Sustainable\r\nand traceable cocoa - Part 4: Requirements\r\nfor certification schemes
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 13142-4:2020 hoàn toàn tương\r\nđương với ISO 34101-4:2019;
\r\n\r\nTCVN 13142-4:2020 do Tiểu ban kỹ thuật\r\ntiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F16/SC2 Cacao và sản phẩm cacao biên soạn, Tổng\r\ncục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;
\r\n\r\nBộ TCVN 13142 (ISO 34101) Cacao được\r\nsản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc, gồm các phần\r\nsau:
\r\n\r\n- TCVN 13142-1:2020 (ISO\r\n34101-1:2019), Phần 1: Yêu cầu đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững;
\r\n\r\n- TCVN 13142-2:2020 (ISO\r\n34101-2:2019), Phần 2: Yêu cầu đối với kết quả thực hiện (về các khía cạnh\r\nkinh tế, xã hội và môi trường);
\r\n\r\n- TCVN 13142-3:2020 (ISO\r\n34101-3:2019), Phần 3: Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc;
\r\n\r\n- TCVN 13142-4:2020 (ISO\r\n34101-4:2019), Phần 4: Yêu cầu đối với các chương trình chứng nhận.
\r\n\r\nLời giới thiệu
\r\n\r\nBộ TCVN 13142 (ISO 34101) quy định các\r\nyêu cầu đối với việc sản xuất hạt cacao bền\r\nvững, truy xuất nguồn gốc cacao sản xuất bền vững và chương trình chứng nhận\r\ncacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc.
\r\n\r\nHạt cacao sản xuất bền vững thu được\r\ndo đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý theo TCVN 13142-1 (ISO 34101-1), hoặc\r\nPhụ lục A hoặc Phụ lục B của tiêu chuẩn này và các yêu cầu đối với kết quả thực\r\nhiện của TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).
\r\n\r\nCách tiếp cận từng bước của bộ TCVN\r\n13142 (ISO 34101) bao gồm ba mức yêu cầu: mức ban đầu, mức trung bình và mức\r\ncao. Các yêu cầu về ba mức của kết quả thực hiện được quy định trong TCVN\r\n13142-2 (ISO 34101-2). Các yêu cầu về ba mức của hệ thống quản lý sản xuất\r\ncacao bền vững được quy định trong TCVN 13142-1 (ISO 34101-1) hoặc trong tiêu\r\nchuẩn này như sau:
\r\n\r\n- mức ban đầu: Phụ lục A trong tiêu\r\nchuẩn này;
\r\n\r\n- mức trung bình: Phụ lục B trong\r\ntrong tiêu chuẩn này;
\r\n\r\n- mức cao: TCVN 13142-1 (ISO 34101-1).
\r\n\r\nTổ chức sản xuất cacao bền vững có thể\r\nxin chứng nhận ban đầu cho mức bất kỳ và sau đó hướng tới và đạt được mức cao\r\nhơn. Thời gian từ mức ban đầu đến mức trung bình có thể mất 60 tháng. Từ mức\r\ntrung bình đến mức cao có thể mất 60 tháng.
\r\n\r\nCác yêu cầu đối với kết quả thực hiện\r\nđược quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) là các yêu cầu bổ sung cho các\r\nyêu cầu của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững. Chỉ các tổ chức đáp ứng\r\nđược cả các yêu cầu hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững [theo TCVN 13142-1\r\n(ISO 34101-1) này hoặc Phụ lục A hoặc Phụ lục B] và các yêu cầu đối với kết quả\r\nthực hiện theo TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) mới được phép công bố sản phẩm cacao của\r\nhọ được sản xuất bền vững.
\r\n\r\nTCVN 13142-3 (ISO 34101-3) quy định\r\ncác yêu cầu về truy xuất nguồn gốc cacao sản xuất bền vững [đáp ứng các yêu cầu\r\ncủa bộ TCVN 13142 (ISO 34101)] từ một tổ chức sản xuất cacao bền vững và toàn bộ\r\nchuỗi cung ứng cacao đó.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về\r\nchương trình chứng nhận cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn\r\ngốc phù hợp với các yêu cầu của bộ TCVN 13142 (ISO 34101), bao gồm các yêu cầu\r\nvề mức ban đầu, mức trung bình đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững.
\r\n\r\n\r\n Tiêu chuẩn \r\n | \r\n \r\n Đối tượng \r\n | \r\n \r\n Dự kiến áp\r\n dụng cho \r\n | \r\n
\r\n TCVN\r\n 13142-1 (ISO 34101-1) \r\n | \r\n \r\n Các yêu cầu mức cao đối với các hệ\r\n thống quản lý sản xuất cacao bền vững (các yêu cầu mức ban đầu, mức trung\r\n bình và mức cao đối với các hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững được quy\r\n định trong tiêu chuẩn này) \r\n | \r\n \r\n Các tổ chức và các trang trại cacao\r\n đã được đăng ký sản xuất cacao bền vững \r\n | \r\n
\r\n TCVN\r\n 13142-2 (ISO 34101-2) \r\n | \r\n \r\n Các yêu cầu mức ban đầu, mức trung bình\r\n và mức cao về thực hiện (về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n TCVN\r\n 13142-3 (ISO 34101-3) \r\n | \r\n \r\n Các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc \r\n | \r\n \r\n Đối tác tham gia chuỗi cung ứng cacao \r\n | \r\n
\r\n Tiêu chuẩn\r\n này [TCVN 13142-4 (ISO 34101-4)] \r\n | \r\n \r\n Các yêu cầu về chương trình chứng nhận.\r\n Các yêu cầu về mức ban đầu và mức trung bình đối với các hệ thống quản lý sản\r\n xuất cacao bền vững (các\r\n yêu cầu mức cao đối với các hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững được quy\r\n định trong tiêu chuẩn này) \r\n | \r\n \r\n Chương trình chứng nhận và các tổ chức\r\n chứng nhận phù hợp với bộ tiêu chuẩn TCVN 13142 (ISO 34101). \r\nCác tổ chức muốn được chứng nhận bởi\r\n bên thứ ba được công nhận về sự phù hợp. \r\nCác tổ chức và các trang trại trồng\r\n cacao sản xuất cacao bền vững đã đăng ký áp dụng các yêu cầu về các mức ban đầu\r\n hoặc mức trung bình về hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững. \r\n | \r\n
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối\r\nvới mức ban đầu và mức trung bình của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững.\r\nTCVN\r\n13142-1\r\n(ISO 34101-1) quy định các yêu cầu đối với mức cao.
\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này, sử dụng các từ\r\nsau đây:
\r\n\r\n- “phải” chỉ sự yêu cầu;
\r\n\r\n- “cần” chỉ sự khuyến nghị;
\r\n\r\n- “có thể” chỉ sự cho phép,\r\nkhả năng hoặc năng lực.
\r\n\r\nThông tin nêu trong “CHÚ THÍCH” nhằm\r\nhướng dẫn để hiểu hoặc làm rõ các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CACAO ĐƯỢC SẢN\r\nXUẤT BỀN VỮNG VÀ CÓ THỂ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC - PHẦN 4: YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC\r\nCHƯƠNG TRÌNH CHỨNG NHẬN
\r\n\r\nSustainable\r\nand traceable cocoa - Part 4: Requirements\r\nfor certification schemes
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối\r\nvới các chương trình chứng nhận đối với cacao được sản xuất bền vững và có thể\r\ntruy xuất nguồn gốc, bao gồm chứng nhận các cơ sở sản xuất hạt cacao và các đối\r\ntác tham gia chuỗi cung ứng cacao. Tiêu chuẩn này được sử dụng cùng với TCVN\r\n13142-1 (ISO 34101-1), TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) và/hoặc TCVN 13142-3 (ISO\r\n34101-3).
\r\n\r\nTiêu chuẩn này cũng quy định các yêu cầu\r\nđối với các hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững:
\r\n\r\n- ở mức ban đầu, xem Phụ lục A:
\r\n\r\n- ở mức trung bình, xem Phụ lục B.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: TCVN 13142-1 (ISO 34101-1)\r\nquy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững ở mức\r\ncao.
\r\n\r\nChỉ các tổ chức đáp ứng cả các yêu cầu\r\ncủa hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững trong TCVN 13142-1 (ISO 34101-1)\r\nhoặc Phụ lục A hoặc Phụ lục B của tiêu chuẩn này và các yêu cầu về kết quả thực\r\nhiện trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) mới được công bố rằng hạt cacao của họ được\r\nsản xuất bền vững.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết\r\ncho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì\r\náp dụng phiên bản được nêu. Đối\r\nvới các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất,\r\nbao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
\r\n\r\nTCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019), Cacao\r\nđược sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc - Phần 1: Yêu cầu đối với\r\ncác hệ thống quản lý sản xuất bền vững
\r\n\r\nTCVN 13142-2:2020 (ISO 34101-2:2019), Cacao\r\nđược sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc - Phần 2: Yêu cầu về kết\r\nquả thực hiện (liên quan đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường)
\r\n\r\nTCVN 13142-3:2020 (ISO 34101-3:2019), Cacao\r\nđược sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc - Phần 3: Yêu cầu về truy\r\nxuất nguồn gốc
\r\n\r\nTCVN ISO/IEC 17000:2007 (ISO/IEC\r\n17000:2004), Đánh giá sự phù hợp - Từ vựng và các nguyên tắc chung
\r\n\r\nTCVN ISO/IEC 17011 (ISO/IEC 17011), Đánh\r\ngiá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với tổ chức công nhận các tổ chức đánh giá sự\r\nphù hợp
\r\n\r\nTCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC\r\n17021-1:2015), Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng\r\nnhận hệ thống quản lý - Phần 1: Các yêu cầu
\r\n\r\nTCVN ISO/IEC 17030:2011 (ISO/IEC\r\n17030:2003), Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung về dấu phù hợp của bên thứ\r\nba
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật\r\nngữ và định nghĩa sau:
\r\n\r\n3.1
\r\n\r\nCông nhận (accreditation)
\r\n\r\nXác nhận sự phù hợp của bên thứ ba đối\r\nvới tổ chức đánh giá sự phù hợp thể hiện chính thức rằng tổ chức đó có đủ năng\r\nlực để tiến hành các công việc cụ thể về đánh giá sự phù hợp
\r\n\r\n[NGUỒN: 5.6 của TCVN ISO/IEC 17000:2007\r\n(ISO/IEC 17000:2004)]
\r\n\r\n3.2
\r\n\r\nCơ quan công nhận\r\n(accreditation body)
\r\n\r\nCơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt\r\nđộng công nhận (3.1)
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Thẩm quyền của cơ quan công\r\nnhận thường được chính phủ giao.
\r\n\r\n[NGUỒN: 2.6 của TCVN ISO/IEC\r\n17000:2007 (ISO/IEC 17000:2004)]
\r\n\r\n3.3
\r\n\r\nChứng nhận (certification)
\r\n\r\nXác nhận sự phù hợp của bên thứ ba đối\r\nvới các sản phẩm, quá trình,\r\nhệ thống hoặc chuyên gia
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Chứng nhận hệ thống quản\r\nlý đôi khi còn được gọi là đăng ký.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Chứng nhận áp dụng cho tất\r\ncả các đối tượng đánh giá sự phù hợp ngoại trừ các tổ chức đánh giá sự phù hợp\r\nlà các đối tượng của công nhận (3.1).
\r\n\r\n[NGUỒN: 5.5 của TCVN ISO/IEC\r\n17000:2007 (ISO/IEC 17000:2004)]
\r\n\r\n3.4
\r\n\r\nTổ chức chứng nhận\r\n(certification body)
\r\n\r\nBên thứ ba thực hiện đánh giá sự phù hợp\r\ntheo chương trình chứng nhận (3.6)
\r\n\r\n3.5
\r\n\r\nYêu cầu chứng nhận\r\n(certification requirement)
\r\n\r\nYêu cầu cụ thể được đáp ứng bởi khách\r\nhàng (3.9) như một điều kiện để thiết lập hoặc duy trì chứng nhận\r\n(3.3)
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Yêu cầu chứng nhận bao gồm\r\ncác yêu cầu áp đặt cho khách hàng của tổ chức chứng\r\nnhận\r\n(3.4), thường thông qua thỏa thuận chứng nhận để đáp ứng các yêu cầu của tiêu\r\nchuẩn này và cũng có thể bao gồm các yêu cầu áp dụng cho khách hàng theo chương\r\ntrình chứng nhận (3.6)
\r\n\r\n3.6
\r\n\r\nChương trình chứng nhận (certification\r\nscheme)
\r\n\r\nHệ thống đánh giá sự phù hợp liên quan\r\nđến các sản phẩm, quy trình,\r\ndịch vụ và hệ thống quản lý xác định, theo đó các yêu cầu quy định giống nhau,\r\ncác quy tắc và thủ tục cụ thể được áp dụng
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “hệ thống đánh\r\ngiá sự phù hợp” được định nghĩa trong TCVN ISO/IEC 17000:2007 (ISO/IEC\r\n17000:2004), 2.7.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Các quy tắc, thủ tục và\r\nquản lý để thực hiện chứng nhận sản phẩm, quy trình, dịch vụ và hệ thống quản\r\nlý chứng nhận (3.3) được quy định bởi chương trình chứng nhận.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3: Hướng dẫn chung đối với\r\nviệc xây dựng các chương trình chứng nhận được nêu trong TCVN ISO/IEC 17067\r\n(ISO/IEC 17067), kết hợp với TCVN ISO/IEC TR 17026 (ISO/IEC TR 17026).
\r\n\r\n3.7
\r\n\r\nChuỗi cung ứng cacao (cocoa\r\nsupply chain)
\r\n\r\nTrình tự các giai đoạn và các hoạt động\r\nliên quan đến sự di chuyển và chế biến cacao, từ trang trại đến điểm ra khỏi cửa\r\nnhà máy của cơ sở sản xuất sản phẩm bán lẻ cuối cùng
\r\n\r\n[NGUỒN: 3.5 của TCVN 13142-3:2020 (ISO\r\n34101-3:2019)]
\r\n\r\n3.8
\r\n\r\nĐối tác tham gia chuỗi cung ứng cacao (cocoa\r\nsupply chain actor)
\r\n\r\nTổ chức nắm quyền sở hữu hợp pháp hoặc\r\nđưa ra công bố về cacao sản xuất bền vững
\r\n\r\n[NGUỒN: 3.6 của TCVN 13142-3:2020 (ISO\r\n34101-3:2019), đã sửa đổi - lược bỏ Chú thích 1)
\r\n\r\n3.9
\r\n\r\nKhách hàng (client)
\r\n\r\nTổ chức hoặc người chịu trách nhiệm\r\ntrước tổ chức chứng nhận (3.4) để đảm bảo rằng các yêu cầu chứng nhận\r\n(3.5) được đáp ứng
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “khách hàng” được sử dụng\r\ntrong tiêu chuẩn này, nhằm áp dụng cho cả “người đăng ký áp dụng”, trừ khi có\r\nquy định khác
\r\n\r\n3.10
\r\n\r\nTiền thưởng cho nông\r\ndân\r\n(farmer premium)
\r\n\r\nViệc chuyển tiền từ tổ chức cho nông\r\ndân đã đăng ký cacao sản\r\nxuất bền vững ngoài giá cacao quy ước tương đương
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Tiền thưởng được cấp cho nông\r\ndân đã đăng ký để thưởng cho những nỗ lực của họ hoặc khuyến khích nông\r\ndân đã đăng ký đáp ứng tất cả các yêu cầu của TCVN 13142-1 (ISO 34101-1) hoặc\r\nPhụ lục A hoặc Phụ lục B của tiêu chuẩn này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Nếu tiền thưởng được trả\r\nbằng hiện vật theo các cuộc đàm phán được lập thành văn bản (xem 5.11)\r\nthì bên thanh toán phải chứng minh tương đương với tiền mặt.
\r\n\r\n[NGUỒN: 3.26 của TCVN\r\n13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019)]
\r\n\r\n3.11
\r\n\r\nTính khách quan\r\n(impartiality)
\r\n\r\nSự thể hiện của tính vô tư
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Vô tư có nghĩa là không\r\ncó xung đột về lợi ích hoặc xung đột lợi ích được giải quyết sao cho không ảnh\r\nhưởng bất lợi đến các hoạt động tiếp theo.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Các thuật ngữ khác có thể\r\ndùng để truyền đạt cấu thành của tính khách quan là: độc lập, không có xung đột\r\nlợi ích, không thiên lệch, không thành kiến, không định kiến, trung lập, công bằng,\r\ncởi mở, không\r\nthiên vị, tách bạch, cân bằng.
\r\n\r\n[NGUỒN: 3.2 của TCVN ISO/IEC\r\n17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015), đã sửa đổi - lược bỏ “của tổ chức chứng nhận”\r\nra khỏi Chú thích 1.]
\r\n\r\n3.12
\r\n\r\nSự không phù hợp nặng (major\r\nnonconformity)
\r\n\r\nSự không phù hợp ảnh hưởng đến khả\r\nnăng của hệ thống quản lý trong việc đạt được các kết quả dự kiến.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Sự không phù hợp có thể\r\nđược phân loại thành sự không phù hợp nặng trong các trường hợp sau:
\r\n\r\n- nếu có nghi ngờ rõ rệt đối với việc\r\nkiểm soát có hiệu lực các quá trình hoặc nghi ngờ rõ rệt việc sản phẩm hay dịch\r\nvụ đáp ứng các yêu cầu quy định;
\r\n\r\n- nhiều sự không phù hợp nhẹ liên quan\r\nđến cùng một yêu cầu hoặc vấn đề có thể chứng tỏ sai lỗi mang\r\ntính hệ thống và vì vậy tạo ra sự không phù hợp nặng
\r\n\r\n[NGUỒN: 3.12 của TCVN ISO/IEC\r\n17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015)]
\r\n\r\n3.13
\r\n\r\nChủ chương trình (scheme\r\nowner)
\r\n\r\nTổ chức chịu trách nhiệm xây dựng và\r\nduy trì chương trình chứng nhận (3.6) cụ thể
\r\n\r\n3.14
\r\n\r\nPhạm vi chứng nhận (scope of\r\ncertification)
\r\n\r\nViệc xác định:
\r\n\r\n- sản phẩm, quá trình, dịch vụ, vườn\r\ncacao hoặc trang trại cacao hoặc các hệ thống quản lý được cấp chứng nhận\r\n(3.3);
\r\n\r\n- áp dụng chương trình chứng nhận\r\n(3.6);
\r\n\r\n- tiêu chuẩn và tài liệu quy định\r\nkhác, bao gồm cả ngày xuất bản, quy định sản phẩm, quá trình, dịch vụ hoặc hệ\r\nthống quản lý phải tuân thủ
\r\n\r\n3.15
\r\n\r\nHội đồng giám sát (supervisory\r\ncouncil)
\r\n\r\nTổ chức được thành lập bởi chủ\r\nchương trình (3.13) bao gồm các thành viên độc lập đại diện cho các bên\r\nquan tâm
\r\n\r\n3.16
\r\n\r\nGiám sát (surveillance)
\r\n\r\nViệc lặp lại có hệ thống các hoạt động\r\nđánh giá sự phù hợp làm cơ sở cho việc duy trì tính hiệu lực của tuyên bố về sự\r\nphù hợp
\r\n\r\n[NGUỒN: 6.1 của TCVN ISO/IEC\r\n17000:2007 (ISO/IEC 17000:2004)]
\r\n\r\n3.17
\r\n\r\nDấu phù hợp của bên thứ ba (third-party\r\nmark of conformity)
\r\n\r\nDấu được bảo hộ, do một tổ chức tiến\r\nhành đánh giá sự phù hợp của bên thứ ba cấp, chỉ ra rằng đối tượng đánh giá sự\r\nphù hợp (sản phẩm, quá trình, con người, hệ thống hoặc tổ chức) phù hợp với các\r\nyêu cầu quy định.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Dấu được bảo hộ là dấu được\r\nbảo vệ về mặt pháp lý chống việc sử dụng trái phép.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Yêu cầu quy định thường\r\nđược nêu trong các tài liệu “quy định” như tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc\r\ngia hoặc khu vực, quy chuẩn, quy định kỹ thuật.
\r\n\r\n[NGUỒN: 3.1 của TCVN ISO/IEC\r\n17030:2011 (ISO/IEC 17030:2003), 3.1, đã sửa đổi - lược bỏ Ví dụ.]
\r\n\r\n3.18
\r\n\r\nKiểm tra xác nhận\r\n(verification)
\r\n\r\nViệc xác nhận, thông qua việc cung cấp\r\nbằng chứng khách quan, rằng các yêu cầu xác định được thực hiện.
\r\n\r\n[NGUỒN: 3.8.12 của TCVN ISO 9000:2017\r\n(ISO 9000:2015), đã sửa đổi - lược bỏ các Chú thích].
\r\n\r\n4 Yêu cầu đối với chủ\r\nchương trình
\r\n\r\n4.1 Chủ chương\r\ntrình phải là một trong những thực thể pháp lý sau:
\r\n\r\na) một nhóm các tổ chức chứng nhận; hoặc
\r\n\r\nb) một tổ chức, ví dụ cơ quan quản lý\r\nnhà nước, tổ chức phi chính phủ hoặc hiệp hội thương mại (không phải là tổ chức\r\nchứng nhận, tổ chức đó xây dựng chương trình chứng nhận trong đó một\r\nhoặc nhiều tổ chức chứng nhận tham gia.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong trường hợp chủ chương\r\ntrình là cơ quan quản lý nhà nước, thì được coi là một thực thể pháp lý.
\r\n\r\n4.2 Chủ chương\r\ntrình phải độc lập với khách hàng được chứng nhận và không có khả năng tác động\r\nđến quyết định chứng nhận.
\r\n\r\n4.3 Chủ chương\r\ntrình phải xác định mọi rủi ro đối với tính khách quan. Nếu xác định được rủi\r\nro đối với tính khách quan thì chủ chương trình phải chứng minh cách loại trừ\r\nhoặc giảm thiểu rủi ro đó. Điều này phải bao gồm những rủi ro phát sinh từ các\r\nhoạt động, hoặc từ các mối quan hệ của các hoạt động hoặc từ các mối quan hệ cá\r\nnhân.
\r\n\r\nLãnh đạo cao nhất của chủ chương trình\r\nphải có chính sách về sự khách quan và thể hiện cam kết của họ đối với sự khách\r\nquan.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Một mối quan hệ đe dọa sự\r\nkhách quan của chủ chương trình có thể căn cứ trên quyền sở hữu, quản trị, quản\r\nlý, nhân sự, các nguồn lực chia sẻ, tài chính, hợp đồng, tiếp thị (bao gồm cả\r\nthương hiệu) và thanh toán\r\nhoa hồng bán hàng hoặc khuyến khích khác cho việc giới thiệu khách hàng mới,\r\nv.v...
\r\n\r\n4.4 Chủ chương\r\ntrình phải thành lập một hội đồng giám sát độc lập, được thành lập với sự cân đối\r\ncác đại diện của các bên quan tâm, bao gồm các bên quan tâm bên ngoài chịu ảnh hưởng\r\ntrực tiếp của chương trình. Thành phần của hội đồng giám sát độc lập phải minh\r\nbạch.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các bên quan tâm bị ảnh hưởng\r\ntrực tiếp là những đối tượng sẽ bị ảnh hưởng khi áp dụng\r\nbộ TCVN 13142 (ISO 34101). Những đối tượng này bao gồm nông dân trồng cacao\r\nvà/hoặc các tổ chức sản xuất hạt cacao, khách hàng, các nhóm cộng đồng bị ảnh\r\nhưởng bởi việc áp dụng tiêu chuẩn này và các tổ chức môi trường, xã hội, kinh tế-xã\r\nhội quan tâm đến việc áp dụng bộ TCVN 13142 (ISO 34101).
\r\n\r\n4.5 Hội đồng\r\ngiám sát không được tham gia vào bất kỳ hoạt động nào có thể mâu thuẫn với tính\r\nđộc lập và phán quyết của họ liên quan đến hoạt động của chủ chương trình, hoặc\r\ncó thể ảnh hưởng đến kết quả của các quyết định chứng nhận.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Ví dụ về xung đột như sự\r\nliên quan cá nhân trong khiếu nại, kháng cáo, tài chính, hợp đồng, tiếp thị\r\n(bao gồm cả thương hiệu) và thanh toán hoa hồng bán hàng, v.v...
\r\n\r\n4.6 Trách nhiệm của\r\nhội đồng giám sát bao gồm:
\r\n\r\na) đảm bảo tính khách quan và độc lập của\r\nchương trình, bao gồm đảm bảo chương trình không cho phép áp lực thương mại,\r\ntài chính, chính trị hoặc các áp lực khác làm tổn hại sự khách quan;
\r\n\r\nb) theo dõi các chính sách quản lý rủi\r\nro và các quá trình liên quan đến việc đảm bảo sự khách quan và độc lập;
\r\n\r\nc) phê duyệt khung hoạt động của\r\nchương trình;
\r\n\r\nd) giải quyết các khiếu nại và kháng\r\ncáo chưa được xử lý, và các hành động của chủ chương trình để giải quyết chúng,\r\nbao gồm đề xuất cho chủ chương trình các hành động tiếp theo để giải quyết;
\r\n\r\ne) xem xét và xác nhận hiệu lực của\r\nbáo cáo hàng năm từ chủ chương trình về các hoạt động của chủ chương trình;
\r\n\r\nf) xem xét các hoạt động của chương\r\ntrình hàng năm và cung cấp phản hồi cho chủ chương trình; mọi khuyến nghị được\r\nđưa ra trong báo cáo phải được công khai.
\r\n\r\n4.7 Chủ chương\r\ntrình phải đảm bảo rằng hội đồng giám sát có đủ năng lực, bao gồm:
\r\n\r\na) kiến thức chuyên sâu về các yêu cầu\r\ncủa bộ TCVN 13142 (ISO 34101);
\r\n\r\nb) sự hiểu biết về các mục tiêu của bộ\r\nTCVN 13142 (ISO 34101) và đặc biệt là các vấn đề kinh tế,\r\nxã hội và môi trường quan trọng của chuỗi cung ứng cacao;
\r\n\r\nc) thẩm quyền để đánh giá xem các hệ\r\nthống, chính sách, các thủ tục, các quy tắc của hệ thống và các hoạt động khác của\r\nchủ chương trình có đạt được các mục tiêu của bộ TCVN 13142 (ISO 34101) hay\r\nkhông.
\r\n\r\n5 Xây dựng và quản\r\nlý chương trình
\r\n\r\n5.1 Chủ chương\r\ntrình phải chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì chương trình chứng nhận của\r\nmình theo tiêu chuẩn này. Chủ chương trình phải thiết lập cấu trúc để xây dựng,\r\nvận hành và quản lý chương trình và cung cấp hướng dẫn khi được yêu cầu.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Hướng dẫn chung cho việc\r\nxây dựng và vận hành các chương trình được nêu trong TCVN ISO/IEC 17067\r\n(ISO/IEC 17067).
\r\n\r\n5.2 Chủ chương trình\r\nphải tạo lập, kiểm soát và duy trì thông tin dạng văn bản về hoạt động,\r\nbảo trì và cải tiến chương trình. Thông tin dạng văn bản phải quy định các quy\r\ntắc, quy trình vận hành chương trình và đặc biệt là trách nhiệm quản trị chương\r\ntrình.
\r\n\r\n5.3 Chủ chương\r\ntrình phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các mục tiêu, nội dung và tính toàn vẹn\r\ncủa chương trình.
\r\n\r\n5.4 Chủ chương\r\ntrình phải đánh giá và quản lý các rủi ro phát sinh từ các hoạt động của mình.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Rủi ro đối với tính toàn vẹn\r\ncủa chương trình là những rủi ro có thể sẽ làm suy yếu tính nhất quán, chặt chẽ,\r\nnăng lực, sự khách quan, tính minh bạch của chương trình và các hoạt động đánh\r\ngiá sự phù hợp đang diễn ra. Phụ lục C đưa ra các ví dụ về\r\nrủi ro cần được đánh giá.
\r\n\r\n5.5 Chủ chương\r\ntrình phải thiết lập các yêu cầu cho các tổ chức chứng nhận liên quan đến quá\r\ntrình chứng nhận. Những yêu cầu này phải bao gồm:
\r\n\r\na) công nhận các tổ chức chứng nhận\r\ntheo TCVN ISO/IEC 17021-1 (ISO/IEC 17021-1) bởi tổ chức công nhận hoạt động\r\ntheo TCVN ISO/IEC 17011 (ISO/IEC 17011);
\r\n\r\nb) công nhận các tổ chức chứng nhận\r\ntheo tiêu chuẩn này khi việc công nhận đó có sẵn.
\r\n\r\nChủ chương trình phải xác định bất kỳ\r\nyêu cầu nào khác liên quan đến các tổ chức công nhận (ví dụ: cơ quan công nhận\r\nlà thành viên của thỏa thuận công nhận lẫn nhau giữa các cơ quan công nhận).
\r\n\r\n5.6 Chủ chương\r\ntrình phải thiết lập các chuẩn mực để các tổ chức chứng nhận và khách hàng tiếp\r\ncận chương trình đánh giá. Chủ chương trình phải quy định những gì các tổ chức\r\nchứng nhận và khách hàng phải báo cáo cho chủ chương trình.
\r\n\r\n5.7 Chủ chương\r\ntrình phải thiết lập nội dung hợp đồng giữa chủ chương trình và tổ chức chứng\r\nnhận, giữa chủ chương trình và khách hàng, giữa tổ chức chứng nhận và khách hàng. Quyền,\r\ntrách nhiệm và trách nhiệm pháp lý của các bên khác nhau cần được xác định rõ\r\ntrong các hợp đồng.
\r\n\r\n5.8 Chủ chương\r\ntrình phải đảm bảo tính nhất quán của các cuộc đánh giá được thực hiện bởi các\r\ntổ chức chứng\r\nnhận. Chủ chương trình phải xác định những gì được coi lá không phù hợp nặng. Chủ\r\nchương trình phải thiết lập chính sách xử phạt đối với các tổ chức chứng nhận.
\r\n\r\n5.9 Chủ chương\r\ntrình phải xác định các thủ tục kiểm soát và xem xét các tổ chức chứng nhận.\r\nCác thủ tục này phải đảm bảo tính nhất quán, chặt chẽ, năng lực và sự khách\r\nquan của các hoạt động chứng nhận và có thể bao gồm quan sát đánh giá, đánh giá\r\ntrong thời hạn ngắn, xem xét các quá trình đánh giá hoặc xem xét các đánh giá\r\nnăng lực của chuyên gia đánh giá. Các thủ tục này phải xác định các hành động cần\r\nđược thực hiện và biện pháp phạt bất kỳ nào sẽ được áp dụng, nếu các tổ chức chứng\r\nnhận không đáp ứng các yêu cầu của chương trình.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Phụ lục D đưa ra hướng dẫn\r\nvề kiểm soát và xem xét dựa trên rủi ro của các tổ chức chứng nhận.
\r\n\r\n5.10 Chủ chương\r\ntrình phải thiết lập và duy trì hệ thống truy xuất nguồn gốc để giám sát và xác\r\nnhận các giao dịch trong cacao được sản xuất bền vững và\r\ncó thể truy xuất nguồn gốc. Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải phân biệt giữa\r\ncác hình thức truy xuất nguồn gốc theo quy định trong TCVN 13142-3 (ISO\r\n34101-3) [định danh được duy trì (IP), phân tách, cân bằng khối lượng]. Hệ thống\r\ntruy xuất nguồn gốc phải cho phép chủ chương trình kiểm tra xác nhận sự đối chiếu\r\ngiữa đầu vào và đầu ra của các đối tác tham gia chuỗi cung ứng cacao vận hành\r\ncác hệ thống truy xuất nguồn gốc cân bằng khối lượng. Hệ thống truy xuất nguồn\r\ngốc phải cho phép chủ chương trình kiểm soát việc sử dụng chứng chỉ, khiếu nại\r\nhoặc nhãn hiệu tuân thủ của bên thứ ba theo tiêu chuẩn này. Hệ thống truy xuất\r\nnguồn\r\ngốc\r\ncó thể bao gồm các quy định và thủ tục để xác nhận các giao dịch được theo dõi bởi\r\nchương trình khác.
\r\n\r\n5.11 Chủ chương\r\ntrình phải có thủ tục và giám sát việc thực hiện thủ tục đó để đàm phán về tiền\r\nthưởng cho nông dân, cơ chế thu hồi chi phí và quyền từ chối đầu tiên giữa:
\r\n\r\na) người mua đầu tiên và tổ chức sản\r\nxuất hạt cacao;
\r\n\r\nb) tổ chức sản xuất hạt cacao và nông\r\ndân đã đăng ký.
\r\n\r\nThủ tục phải cung cấp kết quả của các\r\ncuộc đàm phán được ghi lại và được cả hai bên xác nhận, các khoản thanh toán cơ\r\nchế hoàn trả chi phí và tiền thưởng cho nông dân được ghi lại và xác nhận. Nếu tiền\r\nthưởng được trả bằng hiện vật thì người mua đầu tiên phải chứng minh số tiền\r\ntương đương.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Về yêu cầu đối với tổ chức\r\nvà nông dân đã đăng ký, xem\r\n4.5.1 g) của TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\n5.12 Chủ chương\r\ntrình phải bảo vệ tính bảo mật của thông tin được cung cấp bởi các bên liên\r\nquan trong chương trình.
\r\n\r\n5.13 Chủ chương\r\ntrình phải có sự ổn định tài chính và các nguồn lực cần thiết để hoàn thành vai\r\ntrò của mình trong hoạt động của chương trình.
\r\n\r\n5.14 Chủ chương\r\ntrình phải bố trí phù hợp để trang trải các khoản chi phí phát sinh từ các hoạt\r\nđộng của mình. Sự sắp xếp phải phù hợp, ví dụ, đối với phạm vi hoạt động, các\r\nchương trình được thực hiện và trong các khu vực địa lý nơi chương trình hoạt động.
\r\n\r\n5.15 Chủ chương\r\ntrình phải xác định quá trình để định kỳ xem xét hoạt động của chương trình. Việc\r\nxem xét này phải xác định các khía cạnh cần cải tiến, có tính đến phản hồi từ\r\ncác bên quan tâm, bao gồm nông dân, các tổ chức sản xuất hạt cacao và các đối\r\ntác tham gia chuỗi cung ứng cacao. Việc xem xét phải bao gồm các quy định để đảm\r\nbảo rằng các yêu cầu của chương trình đang được áp dụng một cách nhất quán.
\r\n\r\n5.16 Chủ chương\r\ntrình phải xây dựng và áp dụng kế hoạch giám sát và đánh giá bao gồm tất cả các\r\nbước cần thiết để đánh giá đóng góp của họ đối với tác động kinh tế, xã hội và\r\nmôi trường. Các bước này bao gồm việc xác định tác động mà họ đang tìm cách đạt\r\nđược, xác định chiến lược, chọn chỉ số và thu thập dữ liệu, tiến hành phân tích\r\nvà báo cáo dữ liệu thường xuyên, cũng như các đánh giá tác động bổ sung và thiết\r\nlập các vòng phản hồi để cải tiến chương trình theo thời gian.
\r\n\r\n5.17 Chủ chương\r\ntrình phải theo dõi các thay đổi của các yêu cầu trong TCVN 13142 (ISO 34101)\r\nvà các tài liệu quy định khác xác định các yêu cầu được sử dụng trong chương\r\ntrình. Chủ chương trình phải có một quá trình thực hiện các thay đổi cần thiết\r\ntrong chương trình bất cứ khi nào có thay đổi\r\ntrong các tài liệu này và để quản lý việc thực hiện các thay đổi (ví dụ: giai\r\nđoạn chuyển đổi) của các tổ chức chứng nhận, khách hàng và các bên quan tâm\r\nkhác, khi cần.
\r\n\r\n5.18 Chủ chương\r\ntrình cần tiến hành đánh giá ngang hàng định kỳ chương trình theo các nguyên tắc\r\ncủa TCVN ISO/IEC 17040 (ISO/IEC 17040). Kết quả của đánh giá ngang hàng này của\r\nchương trình cũng phải có sẵn cho hội đồng giám sát.
\r\n\r\nChủ chương trình phải mô tả các hành động\r\ncụ thể được thực hiện hoặc lên kế hoạch thực hiện, trong một thời gian xác định,\r\nđể khắc phục mọi sự không phù hợp và thông báo cho hội đồng giám sát tương ứng.
\r\n\r\n6 Thông tin công\r\nkhai có sẵn
\r\n\r\nChủ chương trình phải đảm bảo các\r\nthông tin sau đây được duy trì và cung cấp công khai kịp thời, bởi chủ chương\r\ntrình hoặc bởi tổ chức chứng nhận, nếu phù hợp:
\r\n\r\na) khung hoạt động và cơ cấu tổ chức của\r\nchương trình;
\r\n\r\nb) chính sách về tính khách quan, các\r\nchính sách quản lý rủi ro và các quá trình liên quan đến việc đảm bảo tính\r\nkhách quan và độc lập;
\r\n\r\nc) tác động của chương trình đối với\r\nngành cacao sản xuất bền vững, xem 5.16:
\r\n\r\nd) loại hình đánh giá quá trình được sử\r\ndụng, bao gồm phương pháp luận, yêu cầu lấy mẫu và tần suất đánh giá;
\r\n\r\ne) danh sách tổ chức chứng nhận được\r\nphê duyệt để chứng nhận\r\ncho khách hàng các yêu cầu của chương trình;
\r\n\r\nf) danh sách tổ chức công nhận đã công\r\nnhận các tổ chức chứng nhận nêu trên;
\r\n\r\ng) thủ tục kiểm soát và xem xét của\r\ncác tổ chức chứng nhận;
\r\n\r\nh) danh sách khách hàng hiện tại, bao\r\ngồm cả ngày cấp, ngày hết hạn của giấy chứng nhận;
\r\n\r\ni) danh sách khách hàng bị thu hồi giấy\r\nchứng nhận;
\r\n\r\nj) kết quả đánh giá ngang hàng bất kỳ của\r\nchương trình;
\r\n\r\nk) chính sách giám sát và xác nhận giá\r\ntrị sử dụng các giao dịch về cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất\r\nnguồn gốc, bao gồm các điều khoản đã thỏa thuận với các chương trình khác, khi\r\náp dụng;
\r\n\r\nl) chính sách về đàm phán tiền thưởng,\r\nđàm phán thu\r\nthu hồi chi phí và các thủ tục;
\r\n\r\nm) chính sách xử phạt đối với các mức\r\nđộ không phù hợp khác nhau.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Những yêu cầu này được bổ\r\nsung cho các yêu cầu liên quan đến thông tin có sẵn công khai được tìm thấy trong\r\ncác điều khác của tiêu chuẩn này [ví dụ, trong 4.4, 4.6 f), 7.1, 7.5 và 9.1].
\r\n\r\n7 Phàn nàn và khiếu\r\nnại chủ chương trình
\r\n\r\n7.1 Chủ chương\r\ntrình phải xác định và cung cấp công khai thủ tục để xử lý khiếu nại và gửi\r\nphàn nàn của khách hàng đến tổ chức chứng nhận hoặc chủ chương trình. Thủ tục\r\nphải cung cấp ít nhất:
\r\n\r\na) các khiếu nại về nghĩa vụ hợp đồng\r\ngiữa khách hàng và tổ chức chứng nhận, khiếu nại về khách hàng và kháng cáo quyết\r\nđịnh của tổ chức chứng nhận phải được gửi đến tổ chức chứng nhận trong trường hợp\r\nđầu tiên và được giải quyết theo các quá trình xử lý khiếu nại và phàn nàn của\r\ntổ chức chứng nhận [xem 9.7 và 9.8 của TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC\r\n17021-1:2015)];
\r\n\r\nb) khiếu nại về hoạt động chứng nhận của\r\ntổ chức chứng nhận phải được gửi đến tổ chức chứng nhận trong trường hợp đầu\r\ntiên và tổ chức chứng nhận phải cung cấp một bản sao cho chủ chương trình khi\r\nnhận và giải quyết khiếu nại;
\r\n\r\nc) các khiếu nại và kháng cáo chưa được\r\nhoặc không thể giải quyết của tổ chức chứng nhận phải được gửi đến chủ chương\r\ntrình;
\r\n\r\nd) khiếu nại và kháng cáo về sự không\r\nphù hợp với chính sách, thủ tục và yêu cầu chứng nhận của chủ chương trình, bao\r\ngồm các khiếu nại liên quan đến tuyên bố sai lệch hoặc gian lận tiềm tàng, phải\r\nđược gửi trực tiếp đến chủ chương trình;
\r\n\r\ne) chủ chương trình phải tạo điều kiện\r\ncho các khiếu nại (từ khách hàng và công chúng) liên quan đến các chính sách,\r\nthủ tục, hệ thống và yêu cầu chứng nhận của chủ chương trình
\r\n\r\n7.2 Chủ chương\r\ntrình phải điều tra và thực hiện hành động thích hợp liên quan đến khiếu nại,\r\nbao gồm xem xét và thực hiện bất kỳ hành động khắc phục cần thiết nào đối với\r\ncác chính sách, thủ tục, hệ thống và yêu cầu chứng nhận của mình.
\r\n\r\n7.3 Chủ chương\r\ntrình phải lưu giữ thông tin dạng văn bản tất cả các khiếu nại và kháng cáo,\r\nbao gồm các hành động được thực hiện để giải quyết chúng.
\r\n\r\n7.4 Chủ chương\r\ntrình phải đảm bảo rằng việc đệ trình, điều tra, quyết định\r\nvề khiếu nại và kháng cáo không được dẫn đến bất kỳ hành động phân biệt đối xử\r\nnào đối với người khiếu nại hoặc kháng cáo.
\r\n\r\n7.5 Chủ chương\r\ntrình xác định người khiếu nại hoặc người kháng cáo và tổ chức chứng nhận, ở chừng\r\nmực nào đó là đối tượng khiếu nại hoặc kháng cáo và công khai cách giải quyết.
\r\n\r\n7.6 Chủ chương\r\ntrình phải cung cấp bản báo cáo tóm tắt hàng năm cho hội đồng giám sát, làm\r\nphương tiện hỗ trợ vai trò của nó như quy định trong 4.6.
\r\n\r\n8 Yêu cầu đối với tổ\r\nchức chứng nhận
\r\n\r\n\r\n\r\n8.1.1 Các tổ chức\r\nchứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong TCVN ISO/IEC 17021-1:2015\r\n(ISO/IEC 17021-1:2015). Các tổ chức chứng nhận phải cho phép khách hàng công bố\r\nvề sự phù hợp của sản phẩm khi được cho phép và được kiểm soát bằng chương\r\ntrình hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n8.1.2 Các tổ chức\r\nchứng nhận phải áp dụng cách tiếp cận đánh giá dựa trên rủi ro xem 4.8 của TCVN\r\nISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015). Tổ chức chứng nhận phải xác định rủi\r\nro và thiết lập các thủ tục quản lý rủi ro được áp dụng trong quá trình đánh\r\ngiá.
\r\n\r\n\r\n\r\n8.2.1 Tổ chức chứng\r\nnhận phải có thỏa thuận pháp lý với từng khách hàng trong việc cung cấp các hoạt\r\nđộng chứng nhận, phù hợp với các yêu cầu liên quan của tiêu chuẩn này, bao gồm phạm\r\nvi chứng nhận, khung thời gian và phí chứng nhận.
\r\n\r\n8.2.2 Tổ chức chứng\r\nnhận phải xác định thông tin cần thiết cho việc đăng ký chứng nhận và phải\r\nthông báo cho các bên quan tâm.
\r\n\r\nTrong trường hợp thay đổi tổ chức chứng\r\nnhận, khách hàng phải thông báo cho tổ chức chứng nhận mới trước khi đánh giá\r\nchứng nhận về việc hoàn thành mức yêu cầu và tình trạng, kết quả đạt được của sự\r\nphù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này, TCVN 13142-1 (ISO 34101-1), TCVN\r\n13142-2 (ISO 34101-2) và/hoặc TCVN 13142-3 (ISO 34101-3) trong thời gian chứng\r\nnhận trước đây.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Ví dụ về thông tin được\r\nchia sẻ với tổ chức chứng nhận mới là các báo cáo chứng nhận và các báo cáo\r\nđánh giá nội bộ.
\r\n\r\n8.2.3 Trước khi\r\nđánh giá chứng nhận, khách hàng là tổ chức sản xuất hạt cacao phải thông báo\r\ncho tổ chức chứng nhận những yêu cầu nào, bao gồm các mức dự định được chứng nhận\r\ncho các hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững:
\r\n\r\n- yêu cầu mức ban đầu: được quy định\r\ntrong Phụ lục A của tiêu chuẩn này: hoặc
\r\n\r\n- yêu cầu mức trung bình: được quy định\r\ntrong Phụ lục B của tiêu chuẩn này: hoặc
\r\n\r\n- yêu cầu mức cao: được quy định trong\r\nTCVN 13142-1 (ISO 34101-1); và về kết quả thực hiện:
\r\n\r\n- yêu cầu mức ban đầu: được quy định\r\ntrong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2); hoặc
\r\n\r\n- yêu cầu mức trung bình: được quy định\r\ntrong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2); hoặc
\r\n\r\n- yêu cầu mức cao: được quy định trong\r\nTCVN 13142-2 (ISO 34101-2).
\r\n\r\nTổ chức sản xuất hạt\r\ncacao có thể nộp đơn đăng ký chứng nhận ban đầu cho bất kỳ mức nào và sau đó phải\r\ntiếp tục tiến lên mức cao hơn cho đến khi đạt được mức cao. Thời gian chuyển đổi\r\ntừ mức ban đầu đến mức trung bình có thể mất tới 60 tháng. Thời gian chuyển từ\r\nmức trung bình đến mức cao có thể mất tới 60 tháng.
\r\n\r\nTổ chức chứng nhận phải lập kế hoạch\r\nđánh giá theo yêu cầu được công bố (mức ban đầu, mức trung bình hoặc mức cao).\r\nBảng 1 đưa ra ví dụ về chu kỳ đánh giá cho một tổ chức sản xuất hạt cacao bắt đầu\r\ntừ các yêu cầu ở mức ban đầu.
\r\n\r\nBảng 1 - Ví dụ\r\nvề chu trình đánh giá từ mức ban đầu đến mức cao
\r\n\r\n\r\n Hình thức\r\n đánh giá \r\n | \r\n \r\n Các yêu cầua \r\n | \r\n \r\n Thời gian\r\n và tần suất \r\n | \r\n
\r\n Đánh giá chứng nhận \r\n | \r\n \r\n Phụ lục A của tiêu chuẩn này và TCVN\r\n 13142-2 (ISO 34101-2), mức ban đầu \r\n | \r\n \r\n Thu hoạch theo mùa: 4 tháng trước đến\r\n 4 tháng sau khi bắt đầu thu hoạch. \r\nThu hoạch liên tục: bất cứ lúc nào. \r\n | \r\n
\r\n Kiểm tra xác nhận sau mỗi 12 tháng \r\n | \r\n \r\n Phụ lục A của tiêu chuẩn này và TCVN\r\n 13142-2 (ISO 34101 2), các yêu cầu liên quan đến kế hoạch phát triển trang trại\r\n cacao (CFDP) và mức ban đầu 12 tháng. \r\n | \r\n \r\n Trong vòng 12 tháng kể từ khi đánh\r\n giá chứng nhận \r\n | \r\n
\r\n Đánh giá giám sát \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Tối đa 30 tháng kể từ khi đánh giá\r\n chứng nhận \r\n | \r\n
\r\n Đánh giá chứng nhận lại \r\n | \r\n \r\n Phụ lục B của tiêu chuẩn này và TCVN\r\n 13142-2 (ISO 34101-2), mức trung bình. \r\n | \r\n \r\n Tối đa 60 tháng kể từ khi đánh giá\r\n chứng nhận \r\n | \r\n
\r\n Đánh giá giám sát \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Tối đa 90 tháng kể từ khi đánh giá\r\n chứng nhận \r\n | \r\n
\r\n Đánh giá chứng nhận lại \r\n | \r\n \r\n TCVN 13142-1 (ISO 34101-1) và TCVN\r\n 13142-2 (ISO 34101-2), mức cao \r\n | \r\n \r\n Tối đa 120 tháng kể từ khi đánh giá\r\n chứng nhận \r\n | \r\n
\r\n a Tổ chức sản\r\n xuất hạt cacao có thể chọn đăng ký chứng nhận ban đầu ở mức trung bình hoặc mức\r\n cao thay cho mức ban đầu. \r\n | \r\n
8.2.4 Tổ chức chứng\r\nnhận phải xác định:
\r\n\r\na) thời gian cần thiết cho việc xem\r\nxét các đăng ký chứng nhận từ khách hàng chứng nhận cacao được sản xuất bền vững\r\nvà có thể truy xuất nguồn gốc;
\r\n\r\nb) thời gian cần thiết cho việc lập kế\r\nhoạch và thực hiện đánh giá khách hàng đầy đủ và hiệu quả;
\r\n\r\nc) thông tin cần thiết từ khách hàng\r\ntrước khi tiến hành lập kế hoạch đánh giá.
\r\n\r\nTổ chức chứng nhận phải thông báo cho\r\nkhách hàng và phải thực hiện kịp thời khi khách hàng đã nộp đơn đăng ký chứng\r\nnhận.
\r\n\r\nKhách hàng có thể yêu cầu tổ chức chứng\r\nnhận chấp nhận thay đổi phạm vi chứng nhận (ví dụ: thay đổi về khối lượng, số\r\nlượng nông dân đã tham gia hoặc số địa điểm áp dụng). Để đáp lại đơn đăng ký mở\r\nrộng phạm vi chứng nhận đã được cấp, tổ chức chứng nhận phải tiến hành xem xét\r\nđơn và xác định các hoạt động đánh giá cần thiết để quyết định\r\nxem có thể mở rộng hay không. Điều này có thể được thực hiện kết hợp với đánh\r\ngiá giám sát. Tổ chức chứng nhận có thể từ chối mở rộng nếu khách hàng không\r\ncung cấp đủ bằng chứng cho thấy sự thay đổi trong phạm vi là hợp lý.
\r\n\r\n8.3 Chu\r\ntrình đánh giá đối với tổ chức sản xuất hạt cacao
\r\n\r\nTổ chức chứng nhận phải tiến hành đánh\r\ngiá chứng nhận để đánh giá tất cả các yêu cầu được quy định trong TCVN 13142-1\r\n(ISO 34101-1) (hoặc trong Phụ lục A hoặc Phụ lục B của tiêu chuẩn này) và TCVN\r\n13142-2 (ISO 34101-2) và TCVN 13142-3 (ISO 34101-3), khi phù hợp (xem 8.4).
\r\n\r\nTổ chức chứng nhận phải tiến hành đánh\r\ngiá xác nhận trong vòng 12 tháng kể từ lần đánh giá chứng nhận ban đầu để đánh\r\ngiá:
\r\n\r\na) các yêu cầu quy định trong TCVN\r\n13142-1 (ISO 34101-1) (hoặc Phụ lục A hoặc Phụ lục B của tiêu chuẩn này) liên\r\nquan đến việc xây dựng kế hoạch và quy trình thiết lập CFDP đối với tất cả nông\r\ndân đã tham gia;
\r\n\r\nb) các yêu cầu quy định trong TCVN\r\n13142-2 (ISO 34101-2) được biểu thị bằng số “12” làm mức ban đầu.
\r\n\r\nTổ chức chứng nhận phải tiến hành đánh\r\ngiá giám sát trong vòng 30 tháng kể từ lần đánh giá chứng nhận hoặc đánh giá chứng\r\nnhận lại trước đó, tùy theo điều kiện nào gần hơn.
\r\n\r\nTổ chức chứng nhận phải tiến hành đánh\r\ngiá chứng nhận lại trong vòng 60 tháng kể từ lần đánh giá chứng nhận hoặc đánh\r\ngiá chứng nhận lại trước đó, tùy theo lần nào gần hơn.
\r\n\r\nXem ví dụ được nêu trong Bảng 1 về chu\r\nkỳ đánh giá tối thiểu.
\r\n\r\nTổ chức chứng nhận cần tiến hành đánh\r\ngiá các khách hàng được chứng nhận trong thời gian ngắn hoặc không báo trước\r\ntheo phương pháp dựa trên rủi ro, hoặc để điều tra các khiếu nại, hoặc phản hồi\r\ncác thay đổi, hoặc theo dõi các khách hàng đang bị đình chỉ.
\r\n\r\nĐể tổ chức tiến tới cấp độ yêu cầu tiếp\r\ntheo, tổ chức chứng nhận phải thực hiện đánh giá trong tổ chức để chứng minh sự\r\nphù hợp với yêu cầu tại mức đó. Theo TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) và Phụ lục A và\r\nPhụ lục B của tiêu chuẩn này, tổ chức không được duy trì quá 60 tháng ở cả mức\r\nban đầu hoặc mức trung bình.
\r\n\r\nTổ chức chứng\r\nnhận phải xác định, tham khảo ý kiến của tổ chức sản xuất cacao, liệu khách\r\nhàng có chu kỳ sản xuất theo mùa hay không và phải lập kế hoạch đánh giá chứng\r\nnhận và chứng nhận lại cho phù hợp để diễn ra trong vòng bốn tháng trước hoặc\r\nsau khi bắt đầu giai đoạn thu hoạch.
\r\n\r\nTổ chức chứng nhận có thể kết hợp giai\r\nđoạn 1 và giai đoạn 2 của đánh giá chứng nhận ban đầu (như quy định trong\r\n9.1.3.2 của TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015).
\r\n\r\nTrong trường hợp đánh giá chứng nhận lần\r\nđầu trong một chu kỳ sản xuất theo mùa dẫn đến quyết định chứng nhận tích cực\r\nthì cacao bắt đầu được thu hoạch có thể được chứng nhận.
\r\n\r\nTrong trường hợp đánh giá chứng nhận lần\r\nđầu trong một chu kỳ sản xuất liên tục dẫn đến quyết định chứng nhận tích cực,\r\ncacao được thu hoạch sau ngày quyết định này có thể được chứng nhận.
\r\n\r\n8.4 Chu kỳ\r\nđánh giá đối với các đối tác tham gia chuỗi cung ứng cacao
\r\n\r\n8.4.1 Yêu cầu chung
\r\n\r\nTổ chức chứng nhận phải tiến hành đánh\r\ngiá chứng nhận để đánh giá tất cả các yêu cầu quy định trong TCVN 13142-3 (ISO\r\n34101-3) đối với các đối tác tham gia chuỗi cung ứng cacao tuyên bố về sự phù hợp\r\nvới TCVN 13142-3 (ISO 34101-3) và:
\r\n\r\na) có quyền sở hữu hợp pháp cacao đã\r\nđược chứng nhận; hoặc
\r\n\r\nb) xử lý vật lý cacao đã được chứng nhận:\r\ntất cả các hoạt động được thực hiện (bởi chính đối tác tham gia chuỗi cung ứng\r\ncacao hoặc thuê ngoài cho nhà thầu phụ) đối với các sản phẩm không đóng gói,\r\nchưa đóng gói hoặc không niêm phong được coi là hoạt động xử lý vật lý.
\r\n\r\nChứng nhận theo TCVN 13142-3 (ISO\r\n34101-3) không áp dụng cho các tổ chức sản xuất hạt cacao, trừ trường hợp tổ chức\r\nsản xuất hạt cacao có quyền sở hữu hợp pháp một tổ chức cacao được sản xuất bền\r\nvững hoặc chế biến các sản phẩm cacao.
\r\n\r\nChủ chương trình phải xây dựng và thực\r\nhiện quá trình đánh giá rủi ro truy xuất nguồn gốc, cho phép đánh giá rủi ro của\r\ntừng đối tác tham gia chuỗi cung ứng cacao và các nhà thầu. Sau đó, kết quả của\r\nđánh giá rủi ro phải xác định loại hoạt động đánh giá (ví dụ: đánh giá tại chỗ,\r\nđánh giá trên tài liệu) và tần suất phù hợp (ví dụ: hàng năm, hai năm một lần).
\r\n\r\nĐối tác tham gia chuỗi cung ứng cacao\r\nphải nộp bản đánh giá rủi ro truy xuất nguồn gốc mới sau năm năm hoặc bất cứ\r\nkhi nào có sự thay đổi đáng kể về phạm vi.
\r\n\r\n8.4.2 Đánh giá chứng\r\nnhận hoặc chứng nhận lại
\r\n\r\nTrong trường hợp khi đánh giá rủi ro\r\ntruy xuất nguồn gốc cho thấy cần phải đánh giá chứng nhận hoặc chứng nhận\r\nlại khi bắt đầu chu kỳ đánh giá, thì áp dụng như sau:
\r\n\r\na) Đối với các đối tác tham gia chuỗi\r\ncung ứng cacao hoạt động theo các mức truy xuất nguồn gốc IP và phân tách thì\r\nđánh giá chứng nhận phải được tiến hành không quá bốn tháng sau khi họ nhận được\r\nlô cacao mua lần đầu tiên đã được chứng nhận theo chương trình đáp ứng các yêu cầu\r\ncủa tiêu chuẩn này. Sản phẩm nhận được hơn bốn tháng trước ngày đánh giá không\r\nđược công bố là đã được chứng nhận theo chương trình quy định trong tiêu chuẩn\r\nnày.
\r\n\r\nb) Đối với các đối tác tham gia chuỗi\r\ncung ứng cacao hoạt động ở mức truy xuất nguồn gốc cân bằng khối lượng, thì việc\r\nđánh giá chứng nhận phải được thực hiện không quá bốn tháng sau lần mua cacao đầu\r\ntiên đã được chứng nhận đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Sản phẩm được\r\nmua hơn bốn tháng trước ngày đánh giá không được công bố đã được chứng nhận\r\ntheo chương trình quy định trong tiêu chuẩn này
\r\n\r\nĐối với các đối tác tham gia chuỗi\r\ncung ứng cacao hoạt động theo mức truy xuất nguồn gốc cân bằng khối lượng và\r\nbán sản phẩm có công bố về nguồn gốc cụ thể thì tổ chức chứng nhận phải kiểm\r\ntra xác nhận đầu vào của cacao dạng lỏng để đáp ứng các yêu cầu 9.2 của TCVN\r\n13142-3:2020 (ISO 34101-3:2019).
\r\n\r\nCác đối tác tham gia chuỗi cung ứng\r\ncacao không được công bố sự phù hợp với chương trình trong tiêu chuẩn này cho đến\r\nkhi nhận được chứng nhận hợp lệ.
\r\n\r\nTổ chức chứng nhận có thể kết hợp giai\r\nđoạn 1 và giai đoạn 2 của đánh giá chứng nhận ban đầu [như quy định trong\r\n9.1.3.2 của TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015)].
\r\n\r\n8.4.3 Đánh giá giám\r\nsát
\r\n\r\nTrong các trường hợp đánh giá rủi ro\r\ntruy xuất nguồn gốc cho thấy cần phải đánh giá giám sát trong chu kỳ đánh giá,\r\nthì các cuộc đánh giá này phải được thực hiện trong khoảng thời gian từ bốn\r\ntháng trước đến bốn tháng sau ngày của giấy chứng nhận hàng năm cho tất cả các\r\nđối tác tham gia chuỗi cung ứng cacao.
\r\n\r\n\r\n\r\nTổ chức chứng nhận phải đảm bảo rằng\r\nđánh giá vật lý phải được tiến hành với các cỡ mẫu tối thiểu như sau:
\r\n\r\na) trong trường hợp một nông dân là một\r\ntổ chức sản xuất hạt cacao: căn bậc hai của tổng số vườn cacao (được làm tròn\r\nlên) hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững và vị trí nơi văn bản được lập;
\r\n\r\nb) trong trường hợp các nông dân đã\r\nđăng ký trong một tổ chức sản xuất hạt cacao: căn bậc hai của tổng số nông dân\r\n(được làm tròn lên), hệ thống\r\nquản lý sản xuất cacao bền vững và vị trí nơi văn bản được lập;
\r\n\r\nc) trong các trường hợp của một đối\r\ntác tham gia chuỗi cung ứng cacao: căn bậc hai của tổng số vị trí (được làm\r\ntròn lên), quản trị cân bằng khối lượng (cho một vị trí hoặc một nhóm các vị trí) và vị trí\r\nnơi văn bản được lập.
\r\n\r\nMẫu phải được chọn theo các thủ tục quản\r\nlý rủi ro.
\r\n\r\n8.6 Phương\r\npháp thu thập thông tin trong quá trình đánh giá
\r\n\r\nCác phương pháp của tổ chức chứng nhận\r\nđể thu thập thông tin, bổ sung cho các phương pháp quy định trong 9.4.4.2 của\r\nTCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015), phải bao gồm:
\r\n\r\na) đánh giá tại chỗ, bao gồm quan sát\r\ncác hoạt động;
\r\n\r\nb) kiểm tra cơ sở vật chất;
\r\n\r\nc) phỏng vấn nông dân đã đăng ký và\r\nnhân cõng được họ thuê trong các trường hợp của các tổ chức sản xuất hạt cacao,\r\ncũng như với các công nhân của tổ chức sản xuất hạt cacao hoặc đối tác\r\ntham gia chuỗi cung ứng cacao;
\r\n\r\nd) xác nhận dữ liệu (ví dụ: thực hành\r\nnông nghiệp tốt, điều kiện làm việc, sự không phù hợp);
\r\n\r\ne) xem xét các khiếu nại và cáo buộc.
\r\n\r\n8.7 Thời\r\ngian cần thiết cho một cuộc đánh giá
\r\n\r\nĐối với các tổ chức sản xuất hạt\r\ncacao, thời gian tối thiểu sau đây đối với các hoạt động đánh giá tại chỗ (cần\r\nphân bổ thêm thời gian, nếu cần) phải được đáp ứng:
\r\n\r\na) đối với vườn cacao, tối thiểu một\r\nphần sáu ngày công;
\r\n\r\nb) đối với hệ thống quản lý sản xuất\r\ncacao bền vững, tối thiểu nửa ngày công.
\r\n\r\nĐối với các đối tác tham gia chuỗi\r\ncung ứng cacao, thời gian tối thiểu sau đây đối với các hoạt động đánh giá tại\r\nchỗ (nếu cần, cần phân bổ thêm thời gian):
\r\n\r\n- đối với đánh giá tại nơi chế biến, tối\r\nthiểu một phần tư ngày công.
\r\n\r\n8.8 Thời\r\ngian để giải quyết sự không phù hợp
\r\n\r\nTrong trường hợp xác định được sự\r\nkhông phù hợp trong quá trình chứng nhận, kiểm tra xác nhận 12 tháng, đánh giá\r\ngiám sát hoặc đánh giá chứng nhận lại, cả tổ chức chứng nhận và khách hàng phải thống\r\nnhất về khung thời gian trong đó việc khắc phục, hành động khắc phục phải được\r\nthực hiện, tối đa là sáu tháng kể từ ngày lập báo cáo đánh giá. Trừ khi giấy chứng\r\nnhận bị đình chỉ hoặc thu hồi, thì khách hàng và cacao của họ được coi là được\r\nchứng nhận trong khung thời gian này với điều kiện đó không phải là đánh giá chứng\r\nnhận ban đầu.
\r\n\r\nNếu tổ chức chứng\r\nnhận không thẩm định tính hiệu lực của việc khắc phục và hành động khắc phục của\r\nbất kỳ sự không phù hợp nào trong vòng sáu tháng kể từ ngày báo cáo đánh giá chứng\r\nnhận hoặc đánh giá chứng nhận lại thì tổ chức chứng nhận không được cấp giấy chứng\r\nnhận hoặc chứng nhận lại cho tổ chức đó.
\r\n\r\nNếu tổ chức chứng nhận không thể đánh\r\ngiá việc thực hiện khắc phục và hành động khắc phục của bất kỳ sự không phù hợp\r\nnào trong vòng sáu tháng kể từ ngày báo cáo đánh giá sau khi kiểm tra xác nhận\r\n12 tháng hoặc đánh giá giám sát thì tổ chức chứng nhận sẽ thu hồi giấy chứng nhận.
\r\n\r\nĐể được chứng nhận lại, khách hàng phải\r\nnhận được cuộc đánh giá chứng nhận mới. Việc chứng nhận có thể được khôi phục\r\nchỉ 12 tháng trở lên sau khi kiểm ra xác nhận hoặc đánh giá giám sát dẫn đến việc\r\nrút giấy chứng nhận.
\r\n\r\n8.9 Thời hiệu\r\ncủa giấy chứng nhận
\r\n\r\nKhi giấy chứng nhận của khách hàng hết\r\nhạn, tổ chức chứng nhận phải thông báo cho khách hàng rằng kể từ ngày hết hạn của\r\nchứng nhận họ không thể công bố rằng cacao của họ được chứng nhận theo chương\r\ntrình quy định trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n8.10 Sử dụng\r\nlại giấy chứng nhận
\r\n\r\nTrong trường hợp khách hàng sử dụng lại\r\nchứng nhận, tổ chức chứng nhận không cho phép công bố rằng cacao của họ được sản\r\nxuất theo giấy chứng nhận đã hết hạn trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n\r\n\r\nNgoài các yêu cầu được quy định trong\r\nTCVN ISO/IEC 17021-1 (ISO/IEC 17021-1), tổ chức chứng nhận phải đảm bảo rằng\r\nnăng lực của chuyên gia đánh giá bao gồm:
\r\n\r\na) kiến thức về nông học và các kỹ\r\nnăng để xác định việc áp dụng thực hành nông nghiệp và môi trường tốt;
\r\n\r\nb) kiến thức về nhân quyền, bao gồm\r\nquyền lao động, kỹ năng đánh giá các chính sách, chương trình nhân quyền và kỹ\r\nnăng xác định vi phạm nhân quyền, bao gồm các hình thức lao động trẻ em và lao\r\nđộng cưỡng bức tồi tệ nhất;
\r\n\r\nc) kiến thức để xác định xem khách\r\nhàng có nhận biết và đánh giá sự tuân thủ của mình với tất cả các yêu cầu theo\r\nluật định, quy định hiện hành hay không và sự phù hợp của nó với các yêu cầu\r\nkhác trong khía cạnh cụ thể được đánh giá.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu luật định và\r\nquy định có thể được thể hiện dưới dạng các yêu cầu pháp lý.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Đối với báo cáo về môi\r\ntrường, các yêu cầu khác có thể bao gồm các quy tắc quốc gia, quốc tế và ngành\r\ncụ thể.
\r\n\r\nNgười tham gia đánh giá năng lực phải\r\ncó năng lực tối thiểu, tương đương với các chức năng được đánh giá.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nCông bố hoặc dấu phù hợp của\r\nbên thứ ba về sự phù hợp cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn\r\ngốc theo bộ TCVN 13142 (ISO 34101) là tùy chọn.
\r\n\r\nNếu chủ chương trình cho phép công bố\r\nhoặc dấu phù hợp của bên thứ ba thì phải là các công bố hoặc dấu phù hợp của sản\r\nphẩm (nghĩa là các công bố hoặc dấu của cacao được sản xuất bền vững và có thể\r\ntruy xuất nguồn gốc) và chủ chương trình phải kiểm soát việc sử dụng các công bố\r\nhoặc dấu phù hợp của bên thứ ba. Chủ chương trình phải xác định chính sách, thủ\r\ntục liên quan đến việc sử dụng sai các giấy chứng nhận, các dấu hoặc các công bố\r\nvà đối với các tình huống trong đó cacao không còn đáp ứng các yêu cầu.
\r\n\r\nChủ chương trình phải thiết lập các\r\nquy tắc cho việc sử dụng công bố hoặc dấu phù hợp của bên thứ ba. Các quy tắc\r\nnày phải đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của tiêu chuẩn này và phải công khai.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các công bố có thể được sử\r\ndụng cho giao tiếp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) cũng như thông tin\r\nliên lạc giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C).
\r\n\r\n9.2 Điều kiện\r\nđể khách hàng có thể sử dụng việc công bố
\r\n\r\nChủ chương trình phải giúp các khách hàng\r\nđáp ứng tất cả các yêu cầu của chương trình để tuyên bố rằng cacao của họ đã được\r\nchứng nhận là bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nChương trình phải xác nhận số lượng\r\ncacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc mà khách hàng công bố\r\nphù hợp với tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nCông bố IP chỉ có thể được\r\nthực hiện nếu 100 % cacao trong sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn\r\nnày, bao gồm:
\r\n\r\n- các yêu cầu của TCVN 13142-3 (ISO\r\n34101-3) liên quan đến truy xuất nguồn gốc IP; hoặc
\r\n\r\n- các yêu cầu của TCVN 13142-1 (ISO\r\n34101-1) hoặc Phụ lục A hoặc Phụ lục B của tiêu chuẩn này liên quan đến sự phân\r\ntách
\r\n\r\nViệc công bố phân tách chỉ có thể được\r\nđưa ra nếu 100 % cacao trong sản phẩm (với 10 % dung sai cho việc trộn không thể\r\ntránh khỏi bởi các đối tác tham gia chuỗi cung ứng cacao) đáp ứng các yêu cầu của\r\ntiêu chuẩn này, bao gồm:
\r\n\r\n- các yêu cầu của TCVN 13142-3 (ISO\r\n34101-3) liên quan đến truy xuất nguồn gốc phân tách; hoặc
\r\n\r\n- các yêu cầu của TCVN 13142-1 (ISO\r\n34101-1) hoặc Phụ lục A hoặc Phụ lục B của tiêu chuẩn này liên quan đến sự phân\r\ntách.
\r\n\r\nYêu cầu cân bằng khối lượng chỉ có thể\r\nđược đưa ra bởi đối tác tham gia chuỗi cung ứng cacao nếu 100 % cacao trong sản\r\nphẩm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này, bao gồm các yêu cầu TCVN 13142-3\r\n(ISO 34101-3) liên quan đến truy xuất nguồn gốc cân bằng khối lượng (nghĩa là\r\n100 % cacao trong đầu ra tương ứng với đầu vào).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Vì chương trình yêu cầu\r\nchứng nhận của bên thứ ba, nên việc đánh giá sự phù hợp của bên thứ nhát và bên\r\nthứ hai không thể công bố phù hợp với chương trình này. Ngoài ra, theo Điều 8,\r\nsự phù hợp với lựa chọn các yêu cầu không thể công bố về sự phù hợp với chương\r\ntrình này.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Việc thực hiện mức yêu cầu\r\n(mức ban đầu, mức trung bình, mức cao) không ảnh hưởng đến công bố hoặc\r\nthể loại công bố được sử dụng.
\r\n\r\n9.3 Công bố\r\ngiữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
\r\n\r\nViệc công bố B2B phải được thực hiện\r\nnhư sau:
\r\n\r\na) câu ngắn gọn: “TCVN 13142-4:2020\r\n(ISO 34101-4:2019) đã được chứng nhận theo [tên chương trình] bởi [tên tổ chức\r\nchứng nhận], [kiểu loại truy xuất nguồn gốc];
\r\n\r\nb) câu dài:
\r\n\r\n1) “TCVN 13142-4:2020 (ISO\r\n34101-4:2019) đã được chứng nhận theo [tên chương trình] bởi [tên tổ chức chứng\r\nnhận]:
\r\n\r\ni) “TCVN 13142-1:2020 (ISO\r\n34101-1:2019) và TCVN 13142-2:2020 (ISO 34101-2:2019)”; hoặc
\r\n\r\nii) “TCVN 13142-1:2020 (ISO\r\n34101-1:2019) và TCVN 13142-2:2020 (ISO 34101-2:2019) và TCVN 13142-3 (ISO\r\n34101-3:2019) [kiểu loại truy xuất nguồn gốc]”; hoặc
\r\n\r\niii) “TCVN 13142-4:2020 (ISO\r\n34101-4:2019), Phụ lục A và TCVN 13142-2:2020 (ISO 34101-2:2019), hoặc
\r\n\r\niv) “TCVN\r\n13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019), Phụ lục A và TCVN 13142-2:2020 (ISO\r\n34101-2:2019) và TCVN 13142-3:2020 (ISO 34101-3:2019) [kiểu loại truy xuất nguồn\r\ngốc], hoặc
\r\n\r\nv) “TCVN 13142-4:2020 (ISO\r\n34101-4:2019), Phụ lục B và TCVN 13142-2:2020 (ISO 34101-2:2019), hoặc
\r\n\r\nvi) “TCVN 13142-4:2020 (ISO\r\n34101-4:2019), Phụ lục B và TCVN 13142-2:2020 (ISO 34101-2:2019) và TCVN\r\n13142-3:2020 (ISO 34101-3:2019) [kiểu loại truy xuất nguồn gốc]”; hoặc
\r\n\r\nvii) TCVN 13142-3:2020 (ISO\r\n34101-3:2019) [kiểu loại truy xuất nguồn gốc]”.
\r\n\r\nViệc công bố có thể được nêu trong loại\r\ntài liệu thương mại bất kỳ. Công bố B2B không được truy cập công khai.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Đối với tổ chức sản xuất hạt\r\ncacao, kiểu loại truy xuất nguồn gốc được phân tách [xem 8.5 của TCVN\r\n13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019)].
\r\n\r\n9.4 Công bố\r\ntừ doanh nghiệp đến người tiêu dùng (B2C)
\r\n\r\nBất kỳ công bố nào có thể truy cập\r\ncông khai, bao gồm trao đổi thông tin trực tuyến và trao đổi thông tin trên bao\r\nbì tiêu dùng cuối cùng, phải đáp ứng các yêu cầu B2C trong điều này.
\r\n\r\nNếu thực hiện công bố B2C được thực hiện,\r\nphải áp dụng một trong những công bố nêu trong Bảng 2. kiểu loại truy xuất nguồn\r\ngốc cũng có thể được ghi lại.
\r\n\r\nBảng 2 - Công\r\nbố B2C khi được chứng nhận theo TCVN 13142 (ISO 34101) bởi bên thứ ba
\r\n\r\n\r\n Hệ thống\r\n truy xuất nguồn gốc \r\n | \r\n \r\n Công bố dài \r\n | \r\n \r\n Công bố ngắn\r\n gọn \r\n | \r\n
\r\n Phân\r\n tách/IP \r\n | \r\n \r\n Cacao sản xuất bền vững đã được chứng\r\n nhận theo TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019). \r\nBộ TCVN 13142 (ISO 34101) đóng góp\r\n cho ngành cacao sản xuất bền vững nơi sinh kế của\r\n nông dân được cải thiện. Nông dân cam kết áp dụng các thực hành nông nghiệp,\r\n môi trường, xã hội và thực hành kinh doanh tốt. \r\n | \r\n \r\n Cacao sản xuất bền vững đã được chứng\r\n nhận theo TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019) hoặc \r\nCacao được sản xuất bền vững đã được\r\n chứng nhận theo TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019) \r\n | \r\n
\r\n Cân bằng khối\r\n lượng \r\n | \r\n \r\n [Công ty/thương hiệu] hỗ trợ sản xuất\r\n cacao bền vững được chứng nhận theo TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019). \r\nBộ TCVN 13142 (ISO 34101) đóng góp\r\n cho ngành cacao sản xuất bền vững nơi sinh kế của nông dân được cải thiện.\r\n Nông dân cam kết áp dụng các thực hành nông nghiệp, môi trường, xã hội và thực\r\n hành kinh doanh tốt \r\n | \r\n \r\n [Công ty/thương hiệu] hỗ trợ sản xuất\r\n cacao bền vững được chứng nhận theo TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019). \r\n | \r\n
10 Dấu phù hợp do\r\nbên thứ ba cấp
\r\n\r\nChủ chương trình phải đảm bảo rằng việc\r\nsử dụng dấu phù hợp của\r\nbên thứ ba cấp là phù hợp với các yêu cầu quy định trong TCVN ISO/IEC 17030\r\n(ISO/IEC 17030).
\r\n\r\n\r\n\r\n11.1 Trong trường\r\nhợp chương trình quy định việc sử dụng giấy chứng nhận, dấu phù hợp của bên thứ\r\nba hoặc các tuyên bố khác về sự phù hợp, thì chương trình phải kiểm soát việc sử\r\ndụng đó thông qua giấy phép hoặc hình thức thỏa thuận khác với khách hàng.
\r\n\r\nGiấy phép có thể nằm trong khoảng từ\r\nhai hoặc nhiều hơn:
\r\n\r\na) chủ chương trình;
\r\n\r\nb) tổ chức chứng nhận;
\r\n\r\nc) khách hàng của tổ chức chứng nhận.
\r\n\r\n11.2 Giấy phép phải\r\nbao gồm các điều khoản để đảm bảo rằng các tuyên bố về sự phù hợp là phù hợp với\r\ncác yêu cầu quy định trong Điều 9.
\r\n\r\n11.3 Giấy phép phải\r\nbao gồm các điều khoản liên quan đến việc sử dụng giấy chứng nhận, dấu phù hợp\r\ndo bên thứ ba cấp hoặc tuyên bố khác về sự phù hợp trong thông tin về sản phẩm\r\nđược chứng nhận và các yêu cầu phải được thực hiện khi chứng nhận bị đình chỉ,\r\nthu hồi, hết hạn hoặc không còn hiệu lực.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Yêu cầu đối với hệ thống quản lý sản xuất\r\ncacao bền vững ở mức ban đầu
\r\n\r\nA.1 Yêu cầu chung
\r\n\r\nPhụ lục này quy định các yêu cầu mức\r\nban đầu đối với\r\ncác hệ thống quản lý để sản xuất cacao bền vững, bao gồm các quá trình sau thu\r\nhoạch và truy xuất nguồn gốc hạt cacao sản xuất bền vững trong một tổ chức sản\r\nxuất hạt cacao (sau đây gọi là “tổ chức”), nếu áp dụng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Các quy trình sau thu hoạch\r\nbao gồm tách vỏ, lên men, làm khô, phân loại, đóng gói, vận chuyển và bảo quản\r\nhạt cacao.
\r\n\r\nCác yêu cầu mức ban đầu được quy định\r\ntrong Phụ lục này áp dụng cho một tổ chức kể từ ngày đầu tiên chứng nhận theo\r\nphụ lục này. Các yêu cầu mức ban đầu được áp dụng trong 60 tháng kể từ ngày đầu\r\ntiên chứng nhận.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Các yêu cầu mức trung\r\nbình đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững được quy định trong Phụ lục\r\nB của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3: Các yêu cầu mức cao đối với\r\nhệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững được quy định trong TCVN 13142-1 (ISO\r\n34101-1).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 4: Để hiểu rõ hơn về\r\nbối cảnh, phụ lục này bao gồm các viện dẫn chéo đến điều tương ứng trong TCVN\r\n13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nNếu tổ chức áp dụng các yêu cầu trong\r\nphụ lục này, thì tổ chức phải ghi lại ngày chứng nhận đầu tiên theo các yêu cầu\r\nhệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững được quy định trong phụ lục này.
\r\n\r\nA.2 Xác định phạm vi của hệ thống quản\r\nlý sản xuất cacao bền vững
\r\n\r\nTổ chức phải xác định ranh giới và khả\r\nnăng áp dụng của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững để thiết lập phạm vi\r\ncủa hệ thống.
\r\n\r\nTổ chức phải xác định những vườn cacao\r\nnào nằm trong phạm vi. Trong trường hợp một nông dân đã đăng ký có các vườn\r\ncacao tách biệt với nhau về mặt địa lý, thì phải chỉ định những vườn cacao nào\r\nnằm trong phạm vi và vườn nào không nằm trong phạm vi. Trong trường hợp chúng không tách\r\nđược, thì tất cả các vườn cacao phải nằm trong phạm vi của hệ thống.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều\r\ntương ứng là 4.3 của TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nA.3 Điều khoản bên ngoài các quá\r\ntrình, sản phẩm và dịch vụ
\r\n\r\nTổ chức phải đảm bảo rằng các quá\r\ntrình, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bên ngoài phù hợp với các yêu cầu hiện\r\nhành. Các yêu cầu về kết quả thực hiện liên quan đến các khía cạnh kinh tế,\r\nxã hội và môi trường được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).
\r\n\r\nTổ chức phải xác định các hoạt động thẩm\r\ntra xác nhận hoặc các hoạt động khác cần thiết để đảm bảo các quá trình, sản phẩm\r\nvà dịch vụ được cung cấp từ bên ngoài đáp ứng các yêu cầu.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều tương ứng là 8.4 của\r\nTCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nA.4 Việc đăng ký của nông dân để trở\r\nthành thành viên của tổ chức
\r\n\r\nA.4.1 Trao đổi\r\nthông tin cụ thể đến nông dân việc xem xét đăng ký để trở thành một\r\nphần của tổ chức (quá trình nhạy cảm)
\r\n\r\nTrước khi đăng ký của nông dân trở\r\nthành thành viên của tổ chức, tổ chức phải thông báo cho nông dân về:
\r\n\r\na) các mục tiêu và phạm vi của TCVN\r\n13142-1 (ISO 34101-1) và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2);
\r\n\r\nb) quá trình phát triển trang trại\r\ncacao (CFDP);
\r\n\r\nc) các hoạt động sản xuất cacao bền vững\r\ncủa cả hai bên để đáp ứng các yêu cầu được quy định trong phụ lục này [và đồng\r\nthời Phụ lục B của tiêu chuẩn này, TCVN 13142-1 (ISO 34101-1)] và TCVN 13142-2\r\n(ISO 34101-2), bao gồm:
\r\n\r\n1) các dịch vụ được cung cấp bởi tổ chức\r\ncho nông dân khi đăng ký;
\r\n\r\n2) các yêu cầu phải được đáp ứng bởi\r\nngười nông dân sau khi đăng ký, bao gồm các yêu cầu về kinh tế, xã hội và môi\r\ntrường được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2);
\r\n\r\nd) ước tính chung về chi phí và lợi\r\ních mà người nông dân nhận được là kết quả của việc đáp ứng các yêu cầu được\r\nquy định trong phụ lục này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2);
\r\n\r\ne) thông tin dự kiến được chia sẻ, bao gồm cả\r\nlý do để chia sẻ:
\r\n\r\n1) tất cả thông tin được thu thập\r\ntrong quá trình đăng ký và các quá trình đánh giá trang trại cacao
\r\n\r\n2) cách xử lý đáng tin cậy thông tin về\r\nnông dân và các hoạt động của họ;
\r\n\r\n3) những rủi ro tiềm ẩn của việc chia sẻ\r\nthông tin cá nhân;
\r\n\r\n4) quyền của nông dân truy cập thông\r\ntin của họ;
\r\n\r\n5) việc sử dụng dữ liệu của họ bởi các\r\nbên quan tâm khác;
\r\n\r\nf) thực tế là nông dân đã đăng ký sẽ\r\nphải chịu đánh giá nội bộ và có thể phải chịu đánh giá bên ngoài;
\r\n\r\ng) các thỏa thuận tài chính của tổ chức\r\nvới người mua đầu tiên hoặc các bên quan tâm khác;
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các thỏa thuận tài chính có\r\nthể bao gồm tiền thưởng của nông dân hoặc chi phí thực hiện, bao gồm cả các cơ\r\nchế thu hồi chi phí.
\r\n\r\nh) các điều kiện và cơ chế mà nông dân\r\nđã đăng ký có thể sở hữu hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững mà không ảnh\r\nhưởng đến kết quả thực hiện, nếu phần lớn nông dân đã đăng ký mong muốn;
\r\n\r\ni) các cơ hội và rủi ro liên quan\r\nkhác.
\r\n\r\nA.4.2 Đăng ký của\r\nnông dân
\r\n\r\nA.4.2.1 Quá trình
\r\n\r\nTổ chức phải đăng ký cho các nông dân\r\nđể trở thành một phần của tổ chức. Tổ chức phải lập văn bản về:
\r\n\r\na) nông dân đã đăng ký được biết về\r\nthông tin quy định trong A.4.1 tại thời điểm đăng ký;
\r\n\r\nb) nông dân đã đăng ký được biết về\r\ncác điều kiện để rời khỏi tổ chức;
\r\n\r\nc) ngày đăng ký của từng nông dân.
\r\n\r\nNếu cần, tổ chức phải đảm bảo rằng người\r\nnông dân được một nhân chứng có năng lực đọc và viết hỗ trợ.
\r\n\r\nA.4.2.2 Thông tin
\r\n\r\nTổ chức phải đảm bảo rằng các thông\r\ntin sau được thu thập và duy trì cho mỗi nông dân đã đăng ký:
\r\n\r\na) họ tên;
\r\n\r\nb) bản sao thẻ căn cước công dân (ID),\r\nnếu có;
\r\n\r\nc) ngày sinh hoặc, nếu không biết,\r\nngày sinh dự kiến;
\r\n\r\nd) giới;
\r\n\r\ne) thành phần hộ gia đình, bao gồm\r\ntên, ngày sinh và tình trạng giáo dục;
\r\n\r\nf) số lượng, giới và tuổi của người\r\nlàm thuê thường xuyên, bao gồm cả người làm việc trong gia đình;
\r\n\r\ng) con của hộ gia đình, bao gồm giới,\r\nngày sinh, tên của cha mẹ và chi tiết về trường học;
\r\n\r\nh) quy mô của trang trại cacao (sử dụng\r\nhình thức đo lường hiệu quả nhất có sẵn cho tổ chức) và tỷ lệ phần trăm đất được\r\ntrồng cây cacao;
\r\n\r\ni) số lượng và vị trí của các vườn\r\ncacao (sử dụng hình thức đo lường hiệu quả nhất có sẵn cho tổ chức theo thông lệ\r\nquốc gia);
\r\n\r\nj) sản lượng vụ mùa năm trước;
\r\n\r\nk) quyền sở hữu hợp pháp đối với đất,\r\nnếu có, hoặc, nếu không áp dụng, thì hồ sơ chứng nhận của nông dân đã đăng ký\r\nvà/hoặc người cho thuê đất về các quyền liên quan đến đất.
\r\n\r\nĐối với bất kỳ thông tin cá nhân nào\r\nkhác được thu thập như một phần của quá trình đăng ký thì tổ chức phải chứng\r\nminh. Nông dân phải\r\nđược biết về biện minh và những rủi ro tiềm ẩn của việc\r\nchia sẻ thông tin cá nhân.
\r\n\r\nTài liệu dạng văn bản phải bao gồm chữ\r\nký nông dân đã đăng ký. Trường hợp không ký được thì có thể dùng dấu vân tay.
\r\n\r\nA.4.3 Xác nhận đăng\r\nký của nông dân
\r\n\r\nĐể xác nhận đăng ký của nông dân, nông\r\ndân phải quyết định giữ lại bản đăng ký và tổ chức phải ghi lại rằng:
\r\n\r\na) CFDP của nông dân đăng ký đã được\r\nthiết lập (xem A.13) và phải có sự chấp thuận của người cho thuê đất để thực hiện\r\nbất kỳ công việc nào được quy định trong CFDP trên mảnh đất đó, nếu áp dụng;
\r\n\r\nb) thông tin quy định trong A.4.1 được\r\ncập nhật (ví dụ: bằng cách tính đến các ứng dụng CFDP của nông dân đã đăng ký)\r\nvà được cung cấp cho nông dân đã đăng ký.
\r\n\r\nTổ chức phải xác nhận hoặc chấm dứt\r\nđăng ký của nông dân trong vòng ba tháng kể từ khi CFDP được thiết lập.
\r\n\r\nTài liệu phải bao gồm chữ ký của nông\r\ndân đã đăng ký. Trường hợp không có chữ ký thì phải có dấu vân tay.
\r\n\r\nNếu cần, tổ chức phải đảm bảo rằng người\r\nnông dân được một nhân chứng có khả năng đọc và viết hỗ trợ.
\r\n\r\nA.4.4 Quyền sở hữu\r\ndữ liệu
\r\n\r\nNông dân giữ quyền sở hữu dữ liệu cá\r\nnhân của họ. Nếu một nông dân rời khỏi tổ chức, thì tổ chức phải xóa dữ liệu của\r\nhọ trong vòng hai năm. Trong trường hợp người nông dân muốn trở thành nông dân đăng ký\r\ntrong một tổ chức khác thì tổ chức phải cung cấp tất cả dữ liệu của mình với định dạng\r\nphù hợp cho nông dân.
\r\n\r\nTổ chức chỉ được chia sẻ thông tin cá\r\nnhân khi nhận được sự chấp thuận bằng văn bản từ từng nông dân. Sự chấp thuận\r\nnày có thể được lấy như một phần của quá trình đăng ký.
\r\n\r\nTheo yêu cầu của các bên liên quan và\r\nvới sự chấp nhận của tổ chức, thông tin sẽ được cung cấp để theo dõi kết quả thực\r\nhiện và kiểm tra xác nhận sự phù hợp với phụ lục này và TCVN 13142-2 (ISO\r\n34101-2).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều tương ứng là 4.5 của\r\nTCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nA.5 Lãnh đạo và cam kết
\r\n\r\nLãnh đạo cao nhất của tổ chức phải thể\r\nhiện sự lãnh đạo và cam kết đối với hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững bằng\r\ncách đảm bảo rằng các yêu cầu theo luật định và quy định hiện hành được xác định,\r\nhiểu và đáp ứng nhất quán.
\r\n\r\nLãnh đạo cao nhất phải giao trách nhiệm\r\nvà quyền hạn cho một cá nhân để đảm bảo rằng:
\r\n\r\na) chi phí thực hiện các yêu cầu trong\r\nphụ lục này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) được tính toán rõ ràng và các thủ tục\r\nminh bạch được thiết lập, thực hiện và duy trì để hạch toán, lưu giữ hồ sơ chi\r\nphí thực hiện, bao gồm cả cung cấp bên ngoài
\r\n\r\nb) nông dân đã đăng ký được hỗ trợ đầy\r\nđủ để đáp ứng các yêu cầu của phụ lục này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2); điều\r\nnày bao gồm đảm bảo rằng các thủ tục được thực hiện minh bạch và được duy trì để hạch toán\r\nvà lưu giữ hồ sơ liên quan đến bất kỳ giao dịch tài chính nào (ví dụ: phân phối\r\nvà hóa đơn tiền thưởng của nông dân đã đăng ký).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các điều tương ứng là 5.1\r\nk) và 5.3.2 g) và h) của TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nA.6 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn\r\ncủa tổ chức
\r\n\r\nLãnh đạo cao nhất phải giao\r\ntrách nhiệm và quyền hạn cho một cá nhân để đảm bảo rằng các nguồn lực cần thiết\r\nđược cung cấp để vận hành các quá trình của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền\r\nvững.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều tương ứng là 5.3.2 i)\r\ncủa TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nA.7 Đại diện của nông dân và không\r\nphân biệt đối xử
\r\n\r\nTổ chức phải thiết lập và duy trì các\r\nquá trình tổ chức để đảm bảo rằng\r\nviệc tuyển dụng và lựa chọn tất cả nhân viên là không phân biệt đối xử. Lãnh đạo\r\ncao nhất phải đảm bảo\r\nrằng quá trình lựa chọn quản lý thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ. Nếu có thể,\r\ntổ chức phải đảm bảo bầu cử dân chủ cho các đại diện nông dân đã đăng ký tham\r\ngia quản lý.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các điều tương ứng là 5.3.1\r\nvà 5.4 của TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nA.8 Đào tạo và huấn luyện
\r\n\r\nTổ chức phải cung cấp việc giáo dục,\r\nđào tạo và huấn luyện cho nông dân đã đăng ký để đáp ứng các yêu cầu quy định\r\ntrong phụ lục này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2), bao gồm các yêu cầu quy định\r\ntrong các CFDP riêng lẻ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều tương ứng là 5.3.2 c) của\r\nTCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nA.9 Xác định các nguồn lực, chi phí\r\nvà cơ chế thu hồi
\r\n\r\nTổ chức phải đánh giá năng lực của\r\nmình và chuẩn bị kế hoạch dạng văn bản để xây dựng năng lực nhằm đáp ứng các\r\nyêu cầu của phụ lục này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2). Đánh giá này phải được\r\nghi lại và bao gồm:
\r\n\r\na) những gì cần phải được lấy từ các\r\nnhà cung cấp bên ngoài;
\r\n\r\nb) đàm phán tài chính với người mua đầu\r\ntiên hoặc các bên quan tâm khác;
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Tài chính có thể được\r\nthương lượng cho chi phí khởi đầu thực hiện.
\r\n\r\nc) thỏa thuận thương lượng với người\r\nmua đầu tiên.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Các thỏa thuận có thể về\r\ntiền thưởng của nông dân.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3: Điều tương ứng là 7.1.1 của\r\nTCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nA.10 Năng lực
\r\n\r\nTổ chức phải xác định các năng lực cần\r\nthiết để hỗ trợ tổ chức và nông dân đã đăng ký của mình trong việc đáp ứng các\r\nyêu cầu trong phụ lục này và các yêu cầu của TCVN 13142-2 (ISO 34101-2). Tổ chức\r\nphải đảm bảo rằng những người làm việc dưới sự kiểm soát của mình đáp ứng các\r\nnăng lực này và phải ghi lại mọi hoạt động đã được thực hiện để có được năng lực\r\nyêu cầu hoặc tăng năng lực cần thiết.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều tương ứng là 7.2 b),\r\nc) và d) của TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nA.11 Thông tin dạng văn bản
\r\n\r\nTổ chức phải tạo lập, cập nhật và kiểm\r\nsoát thông tin dạng văn bản liên quan đến việc thực hiện các yêu cầu quy định\r\ntrong phụ lục này và trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều tương ứng là 7.5 của\r\nTCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nA.12 Kế hoạch hoạt động hàng năm và\r\ntrao đổi thông tin
\r\n\r\nTổ chức phải xây dựng, giám sát và báo\r\ncáo các hoạt động theo kế hoạch hoạt động hàng năm để hỗ trợ các yêu cầu thực\r\nhiện của TCVN 13142-2 (ISO 34101-2). Các kế hoạch và báo cáo này phải được\r\nthông báo cho nông dân đã đăng ký. Tổ chức phải thiết lập một cơ chế phản hồi\r\ncho nông dân đã đăng ký.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các điều tương ứng là 7.4 và 8.2.1 của\r\nTCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nA.13 Kế hoạch phát triển trang trại\r\ncacao (CFDP)
\r\n\r\nCFDP phải được thiết lập để hỗ trợ\r\nnông dân đã đăng ký đưa ra các lựa chọn sáng suốt và có trách nhiệm trong việc\r\nquản lý, cải tạo hoặc cải tạo trang trại của họ.
\r\n\r\nTổ chức phải thiết lập CFDP cho từng\r\nnông dân đã đăng ký, giải quyết các vườn cacao nằm trong phạm vi của hệ thống.\r\nMỗi kế hoạch phải được thiết lập với sự hợp tác, tham khảo ý kiến của từng nông\r\ndân đã đăng ký và phải được ghi lại.
\r\n\r\nCFDP phải đáp ứng các yêu cầu quy định\r\ntrong Phụ lục D của TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019). Hướng dẫn bổ sung được\r\nđưa ra trong Phụ lục E của TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nNgoài ra, CFDP phải bao gồm:
\r\n\r\na) đánh giá chi phí và đầu tư để hoàn\r\nthành CFDP;
\r\n\r\nb) đánh giá các cơ hội và rủi ro tài\r\nchính cho nông dân đã đăng ký, bao gồm mọi thỏa thuận tài chính được thiết lập\r\ngiữa nông dân đã đăng ký và tổ chức.
\r\n\r\nKhi thiết lập CFDP, từng nông dân đã\r\nđăng ký phải tham gia đánh giá trang trại cacao và đồng ý với các quan sát được\r\nthực hiện. Nông dân đã đăng ký cá nhân phải được thông báo về các lựa chọn khác\r\nnhau để quản lý trang trại cacao đến mức kinh doanh mong muốn. Các tùy chọn ít\r\nnhất phải giải quyết các cơ hội để phục hồi hoặc cải tạo trang trại, nếu phù hợp.\r\nNông dân đã đăng ký cá nhân phải quyết định các hoạt động và đầu tư được đưa\r\nvào và ghi lại trong CFDP.
\r\n\r\nTrong vòng 12 tháng sau khi công bố đầu\r\ntiên về sự phù hợp với phụ lục này, tổ chức phải xây dựng quá trình và kế hoạch\r\nthiết lập CFDP cho tất cả nông dân đã đăng ký.
\r\n\r\nTrong vòng 30 tháng sau khi công bố đầu\r\ntiên về sự phù hợp với phụ lục này, tổ chức phải thiết lập CFDP cho tối thiểu\r\n10 % số nông dân đã đăng ký.
\r\n\r\nTrong vòng 60 tháng sau công bố đầu\r\ntiên về sự phù hợp với phụ lục này hoặc đến ngày yêu cầu tuân thủ các yêu cầu mức\r\ntrung bình của TCVN 13142-2 (ISO 34101-2), bất cứ khi nào sớm hơn, CFDP phải được\r\nthiết lập cho tất cả nông dân đã được đăng ký hơn 12 tháng.
\r\n\r\nSau đó, CFDP phải được thiết lập cho bất\r\nkỳ nông dân nào đã đăng ký trong vòng 12 tháng sau khi đăng ký.
\r\n\r\nTổ chức phải huấn luyện cho các nông\r\ndân đã đăng ký thực hiện CFDP. Cứ 12 tháng huấn luyện ít nhất một buổi tại\r\ntrang trại.
\r\n\r\nTổ chức và từng nông dân đã đăng ký phải\r\nđánh giá kết quả thực hiện phát triển trang trại cacao so với CFDP của họ. Các\r\nđiểm quan sát cacao áp dụng cho đánh giá trang trại phải được đưa vào đánh giá.\r\nDựa trên đánh giá, tổ chức và nông dân đã đăng ký phải xác định, đồng ý, cải tiến\r\ntài liệu và mọi hành động cần thiết để hoàn thành CFDP và/hoặc sửa đổi nội dung\r\ncủa nó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều tương ứng là 8.2.2, Phụ\r\nlục C, D và E của\r\nTCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nA.14 Truy xuất nguồn gốc
\r\n\r\nA.14.1 Khi nông dân\r\nđã đăng ký có các trang trại hoặc vườn tách biệt với nhau về mặt địa lý mà một\r\nhoặc nhiều vườn không thuộc phạm vi của hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững,\r\ntổ chức phải đảm bảo rằng nông dân đã đăng ký tách riêng cacao sản xuất bền vững\r\nphù hợp với các yêu cầu trong phụ lục này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).
\r\n\r\nA.14.2 Tổ chức phải\r\nđảm bảo rằng thông tin dạng văn bản về cacao sản xuất bền vững được cung cấp ở\r\ntất cả các giai đoạn logistic trong tổ chức, như các hoạt động sau thu hoạch,\r\nthu thập, vận chuyển và lưu trữ.
\r\n\r\nThông tin dạng văn bản phải bao gồm ít\r\nnhất như sau:
\r\n\r\na) Định danh của đơn vị vận tải (ví dụ:\r\nsố vận đơn, thông báo, chứng từ);
\r\n\r\nb) chọn địa điểm/tên;
\r\n\r\nc) tên và số thẻ căn cước công dân\r\n(ID) của nông dân đã đăng ký giao hàng;
\r\n\r\nd) tên của tổ chức
\r\n\r\ne) số lượng (số bao gói, tổng/khối lượng\r\ntịnh);
\r\n\r\nf) thông tin của hãng vận chuyển, bao\r\ngồm ngày giao hàng, biển đăng ký xe và địa điểm/tên giao hàng.
\r\n\r\nA.14.3 Từng cơ sở bảo\r\nquản/kho bảo quản nằm trong tổ chức phải tách riêng cacao sản xuất bền vững\r\ntheo các yêu cầu quy định trong phụ lục này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2).
\r\n\r\nTừng cơ sở bảo quản/kho bảo quản nằm trong tổ\r\nchức phải đảm bảo quy trình quản lý kho để quản lý lượng nhập và lượng xuất của\r\ncacao sản xuất bền vững bằng cách ghi lại:
\r\n\r\na) khối lượng nhập và xuất;
\r\n\r\nb) khối lượng tổng số/khối lượng tịnh\r\nxuất ra;
\r\n\r\nc) tên nông dân đã đăng ký;
\r\n\r\nd) số lượng bao (nếu sử dụng);
\r\n\r\ne) số lượng bưu kiện bán hàng duy nhất;
\r\n\r\nf) ngày vận chuyển;
\r\n\r\ng) tên của bên mua và bên bán;
\r\n\r\nh) tên cơ sở bảo quản;
\r\n\r\ni) tài liệu vận chuyển [biển đăng ký\r\nxe tải, vận đơn (B/L)];
\r\n\r\nj) xử lý bằng biện pháp vật lý (lên\r\nmen, làm khô, phối trộn/trộn, làm sạch, đóng bao) bao gồm cả loại tái ổn định,\r\nkhối lượng tịnh trước và sau khi tái ổn định, lý do sai khác, quy trình quản lý\r\ncacao tái ổn định liên quan đến sự phân tách cacao phù hợp
\r\n\r\nA.14.4 Hồ sơ bán\r\nhàng và biên nhận của nông dân đã đăng ký phải ghi lại các thông tin sau:
\r\n\r\na) họ tên và số thẻ căn cước công dân\r\n(ID) của nông dân đã đăng ký;
\r\n\r\nb) tên tổ chức;
\r\n\r\nc) số lượng và khối lượng;
\r\n\r\nd) ngày bán;
\r\n\r\ne) giá cả;
\r\n\r\nf) số hồ sơ bán hàng;
\r\n\r\ng) thông tin bên mua.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều tương ứng là 8.5 của\r\nTCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nA.15 Đánh giá kết quả thực hiện
\r\n\r\nTổ chức phải thiết lập hệ thống giám\r\nsát tài liệu cho phép tổ chức kiểm soát sự phù hợp với các yêu cầu cửa phụ lục\r\nnày, TCVN 13142-2 (ISO 34101-2) và đo sản lượng thực\r\ntế so với sản xuất ước tính.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều tương ứng cụ thể là 1)\r\na) trong 9.1.1 của TCVN (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nA.16 Đánh giá nội bộ
\r\n\r\nTổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ\r\ntheo các khoảng thời gian dự kiến không quá 12 tháng để đánh giá việc thực hiện\r\ncác yêu cầu được quy định trong phụ lục này và trong TCVN 13142-2 (ISO\r\n34101-2). Đánh giá nội bộ phải bao gồm đánh giá tại chỗ tại các vườn cacao.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều tương ứng là 9.2.1 của\r\nTCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nA.17 Xem xét của lãnh đạo
\r\n\r\nLãnh đạo cao nhất phải xem xét hệ thống\r\nquản lý sản xuất cacao bền vững của tổ chức, trong khoảng thời gian lên kế hoạch\r\nkhông quá 12 tháng, để đảm bảo tính phù hợp, tính thỏa đáng và hiệu lực liên tục\r\ncủa tổ chức.
\r\n\r\nTổ chức phải tính đến nhu cầu hỗ trợ\r\nthêm cho nông dân đã đăng ký, cũng như phản hồi nhận được từ nông dân đã\r\nđăng ký sau khi chia sẻ kết quả từ việc xem xét.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều tương ứng là 9.3 của\r\nTCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nA.18 Sự không phù hợp và hành động khắc\r\nphục
\r\n\r\nKhi xảy ra sự không phù hợp, tổ chức phải\r\nphản ứng với sự\r\nkhông phù hợp và khi có thể:
\r\n\r\na) hành động để kiểm soát và khắc phục\r\nnó;
\r\n\r\nb) giải quyết hậu quả.
\r\n\r\nTổ chức phải đánh giá nhu cầu hành động\r\nđể loại bỏ các nguyên nhân của sự không phù hợp, để nó không tái diễn hoặc xảy\r\nra ở nơi khác.
\r\n\r\nNếu hành động khắc phục chỉ có thể được\r\nthực hiện bởi một cá nhân (ví dụ: nông dân đã đăng ký), thì tổ chức phải đảm bảo\r\nrằng cá nhân này hiểu trách nhiệm của mình liên quan đến việc thực hiện các\r\nhành động khắc phục nhằm giải quyết sự không phù hợp.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều\r\ntương ứng là 10.2 của TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nA.19 Cải tiến
\r\n\r\nTổ chức phải liên tục cải tiến sự\r\nthích hợp, đầy đủ và hiệu lực của hệ thống quản lý sản xuất cacao\r\nbền vững.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều tương ứng là 10.3\r\ntrong TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Yêu cầu đối với hệ thống quản lý sản xuất\r\ncacao bền vững tại mức trung bình
\r\n\r\nB.1 Yêu cầu chung
\r\n\r\nPhụ lục này quy định các yêu cầu mức\r\ntrung bình đối với các hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững, bao gồm các\r\nquá trình sau thu hoạch và truy xuất nguồn gốc hạt cacao trong tổ chức sản xuất\r\nhạt cacao (sau đây gọi là “tổ chức”), nếu áp dụng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Các quá trình sau thu hoạch\r\nbao gồm tách vỏ, lên men, làm khô, phân loại, đóng gói, vận chuyển và bảo quản hạt\r\ncacao.
\r\n\r\nTổ chức phải thiết lập và duy trì một\r\nhệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững đáp ứng các yêu cầu quy định trong Phụ\r\nlục A và các yêu cầu bổ sung được quy định trong phụ lục này.
\r\n\r\nCác yêu cầu mức trung bình được áp dụng\r\ntrong 60 tháng kể từ ngày chứng nhận đầu tiên đến các yêu cầu quy định trong phụ\r\nlục này.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Các yêu cầu mức ban đầu đối\r\nvới hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững quy định\r\ntrong Phụ lục A.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3: Các yêu cầu mức cao đối với hệ thống\r\nquản lý sản xuất cacao bền vững quy định trong TCVN 13142-1 (ISO 34101-1).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 4: Để hiểu rõ hơn\r\nvề bối cảnh, phụ lục này bao gồm các tham chiếu chéo đến các điều tương ứng\r\ntrong TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nNếu tổ chức áp dụng các yêu cầu trong\r\nphụ lục này, thì tổ chức phải ghi lại ngày chứng nhận đầu tiên đối với các yêu\r\ncầu hệ thống quản lý sản xuất cacao bền vững quy định trong phụ lục này.
\r\n\r\nB.2 Bối cảnh của\r\ntổ chức
\r\n\r\nTổ chức phải xác định các vấn đề nội bộ\r\nvà bên ngoài liên quan đến sản xuất cacao bền vững và xác định các điểm yếu\r\ntrong kết nối này.
\r\n\r\nTổ chức phải xác định rằng các bên\r\nquan tâm có liên quan đến sản xuất cacao bền vững.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các điều tương ứng là 4.1\r\na) và 4.2 trong TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019). Xem thêm TCVN 7519 (ISO\r\n2451).
\r\n\r\nB.3 Chính sách
\r\n\r\nTổ chức phải thiết lập, thực hiện và\r\nduy trì chính sách sản xuất cacao bền vững:
\r\n\r\na) hỗ trợ mục đích và bối cảnh của tổ\r\nchức;
\r\n\r\nb) bao gồm cam kết đáp ứng trách nhiệm\r\ncủa tổ chức, tôn trọng, thúc đẩy sự tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và môi trường.
\r\n\r\nB.4 Hoạch định để\r\nđạt được các mục tiêu sản xuất cacao bền vững
\r\n\r\nTổ chức phải xác định các mục tiêu sản\r\nxuất cacao bền vững và lập kế hoạch để đạt được những mục tiêu này, bao gồm các\r\nnguồn lực, người chịu trách nhiệm và đánh giá kết quả.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều tương ứng là 6.2 trong\r\nTCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nB.5 Nhận thức
\r\n\r\nTổ chức phải làm cho nhân viên của họ\r\nnhận thức được chính sách sản xuất cacao bền vững, mục tiêu và ý nghĩa của sự\r\nkhông phù hợp.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều tương ứng là 7.3 a),\r\nb) và d) trong TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nB.6 Thay đổi các\r\nyêu cầu đối với sản xuất cacao bền vững
\r\n\r\nTổ chức phải lập tài liệu dạng văn bản\r\nvà kiểm soát các thay đổi về sản xuất cacao bền vững. Tổ chức phải đảm bảo rằng\r\nnhững người có liên quan được biết về các yêu cầu đã thay đổi.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều tương ứng là 8.3 trong\r\nTCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nB.7 Đánh giá kết\r\nquả thực hiện
\r\n\r\nTổ chức phải xác định các nhu cầu cần được giám\r\nsát và đo lường cho từng nông dân đã đăng ký, tổ chức và cộng đồng\r\nđược tổ chức xác định. Giám sát và đo lường ít nhất phải bao gồm\r\nnhư sau:
\r\n\r\na) rằng nông dân đã đăng ký đang thực\r\nhiện các thực hành nông nghiệp tốt, họ đã được đào tạo;
\r\n\r\nb) những yêu cầu phải được theo dõi và\r\nđo lường trong phụ lục này và TCVN 13142-2 (ISO 34101-2), ví dụ: tiến trình về\r\ncác kế hoạch hành động được quy định trong TCVN 13142-2 (ISO 34101-2);
\r\n\r\nc) các chỉ số chính về kết quả thực hiện\r\náp dụng cho các mục đích nội bộ và bên ngoài.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều tương ứng là 9.1.1 a)\r\n2), a) 3) và b) trong TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nB.8 Đánh giá nội\r\nbộ
\r\n\r\nTổ chức phải đảm bảo rằng các chuyên\r\nđánh giá nội bộ không gặp phải các tác động tiêu cực khi báo cáo sự không phù hợp,\r\nbao gồm quấy rối, áp lực, giáng chức hoặc chấm dứt việc làm.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều tương ứng là 9.2.1\r\ntrong TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\nB.9 Xem xét của\r\nlãnh đạo
\r\n\r\nViệc xem xét của lãnh đạo phải được lập\r\nkế hoạch và tiến hành xem xét thông tin về kết quả thực hiện và hiệu lực của hệ\r\nthống quản lý sản xuất cacao bền vững, bao gồm các xu hướng và các chỉ số về:
\r\n\r\na) mức độ mà các mục tiêu sản xuất\r\ncacao bền vững đã đáp ứng được;
\r\n\r\nb) mức độ mà CFDP đã được thực hiện.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều tương ứng là 9.3.1 c)\r\n1) và c) 2) của TCVN 13142-1:2020 (ISO 34101-1:2019).
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Ví dụ về các rủi ro cần được đánh giá
\r\n\r\nC.1 Rủi ro liên\r\nquan đến tiêu chuẩn
\r\n\r\na) Tiêu chuẩn được viết khó hiểu và mơ\r\nhồ dẫn đến những cách hiểu khác nhau.
\r\n\r\nb) Ý định của các tiêu chuẩn không rõ\r\nràng hoặc bị thiếu.
\r\n\r\nc) Thường xuyên thay đổi các tiêu chuẩn,\r\nhướng dẫn diễn giải hoặc phương pháp đánh giá.
\r\n\r\nd) Thiếu sự lãnh đạo của chủ hệ thống\r\ntiêu chuẩn về nhu cầu làm rõ tiêu chuẩn.
\r\n\r\nC.2 Đánh giá rủi\r\nro liên quan đến quá trình
\r\n\r\na) Thiếu sự hiểu biết của khách hàng\r\nhoặc thiếu khuyến khích sự tuân thủ.
\r\n\r\nb) Thiếu năng lực nhân sự (kỹ năng, kiến\r\nthức).
\r\n\r\nc) Người đánh giá quá quen thuộc với\r\nkhách hàng, dẫn đến thiếu khách quan.
\r\n\r\nd) Việc chuẩn hóa không đầy đủ giữa\r\ncác chuyên gia đánh giá (dẫn đến kết quả đánh giá không nhất quán).
\r\n\r\ne) Thiếu năng lực của chuyên gia đánh\r\ngiá có liên quan (không đủ chuyên gia đánh giá được đào tạo và thông thạo ngôn\r\nngữ địa phương trong một vùng).
\r\n\r\nf) Hoạch định đánh giá không nhất quán\r\nvà thiếu sự phối hợp.
\r\n\r\ng) Sự không phù hợp của phương pháp lấy\r\nmẫu.
\r\n\r\nh) Thiếu kiến thức về thái độ\r\nvăn hóa đối với đánh giá sự phù hợp.
\r\n\r\nC.3 Rủi ro liên\r\nquan đến hệ thống
\r\n\r\na) Cạnh tranh về giá giữa các tổ chức\r\nchứng nhận có thể dẫn đến giảm chất lượng đánh giá sự phù hợp.
\r\n\r\nb) Khách hàng thay đổi tổ chức chứng\r\nnhận để được đánh giá nhẹ hơn.
\r\n\r\nc) Khả năng tham nhũng (chuyên gia\r\nđánh giá, khách hàng, tổ chức chứng nhận).
\r\n\r\nd) Thiếu các biện pháp bảo vệ đầy đủ để\r\nngăn chặn sự thiên vị tích cực hoặc tiêu cực của đánh giá viên.
\r\n\r\ne) Khó thu hút các\r\nbên quan tâm khi đầu vào của họ là cần cho quá trình đánh giá sự phù hợp (thiếu\r\nquan tâm, thiếu nguồn\r\nlực).
\r\n\r\nf) Đại diện không đúng cho sản phẩm và\r\ndịch vụ (khiếu nại và vấn đề ghi nhãn).
\r\n\r\ng) Hệ thống khiếu nại không đầy đủ.
\r\n\r\nh) Hệ thống giám sát không đầy đủ.
\r\n\r\ni) Thiếu theo dõi sự không phù hợp.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Kiểm soát dựa trên rủi ro và xem xét của tổ\r\nchức chứng nhận
\r\n\r\nD.1 Chủ chương\r\ntrình quy định cách tiếp cận dựa trên rủi ro để xác định tần suất và cường độ\r\ngiám sát của các tổ chức chứng nhận cần xây dựng một thủ tục riêng đặc trưng về\r\ncác yếu tố và loại rủi ro phù hợp để giám sát và có các yếu\r\ntố giống như được mô tả trong tần suất và cường độ đánh giá.
\r\n\r\nCác yếu tố rủi ro cần xem xét khi xây\r\ndựng quy tắc lấy mẫu bao gồm:
\r\n\r\na) lai lịch của tổ chức chứng nhận\r\ntrong chương trình chứng nhận;
\r\n\r\nb) tốc độ tăng trưởng của các tổ chức\r\nchứng nhận;
\r\n\r\nc) lịch sử của các cuộc đánh giá có chất\r\nlượng thấp trong các lần đánh giá của các tổ chức chứng nhận (ví dụ, có sự\r\nkhông phù hợp đã được nêu ra trước đó về chất lượng đánh giá của các tổ chức chứng\r\nnhận);
\r\n\r\nd) khiếu nại.
\r\n\r\nD.2 Chủ chương\r\ntrình cần đảm bảo rằng các quá trình giám sát bao gồm việc xem xét các kết quả\r\nthực hiện của các tổ chức chứng nhận và của các chuyên gia đánh giá trên vườn.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Thư mục tài\r\nliệu tham khảo
\r\n\r\n[1] TCVN 7519 (ISO 2451), Hạt cacao - Các yêu cầu\r\nvề chất lượng và đặc tính kỹ thuật
\r\n\r\n[2] TCVN ISO 9000:2017 (ISO\r\n9000:2015), Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
\r\n\r\n[3] TCVN ISO/IEC TR 17026 (ISO/IEC TR 17026), Đánh\r\ngiá sự phù hợp - Ví dụ về chương trình chứng nhận sản phẩm hữu hình
\r\n\r\n[4] TCVN ISO/IEC 17040 (ISO/IEC\r\n17040), Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung về đánh giá đồng đẳng của tổ chức\r\nđánh giá sự phù hợp và tổ chức công nhận
\r\n\r\n[5] TCVN ISO/IEC 17067 (ISO/IEC\r\n17067), Đánh giá sự phù hợp - Nguyên tắc cơ bản trong chứng nhận sản phẩm và\r\nhướng dẫn về chương trình chứng nhận sản phẩm
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC LỤC
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nLời giới thiệu
\r\n\r\n1 Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n2 Tài liệu viện\r\ndẫn
\r\n\r\n3 Thuật ngữ và\r\nđịnh nghĩa
\r\n\r\n4 Yêu cầu đối\r\nvới chủ chương trình
\r\n\r\n5 Xây dựng và\r\nquản lý chương trình
\r\n\r\n6 Thông tin\r\ncông khai có sẵn
\r\n\r\n7 Phàn nàn và\r\nkhiếu nại chủ chương trình
\r\n\r\n8 Yêu cầu đối với\r\ntổ chức chứng nhận
\r\n\r\n8.1 Khái quát
\r\n\r\n8.2 Yêu cầu về\r\ncác quá trình bổ sung cho các quá trình quy định trong TCVN ISO/IEC 17021-1 (ISO/IEC\r\n17021-1)
\r\n\r\n8.3 Chu trình\r\nđánh giá đối với tổ chức sản xuất hạt cacao
\r\n\r\n8.4 Chu kỳ đánh\r\ngiá đối với các đối tác tham gia chuỗi cung ứng cacao
\r\n\r\n8.5 Lấy mẫu
\r\n\r\n8.6 Phương pháp\r\nthu thập thông tin trong quá trình đánh giá
\r\n\r\n8.7 Thời gian cần\r\nthiết cho một cuộc đánh giá
\r\n\r\n8.8 Thời gian để\r\ngiải quyết sự không phù hợp
\r\n\r\n8.9 Thời hiệu của\r\ngiấy chứng nhận
\r\n\r\n8.10 Sử dụng lại\r\ngiấy chứng nhận
\r\n\r\n8.11 Yêu cầu về\r\nnăng lực của chuyên gia đánh giá bổ sung cho những yêu cầu được quy định trong TCVN ISO/IEC\r\n17021-1 (ISO/IEC 17021-1)
\r\n\r\n9 Công bố
\r\n\r\n9.1 Yêu cầu\r\nchung
\r\n\r\n9.2 Điều kiện để\r\nkhách hàng có thể sử dụng việc công bố
\r\n\r\n9.3 Công bố giữa\r\ndoanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
\r\n\r\n9.4 Công bố từ\r\ndoanh nghiệp đến người tiêu dùng (B2C)
\r\n\r\n10 Dấu phù hợp\r\ndo bên thứ ba cấp
\r\n\r\n11 Cấp phép và\r\nkiểm soát
\r\n\r\nPhụ lục A (quy định) Yêu cầu đối với hệ\r\nthống quản lý sản xuất cacao bền vững ở mức ban đầu
\r\n\r\nPhụ lục B (quy định) Yêu cầu đối với hệ\r\nthống quản lý sản xuất cacao bền vững tại mức trung bình.
\r\n\r\nPhụ lục C (Tham khảo)\r\nVí dụ về các rủi ro cần được đánh giá
\r\n\r\nPhụ lục D (tham khảo) Kiểm soát dựa\r\ntrên rủi ro và xem xét của tổ chức chứng nhận
\r\n\r\nThư mục tài liệu tham khảo
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019) về Cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc – Phần 4: Yêu cầu đối với các chương trình chứng nhận đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13142-4:2020 (ISO 34101-4:2019) về Cacao được sản xuất bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc – Phần 4: Yêu cầu đối với các chương trình chứng nhận
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN13142-4:2020 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2020-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Nông nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |