ĐỘ\r\nBỀN CỦA GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ - LOẠI ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG
\r\n\r\nDurability of\r\nwood and wood- based products - Use classes
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 8167:2019 thay thế cho TCVN\r\n8167:2009.
\r\n\r\nTCVN 8167:2019 do Viện Nghiên cứu Công\r\nnghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và\r\nPhát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định,\r\nBộ Khoa học và Công nghệ công bố.
\r\n\r\n\r\n\r\n
ĐỘ BỀN CỦA GỖ\r\nVÀ SẢN PHẨM GỖ - LOẠI ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG
\r\n\r\nDurability of\r\nwood and wood- based products - Use classes
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định năm loại điều kiện\r\nsử dụng, đại diện cho các trường hợp sử dụng khác nhau của gỗ nguyên và sản phẩm\r\ngỗ. Tiêu chuẩn này cũng chỉ ra các tác nhân sinh vật liên quan đến mỗi trường hợp.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này không phân loại quá\r\ntrình thực hiện, cũng không chỉ dẫn thời gian sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ kéo dài\r\nbao lâu.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau cần cho việc\r\náp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì\r\náp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố\r\nthì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
\r\n\r\nEN 1001-2, Durability of wood and\r\nwood based products - Teminology - Part 2: Vocabulary (EN 1001-2, Độ bền của gỗ\r\nvà sản phẩm gỗ - Thuật ngữ - Phần 2: Từ vựng)
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ,\r\nđịnh nghĩa trong EN 1001-2 và các thuật ngữ sau:
\r\n\r\n3.1
\r\n\r\ntrạng thái sử dụng (service\r\nsituation)
\r\n\r\nloại trạng thái xung quanh tiếp xúc trực\r\ntiếp với gỗ trong quá trình sử dụng
\r\n\r\n3.2
\r\n\r\nsản phẩm gỗ (wood-based\r\nproducts)
\r\n\r\ncác loại sản phẩm được sản xuất từ\r\nnguyên liệu gỗ
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Ví dụ như ván bằng\r\ngỗ nguyên, ván ép lớp, gỗ dán, gỗ ghép thanh, ván dăm keo hữu cơ, ván dăm xi\r\nmăng, ván sợi, gỗ biến tính... đều là sản phẩm gỗ.
\r\n\r\n4 Loại điều kiện sử\r\ndụng: áp dụng cho gỗ và sản phẩm gỗ
\r\n\r\n\r\n\r\nSự khác nhau giữa các loại điều kiện sử\r\ndụng dựa trên sự khác nhau của đặc tính trạng thái sử dụng, có thể làm cho gỗ,\r\nsản phẩm gỗ bị hư hại do tác nhân sinh vật.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Chú ý đến phạm vi\r\nvà các trường hợp khắc nghiệt thực tế khi sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ. Điều này\r\ncó thể gây ra việc phân loại của một loại điều kiện sử dụng khác với cách quy định\r\ncủa tiêu chuẩn này (xem Phụ lục\r\nB).
\r\n\r\n4.2 Loại điều\r\nkiện sử dụng 1 (UC 1)
\r\n\r\nTrong trường hợp gỗ và sản phẩm gỗ được\r\nsử dụng trong công trình xây dựng, dưới mái che, không tiếp xúc trực tiếp với\r\nmưa, nắng, không bị ướt.
\r\n\r\nSự gây hại của nấm làm biến màu hoặc nấm\r\nmục là không đáng kể, không phải tác nhân hại gỗ chủ yếu.
\r\n\r\nGỗ và sản phẩm gỗ có thể bị mối, mọt\r\ngây hại, tuy nhiên tần suất và mức độ nghiêm trọng của côn trùng gây hại phụ\r\nthuộc vào vùng miền.
\r\n\r\n4.3 Loại điều\r\nkiện sử dụng 2 (UC 2)
\r\n\r\nTrong trường hợp gỗ và sản phẩm gỗ được\r\nsử dụng dưới mái che, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết (đặc biệt là\r\nkhông bị mưa, mưa hắt), nhưng thỉnh thoảng có thể bị ẩm, ướt không kéo dài.
\r\n\r\nTrong loại điều kiện sử dụng này, gỗ\r\ncó thể bị đọng nước trên bề mặt.
\r\n\r\nGỗ và sản phẩm gỗ có thể bị gây hại bởi\r\nnấm biến màu, nấm mục.
\r\n\r\nSự gây hại của các côn trùng hại gỗ\r\nnhư mối, mọt có thể xảy ra, tuy nhiên tần suất và mức độ nghiêm trọng của côn\r\ntrùng gây hại phụ thuộc vào vùng miền.
