương tổng hợp báo cáo ca bệnh và các hoạt động phòng, chống dịch bệnh về Sở Y tế (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) qua địa chỉ Email: [email protected] và điện thoại số 0255.3824.989) để tổng hợp báo cáo cấp thẩm quyền.
3. Phối hợp liên ngành
- Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên người, bệnh từ động vật lây truyền sang người, phòng chống buôn lậu gia cầm, gia súc, các sản phẩm từ gia cầm, gia súc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Căn cứ quy định của Trung ương, ngành Y tế chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan để nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh các chính đãi ngộ cho cán bộ y tế dự phòng, chính sách về đào tạo, các chế độ bảo hiểm rủi ro và có chế độ bảo vệ sức khỏe đặc thù nghề nghiệp cho cán bộ y tế dự phòng.
4. Công tác kiểm tra, thanh tra
Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo, phòng chống dịch bệnh, tập trung vào các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi hoặc bệnh lưu hành có số mắc, tử vong cao (COVID-19, MERS-CoV, cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), tay chân miệng, sốt xuất huyết, dại, sởi, đậu mùa khỉ...) tại các địa bàn.
Kinh phí thực hiện được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1.Sở Y tế
- Hướng dẫn các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai và thực hiện Kế hoạch đạt mục tiêu đề ra.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai phòng, chống các bệnh truyền nhiễm; giám sát chặt chẽ, phát hiện và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, ngăn chặn biến chứng và hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong; chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ cơ số thuốc, phương tiện cấp cứu, điều trị để kịp thời chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh nhân trong trường hợp xảy ra dịch trên diện rộng; thành lập các đội cấp cứu lưu động ở tất cả các tuyến y tế, sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị trong cấp cứu, điều trị bệnh nhân.
- Lập dự toán kinh phí cụ thể phục vụ công tác phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm gây dịch gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống bệnh tại địa phương về: công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, triển khai phát động phong trào vệ sinh yêu nước; phong trào cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh; chiến dịch VSMT, diệt muỗi, diệt bọ gậy, các chiến dịch truyền thông... tại các địa phương và các cơ sở khám, chữa bệnh. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.
- Chủ động tham mưu hoạt động của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (EOC) cấp tỉnh và phòng xét nghiệm chuẩn thức cấp tỉnh theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ động phối hợp với ETBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, ngành Y tế các cấp tuyên truyền, hướng dẫn cho phụ huynh, học sinh, giáo viên các biện pháp phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm ở người như: COVID-19, tay chân miệng, sốt xuất huyết, Zika, cúm A(H5N1), cúm A(H5N2), cúm A (H7N9), cúm A(H10N8) ở người, viêm màng não do não mô cầu, sởi-rubella, bạch hầu, Ebola, MERS-CoV...
- Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, chỉ đạo, giám sát các hoạt động phòng, chống các dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục và chăm sóc trẻ.
- Khi phát hiện các ổ dịch tại cơ sở giáo dục thông báo kịp thời cho cơ sở y tế và phối hợp với ngành Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế
3. Sở Tài chính
Trên cơ sở Kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và dự toán kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh năm 2024 do Sở Y tế đề nghị, Sở Tài chính thẩm tra và tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với ngành Y tế tuyên truyền về dịch cúm gia cầm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo Chi cục Thú y tỉnh thông báo kịp thời cho ngành Y tế khi phát hiện dịch bệnh trên gia súc, gia cầm để phối hợp thực hiện các biện pháp vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng, chống dịch bệnh lây từ gia súc, gia cầm sang người.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền để Nhân dân chủ động phòng ngừa dịch bệnh ngay tại gia đình, cộng đồng.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi
Tăng thời lượng thông tin, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; lồng ghép chương trình truyền thông phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm ở người vào chuyên mục “Sức khỏe cộng đồng”. Tăng cường công tác truyền thông phát động phong trào vệ sinh yêu nước, phong trào cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với ngành Y tế trong việc tổ chức lễ hội, sự kiện phù hợp với tình hình dịch bệnh, không để bùng phát dịch bệnh.
8. Cục Quản lý thị trường tỉnh
Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm soát và xử lý việc lưu hành động vật không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc, xuất xứ nhằm chủ động ngăn ngừa các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.
9. Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh
Chủ động phối hợp với chính quyền các cấp và ngành Y tế thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, tăng cường tuyên truyền, phổ biến các biện pháp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của Nhân dân.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2024 trên địa bàn quản lý phù hợp; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, tay chân miệng, sốt xuất huyết, Zika, viêm màng não do não mô cầu, sởi-rubella, Bạch hầu, cúm A(H5N1), cúm A(H5N2), cúm A (H7N9), cúm A(H10N8) ở người, Ebola, MERS-CoV...
- Tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và chủ động phối hợp với ngành Y tế tập trung xử lý triệt để ngay từ trường hợp mắc bệnh đầu tiên, khống chế không để dịch lây lan ra diện rộng; tuyên truyền thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Bố trí kinh phí hợp lý cho hoạt động phòng, chống dịch theo quy định.
- Tổng hợp, báo cáo gửi Sở Y tế về diễn biến tình hình bệnh và công tác phòng, chống các bệnh truyền nhiễm tại địa phương./.
| KT. CHỦ TỊCH |
File gốc của Kế hoạch 26/KH-UBND phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đang được cập nhật.
Kế hoạch 26/KH-UBND phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ngãi |
Số hiệu | 26/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Võ Phiên |
Ngày ban hành | 2024-02-01 |
Ngày hiệu lực | 2024-02-01 |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
Tình trạng |