\r\n ỦY\r\n BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số:\r\n 1750/KH-UBND \r\n | \r\n \r\n Thành\r\n phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2013 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM A(H7N9) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
\r\n\r\nI. TÌNH HÌNH DỊCH\r\nCÚM A(H7N9) TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VỆT NAM
\r\n\r\n1. Trên thế giới:
\r\n\r\nTheo thông báo của Tổ chức y tế thế\r\ngiới (WHO), tính đến ngày 18h00 ngày 08/4, Trung Quốc đã ghi nhận 24 trường hợp\r\nnhiễm vi-rút cúm gia cầm H7N9, trong đó có 11 ca tại thành phố Thượng Hải, 8 ca\r\ntại tỉnh Giang Tô, 3 ca tại tỉnh Chiết Giang và 2 ca tại tỉnh An Huy, trong đó\r\ncó 07 trường hợp tử vong. Tất cả các trường hợp trên đều có triệu chứng viêm đường\r\nhô hấp tiến tới viêm phổi và suy hô hấp. Phòng xét nghiệm CDC Trung Quốc xác định\r\ncác trường hợp trên dương tính với cúm A(H7N9) có gen từ nguồn gốc gia cầm. Đây\r\nlà những trường hợp đầu tiên nhiễm vi rút cúm A(H7N9) gây bệnh nặng trên người\r\nvà chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người.
\r\n\r\nNguồn bệnh và phương thức lây truyền\r\nchưa rõ, WHO đang tích cực triển khai điều tra để xác định.
\r\n\r\nTổ chức Y tế thế giới chưa khuyến cáo\r\nhạn chế giao lưu qua lại giữa các quốc gia trên thế giới.
\r\n\r\n2. Tại\r\nViệt Nam:
\r\n\r\nĐến ngày 09/4/2013, nước ta chưa ghi\r\nnhận trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do cúm A(H7N9).
\r\n\r\n3. Nhận\r\nđịnh, dự báo:
\r\n\r\nCăn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch\r\ntễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào Thành phố, cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ\r\nđộng triển khai các biện pháp phòng, chống do:
\r\n\r\n1. Bệnh cúm A(H7N9) do nhiễm chủng vi\r\nrút cúm A(H7N9) có nguồn gốc từ gia cầm.
\r\n\r\n2. Nguồn lây bệnh chưa được xác định rõ\r\nràng, chưa xác định được các yếu tố dịch tễ liên quan giữa các trường hợp mắc bệnh,\r\nmặc dù 02 trường hợp cúm A(H7N9) tại Thượng Hải (Trung Quốc) cùng một gia đình.
\r\n\r\n3. Đặc tính của vi rút cúm A là thường\r\nxuyên biến đổi có thể thành chủng mới dễ dàng lây truyền sang người.
\r\n\r\n4. Lịch sử trên thế giới đã ghi nhận\r\ncác dịch cúm A(H7) với nhiều trường hợp mắc và tử vong ở người.
\r\n\r\n5. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh,\r\nchưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa\r\nvào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng.
\r\n\r\n6. Thành phố có cảng đường biển, đường\r\nhàng không, là nơi tiếp đón nhiều khách du lịch và hàng\r\nhóa vận chuyển đến từ các nước trên thế giới, đặc biệt từ\r\nTrung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc).
\r\n\r\nĐể chủ động phòng, chống dịch cúm\r\nA(H7N9) và thực hiện Công điện khẩn số 1884/CĐ-BYT ngày 04 tháng 4 năm 2013 của\r\nBộ Y tế về việc triển khai công tác phòng, chống dịch cúm A(H7N9) trên người;\r\nQuyết định 1126/QĐ-BYT ngày 05/4/2013 của Bộ Y tế về việc Phê duyệt “Kế hoạch\r\nhành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam” và kế hoạch đính kèm; Ủy\r\nban nhân dân thành phố triển khai kế hoạch phòng chống cúm A(H7N9) tại thành phố\r\nHồ Chí Minh như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mục tiêu chung:
\r\n\r\nPhát hiện sớm, xử lý kịp thời không để\r\ndịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch\r\ncúm A(H7N9).
\r\n\r\n2. Mục\r\ntiêu cụ thể theo tình huống dịch:
\r\n\r\n2.1. Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh\r\ntrên người.
\r\n\r\nPhát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh\r\ncúm A(H7N9) đầu tiên xâm nhập vào thành phố hoặc xuất hiện tại cộng đồng để xử\r\nlý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng.
\r\n\r\n2.2. Tình huống 2: Có các trường\r\nhợp nhiễm cúm A(H7N9) trên người nhưng chưa phát hiện lây từ người sang người.
\r\n\r\nKhoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để\r\ncác ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan dịch từ động vật sang người hoặc\r\ntừ người sang người.
\r\n\r\n2.3. Tình huống 3: Phát hiện có\r\ncác trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) lây từ người sang người nhưng ở phạm vi\r\nhẹp hoặc những ca đơn lẻ.
\r\n\r\nĐáp ứng nhanh khoanh vùng, xử lý kịp\r\nthời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.
\r\n\r\n2.4. Tình huống 4: Dịch bùng\r\nphát ra cộng đồng.
\r\n\r\nGiảm thiểu tác động của dịch đối với\r\ncuộc sống của người dân.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Tình huống 1:\r\nChưa có trường hợp bệnh trên người.
\r\n\r\n- Xây dựng, kiện toàn và tăng cường\r\nhoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi các cấp.
\r\n\r\n- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch\r\nbệnh cúm A(H7N9) và cúm A(H5N1); xây dựng các quy trình giám sát, xử lý ổ\r\ndịch; quy trình tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị khi phát hiện ca\r\nnghi ngờ và triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.
\r\n\r\n- Tăng cường giám sát các trường hợp\r\nviêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân; thực hiện tốt việc giám sát\r\nngười, động vật và hàng hóa tại cửa khẩu và khu vực biên giới; thực hiện việc\r\nkiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu thông qua\r\nsử dụng máy đo thân nhiệt từ xa.
\r\n\r\n- Tăng cường giám sát tại các điểm\r\ngiám sát cúm trọng điểm quốc gia và các khu vực có nguy cơ cao. Chuẩn bị sẵn\r\nsàng các trang thiết bị, sinh phẩm y tế để xét nghiệm chẩn đoán xác định vi rút\r\ncúm A(H7N9)
\r\n\r\n- Tăng cường giám sát, kiểm tra nhập\r\nkhẩu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới, ngăn ngừa nhập lậu gia cầm nhằm\r\nngăn chặn kịp thời gia cầm không được kiểm dịch xâm nhập vào thành phố. Đẩy mạnh\r\ncác hoạt động quản lý mua bán gia cầm, nhằm hạn chế việc lưu thông gia cầm\r\nkhông được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường.
\r\n\r\n- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông\r\nthôn theo dõi tình hình dịch bệnh và sự lưu hành của chủng vi rút cúm A(H7N9)\r\ntrên các đàn gia cầm, thủy cầm.
\r\n\r\n- Củng cố phòng xét nghiệm chẩn đoán\r\nxác định vi rút cúm A(H7N9) tại các Bệnh viện, xây dựng quy trình xét nghiệm, tổ\r\nchức tập huấn cho các cán bộ xét nghiệm đồng thời gửi mẫu xét nghiệm ca nghi ngờ\r\nđến Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh để chẩn đoán xác định cúm A(H7N9).
\r\n\r\n- Các cơ sở khám, chữa bệnh chuẩn bị\r\nsẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách\r\nly, điều trị bệnh nhân, hạn chế tử vong khi có bệnh nhân. Thiết lập mạng lưới\r\ncác đơn vị thu dung điều trị bệnh nhân cúm A(H7N9).
\r\n\r\n- Xây dựng các thông điệp truyền\r\nthông, khuyến cáo phòng chống dịch tại cộng đồng. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên\r\ntruyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, thực\r\nhiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
\r\n\r\n- Kiện toàn các đội chống dịch cơ động,\r\nđội cấp cứu linh động; tổ chức thường trực phòng, chống dịch\r\ntại các đơn vị y tế.
\r\n\r\n- Phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế\r\nthế giới (WHO), đầu mối IHR, các Tổ chức quốc tế khác và\r\ncác nước trong khu vực để kịp thời nắm bắt thông tin, thực hiện các biện pháp\r\nphòng chống dịch.
\r\n\r\n- Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư,\r\nhóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch\r\nxảy ra
\r\n\r\n- Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát,\r\nhướng dẫn tại các địa phương.
\r\n\r\n\r\n\r\nNgoài việc tiếp tục thực hiện các hoạt\r\nđộng trong tình huống 1, cần tăng cường thêm các hoạt động sau:
\r\n\r\n- Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh\r\nnguy hiểm và mới nổi các cấp tổ chức họp hàng tuần và đột xuất để thống nhất chỉ\r\nđạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.
\r\n\r\n- Tăng cường giám sát các trường hợp\r\nviêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân; thực hiện tốt việc giám sát\r\nngười, động vật và hàng hóa tại cửa khẩu và khu vực biên giới. Áp dụng hình thức\r\nkhai báo y tế tại các cửa khẩu quốc tế.
\r\n\r\n- Thực hiện triển khai các biện pháp\r\ncách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ; theo dõi, giám sát\r\nchặt chẽ sức khỏe các trường hợp tiếp xúc.
\r\n\r\n- Tăng cường giám sát, xét nghiệm để\r\nxác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan vi rút cúm A(H7N9). Xử lý triệt\r\nđể các ổ dịch cúm A(H7N9) trên các đàn gia cầm, thủy cầm (nếu có).
\r\n\r\n- Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức\r\ncác khu vực, cách ly riêng, đặc thù cho việc điều trị bệnh nhân cúm A(H7N9).
\r\n\r\n- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch\r\ntại các đơn vị y tế; các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ\r\ncác địa phương xử lý ổ dịch.
\r\n\r\n- Thường xuyên cập nhật các thông\r\ntin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch phù hợp\r\nvới các đối tượng nguy cơ.
\r\n\r\n- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên\r\ntruyền, kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, thực\r\nhiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
\r\n\r\n- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch,\r\ntiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai\r\ncác biện pháp phòng, chống dịch đề phòng dịch bùng phát trên diện rộng.
\r\n\r\n\r\n\r\nNgoài việc tiếp tục thực hiện các hoạt\r\nđộng trong tình huống 2, cần tăng cường thêm các hoạt động sau:
\r\n\r\n- Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển\r\nkhai các biện pháp hạn chế đi lại khi cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh\r\nrộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch.
\r\n\r\n- Báo cáo thường xuyên tình hình diễn\r\nbiến dịch bệnh cho Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân thành phố để chỉ đạo kịp thời.
\r\n\r\n- Tăng cường giám sát các chùm ca bệnh\r\nviêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân tại cộng đồng. Rà soát mở rộng\r\ncác phòng xét nghiệm tại các Bệnh viện có đủ điều kiện xét nghiệm chẩn đoán xác\r\nđịnh cúm A(H7N9).
\r\n\r\n- Thực hiện triển khai các biện pháp\r\ncách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ; giám sát, theo dõi\r\nchặt chẽ sức khỏe các trường hợp tiếp xúc.
\r\n\r\n- Tăng cường giám sát, xét nghiệm để\r\nxác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan vi rút cúm A(H7N9).
\r\n\r\n- Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức\r\ncác khu vực cách ly riêng, đặc thù cho việc điều trị bệnh nhân cúm A(H7N9). Sẵn\r\nsàng thiết lập các bệnh viện dã chiến khi cần thiết.
\r\n\r\n- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch\r\ntại các đơn vị y tế; cử các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ\r\ncác địa phương xử lý ổ dịch.
\r\n\r\n- Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm\r\ntrong công tác giám sát, chẩn đoán điều trị, dự phòng xử lý ổ dịch để kịp thời\r\nđiều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
\r\n\r\n- Thường xuyên cập nhật các thông\r\ntin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch cho phù hợp\r\nvới các đối tượng nguy cơ.
\r\n\r\n- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động\r\ntuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng,\r\nthực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
\r\n\r\n- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch,\r\ntiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai\r\ncác biện pháp phòng, chống dịch đề phòng dịch bùng phát trên diện rộng.
\r\n\r\n4. Tình huống 4:\r\nDịch bùng phát ra cộng đồng
\r\n\r\nNgoài việc tiếp tục thực hiện các hoạt\r\nđộng trong tình huống 3, cần tăng cường thêm các hoạt động sau:
\r\n\r\n- Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển\r\nkhai các biện pháp hạn chế đi lại, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt\r\nbuộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch.
\r\n\r\n- Báo cáo hàng ngày tình hình diễn biến\r\ncủa dịch cho Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân thành phố để chỉ đạo kịp thời. Trong\r\ntrường hợp dịch bùng phát ở mức độ nguy hiểm, khó kiểm soát, tham mưu Ủy ban\r\nnhân dân thành phố báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế để công bố tình trạng khẩn cấp.
\r\n\r\n- Huy động các ban, ngành đoàn thể\r\ntham gia vào các đội sơ cứu, hướng dẫn người bệnh và người nhà bệnh nhân các biện\r\npháp chăm sóc và phòng bệnh.
\r\n\r\n- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch\r\ntại các đơn vị y tế; cử các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ\r\ncác địa phương xử lý ổ dịch.
\r\n\r\n- Thiết lập các bệnh viện dã chiến tại\r\ncác khu vực đông bệnh nhân tránh quá tải bệnh viện. Mở rộng các đơn vị y tế tiếp\r\nnhận bệnh nhân, phân loại bệnh nhân điều trị tại các tuyến: đối với trường hợp\r\nnhẹ theo dõi, điều trị tại Trạm Y tế phường-xã, thị trấn; hạn chế di chuyển bệnh\r\nnhân.
\r\n\r\n- Tăng cường giám sát, xét nghiệm để\r\nxác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan vi rút cúm A(H7N9).
\r\n\r\n- Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm\r\ntrong công tác giám sát, chẩn đoán điều trị, dự phòng xử lý ổ dịch để kịp thời\r\nđiều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
\r\n\r\n- Thường xuyên cập nhật các thông\r\ntin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch cho phù hợp\r\nvới các đối tượng nguy cơ.
\r\n\r\n- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động\r\ntuyên truyền, kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng,\r\nthực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n- Tăng cường hoạt động Ban chỉ đạo\r\nphòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi, đẩy mạnh hoạt động các tiểu ban, mức\r\nđộ hoạt động theo từng tình huống dịch.
\r\n\r\n- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành\r\nphố tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9) tại các cấp ở địa\r\nphương;
\r\n\r\n- Lập kế hoạch phòng chống dịch cúm\r\nA(H7N9) của thành phố theo từng giai đoạn diễn biến của dịch. Làm đầu mối tổng\r\nhợp các đề xuất kinh phí bổ sung của các đơn vị y tế thông qua Sở Tài chính\r\ntrình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét phê duyệt.
\r\n\r\n- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc\r\ntế triển khai giám sát chặt chẽ đối với người nhập cảnh vào nước ta. Đặc biệt\r\nkhi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, cần được khám cách ly\r\nvà áp dụng kịp thời các biện pháp phòng, chống nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh;\r\nphối hợp với cơ quan chức năng tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý đối với các phương tiện vận tải, vận chuyển gia cầm, sản phẩm\r\ngia cầm nhập khẩu vào thành phố.
\r\n\r\n- Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng\r\nthành phố giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố. Báo cáo\r\nkịp thời diễn biến tình hình dịch theo quy định. Củng cố các đội chống dịch cơ\r\nđộng, hỗ trợ các địa phương khi cần thiết. Triển khai hoạt động điều tra và xử\r\nlý triệt để ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
\r\n\r\n- Chỉ đạo Trung tâm truyền thông giáo\r\ndục sức khỏe thành phố phối hợp các ban ngành liên quan tổ chức tuyên truyền,\r\nhướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh, dịch cúm A(H7N9)\r\ntheo tình huống của dịch; thông báo thường xuyên tình hình dịch, không để người\r\ndân hoang mang, lo lắng.
\r\n\r\n- Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực\r\nphẩm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Hướng dẫn\r\nngười tiêu dùng biết chọn thực phẩm an toàn, không sử dụng gia cầm chết, bệnh\r\nhoặc không rõ nguồn gốc để chế biến thức ăn.
\r\n\r\n- Thiết lập mạng lưới các bệnh viện sẵn\r\nsàng thu dung, điều trị cách ly bệnh nhân cúm A(H7N9) bao gồm Bệnh viện Bệnh\r\nnhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.\r\nCó kế hoạch mở rộng các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân theo từng tình huống\r\ndịch. Tổ chức tập huấn phác đồ cấp cứu, điều trị đến các cơ sở điều trị.
\r\n\r\n- Tăng cường phối hợp với ngành nông\r\nnghiệp trong việc giám sát sự lưu hành vi rút cúm A(H7N9; H5N1) trên các đàn\r\ngia cầm, thủy cầm, chim trời, xử lý ổ dịch cúm A(H7N9;\r\nH5N1) trên gia cầm và ở người. Phối hợp giám sát chủ động tại các đàn gia cầm,\r\nthủy cầm nhằm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút không biểu hiện bệnh.
\r\n\r\n- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận\r\n- huyện tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch của địa phương.
\r\n\r\n- Chuẩn bị cơ sở vật chất, thuốc, hóa\r\nchất, máy móc trang thiết bị, vật tư chuyên dụng, trang bị bảo hộ, khu vực cách\r\nly và nhân lực để đối phó với dịch. Điều phối nguồn dự trữ thuốc tamiflu và có\r\nkế hoạch đề xuất mua bổ sung thuốc trong trường hợp dịch cúm ở người bùng phát\r\ntrên diện rộng, kéo dài.
\r\n\r\n- Lập đoàn kiểm tra cấp thành phố để\r\nhướng dẫn, kiểm tra, giám sát các bệnh viện trong công tác chuẩn bị phòng chống\r\ndịch. Phối hợp với ngành nông nghiệp thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành\r\ntrên địa bàn thành phố. Kiểm tra chặt chẽ công tác vệ sinh\r\nmôi trường trên địa bàn.
\r\n\r\n- Thường xuyên cập nhật thông tin\r\ntình hình dịch bệnh cúm A(H7N9) và các dịch bệnh khác tại thành phố, báo cáo\r\ncho Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Y tế để có ý kiến chỉ đạo kịp thời.
\r\n\r\n2. Sở Giáo dục\r\nvà Đào tạo:
\r\n\r\nPhối hợp Trung tâm truyền thông -\r\ngiáo dục sức khỏe, Trung tâm y tế dự phòng thành phố tổ chức lồng ghép truyền thông\r\nphòng, chống bệnh cúm A(H7N9) trong các trường học. Phối hợp với Ủy ban nhân\r\ndân quận-huyện tăng cường kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm khu vực trường học\r\ntrên địa bàn thành phố.
\r\n\r\n3. Sở Thông tin\r\nvà Truyền thông:
\r\n\r\n- Tiếp nhận thông tin từ Sở Y tế, Sở\r\nNông nghiệp và Phát triển nông thôn để phổ biến thông tin về tình hình dịch cúm\r\ngia cầm và cúm A(H7N9) ở người; đồng thời, tổ chức chỉ đạo, phối hợp với các\r\nđơn vị truyền thông trong việc tuyên truyền, giáo dục phòng, chống dịch bệnh\r\ncúm A(H7N9) ở người.
\r\n\r\n- Xây dựng các thông điệp truyền\r\nthông, chuyển tải đến các địa phương phù hợp theo từng giai đoạn dịch.
\r\n\r\n- Phối hợp với các Sở, ngành liên\r\nquan khẩn trương triển khai thực hiện “Đề án truyền thông về phòng ngừa, ngăn\r\nchặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và vệ\r\nsinh an toàn thực phẩm”.
\r\n\r\n\r\n\r\nThường xuyên theo dõi nắm chắc tình\r\nhình, đôn đốc việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo hàng tháng theo quy định;\r\nkịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố những diễn biến bất thường, các tổ\r\nchức, cá nhân các đơn vị, địa phương để xảy ra vi phạm trong việc buôn bán kinh\r\ndoanh vận chuyển tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu; đề xuất biện pháp\r\nxử lý; chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ lực lượng quản lý thị trường các địa phương\r\ntrong quá trình thực hiện.
\r\n\r\n\r\n\r\nChỉ đạo lực lượng chức năng tiếp tục\r\nđiều tra, theo dõi nắm tình hình, cập nhật danh sách các đối tượng có biểu hiện\r\nhoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm nhập lậu; có biện pháp giáo dục,\r\nvận động, răn đe nhằm chủ động phòng ngừa, đồng thời tập trung các biện pháp\r\nnghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng tổ chức đấu tranh bắt giữ, xử lý nghiêm\r\ncác đối tượng vi phạm.
\r\n\r\n6. Sở Nông nghiệp\r\nvà Phát triển nông thôn:
\r\n\r\n- Chủ động phối hợp Sở Công Thương, Sở\r\nY tế, Công an thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện thành lập các đoàn kiểm\r\ntra liên ngành kiểm soát chặt chẽ các hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh\r\ngia cầm trên địa bàn thành phố.
\r\n\r\n- Kiên quyết xử lý triệt để các trường\r\nhợp vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia cầm sống tại các\r\nchợ và trong khu vực dân cư; kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ\r\nnguồn gốc, không đúng quy định.
\r\n\r\n\r\n\r\nPhối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương,\r\nCông an thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế hỗ trợ các địa\r\nphương trong việc rà soát, ban hành và áp dụng các quy định của pháp luật để giải\r\nquyết các vấn đề phát sinh và xử lý các vụ việc vi phạm trong quá trình thực hiện\r\nĐề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm\r\nnhập khẩu trái phép.
\r\n\r\n8. Sở Ngoại vụ và\r\nLiên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố:
\r\n\r\nChủ động liên hệ, huy động sự hỗ trợ\r\ntừ các Tổ chức quốc tế, Tổ chức phi chính phủ cho công tác phòng chống dịch cúm\r\nA(H7N9) về tài chính, kỹ thuật, thuốc men, trang thiết bị phòng chống dịch.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân\r\ndân thành phố bố trí, điều phối, sử dụng các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước,\r\ncác tổ chức trong và ngoài nước cho công tác phòng, chống dịch bệnh cúm A(H7N9)\r\ntrên địa bàn thành phố.
\r\n\r\n- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố\r\nvề phân bổ kinh phí phòng chống dịch năm 2013 để các Sở - ngành có kinh phí chủ\r\nđộng triển khai các hoạt động phòng, chống dịch.
\r\n\r\n10. Ủy ban nhân\r\ndân quận - huyện:
\r\n\r\n- Củng cố và tăng cường hoạt động của\r\nBan chỉ đạo phòng chống dịch tại địa phương.
\r\n\r\n- Xây dựng và triển khai kế hoạch\r\nphòng chống dịch tại địa phương, chuẩn bị sẵn sàng các khu vực cách ly kiểm dịch\r\nvà cách ly điều trị để có thể đưa vào sử dụng khi cần thiết.
\r\n\r\n- Thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra\r\nliên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm của địa phương; tiến hành thanh tra, kiểm\r\ntra việc kinh doanh, sử dụng gia cầm và sản phẩm gia cầm tại các chợ, nhà hàng,\r\nquán ăn, cơ sở chế biến thực phẩm, bếp ăn tập thể trong trường học, bệnh viện,\r\nkhu chế xuất và khu công nghiệp.
\r\n\r\n- Kiên quyết xử lý, tịch thu và tiêu\r\nhủy gia cầm và sản phẩm gia cầm không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực\r\nphẩm, không rõ nguồn gốc. Kiên quyết xử phạt, tịch thu, tiêu hủy gia cầm sống\r\nđược nuôi, bày bán vận chuyển trái phép trên địa bàn, nhất là gà đá, chim đá và\r\nchim phóng sinh.
\r\n\r\n- Các đơn vị dự phòng, điều trị, truyền\r\nthông trên địa bàn quận - huyện tăng cường giám sát, phát hiện sớm; sẵn sàng\r\nthu dung, điều trị bệnh nhân; tăng cường tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và\r\ncác biện pháp phòng chống cho người dân.
\r\n\r\n- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn\r\nvị liên quan trong công tác giám sát ca bệnh có hội chứng cúm tại cộng đồng.
\r\n\r\n- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị\r\nngành thú y nắm chắc tình hình dịch bệnh trên gia cầm, thủy cầm, chim trời trên\r\nđịa bàn, báo cáo kịp thời cho ban chỉ đạo để phối hợp xử lý ổ dịch.
\r\n\r\n- Huy động sự tham gia của các ban,\r\nngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc vận động nhân dân triển khai\r\ncác biện pháp phòng, chống dịch cúm A(H7N9) có hiệu quả
\r\n\r\nYêu cầu Thủ trưởng các Sở-ngành, Chủ\r\ntịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch\r\nnày./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n \r\n Nơi nhận: | \r\n \r\n KT.\r\n CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Kế hoạch 1750/KH-UBND năm 2013 về hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại thành phố Hồ Chí Minh đang được cập nhật.
Kế hoạch 1750/KH-UBND năm 2013 về hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 1750/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Hứa Ngọc Thuận |
Ngày ban hành | 2013-04-15 |
Ngày hiệu lực | 2013-04-15 |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
Tình trạng |