\r\n\r\n4.4 Loại điều\r\nkiện sử dụng 3 (UC 3)
\r\n\r\n4.4.1 Khái quát
\r\n\r\nTrường hợp gỗ và sản phẩm gỗ dùng\r\nngoài trời, không có mái che, không tiếp xúc trực tiếp với nền đất, chịu tác động\r\ntrực tiếp của thời tiết (đặc biệt là mưa).
\r\n\r\nNấm biến màu hoặc nấm mục có thể gây hại\r\ngỗ và sản phẩm gỗ.
\r\n\r\nSự gây hại của các côn trùng hại gỗ\r\nnhư mối, mọt có thể xảy ra, tuy nhiên tần suất và mức độ nghiêm trọng của côn\r\ntrùng gây hại phụ thuộc vào vùng miền.
\r\n\r\nTrong một số trường hợp, loại điều kiện\r\nsử dụng 3 có thể được chia thành hai loại điều kiện sử dụng phụ là 3.1 và 3.2.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Nguy cơ bị mục nát phụ thuộc\r\nvào điều kiện khí hậu và điều\r\nkiện sử dụng khác (nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, cấu trúc, chi tiết thiết kế và\r\ncác quy định bảo trì).
\r\n\r\n4.4.2 Loại điều kiện\r\nsử dụng phụ 3.1 (UC 3.1)
\r\n\r\nTrong trường hợp này, gỗ và sản phẩm gỗ\r\nkhông bị ẩm, ướt\r\ntrong thời gian dài, nước không bị đọng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều này có thể đạt\r\nđược bằng cách duy trì lớp che phủ\r\nthích hợp, hoặc bằng cách thiết kế các chi tiết gỗ có bộ phận che chắn, để\r\nthoát nước hoặc khô nhanh.
\r\n\r\n4.4.3 Loại điều kiện\r\nsử dụng phụ 3.2 (UC 3.2)
\r\n\r\nTrong trường hợp này, gỗ và sản phẩm gỗ\r\nbị để ướt trong thời gian dài, nước có thể bị đọng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các bộ phận gỗ\r\nkhông được thiết kế hoặc định hướng để thoát nước hoặc khô nhanh.
\r\n\r\n4.5 Loại điều\r\nkiện sử dụng 4 (UC 4)
\r\n\r\nTrong trường hợp gỗ và sản phẩm gỗ tiếp\r\nxúc trực tiếp với nền đất và nước, đất hoặc nước.
\r\n\r\nNấm biến màu hoặc nấm mục có thể gây hại\r\ngỗ và sản phẩm gỗ.
\r\n\r\nSự gây hại của côn trùng hại gỗ như mối,\r\nmọt có thể xảy ra, tuy\r\nnhiên tần suất và mức độ nghiêm trọng của côn trùng gây hại phụ thuộc vào vùng\r\nmiền.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Gỗ và sản phẩm gỗ ở dưới nước hoặc\r\nhoàn toàn ngập nước, bị nước bão hòa hoàn toàn, không dễ bị gây hại bởi nấm nhưng có\r\nthể bị phá hoại do vi khuẩn phân hủy.
\r\n\r\n4.6 Loại điều\r\nkiện sử dụng 5 (UC 5)
\r\n\r\nTrong trường hợp gỗ và sản phẩm gỗ thường\r\nxuyên chìm trong nước mặn, nước lợ.
\r\n\r\nHà biển là đối tượng sinh vật gây hại\r\nchính, có một số loài phổ biến như Limnoria spp., Teredo spp, có thể gây hại\r\ngỗ đáng kể.
\r\n\r\nPhần bên trên mực nước của một số bộ\r\nphận nhất định, ví dụ như cọc cảng có thể bị gây hại bởi nấm mục, nấm mốc, nấm biến\r\nmàu, mọt hại gỗ.
\r\n\r\n4.7 Tóm tắt\r\nloại điều kiện sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ
\r\n\r\nBảng 1 - Tóm\r\ntắt loại điều kiện sử dụng và các tác nhân sinh vật gây hại gỗ và sản phẩm\r\ngỗ
\r\n\r\n\r\n Loại điều kiện sử dụng \r\n | \r\n \r\n Trường hợp\r\n sử dụnga \r\n | \r\n \r\n Sự xuất hiện\r\n của các tác nhân sinh vậtb,c \r\n | \r\n ||||
\r\n Nấm gây biến\r\n màu \r\n | \r\n \r\n Nấm mục \r\n | \r\n \r\n Mọt \r\n | \r\n \r\n Mối \r\n | \r\n \r\n Hà biển \r\n | \r\n ||
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Trong nhà, khô ráo \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n U \r\n | \r\n \r\n U \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Trong nhà, hoặc dưới mái che, không\r\n chịu tác động của thời tiết, có thể bị đọng nước \r\n | \r\n \r\n U \r\n | \r\n \r\n U \r\n | \r\n \r\n U \r\n | \r\n \r\n U \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Ngoài trời, không tiếp xúc với nền đất,\r\n chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết. \r\nĐược chia thành: \r\n3.1 điều kiện\r\n bị ẩm, ướt hạn chế, không liên tục \r\n3.2 điều kiện\r\n bị ẩm, ướt kéo dài \r\n | \r\n \r\n U \r\n | \r\n \r\n U \r\n | \r\n \r\n U \r\n | \r\n \r\n U \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Ngoài trời, tiếp xúc với nền đất và/\r\n hoặc nước ngọt \r\n | \r\n \r\n U \r\n | \r\n \r\n U \r\n | \r\n \r\n U \r\n | \r\n \r\n U \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Thường xuyên chìm trong nước mặn \r\n | \r\n \r\n Ud \r\n | \r\n \r\n Ud \r\n | \r\n \r\n Ud \r\n | \r\n \r\n Ld \r\n | \r\n \r\n U \r\n | \r\n
\r\n U = Thường thấy trên cả nước \r\nL = Xuất hiện cục bộ ở một số địa\r\n phương, vùng miền. \r\n | \r\n ||||||
\r\n a Chú ý đến\r\n ranh giới và các trường hợp sử dụng\r\n gỗ và sản phẩm gỗ khắc nghiệt. Điều này có thể gây ra việc phân loại của một\r\n loại điều kiện sử dụng khác với việc phân loại được nêu trong tiêu chuẩn này. \r\nb Có thể không cần\r\n thiết phải có biện pháp phòng chống với toàn bộ các tác nhân sinh vật được liệt\r\n kê, vì chúng có thể không xuất hiện hoặc không gây ra thiệt hại về kinh tế\r\n trong tất cả các điều\r\n kiện sử dụng tại tất cả các vùng\r\n miền, hoặc có thể không có\r\n khả năng gây hại một số sản phẩm gỗ do cấu thành đặc biệt của sản phẩm. \r\nc Xem Phụ lục\r\n B. \r\nd Phần gỗ bên\r\n trên mực nước của các bộ phận, ví dụ như cọc cảng có thể bị gây hại bởi côn trùng,\r\n nấm hại gỗ. \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Thông tin bổ sung về loại điều kiện sử dụng
\r\n\r\nNếu không thể xác định chính xác loại\r\nđiều kiện sử dụng hoặc điều kiện sử dụng dự kiến của một cơ cấu, hoặc các kết cấu\r\nkhác nhau của cùng một bộ phận theo các loại điều kiện sử dụng khác nhau, cần\r\nphải quyết định loại điều kiện sử dụng khắc nghiệt hơn.
\r\n\r\nTrong trường hợp các bộ phận gỗ không\r\ntiếp xúc với mặt đất, có thể bị đọng nước liên tục do thiết kế, hoặc có thể lắng\r\nđọng bụi đất, lá... trong thời gian dài, cần phải coi những trường hợp này\r\ntương đương với trường hợp tiếp xúc với mặt đất hay với nước.
\r\n\r\nTrong trường hợp sử dụng trong nhà,\r\nnơi có điều kiện ẩm ướt cao, cần phải coi những trường hợp này ờ điều kiện sử dụng\r\nkhắc nghiệt hơn.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Thông tin về các tác nhân sinh vật hại gỗ và\r\nsản phẩm gỗ
\r\n\r\nB.1 Khái quát
\r\n\r\nNấm, côn trùng và hà biển gây hại cho\r\ngỗ và sản phẩm gỗ ở những điều kiện khác nhau. Mức độ gây hại của các tác nhân\r\nnày có thể khác nhau đối với gỗ nguyên và sản phẩm gỗ.
\r\n\r\nHậu quả việc sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ\r\nkhi tiếp xúc với các điều kiện được xác định bởi các loại điều kiện sử\r\ndụng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện ẩm ướt khác nhau.
\r\n\r\nB.2 Nấm
\r\n\r\nB.2.1 Khái quát
\r\n\r\nĐộ ẩm gỗ lớn hơn 20% là điều kiện\r\nthích hợp để nấm phát triển.
\r\n\r\nB.2.2 Nấm mục
\r\n\r\nB.2.2.1 Nấm đảm gây mục\r\ngỗ
\r\n\r\nLoại nấm gây mục nâu và mục trắng.
\r\n\r\nB.2.2.2 Nấm gây mục\r\nmềm
\r\n\r\nLoại nấm gây ra mục gỗ có đặc tính làm\r\nmềm bề mặt gỗ, loại nấm này cũng có thể gây ra mục bên trong gỗ.
\r\n\r\nLoại nấm này cần hàm lượng ẩm cao hơn\r\nnấm đảm để làm mục nát gỗ. Loại này gây ra mức độ phá hoại đáng kể cho gỗ tiếp\r\nxúc với đất hoặc nước.
\r\n\r\nB.2.3 Nấm biến màu\r\ngỗ
\r\n\r\nB.2.3.1 Khái quát
\r\n\r\nNấm gây mốc và đốm xanh cho gỗ.
\r\n\r\nLoại nấm này thường phá hoại trên bề mặt,\r\ncó thể làm suy giảm chất lượng lớp phủ trang trí, màng sơn bảo vệ gỗ.
\r\n\r\nB.2.3.2 Nấm gây biến\r\nmàu xanh
\r\n\r\nLoại nấm làm biến đổi màu vĩnh viễn\r\ntừ màu xanh thành đen với cường độ và độ sâu biến đổi chủ yếu ở gỗ dác của một\r\nsố loài gỗ. Loại nấm này không làm thay đổi đáng kể tính chất cơ học nhưng có\r\nthể làm tăng khả năng xâm nhập của nấm mục gỗ.
\r\n\r\nB.2.3.3 Nấm mốc
\r\n\r\nLoại nấm này gây ra vết đốm có nhiều\r\nmàu trên bề mặt gỗ, phát triển dưới điều kiện độ ẩm tương đối cao hoặc trong điều\r\nkiện đọng nước.
\r\n\r\nLoại nấm này không làm thay đổi đáng kể\r\ntính chất cơ học của gỗ.
\r\n\r\nLoại nấm này không chỉ xuất hiện ở gỗ\r\nmà còn có thể ở các vật liệu khác khi có đủ điều kiện về độ ẩm.
\r\n\r\nB.3 Côn trùng
\r\n\r\nB.3.1 Côn trùng\r\ncánh cứng (mọt)
\r\n\r\nB.3.1.1 Khái quát
\r\n\r\nCôn trùng cánh cứng có thể bay và đẻ\r\ntrứng vào các lỗ mạch hoặc vết nứt của gỗ, trứng nở thành sâu non ăn gỗ.
\r\n\r\nChúng xuất hiện trên khắp Việt Nam,\r\nnhưng mức độ gây hại của chúng có thể khác nhau. Loại đặc trưng là Mọt cám nâu Lyctus\r\nbrunneus steph, Mọt cám nâu lông dùi đục Minthea rugicollis Walk, Mọt\r\ngỗ khô Dinoderus distinctus Lesne, Xén tóc gỗ khô Stromatium longicorne\r\nNewm.
\r\n\r\nB.3.1.2 Minthea\r\nrugicollis Walk (mọt cám nâu lông dùi đục)
\r\n\r\nLoại mọt này gây hại các loại gỗ mềm\r\nvà gây thiệt hại đáng kể cấu trúc gỗ.
\r\n\r\nLoại côn trùng này xuất hiện trên khắp\r\nViệt Nam. Sức sống và thời gian sống của ấu trùng phụ thuộc vào nhiệt độ xung\r\nquanh và độ ẩm trong gỗ.
\r\n\r\nB.3.1.3 Lyctus\r\nbrunneus steph (mọt cám nâu phá gỗ thông thường)
\r\n\r\nLoại mọt cám nâu này gây hại gỗ dác của hầu hết\r\ncác loại gỗ (gỗ và gỗ mềm). Lỗ mọt gây ra có thể lan rộng đến lõi gỗ ở một số\r\nloài gỗ, trong một số trường hợp có thể gây ra thiệt hại đáng kể về cấu trúc.\r\nChúng chủ yếu xuất hiện\r\nở những nơi có\r\nđiều kiện ẩm ướt.
\r\n\r\nB.3.1.4 Dinoderus\r\ndistinctus Lesne (mọt gỗ khô)
\r\n\r\nLoại côn trùng này gây hại gỗ, độ ẩm gỗ\r\nthấp.
\r\n\r\nB.3.1.5 Stromatium\r\nlongicorne Newm (xén tóc gỗ khô)
\r\n\r\nĐây là loài côn trùng cánh cứng hại gỗ\r\nđiển hình, nghiêm trọng.
\r\n\r\nB.3.1.5 Một số loài\r\ncôn trùng khác
\r\n\r\nThực tế còn có nhiều loài côn trùng\r\ncánh cứng phá hoại gỗ khác, ví dụ như Mọt gỗ thường Xestobium rufovillosum,\r\nNicobium, và các loài Mọt gỗ khô Lyctus.
\r\n\r\nB.3.2 Côn trùng\r\ncánh bằng (mối)
\r\n\r\nMối là loài côn trùng có tính xã hội,\r\nsống thành bầy đàn, được phân loại thành nhiều họ.
\r\n\r\nMối phân bố ở khắp Việt\r\nNam.
\r\n\r\nMối có thể gây hại gỗ, các vật liệu có\r\nchứa xenlulozo, trong các tòa nhà, chúng có thể gây hại, thậm chí đó không phải\r\nlà thức ăn chính của chúng.
\r\n\r\nB.4 Hà biển
\r\n\r\nThuật ngữ này áp dụng chung cho các\r\nloài sinh vật thân mềm, sống dưới biển như là Hà bún Teredo manni, Hà suốt\r\nBankia saullii, trong nước cần có độ mặn nhất định, hà biển đục vào gỗ,\r\ntạo các đường ngầm, lỗ sâu, rỗng trong gỗ.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Thư mục tài\r\nliệu tham khảo
\r\n\r\n[1] Bảo quản lâm sản - Nguyễn Thị Bích\r\nNgọc, Nguyễn Chí Thanh, Lê Văn Nông - Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội - 2006.
\r\n\r\n[2] Côn trùng hại gỗ và biện pháp\r\nphòng trừ - Lê Văn Nông - Nhà XB Nông nghiệp - Hà Nội -1999.
\r\n\r\n[3] Khoa học gỗ - Trường Đại học Lâm\r\nnghiệp - 1998.
\r\n\r\n[4] EN 1001-2:2005, Durability of\r\nwood and wood based products - Teminology - Part 2: Vocabulary
\r\n\r\n[5] EN 335:2013, Durability of wood\r\nand wood - based products - Use classes: definitions, application to solid wood\r\nand wood-based products.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mục lục
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\n1. Phạm vi áp dụng\r\n
\r\n\r\n2. Tài liệu viện\r\ndẫn
\r\n\r\n3. Thuật ngữ và\r\nđịnh nghĩa
\r\n\r\n4. Loại điều kiện\r\nsử dụng: áp dụng cho gỗ và sản phẩm gỗ
\r\n\r\n4.1 Khái quát
\r\n\r\n4.2 Loại điều kiện\r\nsử dụng 1 (UC 1)
\r\n\r\n4.3 Loại điều kiện\r\nsử dụng 2 (UC 2)
\r\n\r\n4.4 Loại điều kiện\r\nsử dụng 3 (UC 3)
\r\n\r\n4.4.1 Khái quát
\r\n\r\n4.4.2 Loại điều kiện\r\nsử dụng phụ 3.1 (UC 3.1)
\r\n\r\n4.4.3 Loại điều kiện\r\nsử dụng phụ 3.2 (UC 3.2)
\r\n\r\n4.5 Loại điều kiện\r\nsử dụng 4 (UC 4)
\r\n\r\n4.6 Loại điều kiện\r\nsử dụng 5 (UC 5)
\r\n\r\n4.7 Tổng hợp loại\r\nđiều kiện sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ
\r\n\r\nPhụ lục A (Tham khảo) Thông tin bổ\r\nsung về loại điều kiện sử dụng
\r\n\r\nPhụ lục B (Tham khảo) Thông tin về các\r\ntác nhân sinh vật
\r\n\r\nB.1 Khái quát
\r\n\r\nB.2 Nấm
\r\n\r\nB.2.1 Khái quát
\r\n\r\nB.2.2 Nấm mục
\r\n\r\nB.2.3 Nấm biến màu\r\ngỗ
\r\n\r\nB.3 Côn trùng
\r\n\r\nB.3.1 Côn trùng\r\ncánh cứng (mọt)
\r\n\r\nB.3.2 Côn trùng\r\ncánh bằng (mối)
\r\n\r\nB.4 Hà biển
\r\n\r\nThư mục tài liệu tham khảo
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8167:2019 về Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ – Loại điều kiện sử dụng đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8167:2019 về Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ – Loại điều kiện sử dụng
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN8167:2019 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2019-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Nông nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |