BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1357/BC-BYT | Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2023 |
CÔNG TÁC ATTP 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÁC THÁNG CUỐI NĂM
Kính gửi: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà;
Đồng kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Thông báo số 382/TB-VPCP ngày 16/9/2023 của Văn phòng Chính phủ; Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) ban hành Công văn số 2201/ATTP-KHTC ngày 15/9/2023 gửi các đơn vị về việc cập nhật báo cáo công tác an toàn thực phẩm 8 tháng đầu năm 2023. Sau khi tổng hợp báo cáo của các đơn vị, Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP) kính báo cáo công tác ATTP 8 tháng đầu năm 2023 và nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm như sau:
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM ATTP 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2023
1. Một số hoạt động chính đã triển khai:
a) Công tác chỉ đạo điều hành:
- Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP đã ban hành:
+ Kế hoạch số 1637/KH-BCĐTƯATTP ngày 05/12/2022 về việc triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa Lễ hội Xuân 2023 với mục tiêu bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng; đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng; phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội Xuân 2023.
+ Kế hoạch số 1766/KH-BCĐTƯATTP ngày 27/12/2022 về triển khai công tác hậu kiểm về ATTP năm 2023 nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP ở các cấp, thông qua hoạt động hậu kiểm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP.
+ Kế hoạch số 332/KH-BCĐTƯATTP ngày 10/03/2023 về việc triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2023. Chủ đề của Tháng hành động là “Đảm bảo an ninh, ATTP trong tình hình mới” với mục tiêu nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, ATTP; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP.
- Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị này (Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21/4/2023).
- Bộ Y tế phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội thảo về “Giải pháp triển khai hiệu quả Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới” tại tỉnh Bắc Ninh (ngày 28/6/2023), thành phố Hồ Chí Minh (ngày 05/7/2023).
- Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo ban hành Kế hoạch đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2023 (Quyết định số 394/QĐ-BNN-CLCB ngày 01/2/2023); Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (Kế hoạch số 08/KH-QLCL ngày 08/01/2023); Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa trên các tuyến biên giới, vùng biển, địa bàn nội địa và qua cảng hàng không quốc tế (Kế hoạch số 50/KH-QLCL ngày 12/01/2023). Bộ cũng đã chỉ đạo tập trung nguồn lực đàm phán giải quyết các rào cản kỹ thuật về an toàn dịch bệnh, ATTP để mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản trong và ngoài nước2. Đánh giá chung
a) Kết quả đạt được:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATTP tiếp tục được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP.
- Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai theo hướng tập trung vào những vụ việc cụ thể hạn chế dàn trải; từ Trung ương đến địa phương có sự vào cuộc của các cấp, các ngành chức năng, đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm với nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo đúng pháp luật, công khai kịp thời trên phương tiện thông tin đại chúng giúp người dân có thông tin để lựa chọn thực phẩm an toàn.
- Về công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, với việc đẩy mạnh, tăng cường về số lượng, đa dạng hóa các hình thức truyền thông, thực hiện thường xuyên liên tục đã góp phần nâng cao nhận thức, hành động của các tổ chức, cá nhân đảm bảo ATTP trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Việc kết hợp giữa tuyên truyền mang tính chất khuyến khích, hướng dẫn với tuyên truyền mang tính răn đe đã phát huy hiệu quả công tác truyền thông về ATTP.
- Ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất ngày càng được nâng lên do đó trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm việc sử dụng các chất phụ gia ngoài danh mục đã giảm; nguyên liệu đưa vào trong quá trình chế biến, sản xuất thực phẩm ngày càng được đảm bảo về ATTP. Việc kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng và không rõ nguồn gốc đã giảm so với trước.
- Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, các siêu thị, trung tâm thương mại đã có ý thức trong việc chấp hành các quy định về đảm bảo ATTP như thực hiện các quy định về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, khám sức khỏe cho người lao động, cập nhật kiến thức ATTP, sắp xếp, bảo quản hàng hóa.
