BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2725/BYT-KCB | Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2023 |
Kính gửi: Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày Thế giới không thuốc lá 31 tháng 5 năm 2023 được Tổ chức Y tế thế giới phát động với chủ đề “Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá” nhằm kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, kinh tế, môi trường, an ninh lương thực và dinh dưỡng; đề cập đến mối liên hệ giữa sử dụng, trồng cây thuốc lá và đói nghèo; kêu gọi bỏ thuốc lá để tăng chi cho thực phẩm.
Tại Việt Nam, với sự quan tâm, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ ngành, các tổ chức Chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tác hại của việc hút thuốc, xây dựng môi trường không khói thuốc,...Công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) đạt được nhiều kết quả, đặc biệt là giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong giới trẻ. Cụ thể, tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong thanh niên độ tuổi 15-24 giảm từ 26% xuống 13%. Ở lứa tuổi học sinh 13-15 tuổi, tỷ lệ hút thuốc lá cũng giảm từ 2,5% năm 2014 xuống 1,9% năm 2022. Tuy vậy, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước có số người hút thuốc lá cao trên thế giới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác PCTHTL cũng đang gặp nhiều các khó khăn, thách thức như sự xuất hiện của các sản phẩm mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha...) nhằm vào thanh thiếu niên; thuốc lá rẻ, được bày bán khắp nơi, ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về PCTHTL của một bộ phận người dân còn chưa cao. Nếu chúng ta không tiếp tục thực hiện các biện pháp - phòng chống tác hại thuốc lá mạnh mẽ và kịp thời ngăn chặn các sản phẩm thuốc lá mới tại Việt Nam thì tỷ lệ sử dụng thuốc lá sẽ gia tăng trở lại, đặc biệt là trong nhóm tuổi trẻ và nữ giới.
Để tiếp tục tăng cường công tác PCTHTL và hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá năm 2023, Bộ Y tế trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp, chỉ đạo tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31 tháng 5, Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 đến ngày 31 tháng 5 và tiếp tục tăng cường thực thi Luật PCTHTL, cụ thể như sau:
1. Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh, thành phố tăng cường tuyên truyền về Luật PCTHTL: chủ đề Ngày thế giới không thuốc lá; tác hại của thuốc lá điếu thông thường, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha.
2. Chỉ đạo các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị tăng cường phổ biến thông tin về tác hại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tới công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn. Kịp thời ban hành các quy định để ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ quan, đơn vị.
3. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm Luật PCTHTL; đưa nội dung PCTHTL vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của các cơ quan, đơn vị; treo biển báo cấm hút thuốc tại các địa điểm có quy định cấm hút thuốc.
4. Thành lập và tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành hoặc lồng ghép việc kiểm tra thực hiện Luật PCTHTL vào chương trình, kế hoạch kiểm tra của các cơ quan, tổ chức. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, sử dụng trái phép thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha trên địa bàn tỉnh, thành phố.
5. Thành lập hoặc kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình PCTHTL; phân công trách nhiệm cụ thể của các Sở, ban, ngành và tổ chức chính trị xã hội trong việc thực hiện Luật PCTHTL; ban hành kế hoạch hoạt động PCTHTL hàng năm của tỉnh.
6. Chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan đầu mối về PCTHTL tại tỉnh, căn cứ điều kiện thực tế để tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá như: treo băng rôn, khẩu hiệu; tổ chức mít tinh, hội nghị, diễu hành và các hình thức truyền thông phù hợp khác.
7. Sử dụng có hiệu quả kinh phí do Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá hỗ trợ để tổ chức thực hiện hoạt động PCTHTL.
Bộ Y tế gửi kèm theo Công văn này các khẩu hiệu, nội dung truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá để Quý cơ quan tham khảo, thực hiện (Tài liệu có thể tải về từ trang web http://vinacosh.gov.vn).
Xin trân trọng cảm ơn.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
CHỦ ĐỀ NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ 31 THÁNG 5 NĂM 2023
“Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá”
Năm 2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn thông điệp “Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá” làm chủ đề cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5.
Thông qua chủ đề này, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, kinh tế, môi trường, an ninh lương thực và dinh dưỡng; khuyến khích người nông dân chuyển đổi, thay thế cây thuốc lá bằng cây trồng phù hợp; đề cập đến mối liên hệ giữa thuốc lá và đói nghèo; bên cạnh đó kêu gọi người hút bỏ thuốc lá để dành chi cho thực phẩm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, việc trồng, sản xuất và sử dụng thuốc lá có liên quan đến tình trạng mất an ninh lương thực và đói nghèo. Cụ thể:
1. Sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra nghèo đói
Sử dụng thuốc lá dẫn đến các bệnh mãn tính điều trị tốn kém và tử vong sớm, gây gánh nặng tài chính cho các gia đình; Chi tiêu cho thuốc lá làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập ít ỏi của các hộ gia đình nghèo nhất. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc lá gây ra nạn đói và mất an ninh lương thực vì nguồn lực lẽ ra nên chi tiêu cho thực phẩm thì lại bị chuyển sang chi tiêu cho thuốc lá và chi trả việc khám, chữa các căn bệnh do thuốc lá gây ra.
Theo Tổ chức Y tế thế giới2. Việc trồng, sản xuất và sử dụng thuốc lá có liên quan đến tình trạng mất an ninh lương thực và đói nghèo.
Việc trồng cây thuốc lá chiếm nhiều diện tích đất mà có thể được sử dụng để trồng cây lương thực. Trên toàn cầu, khoảng 3,5 triệu ha đất được chuyển đổi để trồng cây thuốc lá mỗi năm. 9 trong số 10 quốc gia trồng thuốc lá lớn nhất trên thế giới là các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, trong đó có 4 quốc gia được xác định là bị thiếu lương thực. Nếu đất trồng thuốc lá có thể được sử dụng cho việc trồng cây lương thực sẽ góp phần vào việc thực hiện Mục tiêu thứ 2 của Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc: “Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững”.
Thuốc lá cũng là nguyên nhân làm cho rừng bị tàn phá và ô nhiễm môi trường. Hàng năm có khoảng 5% diện tích rừng bị phá để trồng cây thuốc lá cũng như lấy gỗ để sấy thuốc lá. Ước tính mỗi năm cần 18 tỷ cây xanh để làm củi sấy thuốc lá. Việc sử dụng thuốc lá thải ra môi trường mỗi năm khoảng từ 3.000 đến 6.000 tấn formaldehyde, từ 12.000 đến 47.000 tấn nicotine và từ 300 đến 600 triệu kg chất thải độc hại của các mẩu thuốc lá.3. Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các nước
Xây dựng các chính sách và chiến lược phù hợp nhằm cung cấp sự hỗ trợ cho các hoạt động thay thế khả thi về kinh tế cho người trồng thuốc lá; tăng cường bảo vệ môi trường và sức khỏe của những người trồng cây thuốc lá; nâng cao nhận thức cho người trồng cây thuốc lá về tác hại của trồng cây thuốc lá và lợi ích của việc chuyển đổi cây trồng phù hợp; Hỗ trợ các nỗ lực chống sa mạc hóa và suy thoái môi trường bằng cách giảm trồng cây thuốc lá.
Tăng thuế thuốc lá ở mức cao để khuyến khích người hút thuốc cai thuốc lá và ngăn ngừa thanh niên bắt đầu hút thuốc. Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá ở mức 70-75% giá bán lẻ, giúp làm giảm đáng kể việc sử dụng thuốc lá, bảo vệ sức khỏe người dân.
Kêu gọi những nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động xã hội và cộng đồng cùng chung tay trong nỗ lực phòng, chống tác hại của thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, Shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác..); Ngăn chặn việc bắt đầu sử dụng các sản phẩm thuốc lá nung nóng thuốc lá điện tử; Tăng cường truyền thông về tác hại của thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá mới; Ngăn ngừa việc đưa ra các kết luận thiếu căn cứ về tính an toàn của các sản phẩm này.
Thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả như: thực hiện môi trường không thuốc lá; Thực thi cấm quảng cáo, khuyến mãi các sản phẩm thuốc lá bao gồm quảng cáo trực tiếp và trên nền tảng kỹ thuật số, mạng internet; Tăng thuế thuốc lá; Tăng cường kiểm soát chặt chẽ hoạt động bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thuốc lá; Tăng diện tích in cảnh báo sức khoẻ; Lồng ghép và tăng cường các chương trình cai nghiện thuốc lá vào các chương trình y tế quốc gia và các chương trình khác.
NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ 31/5/2023
TUẦN LỄ QUỐC GIA KHÔNG THUỐC LÁ 25-31/5/2023
1. Sử dụng thuốc lá là một nguyên nhân gây ra đói nghèo
2. Hãy dùng tiền mua thuốc lá để mua thực phẩm cho con bạn
3. Hãy chọn thực phẩm, đừng chọn thuốc lá
4. Hút thuốc lá làm bạn tốn tiền và phải trả giá bằng sức khoẻ
5. Hút thuốc thụ động dù ít hay nhiều đều có hại cho sức khoẻ
6. Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng chứa chất gây ung thư và chất Nicotine gây nghiện.
7. Đừng để mình thành nạn nhân của việc nghiện chất nicotine trong thuốc lá điện tử
8. Bỏ thuốc lá để phục hồi lá phổi của bạn
9. Không hút thuốc lá nơi làm việc, nơi công cộng
10. Không hút thuốc lá trong nhà, nơi tập trung đông người
11. Hãy nhắc người khác không hút thuốc lá gần bạn và mọi người
I. LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ:
- Địa điểm cấm hút thuốc (Điều 11, Điều 12): cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, nơi làm việc, các địa điểm công cộng trong nhà (nhà hàng, quán cà phê, nhà ga, bến tàu, bến xe, trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc, câu lạc bộ, nhà thi đấu thể thao...), trên các phương tiện giao thông công cộng.
- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương (Điều 6): Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ; Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước; Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
- Trách nhiệm của người đứng đầu các địa điểm cấm hút thuốc lá: Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.
Treo biển báo cấm hút thuốc tại các địa điểm có quy định cấm hút thuốc như: Khu vực trong nhà tại nơi làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nơi làm việc trong nhà khác, nhà hàng, quán cà phê, cơ sở dịch vụ ăn uống, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, nhà ga, bến tàu, bến xe, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc, câu lạc bộ, nhà thi đấu thể thao, sân vận động có mái che, quán bar, quán karaoke, vũ trường, trên phương tiện giao thông công cộng và địa điểm công cộng trong nhà khác; Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng (resort) và cơ sở lưu trú du lịch khác.
- Quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá; yêu cầu người hút thuốc lá không hút tại địa điểm có quy định cấm (Điều 7 Luật PCTH thuốc lá).
- Nghĩa vụ của người hút thuốc (Điều 13): không hút thuốc tại địa điểm có quy định cấm, không hút thuốc trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi, giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.
- Tuyên truyền quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật PCTH thuốc lá:
II. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
Trong khói thuốc có khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 69 chất gây ung thư. Một số chất độc hại trong khói thuốc gồm:
Nicotine
Nicotine là một chất gây nghiện có trong thuốc lá, được hấp thụ vào máu và ảnh hưởng đến não bộ trong khoảng 7-10 giây sau khi hút vào. Sau mỗi lần hít một hơi thuốc lá, Nicotine gây tăng nhịp đập của tim, co thắt mạch máu ở tim, tăng mạch và huyết áp. Cơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicotine vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện mạnh, tương tự Heroin và Cocain. Khi Nicotine trong khói thuốc gắn kết thụ thể Nicotine trên các tế bào thần kinh tại “trung tâm thưởng” ở hệ viền não bộ, các hóa chất trung gian dẫn truyền thần kinh được phóng thích gây ra một loạt các phản ứng hóa học tạo ra nhiều tác động tâm thần kinh như cảm giác sảng khoái, vui vẻ, tăng hoạt động nhận thức. Tuy nhiên cảm giác đó sẽ mau qua đi sau vài phút. Khi nồng độ Nicotine trong cơ thể giảm xuống, người hút thuốc sẽ cảm thấy bứt rứt, căng thẳng; không tập trung được; buồn bã, lo lắng; rối loạn giấc ngủ.. vì vậy để có sự thoải mái, người hút thuốc phải tiếp tục hút thuốc. Ở những người sử dụng thuốc lá, Nicotine được tìm thấy ở tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể và trong cả sữa mẹ.
Hắc ín (Tar)
Hắc ín hay còn gọi là nhựa thuốc lá, có màu đen và quánh giống như nhựa đường, chứa rất nhiều chất gây ung thư.
Carbon monoxide (khí CO)
Khí CO trong khói thuốc lá khi hấp thụ vào máu sẽ gắn kết rất chặt với hemoglobine trong hồng cầu, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu, giảm nồng độ oxy trong máu, làm máu đặc hơn và làm tăng gánh nặng cho tim.
Khí CO góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch đồng thời làm suy giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và điều chỉnh cơ thể, liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề tuần hoàn khác.
Benzene
Là một chất sinh ung thư được tìm thấy trong khói của dầu khí hay trong thuốc trừ sâu bọ. Chất này có nồng độ rất cao trong khói thuốc lá, lượng Benzene tác động đến con người từ khói thuốc lá chiếm một nửa lượng Benzene xâm nhập vào con người từ tất cả các nguồn.
Nitrosamines
Là một chất gây ung thư rất mạnh có nhiều trong khói thuốc và cả trong các sản phẩm thuốc lá không khói.
Ammonia
Là một chất được sử dụng trong thuốc kích thích tăng trưởng và trong các sản phẩm tẩy rửa. Trong sản xuất thuốc lá, chất này được sử dụng tăng cường khả năng hấp thụ Nicotine của niêm mạc đường hô hấp, vì thế cùng một lượng khói thuốc hít vào, lượng Nicotine được hấp thụ tăng lên.
Formaldehyde
Dung dịch dùng trong ướp xác, và nó cũng có nhiều trong khói thuốc. Chất này gây kích thích mũi, họng và mắt của người hút thuốc khi hít phải khói thuốc lá.
Polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH):
Là một chất gây ung thư tìm thấy trong dầu đi ê zen và sản phẩm đốt cháy khác.
Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 25 căn bệnh, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch, đột quỵ, tiểu đường...Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm sử dụng thuốc lá gây ra hàng trăm nghìn ca bệnh mãn tính và cướp đi sinh mạng của hơn 40.000 người. Con số tử vong do thuốc lá ước tính sẽ tăng lên thành 70.000 ca mỗi năm vào năm 2030 nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện.III. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ, THUỐC LÁ NUNG NÓNG
Những năm gần đây, bên cạnh các sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi (thuốc lào) đang được quản lý theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, trên thị trường đã đang xuất hiện các sản phẩm mới, phổ biến nhất là thuốc lá điện tử (Electronic Nicotine Delivery - ENDs) và thuốc lá nung nóng (Heated Tobacco Product - HTPs). Hiện nay Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá không quy định về các sản phẩm “thuốc lá điện tử”, “thuốc lá nung nóng” vì vậy các sản phẩm này chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.
Thuốc lá điện tử là thiết bị sử dụng pin làm nóng dung dịch điện tử (e-liquid) để tạo ra sol khí/khói cho người dùng hít vào, chứa chất tạo mùi, hòa tan trong Propylene Glycol hoặc/và Glycerin. Thành phần chính của dung dịch điện tử, bên cạnh nicotin, còn có propylene glycol và các chất tạo hương vị.
Có ít nhất 60 hợp chất hóa học đã được tìm thấy trong dung dịch thuốc lá điện tử (còn gọi là tinh dầu) và nhiều hợp chất khác có trong sol khí/khói tạo ra từ thuốc lá điện tử2. Một số ảnh hưởng tới sức khoẻ của việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Thuốc lá điện tử, Thuốc lá nung nóng là những sản phẩm mới xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại, bằng chứng khoa học về độc tính và ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của các sản phẩm này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, rất nhiều các nghiên cứu bước đầu đã chỉ ra hậu quả đối với sức khoẻ của việc sử dụng và tiếp xúc thụ động với “sol khí”/khói của các sản phẩm này.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng ENDS ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tim mạch và tăng nguy cơ ung thư, tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng và các vấn đề sức khỏe khác bao gồm các triệu chứng tiêu hóa, phổ biến nhất là đau vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, tiêu chảy và xuất huyết tiêu hoá. Hậu quả nổi bật nhất của ENDS là Hội chứng tổn thương phổi cấp do thuốc lá điện tử, viết tắt là theo tiếng anh là EVALI. Tại Mỹ, ít nhất 2.807 trường hợp nhập viện và 68 trường hợp tử vong đã được xác nhận do EVALI cho đến tháng 2 năm 2020. Một số ảnh hưởng cụ thể của Thuốc lá điện tử, Thuốc lá nung nóng đối với sức khoẻ đã được ghi nhận qua các báo cáo, cụ thể:
2.1. Tác hại đến hệ hô hấp
Tác động của ENDS đối với chức năng phổi đã được báo cáo. Chức năng phổi giảm và sức cản hô hấp tăng ở người sử dụng thuốc lá điện tử so với những người không sử dụng
File gốc của Công văn 2725/BYT-KCB năm 2023 về tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2023 và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá do Bộ Y tế ban hành đang được cập nhật.
Công văn 2725/BYT-KCB năm 2023 về tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2023 và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá do Bộ Y tế ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Số hiệu | 2725/BYT-KCB |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Trần Văn Thuấn |
Ngày ban hành | 2023-05-09 |
Ngày hiệu lực | 2023-05-09 |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |