Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội,
Thông tư này quy định về việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
2. Số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng nhà nước tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, các hình thức nhận tiền gửi khác của cá nhân, tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng; phát hành trái phiếu để huy động vốn từ cá nhân, tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
a) Trường hợp số dư tiền gửi phải duy trì trong năm kế tiếp lớn hơn số dư tiền gửi của năm trước, thì các tổ chức tín dụng nhà nước phải bổ sung số dư tiền gửi bằng số tiền chênh lệch lớn hơn.
Lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội (%/năm)
(a)
=
Lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam bình quân chung của các tổ chức tín dụng nhà nước (%/năm)
(b)
+
Phí huy động vốn (%/năm)
(c)
(b) Là bình quân chung của lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước của các tổ chức tín dụng nhà nước, được tính toán theo phương pháp bình quân gia quyền lãi suất các loại nguồn vốn huy động quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
2. Trường hợp lãi suất huy động vốn của các tổ chức tín dụng nhà nước có sự biến động lớn so với lãi suất tại thời điểm thông báo trước đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét điều chỉnh mức lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam bình quân chung trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng nhà nước hoặc Ngân hàng Chính sách xã hội và thông báo cho các tổ chức tín dụng nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội làm cơ sở xác định lãi suất tiền gửi trong thời gian còn lại trong năm. Lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam bình quân chung điều chỉnh là lãi suất bình quân chung của lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng nhà nước tại thời điểm điều chỉnh, được tính theo phương pháp bình quân gia quyền lãi suất các loại nguồn vốn huy động quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
3. Kỳ hạn trả lãi tiền gửi do Ngân hàng Chính sách xã hội thỏa thuận với các tổ chức tín dụng nhà nước phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phương pháp tính, trả lãi.
Điều 5. Quy trình, thủ tục gửi tiền tại Ngân hàng Chính sách xã hội
2. Năm 2013, các tổ chức tín dụng nhà nước tiếp tục gửi tiền tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo hợp đồng và phụ lục đã ký kết với Ngân hàng Chính sách xã hội. Các năm tiếp theo, nếu số dư tiền gửi và lãi suất thay đổi, thì các bên thỏa thuận bổ sung bằng phụ lục hợp đồng tiền gửi.
4. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các tổ chức tín dụng nhà nước gửi biểu xác định số dư tiền gửi trong năm theo phụ lục 02 kèm theo Thông tư này cho Ngân hàng Chính sách xã hội và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu. Chậm nhất là ngày 10 tháng 02 hằng năm, các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội phải hoàn thành việc bổ sung phụ lục hợp đồng tiền gửi và bổ sung hoặc rút bớt số dư tiền gửi theo quy định tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 01 năm 2014. Thông tư số 04/2003/TT-NHNN ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội hết hiệu lực thi hành.
Nơi nhận: - Như khoản 2 Điều 6; - Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Ban lãnh đạo NHNN; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Công báo; - Lưu: VP, PC, Vụ CSTT (4 bản).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-NHNN ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Khoản 1 Điều 2 được sửa đổi như sau:
“1. Các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là các tổ chức tín dụng nhà nước). Các tổ chức tín dụng nhà nước không phải thực hiện quy định về duy trì tiền gửi 2% tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong thời gian đang bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt”.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-NHNN ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội
...
2. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 5. Quy trình, thủ tục gửi tiền tại Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Các tổ tín dụng nhà nước thực hiện duy trì tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn và các phụ lục hợp đồng được ký giữa tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các tổ chức tín dụng nhà nước gửi biểu số dư nguồn vốn huy động và lãi suất huy động đối với từng kỳ hạn bằng đồng Việt Nam theo phụ lục 01 kèm theo Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ) tính toán và thông báo mức lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam bình quân chung của các tổ chức tín dụng nhà nước tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước cho các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội trước ngày 31 tháng 01 hằng năm để làm cơ sở xác định lãi suất tiền gửi trong năm.
3. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các tổ chức tín dụng nhà nước gửi biểu xác định số dư tiền gửi trong năm theo phụ lục 02 kèm theo Thông tư này cho Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng) và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu. Chậm nhất ngày 10 tháng 02 hằng năm, các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thành việc bổ sung phụ lục hợp đồng tiền gửi, bổ sung hoặc rút bớt số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
4. Chậm nhất ngày 15 tháng 02 hằng năm, các tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo kết quả việc duy trì số dư tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế). Trong vòng 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày lập báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm của tổ chức tín dụng nhà nước, căn cứ vào báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán tổ chức tín dụng nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện rà soát, điều chỉnh số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế)”
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-NHNN ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội
...
3. Bổ sung Điều 5a như sau:
“Điều 5a. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Vụ Chính sách tiền tệ làm đầu mối xử lý các vấn đề vướng mắc liên quan đến việc duy trì số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong quá trình triển khai Thông tư này.
2. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế phối hợp theo dõi tình hình duy trì số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội để phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi và phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các chương trình tín dụng chính sách nhà nước.
3. Cơ quan Thanh tra giám sát, ngân hàng có trách nhiệm:
a) Theo dõi, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Thông tư này và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
b) Căn cứ kết luận thanh tra, thông báo nội dung vi phạm, việc xử lý vi phạm quy định tại Thông tư này (nếu có) tới các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để biết, phối hợp xử lý theo chức năng, nhiệm vụ”.
Điều 8. Vốn huy động
...
2. Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước. Việc thay đổi tỷ lệ duy trì số dư tiền gửi nói trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội được trả lãi bằng lãi suất tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động các nguồn vốn hàng năm của tổ chức tín dụng cộng (+) phí huy động hợp lý do hai bên thỏa thuận.
File gốc của Thông tư 23/2013/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 23/2013/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành