\r\n ỦY\r\n BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 1984/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Nhà\r\n Bè, ngày 04 tháng 11\r\n năm 2013 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
TRIỂN KHAI PHONG TRÀO VỆ SINH YÊU NƯỚC, NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN
\r\n\r\nCăn cứ vào Kế hoạch số 4373/KH-UBND\r\nngày 20 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về triển\r\nkhai Phong trào Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân tại thành phố Hồ\r\nChí Minh và công văn số 6627/SYT-NVY ngày 7 tháng 10 năm 2013 của Sở Y tế về\r\ntriển khai thực hiện Phong trào Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân;
\r\n\r\nỦy ban nhân dân huyện Nhà Bè lập kế\r\nhoạch triển khai thực hiện Phong trào Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân\r\ndân trên địa bàn huyện như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Thực hiện Phong trào Vệ sinh yêu\r\nnước, nâng cao sức khỏe nhân dân là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành,\r\nmỗi đơn vị, mỗi người dân địa phương. Phong trào cần được\r\nsự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và sự hưởng\r\nứng tích cực của mỗi người dân. Triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao\r\nsức khỏe nhân dân là hoạt động thiết thực học tập và làm theo tấm gương đạo đức\r\nHồ Chí Minh và thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
\r\n\r\n2. Tăng cường các hoạt động thông\r\ntin, thực hiện tốt việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng,\r\nchính quyền và toàn thể người dân về vệ sinh nâng cao sức khỏe, bảo đảm phong\r\ntrào được thực hiện một cách sâu rộng và bền vững. Mỗi cán bộ, đảng viên phải\r\nlà người tiên phong, gương mẫu đi đầu trong việc hưởng ứng và thực hiện Phong\r\ntrào, hướng dẫn người dân thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhằm\r\nnâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh và cải thiện sức khỏe cho nhân dân.
\r\n\r\n3. Đảm bảo thực hiện tốt các mục\r\ntiêu, chỉ tiêu có liên quan tới vệ sinh và nâng cao sức khỏe của các Chương\r\ntrình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án... đang triển khai trên địa bàn\r\nhuyện.
\r\n\r\nII. MỤC TIÊU CỤ THỂ\r\nĐẾN NĂM 2015
\r\n\r\n1. Nhóm mục tiêu về vệ sinh cá\r\nnhân, vệ sinh môi trường cộng đồng:
\r\n\r\nTăng cường sự hiểu biết của người\r\ndân, huy động sự tham gia của cộng đồng và các nguồn lực để đảm bảo:
\r\n\r\n- 95% số hộ gia đình được sử dụng nước\r\nsinh hoạt hợp vệ sinh trong đó 55% theo quy chuẩn QCVN\r\n02-BYT của Bộ Y tế;
\r\n\r\n- 95% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp\r\nvệ sinh theo quy chuẩn QCVN 02-BYT của Bộ Y tế;
\r\n\r\n- 95% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng\r\ntrại hợp vệ sinh; không sử dụng phân tươi để chăm bón cây\r\ntrồng, nuôi thủy sản;
\r\n\r\n- 100% cơ sở sản xuất, nơi công cộng\r\n(trạm y tế xã, trường học, chợ, bến tàu...) có nhà tiêu hợp vệ sinh, có đủ nước\r\nsạch và chỗ rửa tay với xà phòng;
\r\n\r\n- 100% trường học thực hiện phong\r\ntrào vệ sinh phòng bệnh trong học sinh;
\r\n\r\n- Chất thải, nước thải được thu gom\r\nvà xử lý theo quy định; các khu phố, ấp có điểm thu gom\r\nrác thải đảm bảo vệ sinh và thực hiện phong trào phân loại,\r\nthu gom và xử lý rác, chất thải; không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh, cảnh\r\nquan môi trường;
\r\n\r\n- 90% người dân thường xuyên rửa tay\r\nvới nước sạch và xà phòng.
\r\n\r\n2. Nhóm mục tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm:
\r\n\r\nTăng sự hiểu biết của người dân về việc\r\nđảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm\r\ncam kết thực hiện không giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn, số cơ sở sản xuất,\r\nkinh doanh phụ gia thực phẩm cam kết thực hiện không có\r\ntrong danh mục cho phép sử dụng của Bộ Y tế.
\r\n\r\n3. Nhóm mục tiêu về vệ sinh lao động:
\r\n\r\nĐẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn lao\r\nđộng nhằm đạt:
\r\n\r\n- 100% cơ sở sản xuất đảm bảo vệ sinh\r\nnhà xưởng, sắp xếp nơi làm việc gọn gàng.
\r\n\r\n- 100% người lao động được tuyên truyền\r\nvệ sinh cá nhân tại nơi làm việc, sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân theo\r\nquy định.
\r\n\r\nIII. NỘI DUNG CÁC\r\nHOẠT ĐỘNG
\r\n\r\n1. Hoạt động chung:
\r\n\r\nThực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính\r\nphủ tại Quyết định 730/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2012 về việc lấy ngày 02/7\r\nhàng năm là Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.
\r\n\r\nBổ sung nội dung triển khai Phong\r\ntrào Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân vào nhiệm vụ của Ban chỉ đạo\r\nChăm sóc sức khỏe nhân dân.
\r\n\r\nThực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân\r\nthành phố thống nhất chọn ngày chủ nhật đầu mỗi tháng là ngày huy động toàn thể\r\nnhân dân tham gia các hoạt động tổng vệ sinh đường phố, cơ quan, trường học, tạo\r\nthói quen và nếp sống vệ sinh, văn minh trong nhân dân.
\r\n\r\nTăng cường thực hiện công tác thông\r\ntin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân về vệ sinh nâng cao sức khỏe, bảo đảm\r\nPhong trào được thực hiện sâu rộng và bền vững.
\r\n\r\n2. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cộng đồng:
\r\n\r\nTiếp tục triển khai các hoạt động về\r\nvệ sinh nhằm giải quyết các dịch bệnh lây qua đường tiêu hóa, hô hấp, các bệnh\r\nvề da, phụ khoa và một số bệnh không lây nhiễm liên quan đến vệ sinh phòng bệnh.
\r\n\r\na) Thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân\r\ncó lợi cho sức khỏe:
\r\n\r\n- Vận động người dân thực hiện tốt vệ\r\nsinh cá nhân như rửa tay với xà phòng, vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể...
\r\n\r\n- Thực hiện nếp sống vệ sinh, ăn sạch,\r\nuống sạch, ở sạch; ăn uống hợp lý và rèn luyện thân thể. Đẩy mạnh các hoạt động\r\n3 sạch trong Phong trào “5 không, 3 sạch” bao gồm: sạch nhà gắn với vệ sinh thân thể; sạch bếp gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm; sạch\r\nngõ gắn với vệ sinh môi trường.
\r\n\r\nb) Cải thiện vệ sinh môi trường:
\r\n\r\n- Thực hiện tốt vệ sinh nơi công cộng,\r\ntrên các phương tiện phục vụ giao thông công cộng như: cơ quan, công sở, bến\r\ntàu, chợ, khu du lịch, nơi lễ hội,...
\r\n\r\n- Vận động người dân xây dựng chuồng\r\ntrại hợp vệ sinh, dời chuồng gia súc xa nhà và không thả rông gia súc.
\r\n\r\n- Vận động người dân xây dựng, sử dụng\r\nvà bảo quản nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình.
\r\n\r\n- Vận động người dân thu gom, loại bỏ\r\ndụng cụ phế thải, xóa bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh\r\nsốt rét, sốt xuất huyết.
\r\n\r\n- Quản lý, xử lý tốt nước thải, rác\r\nthải sinh hoạt; không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường. Định\r\nkỳ hàng tháng tổ chức đợt tổng vệ sinh đường phố, tổng vệ sinh\r\ncơ quan, trường học, nơi công cộng và nhà dân để tạo thói quen và nề nếp vệ\r\nsinh trong nhân dân.
\r\n\r\n- Triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn\r\ncung cấp nước ăn uống và sinh hoạt, vận động người dân sử dụng nước sạch, giữ\r\ngìn vệ sinh nguồn nước, dụng cụ chứa nước. Thực hiện tốt việc xử lý nước và vệ\r\nsinh môi trường trong mùa lũ lụt.
\r\n\r\n3. Vệ sinh an toàn thực phẩm:
\r\n\r\n- Triển khai phong trào “ba không”:\r\ncác hộ dân, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cam kết thực\r\nhiện không sản xuất rau không an toàn, không giết mổ gia súc, gia cầm không an\r\ntoàn, không bán phụ gia thực phẩm không có trong danh mục cho phép sử dụng của\r\nBộ Y tế.
\r\n\r\n- Thực hành tốt về vệ sinh trong nuôi\r\ntrồng, giết mổ và sản xuất thực phẩm. Đảm bảo vệ sinh trong chế biến và phân phối\r\nthực phẩm.
\r\n\r\n- Thực hiện tốt vệ sinh trong dịch vụ\r\năn uống, đảm bảo bếp ăn mỗi gia đình, bếp ăn tập thể của\r\ncác cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống... ngày càng sạch hơn, an toàn hơn, văn minh hơn.
\r\n\r\n- Tổ chức tốt\r\ncông tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong các dịp lễ hội và ăn uống tập thể.
\r\n\r\n4. Vệ sinh trong lao động:
\r\n\r\n- Triển khai phát động phong trào vệ\r\nsinh yêu nước tại nơi làm việc, phòng chống bệnh nghề nghiệp\r\ntại các cơ sở sản xuất.
\r\n\r\n- Đảm bảo vệ sinh môi trường lao động,\r\nvệ sinh cá nhân cho người lao động.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Phòng Y tế:
\r\n\r\n- Phòng Y tế phối hợp với các phòng,\r\nban, đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện trong việc chỉ đạo,\r\ntriển khai thực hiện Phong trào Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân\r\ntrên địa bàn huyện.
\r\n\r\n- Tăng cường các hoạt động đảm bảo vệ\r\nsinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện.
\r\n\r\n- Tổng hợp, dự thảo báo cáo kết quả\r\ntriển khai thực hiện các hoạt động của phong trào vào cuối tháng 11 hàng năm.
\r\n\r\n2. Phòng Kinh tế:
\r\n\r\n- Thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo\r\nđạt được các mục tiêu liên quan đến vệ sinh môi trường nông thôn của Chương\r\ntrình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc\r\ngia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
\r\n\r\n- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng\r\ndẫn người dân sản xuất nông nghiệp theo quy trình sản xuất an toàn, thực hiện\r\nđúng các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm;
\r\n\r\n- Tiếp tục vận động người dân xây dựng\r\nchuồng trại hợp vệ sinh và di dời chuồng gia súc, gia cầm ra xa nhà, không sử dụng\r\nphân tươi để chăm bón cây trồng, nuôi thủy sản. Thực hiện\r\ntốt vệ sinh trong nông nghiệp, bảo đảm thực phẩm cung cấp cho người dân được an\r\ntoàn, vệ sinh.
\r\n\r\n- Vận động doanh nghiệp, tiểu thương,\r\nngười kinh doanh tại siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng tích cực tham\r\ngia các hoạt động của phong trào. Tổ chức các hoạt động tổng vệ sinh tại nơi\r\nkinh doanh vào ngày chủ nhật đầu mỗi tháng.
\r\n\r\n3. Phòng Tài nguyên và Môi trường:
\r\n\r\n- Triển khai các hoạt động giải quyết\r\ncác vấn đề vệ sinh liên quan đến ô nhiễm môi trường, khai thác nguồn nước ngầm;\r\ncó kế hoạch cụ thể từng bước giảm thiểu, kiểm soát, khắc phục ô nhiễm môi trường\r\nvà kiểm soát khai thác nguồn nước ngầm trong khu dân cư, khu công nghiệp. Đặc\r\nbiệt có kế hoạch phát động phong trào rộng khắp trong nhân dân nhằm thay đổi tập quán, ý thức của người dân trong việc\r\nphân loại, thu gom và xử lý chất thải, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh,\r\ncảnh quan môi trường.
\r\n\r\n- Quản lý chất thải rắn trên địa bàn\r\nhuyện.
\r\n\r\n4. Phòng Quản lý đô thị:
\r\n\r\n- Tăng cường các biện pháp cung cấp\r\nnước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện nhằm đạt chỉ tiêu đề ra.
\r\n\r\n- Tổ chức thực hiện quy hoạch cấp nước,\r\nthoát nước của huyện.
\r\n\r\n5. Phòng Giáo dục và Đào tạo:
\r\n\r\nĐẩy mạnh việc thông tin, giáo dục,\r\ntruyền thông, giảng dạy lồng ghép kiến thức và tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh\r\ntrong nhà trường để tạo thói quen thực hành các hành vi vệ sinh có lợi cho sức\r\nkhỏe. Hình thành, xây dựng và phát triển các phong trào học sinh tích cực tham\r\ngia các hoạt động vệ sinh và nâng cao sức khỏe trong trường học và cộng đồng.
\r\n\r\n6. Phòng Văn hóa và Thông tin:
\r\n\r\nBổ sung các hoạt động, tiêu chí về vệ\r\nsinh yêu nước vào Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.\r\nKhơi dậy những nét đẹp văn hóa, giữ gìn nếp sống văn minh.\r\nTuyên truyền và vận động sâu rộng trong quần chúng để mọi người tích cực tham\r\ngia hưởng ứng các hoạt động của Phong trào. Tiếp tục duy trì, đẩy mạnh nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân\r\nthể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
\r\n\r\n7. Trung tâm Y tế dự phòng:
\r\n\r\n- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tăng cường các hoạt\r\nđộng truyền thông tại cộng đồng bằng nhiều hình thức đa dạng nhằm khơi dậy,\r\nnâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân tham gia giải\r\nquyết tốt các vấn đề vệ sinh liên quan đến sức khỏe như\r\nvệ sinh để phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ\r\nsinh môi trường cho người lao động,\r\ncho bản thân và cộng đồng; vận động người dân thay đổi\r\nthói quen, tập quán vệ sinh lạc hậu, thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe\r\nthực hiện ăn sạch, uống sạch, ở sạch; thu gom, không vứt rác bừa\r\nbãi, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường; xây và sử dụng nhà tiêu hợp vệ\r\nsinh, không phóng uế bừa bãi.
\r\n\r\n- Tăng cường các hoạt động đảm bảo vệ\r\nsinh môi trường lao động, vệ sinh cá nhân cho người lao động để phòng chống tai\r\nnạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại các công ty, xí nghiệp trên địa bàn huyện.
\r\n\r\n8. Trung tâm Văn hóa - Đài Truyền\r\nthanh:
\r\n\r\nĐẩy mạnh các hoạt động thông tin\r\ntuyên truyền về Phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân cho các\r\ntổ chức, cơ quan và người dân biết để tham gia thực hiện.
\r\n\r\n9. Phòng Tài chính - Kế hoạch:
\r\n\r\nBố trí kinh phí\r\ntạo điều kiện cho các đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội tiến hành triển\r\nkhai các hoạt động của Phong trào.
\r\n\r\n10. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt\r\nNam và các đoàn thể huyện:
\r\n\r\nĐề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt\r\nNam và các đoàn thể huyện xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai phong trào; đẩy\r\nmạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tự giác\r\ntham gia phong trào; đồng thời lồng ghép có hiệu quả việc thực hiện Phong trào Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân với cuộc vận động “Toàn\r\ndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
\r\n\r\n11. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:
\r\n\r\nỦy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ\r\nchức phát động và có hướng dẫn việc lồng ghép việc thực hiện phong trào Vệ sinh\r\nyêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân vào các hoạt động của địa phương; nghiên cứu\r\nphối hợp tổ chức ngày chủ nhật đầu mỗi tháng là ngày huy động toàn thể nhân dân\r\ntham gia các hoạt động tổng vệ sinh đường phố, cơ quan, trường học trên địa\r\nbàn.
\r\n\r\nYêu cầu Thủ trưởng các phòng, ban,\r\nđơn vị thuộc huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn lập kế hoạch, tổ\r\nchức thực hiện và báo cáo kết quả hoạt động về Phòng Y tế (cơ quan thường trực)\r\nvào ngày 25 tháng 11 hàng năm để tổng hợp báo cáo trình Ủy ban nhân dân huyện./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n TM.\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Kế hoạch 1984/KH-UBND năm 2013 về triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân do Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh ban hành đang được cập nhật.
Kế hoạch 1984/KH-UBND năm 2013 về triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân do Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Huyện Nhà Bè |
Số hiệu | 1984/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Văn Tiến |
Ngày ban hành | 2013-11-04 |
Ngày hiệu lực | 2013-11-04 |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
Tình trạng |