- Công tác phòng chống NĐTP được triển khai quyết liệt và đồng bộ, đảm bảo ATTP tại các sự kiện, hội nghị lớn của quốc gia, không để có sự cố về ATTP đối với các sự kiện lớn của quốc gia và quốc tế tại Việt Nam.
b) Tồn tại, hạn chế:
- Còn có một số vấn đề bất cập theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (chi tiết tại Phụ lục số 4):
+ Phương thức quản lý chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp được tự công bố sản phẩm và sản xuất, kinh doanh ngay sau khi tự công bố mà không cần có ý kiến của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, một bộ phận doanh nghiệp đã lợi dụng cơ chế này để thực hiện không đúng quy định, không gửi hồ sơ tự công bố đến cơ quan quản lý địa phương, công bố không đúng, không đầy đủ, thậm chí không công bố sản phẩm do mình sản xuất, kinh doanh, dẫn đến nhiều sản phẩm không được hậu kiểm và nguy cơ sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn. Thậm chí, một số phụ gia thực phẩm tự công bố khi nhập khẩu về kinh doanh không đúng dẫn đến lạm dụng, sử dụng sai mục đích có nguy cơ gây nguy hiểm cho xã hội (Khí cười - N2O, Cafein...). Không có quy định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký bản công bố, tự công bố.
+ Thiếu nhân lực, thiếu trang thiết bị cần thiết, thiếu kinh phí nên hoạt động hậu kiểm của cơ quan quản lý chỉ đáp ứng một phần yêu cầu, chưa sát thực tế; hiệu quả, hiệu lực hoạt động bị hạn chế, nhất là trong bối cảnh lượng sản phẩm tự công bố quá lớn và càng ngày càng phong phú (Riêng Thành phố Hồ Chí Minh có gần 200.000 sản phẩm tự công bố).
+ Trên thực tế, còn có tình trạng nhiều doanh nghiệp không tồn tại tại địa điểm kinh doanh đã đăng ký (do đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể, chuyển địa điểm khác mà không thông báo cho cơ quan quản lý) đã gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm tra, hậu kiểm (riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý ATTP TP HCM đã đi kiểm tra 19 công ty có thực hiện tự công bố phụ gia thực phẩm N2O, trong số 19 công ty này thì có 14 công ty không hoạt động tại địa chỉ ghi trên Bản tự công bố và không liên hệ được với người đại diện pháp luật của công ty hoặc không sản xuất kinh doanh tại địa chỉ đó).
- Vi phạm về quảng cáo trên mạng xã hội, cắt ghép hình ảnh của các cơ sở, tổ chức để quảng cáo sai quy định của pháp luật.
- Năng lực phân tích các hóa chất, thành phần trong thực phẩm của các đơn vị phân tích còn hạn chế, các đơn vị này chỉ phân tích các chất (thành phần) theo chỉ định của Bộ quản lý nhưng trong thực tế các cơ sở sử dụng các hoạt chất khác thì không có cơ sở pháp lý (phiếu phân tích) để xử lý; hiện tại còn thiếu các Quy chuẩn quốc gia về các mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là các mặt hàng chế biến từ nông sản nên thiếu cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp sản xuất thực phẩm giả về chất lượngII. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÁC THÁNG CUỐI NĂM 2023
1. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế quản lý ATTP, rà soát xây dựng dự án Luật ATTP (sửa đổi); tiếp tục tổng hợp kiến nghị, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP, trên cơ sở đó đề xuất Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì cùng các Bộ, ngành xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2018/NĐ-CP bảo đảm quản lý chặt, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý đồng thời vẫn đảm bảo thông thoáng cho doanh nghiệp.
2. Triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới; Hướng dẫn số 82-HD/BTGTW ngày 02/12/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW và Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW.
3. Tiếp tục tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, trường học, ngộ độc rượu, ngộ độc do Clostridium Botulinum.
4. Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất thực phẩm an toàn, tập trung các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, hướng tới việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn như thực phẩm xuất khẩu đối với thực phẩm tiêu dùng trong nước, trước hết là tại các đô thị lớn.
5. Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống Labo kiểm nghiệm ATTP, tăng cường công tác hậu kiểm chất lượng sản phẩm thực phẩm lưu thông trên thị trường.
6. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức về ATTP, các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, an toàn; chú trọng đến đối tượng là hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; tiếp tục phối hợp và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và đoàn thể các cấp trong vận động, giám sát thực hiện ATTP.
7. Tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương theo Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhất là cấp cơ sở; đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm.
8. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm. Các lực lượng chức năng như công an, quản lý thị trường tiếp tục kiểm tra, giám sát, ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu, nhất là tại các địa bàn, tuyến trọng điểm.
9. Tăng cường công tác thanh tra, quản lý chặt chẽ việc quảng cáo kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
10. Tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin về ATTP, trước hết là trong nội bộ các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, tạo công cụ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ cộng đồng trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm trên thị trường.
1. Đối với Chính phủ (xin ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà):
Trên cơ sở kiến nghị của các bộ, ngành và địa phương; Chính phủ cho phép tiếp tục xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP để đáp ứng tình hình thực tế hiện nay, giải quyết được những bất cập đã báo cáo ở trên.
2. Đối với các bộ:
- Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công thương nâng cao năng lực cho lực lượng quản lý nhà nước về ATTP ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP nhất là tuyến quản lý trực tiếp đối với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm nhỏ lẻ, nhất là các hộ gia đình, cơ sở sản xuất nông nghiệp, các cơ sở chế biến thực phẩm tại các làng nghề, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố... KT. BỘ TRƯỞNG KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA LÃNH ĐẠO CHÍNH PHỦ TẠI CÔNG VĂN SỐ 394/VPCP-KGVX NGÀY 30/12/2022 a) Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp quản lý, bảo đảm ATTP theo đúng quy định, nhất là trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2023: - Bộ Y tế: Nhằm tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước ATTP, hàng năm Bộ Y tế - Thường trực Ban Chỉ đạo ngành Trung ương ATTP đã ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai công tác đảm bảo ATTP trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão, mùa lễ hội năm 2023, ban hành các kế hoạch triển khai công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP, giao trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, ngành trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai công tác bảo đảm ATTP theo trách nhiệm được phân công2. Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao: a) Tiếp tục chủ động phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tổng kết Chương trình phối hợp giữa Chính phủ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về vận động, giám sát thực hiện ATTP giai đoạn 2016-2020. Bộ Y tế đã làm việc với Ủy ban TƯ MTTQVN (Ban Thường trực và Ban Phong trào) để thống nhất nội dung báo cáo tổng kết của hệ thống MTTQ và định hướng Chương trình phối hợp cho giai đoạn tiếp theo. Hiện Ủy ban TƯ MTTQVN đang tiếp tục tổng hợp dữ liệu. b) Sơ kết Chương trình phối hợp giữa Chính phủ với Hội Nông dân Việt Nam về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên tinh thần củng cố các kết quả phối hợp đã đạt được và triển khai, phát huy mạnh mẽ trong thời gian tới. Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đều có đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình phối hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. c) Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT rà soát, xác định rõ nhiệm vụ, kết quả, dự toán kinh phí và phối hợp Bộ Tài chính đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp kinh phí, bảo đảm điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện các Chương trình phối hợp theo quy định Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam rà soát, thống nhất kế hoạch triển khai Chương trình phối hợp số 01/CTPH-VPCP-HNDVN-HLHPNVN hàng năm và bố trí kinh phí để 2 Hội triển khai các hoạt động đã thống nhất theo kế hoạch. Cụ thể, năm 2023 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã bố trí 500 triệu đồng từ nguồn sự nghiệp Y tế (cấp cho Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường) để thực hiện Chương trình phối hợp số 01/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN. Bộ Y tế đã tổ chức họp với các Bộ, Ngành liên quan và đã có văn bản hướng dẫn thống nhất các địa phương chủ động triển khai cập nhật thông tin trong phạm vi quản lý, trước ngày 30/10/2023 báo cáo kết quả thực hiện theo từng ngành gửi Bộ quản lý chuyên ngành tổng hợp báo cáo (Công văn số 2776/BYT-ATTP ngày 10/5/2023 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai hệ thống thông tin về ATTP). Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 787/BYT-ATTP ngày 20/2/2023 gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường biện pháp bảo đảm ATTP đối với bếp ăn tập thể. Ngày 03/3/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số BCT thành lập tổ soạn thảo Thông tư xây dựng nội dung hướng dẫn, quản lý nhận diện cồn công nghiệp, góp phần phòng tránh nguy cơ ngộ độc từ rượu được pha chế từ cồn công nghiệp. Đến thời điểm hiện nay, dự thảo đã được lấy ý kiến chính thức bằng văn bản tới các cơ quan đơn vị và đăng tải trên website văn phòng TBT, cổng thông tin điện tử Chính phủ, cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương để lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân. Trong thời gian qua, Chính phủ đã cho phép tổ chức thí điểm mô hình Ban Quản lý ATTP tại 3 tỉnh/thành phố (thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh), các Ban Quản lý ATTP đã và sắp kết thúc thời gian thí điểm. Ban Quản lý ATTP thành phố Hồ Chí Minh đã kết thúc thời gian thí điểm (ngày 01/04/2023), do đó ngày 31/3/2023 Thủ tướng Chính phủ đã cho phép kéo dài thời gian thí điểm hoạt động của Ban Quản lý ATTP thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 01/4/2023 cho đến khi Thủ tướng Chính phủ quyết định mô hình hoạt động chính thức của Ban Quản lý ATTP thành phố Hồ Chí Minh (Quyết định số 333/QĐ-TTg). Ban Quản lý ATTP thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bắc Ninh chưa hết thời gian thí điểm, hiện đang tiếp tục triển khai (Ban Quản lý ATTP thành phố Đà Nẵng đến hết ngày 26/8/2023, Ban Quản lý ATTP tỉnh Bắc Ninh đến hết ngày 24/01/2024 sẽ kết thúc thí điểm). Tại các địa phương việc chấp hành pháp luật về bảo đảm ATTP tại các BATT trên địa bàn và tại các chợ, siêu thị đã được đẩy mạnh, các địa phương đã ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai các biện pháp chuyên môn đảm bảo ATTP tại BATT, chợ, siêu thị; triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát truy suất nguồn gốc thực phẩm, đánh giá việc thực hiện các quy định về ATTP của các cơ sở. Ngoài giám sát chủ động, trong quá trình thanh tra, kiểm tra, các đoàn kiểm tra đã lấy mẫu xét nghiệm để cảnh báo đối với sản phẩm, thực phẩm có dấu hiệu không an toàn: theo báo cáo của 63 tỉnh thành phố ghi nhận trong các tháng đầu năm 2023, toàn quốc đã thực hiện kiểm nghiệm 5.128 mẫu thực phẩm tại labo về các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh, trong đó có 249 mẫu không đạt, chiếm 4,86%. Một số chỉ tiêu không đạt chủ yếu: chất bảo quản, hàm lượng Protein, Lipit, VTM không đạt so với mức công bố… tổng số bào tử nấm men-mốc, Coliforms, E.coli, tổng sinh vật hiếu khí… vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Số mẫu xét nghiệm nhanh là 53.528 mẫu, trong đó có 1.988 mẫu không đạt (chiếm 3,71%). Các chỉ tiêu không đạt chủ yếu là test nhanh tinh bột trong dụng cụ bát đĩa; hàn the, focmon, phẩm màu... Riêng tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong đã triển khai nhiều hoạt động bảo đảm ATTP tại các bếp ăn tập thể và tại các chợ, siêu thị, cụ thể: - Tại thành phố Hà Nội: đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho chủ cơ sở lãnh đạo quản lý, người tham gia chế biến 4 thực phẩm với tổng số 92 lớp/5.800 lượt người tham dự. Hướng dẫn các BATT các tài liệu quy định về ATTP và các cơ sở tự tổ chức lồng ghép tuyên truyền vào các buổi sinh hoạt công ty, nhà trường, cơ quan xí nghiệp. 100% các BATT đều ký cam kết trách nhiệm đảm bảo ATTP/Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát ATTP tại BATT tổng số cơ sở có BATT được thanh, kiểm tra, giám sát điều kiện ATTP là 2.579 cơ sở. Trong đó có: 22 cơ sở BATT không đạt điều kiện ATTP và xử lý vi phạm với số tiền phạt: 153.000.000 đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu điều kiện không đảm bảo ATTP như trần, nền xuống cấp, cống hở, ứ đọng rác thải, không có hệ thống chống côn trùng và gây hại, không có dụng cụ riêng bảo quản thực phẩm sống và chín, thực hiện lưu mẫu thức ăn chưa đúng quy định, người tham gia chế biến thực phẩm thực hiện chế độ vệ sinh cá nhân chưa đúng quy định. Hầu hết các BATT có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện hoặc Bản cam kết đảm bảo ATTP, có hợp đồng nguồn gốc thực phẩm. 100% bếp ăn tập thể sử dụng nguồn nước đảm bảo ATTP, bên cạnh đó còn có một số BATT có điều kiện cơ sở vật chất xuống cấp (tường khu vực bếp 1 số chỗ bong tróc, khu vực bếp sắp xếp lộn xộn, chưa có hệ thống lưới chống chuột, côn trùng và động vật gây hại, chưa xuất trình hồ sơ nguồn gốc thực phẩm, chưa xuất trình giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, bản cam kết ATTP). Triển khai Quyết định 4727/QĐ-UBND ngày 05/11/2021 về việc phê duyệt Đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022- 2025”, Sở Công Thương đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã đã ban hành các Kế hoạch và văn bản hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của Đề án. Kết quả rà soát, theo dõi, trên địa bàn Thành phố có 17.344 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ thuộc đối tượng của Đề án (trong đó 13.927 cơ sở lĩnh vực Nông nghiệp, 1.255 cơ sở lĩnh vực Công Thương, 2. 172 cơ sở lĩnh vực Y tế). Sở Công Thương đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn và cấp biển nhận diện cho 1.190 cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ đáp ứng điều kiện theo quy định tại Đề án. Sở Công Thương ban hành Kế hoạch số 1268/KH-SCT ngày 24/3/2023 về triển khai công tác quản lý nhà nước về siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành phố năm 2023 trong đó có nội dung kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về ATTP (dự kiến kiểm tra đối với 04 trung tâm thương mại có cơ sở kinh doanh thực phẩm, 07 siêu thị kinh doanh tổng hợp có thực phẩm). - Tại thành phố Hồ Chí Minh: đã thực hiện kiểm tra theo chuyên đề tại 175 cơ sở bếp ăn tập thể, căng tin trường học, đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp, 551 cơ sở trong các chợ đầu mối nông sản thực phẩm, 696 siêu thị, cửa hàng tiện lợi, kênh phân phối hiện đại nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho người dân Thành phố. Bộ Y tế (Cục ATTP) đã ban hành Công văn số 190/ATTP-KN ngày 03/02/2023 gửi Ban Quản lý ATTP thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh; Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Bình Thuận và Chi cục ATVSTP tỉnh, thành phố trực thuộc TW hướng dẫn sử dụng bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm. DANH MỤC CÁC VĂN BẢN ĐÃ BAN HÀNH TRONG 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2023
Nơi nhận:
- Như trên;
- VPCP (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các đ/c Thứ trưởng;
- Các thành viên BCĐLN TW về ATTP;
- Lưu: VT, ATTP.
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Xuân Tuyên
(Kèm theo Báo cáo số 1357/BC-ATTP ngày 19/10/2023 của Bộ Y tế)
(Kèm theo Báo cáo số 1357/BC-ATTP ngày 19/10/2023 của Bộ Y tế)
TT | Số hiệu văn bản | Tên văn bản | Ngày ban hành |
I | Nghị định | ||
1 | 18/2023/NĐ-CP | Nghị định của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. | 28/4/2023 |
II | Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế | ||
2 | 08/2023/TT-BYT | Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật (trong đó đã bãi bỏ Thông tư 31/2019/TT-BYT ngày 5/12/2019 Quy định yêu cầu đối với sản phẩm sữa tươi trong chương trình sữa học đường). | 14/4/2023 |
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ ATTP 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2023
(Kèm theo Báo cáo số 1357/BC-ATTP ngày 19/10/2023 của Bộ Y tế)
I/ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA NGÀNH Y TẾ
Bảng 1: Truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng
TT | Hoạt động | Tin bài/Ảnh |
1 | Tuyên truyền trên truyền hình | 1.584 |
2 | Tuyên truyền trên Đài Phát thanh | 222.461 |
3 | Tuyên truyền trên các báo, tạp chí, trang web | 5.880 |
Bảng 2: Sản xuất tài liệu truyền thông
TT | Hoạt động | Số lượng (tờ/chiếc) |
1 | Tờ gấp, tờ rơi, tờ dán, áp phích, sách | 724.946 |
2 | Băng rôn, khẩu hiệu, áp phích | 102.254 |
Bảng 3: Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện
TT | Hoạt động | Số lượng người tham dự |
1 | Hội nghị /hội thảo | 699.852 |
2 | Tập huấn | 192.334 |
II/ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Bảng 1: Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện
TT | Hoạt động | Số lượng (số buổi/ số lớp) | Số lượng lượt người tham dự |
1 | Hội nghị /hội thảo, tập huấn | 3.887 | 55.924 |
Bảng 2: Truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng
TT | Hoạt động | Tọa đàm, tiểu phẩm | Phóng sự | Chương trình | Tổng cộng |
1 | Tuyên truyền trên truyền hình | 14.000 | 14.000 | ||
2 | Tuyên truyền trên Đài Phát thanh | ||||
3 | Tuyên truyền trên các báo, tạp chí, trang web |
Bảng 3: Sản xuất tài liệu truyền thông
TT | Hoạt động | Số lượng |
1 | Poster, pano, áp phích | 9.379 |
2 | Băng rôn,khẩu hiệu | |
3 | Tờ gấp, tờ rơi | 541.000 |
III/ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC CẤP HỘI HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
Bảng 1: Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện
TT | Hoạt động | Số lượng (buổi) | Số lượt người tham dự |
1 | Tập huấn | 120 | 14.400 |
2 | Nói chuyện | 25.170 | 1.300.000 |
Bảng 2: Truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng
TT | Hoạt động | Số lượng |
1 | Tin bài tuyên truyền trên loa phát thanh xã, phường... | 15.000 lượt |
2 | Tờ rơi, pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu... | 52.990 |
3 | Số cửa hàng nông sản an toàn do hội xây dựng và phối hợp xây dựng | 800 cửa hàng |
IV/ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC CẤP HỘI HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM
STT | Tên hoạt động | Số lượng | Ghi chú |
1 | Nói chuyện/Hội thảo | 11.692 cuộc | 456.429 lượt người |
2 | Tập huấn | 579 cuộc | 35.322 người |
3 | Cuộc thi | 145 cuộc | 1.868 lượt người |
4 | In tài liệu, sách, sổ tay | 36.967 |
|
5 | Băng rôn, khẩu hiệu | 7.273 |
|
6 | Tranh áp - phích | 1.708 |
|
7 | Tờ gấp | 124.858 |
|
8 | Hoạt động khác + Phát thanh loa, đài; truyền hình + Tin bài trên trang thông tin + Phối hợp tổ chức truyền thông/ sinh hoạt chi hội |
2.496 lượt tin 2.755 tin bài 4.162 cuộc |
248.613 lượt người |
(số liệu báo cáo của Hội LHPN 47 tỉnh/thành)
TÌNH HÌNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2023
(Kèm theo Báo cáo số 1357/BC-ATTP ngày 19/10/2023 của Bộ Y tế)
Bảng 1: Số vụ, số mắc, số đi viện và tử vong do ngộ độc thực phẩm
Chỉ số | Năm 2022 | Năm 2023 | So sánh |
Số vụ | 45 | 94 | +49 (108,9%) |
Số mắc | 605 | 1225 | +620 (102,5%) |
Số tử vong | 21 | 20 | -1 (4,8%) |
Số vụ ≥ 30 người mắc | 4 | 10 | +6 (150,0%) |
Vụ < 30 người mắc | 41 | 84 | +43 (104,9%) |
Bảng 2: Nguyên nhân trong các vụ ngộ độc thực phẩm
Nguyên nhân | Năm 2022 | Năm 2023 | So sánh |
Vi sinh vật và độc tố VSV | 8 | 27 | +19 |
Hóa chất | 2 | 6 | +4 |
Độc tố tự nhiên | 16 | 31 | +15 |
Không xác định | 19 | 30 | +11 |
Tổng | 45 | 94 | +49 |
Bảng 3: Số vụ ngộ độc thực phẩm lớn (≥ 30 người mắc)
Chỉ số | Năm 2022 | Năm 2023 | So sánh |
Số vụ | 4 | 10 | +6 (150,0%) |
Số mắc | 334 | 569 | +235 (70,4%) |
Số tử vong | 0 | 1 | +1 |
Bảng 4: Số vụ ngộ độc thực phẩm <30 người mắc
Chỉ số | Năm 2022 | Năm 2023 | So sánh |
Số vụ | 41 | 84 | +43 (104,9%) |
Số mắc | 271 | 656 | +385 (142,1%) |
Số tử vong | 21 | 19 | -2 (9,5%) |
Bảng 5: Cơ sở nguyên nhân các vụ ngộ độc thực phẩm
Cơ sở nguyên nhân | Năm 2022 | Năm 2023 | So sánh |
Bếp ăn gia đình | 28 | 56 | +28 |
Bếp ăn tập thể chung | 3 | 8 | +5 |
Nhà hàng, khách sạn | 2 | 5 | +3 |
Đám cưới/ giỗ | 3 | 9 | +6 |
Thức ăn đường phố | 1 | 0 | -1 |
Khác | 8 | 16 | +8 |
Tổng | 45 | 94 | +49 |
Bảng 6: Vụ ngộ độc thực phẩm do rượu
Chỉ số | Năm 2022 | Năm 2023 | So sánh |
Số vụ | 14 | 11 | -3 |
Số mắc | 66 | 38 | -28 |
Số tử vong | 14 | 7 | -7 |
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 15/2018/NĐ-CP NGÀY 02/02/2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ATTP
(Kèm theo Báo cáo số 1357/BC-ATTP ngày 19/10/2023 của Bộ Y tế)
1. Công bố sản phẩm
- Một số quy định, khái niệm, thuật ngữ còn chưa rõ ràng dẫn đến khó áp dụng, không thống nhất cách hiểu trong quá trình thực hiện: sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi phải đăng ký bản công bố sản phẩm nhưng chưa có giải thích hay khái niệm đối với sản phẩm này; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho chế độ ăn đặc biệt; thực phẩm bổ sung...
- Việc quy định doanh nghiệp tự công bố sản phẩm thực phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm chỉ kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP của sản phẩm mà không phải kiểm nghiệm đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm có thể dẫn đến việc sản phẩm không bảo đảm chất lượng lưu thông trên thị trường mà không được kiểm soát kịp thời, ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng. (Trong khi thức ăn chăn nuôi phải đăng ký lưu hành sản phẩm theo quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Chăn nuôi).
- Việc quy định doanh nghiệp không phải thực hiện công bố lại khi thay đổi công dụng, đối tượng sử dụng, hướng dẫn sử dụng, nhà sản xuất, đặc biệt là đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dẫn đến việc ghi nhãn, quảng cáo sản phẩm quá công dụng của bản chất sản phẩm mà không được kiểm soát kịp thời.
- Chưa quy định rõ việc chấp nhận bản gốc hay bản sao y công chứng đối với Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate).
- Chưa có quy định về thu hồi, các trường hợp phải thu hồi giấy Tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (trường hợp doanh nghiệp không tồn tại, không kinh doanh hoặc hậu kiểm phát hiện vi phạm), hủy hiệu lực bản tự công bố và hồ sơ tự công bố sản phẩm.
- Việc không quy định thời hạn hiệu lực giấy Tiếp nhận dẫn đến việc không kiểm soát được số lượng sản phẩm thực tế lưu thông trên thị trường, gây khó khăn cho công tác lập kế hoạch, bố trí nguồn lực hậu kiểm.
- Chưa quy định trường hợp doanh nghiệp ngừng sản xuất, kinh doanh, giải thể phải thông báo đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố, đăng ký bản công bố, dẫn đến việc khi có sự vụ (ví dụ như có cảnh báo, thu hồi sản không đảm bảo an toàn), tiến hành kiểm tra, thanh tra thì không tìm được doanh nghiệp để giải quyết, xử lý kịp thời.
- Quy định về dịch thuật công chứng đối với tài liệu là bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm sẽ phát sinh về thời gian và chi phí do số lượng tài liệu nhiều.
- Không có cơ sở dữ liệu được cập nhật về lĩnh vực đăng ký thử nghiệm, năng lực được công nhận nên khó có thể kiểm tra tính pháp lý của Phiếu Kiểm nghiệm.
- Thời gian thẩm xét hồ sơ quá ngắn (07 ngày), tạo áp lực cho việc thẩm định tính đầy đủ, khoa học của hồ sơ công bố sản phẩm.
2. Quảng cáo sản phẩm:
- Một số nội dung đã được quy định tại Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25 tháng 5 năm 2015 hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, tuy nhiên chưa được đưa vào Nghị định số 15/2018/NĐ-CP cụ thể:
+ Chưa có quy định cụ thể dừng tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo khi tổ chức/cá nhân có sản phẩm thực phẩm đang vi phạm các quy định của pháp luật về quảng cáo, vi phạm quy định về ATTP (vi phạm công bố sản phẩm, điều kiện vệ sinh ATTP,...).
+ Chưa có quy định cụ thể về thu hồi hiệu lực của giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thực phẩm (Sản phẩm bị thu hồi Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm; tổ chức/cá nhân đề nghị thu hồi Giấy xác nhận nội dung quảng cáo; khi tổ chức/cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về quảng cáo thực phẩm với các tình tiết tăng nặng ...)
+ Cần quy định rõ: Tiếng nói, chữ viết, hình ảnh trong quảng cáo phải bảo đảm tỷ lệ đủ lớn để có thể đọc được trong điều kiện bình thường.
- Một số nội dung chưa được quy định trong Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, trên thực tế cần thiết cho công tác quản lý, cụ thể:
+ Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cần bổ sung quy định: Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về các thông tin như: địa chỉ Công ty, tên, địa chỉ nhà sản xuất, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định tại Điều 37 và Điều 40 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 và được quảng cáo theo thông tin đã thay đổi ngay sau khi gửi thông báo.
+ Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan y tế có nhiệm vụ xác nhận nội dung quảng cáo đối với nhóm sản phẩm thực phẩm quy định tại Điều 26 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, không có chức năng xác nhận phương tiện quảng cáo; do vậy, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cần bỏ mục “Phương tiện quảng cáo” tại mẫu Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo (Mẫu 10) và mẫu Giấy xác nhận nội dung quảng cáo (Mẫu 11) tại Phục lục I của Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
3. Điều kiện sản xuất, kinh doanh:
- Quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ còn chưa rõ ràng dẫn đến khó khăn, khó áp dụng, không thống nhất cách hiểu trong quá trình thực hiện.
- Chưa có quy định về việc các cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền đã được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền - Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hoặc đánh giá đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GMP) đối với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền còn hiệu lực theo quy định của pháp luật về dược khi bắt đầu hoạt động sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải thông báo tới Cục ATTP và Cơ quan quản lý cơ sở.
- Bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ một số thông tin không phù hợp với thực tế triển khai tại Mẫu số 13: Biên bản thẩm định Điều kiện ATTP đối với cơ sở đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe và Mẫu số 14: Mẫu Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
4. Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu:
- Phương thức kiểm tra thường (Khoản 2 Điều 16): Chưa quy định cụ thể kiểm tra hồ sơ là gồm nội dung gì trong hồ sơ; chỉ kiểm tra hồ sơ mà không đối chiếu thực tế hàng hóa nhập khẩu, không lấy mẫu kiểm nghiệm có thể dẫn đến việc nhập khẩu, lưu thông thực phẩm kém chất lượng trên thị trường.
- Phương thức kiểm tra giảm (Điểm c Khoản 1 Điều 17): Việc chấp nhận thực phẩm nhập khẩu được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP; ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương vào phương thức kiểm tra giảm là không phù hợp vì hiện nay không có quy định thẩm quyền cơ quan, tổ chức được cấp chứng nhận cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng trên.
- Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu (Điều 15): Việc quy định một lô hàng nhập khẩu có nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều bộ thì cơ quan kiểm tra nhà nước là cơ quan được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao hoặc chỉ định là không phù hợp với thực tế triển khai, khó khăn trong quản lý thực phẩm nhập khẩu. Cụ thể, lô hàng chỉ có thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương và Bộ Y tế lại do cơ quan kiểm tra nhà nước của Bộ NN&PTNT thực hiện là không phù hợp.
- Tại khoản 3 Điều 40 Luật ATTP quy định “3. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể cơ quan kiểm tra nhà nước về ATTP, việc áp dụng phương thức kiểm tra nhà nước về ATTP đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu thuộc lĩnh vực được phân công quản lý”. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định chi tiết về hồ sơ đăng ký chỉ định/giao nhiệm vụ kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu; quy trình chỉ định/giao nhiệm vụ đối với cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu để thực hiện thống nhất giữa các Bộ.
5. Cơ sở kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng (giao Bộ quản lý ngành quy định):
- Đối với cơ sở kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước: Về điều kiện (đã quy định cơ bản trong Luật ATTP), hồ sơ, trình tự, thủ tục chỉ định/giao nhiệm vụ của các Bộ quản lý ngành (đã quy định tại Thông tư số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT). Do yêu cầu cắt giảm một số điều kiện, đơn giản thủ tục hành chính do đó phải sửa một số nội dung tại Thông tư liên tịch. Theo quy định hiện nay không sửa được Thông tư liên tịch và việc sửa điều kiện, thủ tục phải thực hiện bằng Nghị định của Chính phủ.
- Đối với cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về điều kiện (đã quy định cơ bản trong Luật ATTP), hồ sơ, trình tự, thủ tục chỉ định/giao nhiệm vụ của các Bộ quản lý ngành (giao Bộ quản lý ngành quy định). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quy định chi tiết về điều kiện, trình tự, thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng do các Bộ quản lý ngành thực hiện.
File gốc của Báo cáo 1357/BC-BYT về công tác An toàn thực phẩm 8 tháng đầu năm 2023 và nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm do Bộ Y tế ban hành đang được cập nhật.
Báo cáo 1357/BC-BYT về công tác An toàn thực phẩm 8 tháng đầu năm 2023 và nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm do Bộ Y tế ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Số hiệu | 1357/BC-BYT |
Loại văn bản | Báo cáo |
Người ký | Đỗ Xuân Tuyên |
Ngày ban hành | 2023-10-19 |
Ngày hiệu lực | 2023-10-19 |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
Tình trạng |