\r\n ỦY BAN NHÂN DÂN | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA\r\n VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 3304/UBND-VX | \r\n \r\n Thành phố Hồ Chí Minh,\r\n ngày 29 tháng 6 năm 2016 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
\r\n Kính gửi: \r\n | \r\n \r\n - Sở Y tế; | \r\n
Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm\r\n2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về\r\nan toàn thực phẩm.
\r\n\r\nNhằm đề cao trách nhiệm, tăng cường hiệu lực quản lý\r\nnhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo đảm an toàn\r\nthực phẩm trên địa bàn thành phố; Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Thủ trưởng\r\ncác Sở - ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện tập trung\r\nchỉ đạo quản lý tốt công tác an toàn thực phẩm trong năm 2016 theo đúng chỉ đạo\r\ncủa Thủ tướng Chính phủ như sau:
\r\n\r\n1. Sở Y tế (Cơ quan thường trực Ban\r\nChỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố)
\r\n\r\n- Chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông\r\nthôn, Sở Công Thương rà soát văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, kịp\r\nthời tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố đề xuất, kiến nghị Chính phủ, các Bộ\r\nliên quan sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành, đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo\r\nđảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
\r\n\r\n- Chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông\r\nthôn, Sở Công Thương thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, đặc biệt\r\nlà thanh tra, kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm đối với ngành hàng được\r\nphân công, quản lý chặt chẽ các vật tư liên quan đến an toàn thực phẩm (sản xuất,\r\nkinh doanh và sử dụng các chất phụ gia thực phẩm, hương liệu và các chất hỗ trợ\r\nchế biến thực phẩm), giải quyết kịp thời các sự cố mất an toàn thực phẩm trên địa\r\nbàn thành phố; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố xử\r\nlý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm và các cơ quan, công chức thiếu trách\r\nnhiệm, buông lỏng quản lý an toàn thực phẩm.
\r\n\r\n- Phối hợp với các Sở - ngành liên quan tổ chức tốt\r\nđường dây nóng qua điện thoại, tin nhắn, hộp thư điện tử, trang thông tin điện\r\ntử để tiếp nhận kịp thời các phản ảnh của nhân dân, báo chí về vi phạm an toàn\r\nthực phẩm và xử lý nghiêm, phản hồi kịp thời về các tổ chức, cá nhân có vi phạm;\r\ncó hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông\r\ntin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.
\r\n\r\n- Phối hợp với các Sở - ngành liên quan và Ủy ban\r\nnhân dân các quận - huyện tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh\r\ndịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể, nhất là tại các Khu Chế xuất\r\n- Khu Công nghiệp, trường học, khu du lịch, lễ hội....
\r\n\r\n- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu trình Ủy ban nhân\r\ndân Thành phố kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm\r\nthành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố làm Trưởng ban Chỉ đạo, trong\r\ntháng 7 năm 2016.
\r\n\r\n2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông\r\nthôn
\r\n\r\n- Phối hợp Sở Y tế, Sở Công Thương rà soát văn bản\r\nquy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực phân công quản lý để kịp\r\nthời tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển\r\nnông thôn sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành, đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo\r\nđảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
\r\n\r\n- Ngăn chặn, xử lý dứt điểm việc lưu thông, buôn bán,\r\nsử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và chất cấm, kháng sinh\r\ntrong nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản.
\r\n\r\n- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện hướng\r\ndẫn, triển khai các mô hình sản xuất an toàn; thúc đẩy và nhân rộng các mô hình\r\nsản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
\r\n\r\n- Tập trung tuyên truyền, vận động tới từng hộ dân,\r\nchủ trang trại, doanh nghiệp thực hiện các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm,\r\nký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực\r\nphẩm phải công bố quy trình sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm. Xác\r\nđịnh việc đảm bảo an toàn thực phẩm là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới, khu\r\ndân cư văn hóa.
\r\n\r\n- Phối hợp Sở Công Thương phát triển hệ thống phân phối\r\nthực phẩm an toàn.
\r\n\r\n- Phối hợp Sở Y tế, Sở Công Thương tham mưu Ủy ban\r\nnhân dân Thành phố phổ biến, hướng dẫn trang thiết bị đo kiểm di động hoặc cố định\r\ntại các trung tâm thương mại, chợ đầu mối nông sản thực phẩm; hướng dẫn và giúp\r\nngười dân nhận biết thực phẩm an toàn, thực phẩm không an toàn; phát huy năng lực\r\ncủa các trung tâm đo kiểm trên địa bàn.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Phối hợp Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông\r\nthôn rà soát văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực được\r\nphân công quản lý để kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố đề xuất,\r\nkiến nghị Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành, đáp ứng yêu cầu\r\nquản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
\r\n\r\n- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý\r\nnghiêm việc nhập lậu, lưu thông, kinh doanh các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc;\r\nxử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm\r\nvà các cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý an toàn thực phẩm.
\r\n\r\n- Tăng cường quản lý, ngăn chặn rượu, nước giải khát\r\ngiả, kém chất lượng, nhập lậu, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh;\r\nbảo đảm an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Phát triển\r\nhệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn, thực phẩm quản lý theo chuỗi thực phẩm\r\nan toàn, mô hình chợ an toàn thực phẩm.
\r\n\r\n\r\n\r\nSở Tài chính dựa trên dự toán kinh phí của các Sở -\r\nngành liên quan để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố phương án kinh phí\r\nthực hiện nhiệm vụ công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố\r\nhàng năm.
\r\n\r\n5. Sở Thông tin và Truyền thông
\r\n\r\nChỉ đạo các cơ quan Báo chí thuộc thành phố, Đài Truyền\r\nhình Thành phố và Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế,\r\nSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương tăng cường tin bài,\r\nchuyên mục, chuyên trang, chương trình về an toàn thực phẩm; thông tin, tuyên\r\ntruyền khách quan, trung thực, kịp thời về an toàn thực phẩm, nhất là các điển\r\nhình sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm an toàn và các vụ việc vi phạm an\r\ntoàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, phối hợp\r\nchặt chẽ với các cơ quan chức năng thực hiện công tác phòng ngừa, đấu tranh đối\r\nvới các hành vi vận chuyển, buôn bán, kinh doanh thực phẩm, các loại gia súc, gia\r\ncầm, thực phẩm chức năng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ; sử dụng các chất\r\ncấm để chế biến, bảo quản thực phẩm...
\r\n\r\n- Phối hợp các Sở - ngành liên quan tăng cường lực lượng\r\nvà gia tăng kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý nghiêm việc nhập lậu, lưu\r\nthông, kinh doanh các loại thực phẩm tươi sống không an toàn, không rõ nguồn gốc.
\r\n\r\n- Chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, công an các quận -\r\nhuyện nắm chắc tình hình các tuyên, địa bàn trọng điểm về vi phạm an toàn thực\r\nphẩm; điều tra, xử lý hình sự các vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực an toàn\r\nthực phẩm theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n7. Ủy ban nhân dân các quận - huyện
\r\n\r\n- Chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn thực phẩm trên\r\nđịa bàn; xác định việc bảo đảm an toàn thực phẩm là nhiệm vụ cấp thiết cần tập\r\ntrung chỉ đạo, điều hành; ưu tiên bố trí đủ kinh phí, nguồn lực cho công tác quản\r\nlý, bảo đảm an toàn thực phẩm, trước mắt chủ động bố trí kinh phí tương ứng với\r\nsố thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thuộc ngân sách địa\r\nphương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để đầu tư trang thiết bị kỹ\r\nthuật và công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an\r\ntoàn.
\r\n\r\n- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện trực tiếp\r\nlàm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm của địa phương; chủ\r\nđộng tổ chức lực lượng, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an\r\ntoàn thực phẩm trên địa bàn; chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp\r\nhành pháp luật về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn\r\nvà các đơn vị trực thuộc; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm,\r\nbuông lỏng quản lý. Lãnh đạo các cấp từ phường, xã - thị trấn đến quận - huyện\r\nphải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố nếu để xảy ra vi phạm\r\npháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
\r\n\r\n- Chỉ đạo các phòng, ban chức năng tổ chức tuyên truyền,\r\nvận động tới từng hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp thực hiện các quy định\r\nbảo đảm an toàn thực phẩm, ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm. Yêu cầu tổ chức,\r\ncá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố quy trình sản xuất, kinh doanh bảo đảm\r\nan toàn thực phẩm. Xác định việc bảo đảm an toàn thực phẩm là một tiêu chí xây\r\ndựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa.
\r\n\r\n- Tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng\r\nnguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô\r\nhình VietGAP, các mô hình sản xuất an toàn khác theo quy hoạch của địa phương.
\r\n\r\nCác sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện phối\r\nhợp và tạo điều kiện thuận lợi để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thực\r\nhiện hiệu quả Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm\r\ngiữa Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; phối\r\nhợp với Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố tổ chức tuyên\r\ntruyền, vận động các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, hộ gia đình thực hiện đúng các\r\nquy định trong sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm.
\r\n\r\nĐịnh kỳ hàng quý, các Sở - ngành và Ủy ban nhân dân\r\ncác quận - huyện; các hội, đoàn thể có báo cáo về tình hình thực hiện quản lý\r\nan toàn thực phẩm của đơn vị gửi về Sở Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo\r\nliên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố) tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân\r\ndân Thành phố, để báo cáo cho Văn phòng Chính phủ theo đúng quy định./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n KT. CHỦ TỊCH | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Công văn 3304/UBND-VX năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg do thành phố Hồ Chí Minh ban hành đang được cập nhật.
Công văn 3304/UBND-VX năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 3304/UBND-VX |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Nguyễn Thị Thu |
Ngày ban hành | 2016-06-29 |
Ngày hiệu lực | 2016-06-29 |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |