THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT - KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC SINH HỌC CỦA THUỐC TRÊN ĐỒNG RUỘNG
Pesticides - Bio-efficacy field trials
Lời nói đầu
TCVN 12561 : 2018 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT - KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC SINH HỌC CỦA THUỐC TRÊN ĐỒNG RUỘNG
Pesticides - Bio-efficacy field trials
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp khảo nghiệm đánh giá hiệu lực sinh học của thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
2.1
Khảo nghiệm hiệu lực sinh học (Bio-efficacy trials)
Xác định hiệu lực phòng, trừ sinh vật gây hại hoặc điều hòa sinh trưởng đối với cây trồng (bao gồm cả sự an toàn đối với cây trồng) của thuốc bảo vệ thực vật.
2.2
Mật độ sinh vật gây hại (Pests density)
Số lượng cá thể sinh vật gây hại trên một đơn vị diện tích, cây trồng hoặc một bộ phận của cây trồng.
2.3
Tỷ lệ bệnh, tỷ lệ hại (Disease incidence)
Số lượng bộ phận hoặc cá thể bị hại tính theo phần trăm (%) so với tổng số phần hoặc cá thể điều tra trong quần thể.
2.4
Chỉ số bệnh, chỉ số hại (Disease severity)
Đại lượng đặc trưng cho mức độ bị bệnh của cây trồng được biểu thị bằng phần trăm (%).
2.5
Công thức khảo nghiệm (Treatments)
Công thức dùng các loại thuốc định khảo nghiệm ở những nồng độ, liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.
2.6
Công thức so sánh (Reference treatments)
Công thức dùng một loại thuốc bảo vệ thực vật khác với thuốc đang khảo nghiệm và đã được đăng ký trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng. Thuốc so sánh được chọn là thuốc có cùng hoạt chất hoặc cùng cơ chế tác động hoặc đang được dùng phổ biến tại địa phương có hiệu quả để trừ sinh vật gây hại cần khảo nghiệm.
2.7
Công thức đối chứng (Un-treatments)
Công thức không dùng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào trừ các trường hợp quy định tại mục 4.1.
2.8
Khảo nghiệm đặc thù (Special trials)
Khảo nghiệm mà diện tích ô khảo nghiệm, phương pháp bố trí khảo nghiệm, chỉ tiêu điều tra, phương pháp điều tra khác biệt hoàn toàn so với các nội dung quy định trong tiêu chuẩn này.
3 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ trong phòng thử nghiệm thông thường và các thiết bị, dụng cụ sau:
3.1 Bình bơm thuốc.
3.2 Cân điện tử từ 0,001 gam đến 1 000 gam.
3.3 Dụng cụ thủy tinh: cốc thủy tinh thể tích 1 000 ml, 500 ml, 250 ml, 100 ml.
3.4 Ống đong các loại dung tích 50 ml, 100 ml, 200 ml, 500 ml.
3.5 Pipet các loại dung tích 1 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml
3.6 Khung điều tra: Kích thước 40 cm x 50 cm, 20 cm x 20 cm.
3.7 Khay điều tra: Kích thước 20 cm x 20 cm x 5 cm.
3.8 Bộ rây tuyến trùng
4 Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Yêu cầu chung
Địa điểm và thời gian bố trí khảo nghiệm phải phù hợp với đối tượng và điều kiện phát sinh phát triển của sinh vật gây hại.
Điều kiện canh tác (đất, phân bón, giống cây trồng, mật độ trồng) phải đồng đều trên toàn khu khảo nghiệm và phù hợp với tập quán sản xuất tại địa phương.
Trong thời gian khảo nghiệm không được dùng bất kỳ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào cùng nhóm với thuốc khảo nghiệm trên khu khảo nghiệm (bao gồm cả các công thức và dải phân cách).
Trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các sinh vật gây hại khác thì thuốc được dùng phải không làm ảnh hưởng đến thuốc cần khảo nghiệm, không làm ảnh hưởng đến đối tượng khảo nghiệm và phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Các trường hợp trên nếu có phải được ghi chép lại.
Khi xử lý thuốc không để thuốc ở ô khảo nghiệm này tạt sang ô khảo nghiệm khác.
4.2 Phương pháp khảo nghiệm
4.2.1 Bố trí công thức khảo nghiệm
Các công thức khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Công thức khảo nghiệm.
Nhóm 2: Công thức so sánh.
Nhóm 3: Công thức đối chứng.
Với khảo nghiệm là thuốc dùng để phun thì công thức đối chứng phun bằng nước.
4.2.2 Diện tích ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại
Khảo nghiệm diện hẹp: Diện tích của mỗi ô khảo nghiệm tối thiểu 30 m2 đối với nhóm cây lương thực, cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây chè, cây ăn quả dạng thân leo hoặc tối thiểu 5 cây đối với nhóm cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.
Khảo nghiệm diện hẹp có số lần nhắc lại 3 đến 4 tần. Các ô khảo nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ.
Khảo nghiệm diện rộng: Diện tích của mỗi ô khảo nghiệm tối thiểu 300 m2 đối với nhóm cây lương thực, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây chè, cây ăn quả dạng thân leo hoặc tối thiểu 16 cây đối với nhóm cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày.
Khảo nghiệm diện rộng không nhắc lại. Các ô khảo nghiệm được bố trí theo kiểu tuần tự hoặc ngẫu nhiên.
Đối với những khảo nghiệm đặc thù thì được tiến hành theo các quy định chuyên ngành.
Giữa các công thức khảo nghiệm phải có dải phân cách có chiều rộng tối thiểu 0,5 m hoặc 1 hàng cây, cách bờ tối thiểu 0,5 m hoặc 1 hàng cây và phải có biện pháp che chắn để đảm bảo khi phun thuốc không bị tạt từ công thức này sang công thức khác.
4.2.3 Tiến hành xử lý thuốc
4.2.3.1 Liều lượng thuốc và lượng nước thuốc sử dụng
Liều lượng thuốc dùng được tính bằng nồng độ (%), kg hoặc lít (g hoặc ml) thuốc thành phẩm trên đơn vị diện tích 1 ha.
Đối với dạng thuốc thành phẩm pha với nước để phun thì lượng nước thuốc dùng phải phù hợp với từng loại thuốc, từng loại cây trồng, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng cũng như thiết bị phun thuốc và đảm bảo thuốc được phun đều trên ô khảo nghiệm.
4.2.3.2 Thời điểm và số lần xử lý thuốc
Thời điểm và số lần xử lý thuốc thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, tổ chức, cá nhân đăng ký.
Khi không có khuyến cáo cụ thể thì tùy theo mục đích khảo nghiệm, các đặc tính hóa học, phương thức tác động của thuốc, đặc điểm của đối tượng sinh vật gây hại và cây trồng cần khảo nghiệm mà chọn thời điểm xử lý lần đầu phù hợp.
Số lần xử lý thuốc hóa học để khảo nghiệm là 1 lần, thuốc sinh học có thể nhiều hơn 1 lần.
Trong một số trường hợp thuốc hóa học để khảo nghiệm có thể xử lý nhiều hơn 1 lần do đặc tính sinh vật gây hại như: các loại bệnh hại trên hoa (bông) mà thời điểm xử lý trước khi hoa (bông) nở, các loại bệnh do vi khuẩn, vi rút gây hại, bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm hại cây tiêu, bệnh xì mủ (chảy gôm), bệnh chết ẻo hại cây trồng, tuyến trùng, các thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng.
Những đối tượng khảo nghiệm đặc thù khác thì tùy vào cơ chế tác động của thuốc, sinh vật gây hại phải xử lý 2 lần thì được thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
4.3. Chỉ tiêu điều tra của thuốc khảo nghiệm
4.3.1. Thuốc trừ sâu
Mật độ sinh vật gây hại sống đối với những loài đếm được.
Tỷ lệ hại (%) hoặc chỉ số hại (%) đối với những loài không đếm được bằng mắt thường.
Ảnh hưởng của thuốc đến cây trồng.
4.3.2 Thuốc trừ bệnh
Tỷ lệ bệnh (%), chỉ số bệnh (%) hoặc kích thước vết bệnh.
Ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng.
4.3.3 Thuốc trừ cỏ dại
Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ dại.
Mật độ và khối lượng cỏ tươi.
Ảnh hưởng của thuốc đến cây trồng (nếu có).
4.3.4 Thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng
Chỉ tiêu theo dõi tùy thuộc vào mục đích khảo nghiệm của mỗi loại thuốc. Thông thường gồm các chỉ tiêu sau:
Sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Yếu tố cấu thành năng suất.
Chất lượng nông sản.
Ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng.
4.3.5 Thuốc trừ chuột
Chỉ số hoạt động của chuột.
4.3.6 Thuốc trừ ốc
Tỷ lệ ốc chết.
Tỷ lệ cá chết đối với khảo nghiệm trừ ốc bươu vàng.
Ảnh hưởng của thuốc đến cây trồng.
4.3.7 Thuốc xử lý đất, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng
Khảo nghiệm được tiến hành phòng trừ sinh vật gây hại nào thì tương ứng với chỉ tiêu điều tra ở mục 4.3.1 và 4.3.2.
4.3.8 Khảo nghiệm đặc thù
Chỉ tiêu điều tra được thực hiện theo quy định.
4.4 Xác định hiệu lực của thuốc khảo nghiệm
Hiệu lực của thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ chuột, thuốc trừ ốc bươu vàng được xác định bằng phần trăm (%) theo các công thức tính toán tương ứng.
Hiệu lực của thuốc điều hòa sinh trưởng được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) năng suất tăng ở công thức xử lý thuốc so với công thức đối chứng không xử lý thuốc.
Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm đặc thù khác được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) ở công thức xử lý thuốc so với công thức đối chứng không xử lý
4.5 Phương pháp điều tra
Khảo nghiệm diện hẹp: mỗi công thức khảo nghiệm điều tra 5 điểm (trên 2 đường chéo góc) đối với nhóm cây ngắn ngày (cây lương thực, cây rau màu, cây hoa cảnh, cây ăn quả dạng thân leo, cây chè, cây công nghiệp ngắn ngày) hoặc 3 cây đối với nhóm cây dài ngày (cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày).
Khảo nghiệm diện rộng: mỗi công thức khảo nghiệm điều tra 10 điểm (trên 2 đường chéo góc, mỗi đường 5 điểm, không điểm trùng nhau) đối với nhóm cây ngắn ngày (cây lương thực, cây rau màu, cây hoa cảnh, cây chè, cây ăn quả dạng thân leo, cây công nghiệp ngắn ngày) hoặc 5 cây đối với nhóm cây dài ngày (cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày).
Các điểm điều tra, cây điều tra được cố định. Số lượng mẫu điều tra tại từng điểm, từng cây điều tra tùy thuộc vào từng loại cây trồng, đặc tính gây hại của các sinh vật gây hại sao cho số liệu điều tra đáp ứng yêu cầu xử lý thống kê.
Những khảo nghiệm đặc thù thì phương pháp điều tra được thực hiện theo các quy định chuyên ngành.
4.6 Thời điểm và số lần điều tra
Thời điểm và số lần điều tra có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc tính của từng loại thuốc và tùy theo khuyến cáo của tổ chức cá nhân đăng ký thuốc, đặc điểm của từng loại sinh vật gây hại cụ thể.
4.7 Hiệu lực của thuốc
4.7.1 Thuốc trừ sâu
4.7.1.1 Trường hợp xử lý thuốc khi sâu hại đã xuất hiện
- Đối với sâu hại có thể đếm được mật độ thì hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson - Tilton dựa trên mật độ sinh vật gây hại:
Trong đó:
E: Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm
Ta: Mật độ sinh vật gây hại còn sống ở công thức xử lý thuốc tại thời điểm sau xử lý.
Tb: Mật độ sinh vật gây hại còn sống ở công thức xử lý thuốc tại thời điểm trước xử lý.
Ca: Mật độ sinh vật gây hại còn sống ở công thức đối chứng tại thời điểm sau xử lý.
Cb: Mật độ sinh vật gây hại còn sống ở công thức đối chứng tại thời điểm trước xử lý.
- Đối với sâu hại không thể đếm được bằng mắt thường mà chỉ tiêu điều tra là tỷ lệ hại và chỉ số hại thì hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson - Tilton dựa trên chỉ số hại:
Trong đó:
E: Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm
Ta: Chỉ số hại mới phát sinh ở công thức xử lý thuốc tại thời điểm sau xử lý.
Tb: Chỉ số hại ở công thức xử lý thuốc tại thời điểm trước xử lý.
Ca: Chỉ số hại ở công thức đối chứng tại thời điểm sau xử lý.
Cb: Chỉ số hại mới phát sinh ở công thức đối chứng tại thời điểm trước xử lý.
- Đối với sâu hại không thể đếm được bằng mắt thường mà chỉ tiêu điều tra chỉ có tỷ lệ hại thì hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson - Tilton dựa trên tỷ lệ hại:
Trong đó:
E: Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm
Ta: Tỷ lệ hại mới phát sinh ở công thức xử lý thuốc tại thời điểm sau xử lý.
Tb: Tỷ lệ hại ở công thức xử lý thuốc tại thời điểm trước xử lý.
Ca: Tỷ lệ hại ở công thức đối chứng tại thời điểm sau xử lý.
Cb: Tỷ lệ hại mới phát sinh ở công thức đối chứng tại thời điểm trước xử lý.
4.7.1.1 Trường hợp xử lý thuốc khi sâu hại chưa xuất hiện
- Đối với sâu hại có thể đếm được mật độ thì hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Abbott dựa trên mật độ sinh vật gây hại:
Trong đó:
E: Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm
Ca: Mật độ sinh vật gây hại ở công thức đối chứng tại thời điểm điều tra sau xử lý thuốc.
Ta: Mật độ sinh vật gây hại ở công thức xử lý tại thời điểm điều tra sau xử lý thuốc.
- Đối với sâu hại không thể đếm được bằng mắt thường mà chỉ tiêu điều tra là tỷ lệ hại và chỉ số hại thì hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Abbott dựa trên chỉ số hại:
Trong đó:
E: Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm
Ca: Chỉ số hại ở công thức đối chứng tại thời điểm điều tra sau xử lý thuốc.
Ta: Chỉ số hại ở công thức xử lý tại thời điểm điều tra sau xử lý thuốc.
- Đối với sâu hại không thể đếm được bằng mắt thường mà chỉ tiêu điều tra chỉ có tỷ lệ hại thì hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson - Tilton dựa trên tỷ lệ hại:
Trong đó:
E: Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm
Ca: Tỷ lệ hại ở công thức đối chứng tại thời điểm điều tra sau xử lý thuốc.
Ta: Tỷ lệ hại ở công thức xử lý tại thời điểm điều tra sau xử lý thuốc.
4.7.2 Thuốc trừ bệnh
4.7.2.1 Trường hợp xử lý thuốc khi bệnh đã xuất hiện
- Đối với bệnh hại mà chỉ tiêu điều tra có cả tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thì hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson - Tilton dựa trên chỉ số bệnh mới phát sinh so trước xử lý:
Trong đó:
E: Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm
Ta: Chỉ số bệnh mới phát sinh ở công thức xử lý thuốc tại thời điểm sau xử lý.
Tb: Chỉ số bệnh công thức xử lý thuốc tại thời điểm trước xử lý.
Ca: Chỉ số bệnh mới phát sinh ở công thức đối chứng tại thời điểm sau xử lý.
Cb: Chỉ số bệnh ở công thức đối chứng tại thời điểm trước xử lý.
- Đối với bệnh hại mà chỉ tiêu điều tra chỉ có tỷ lệ bệnh thì hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson - Tilton dựa trên tỷ lệ bệnh mới phát sinh so trước xử lý:
Trong đó:
E: Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm
Ta: Tỷ lệ bệnh mới phát sinh ở công thức xử lý thuốc tại thời điểm sau xử lý.
Tb: Tỷ lệ bệnh công thức xử lý thuốc tại thời điểm trước xử lý.
Ca: Tỷ lệ bệnh mới phát sinh ở công thức đối chứng tại thời điểm sau xử lý.
Cb: Tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng tại thời điểm trước xử lý.
- Đối với bệnh hại mà chỉ tiêu điều tra có tỷ lệ cây chết thì hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson - Tilton dựa trên tỷ lệ cây chết mới phát sinh so trước xử lý:
Trong đó:
E: Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm
Ta: Tỷ lệ cây chết mới phát sinh ở công thức xử lý thuốc tại thời điểm sau xử lý.
Tb: Tỷ lệ cây chết công thức xử lý thuốc tại thời điểm trước xử lý.
Ca: Tỷ lệ cây chết mới phát sinh ở công thức đối chứng tại thời điểm sau xử lý.
Cb: Tỷ lệ cây chết ở công thức đối chứng tại thời điểm trước xử lý.
4.7.2.2 Trường hợp xử lý thuốc khi bệnh chưa xuất hiện
- Đối với bệnh hại mà chỉ tiêu điều tra có cả chỉ tiêu tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thì hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Abbott dựa bên chỉ số bệnh:
Trong đó:
E: Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm
Ca: Chỉ số bệnh ở công thức đối chứng tại thời điểm điều tra sau xử lý thuốc.
Ta: Chỉ số bệnh ở công thức xử lý tại thời điểm điều tra sau xử lý thuốc.
- Đối với bệnh hại mà chỉ tiêu điều tra chỉ có tỷ lệ bệnh thì hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Abbott dựa trên tỷ lệ bệnh:
Trong đó:
E: Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm
Ca: Tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng tại thời điểm điều tra sau xử lý thuốc.
Ta: Tỷ lệ bệnh ở công thức xử lý tại thời điểm điều tra sau xử lý thuốc.
- Đối với bệnh hại mà chỉ tiêu điều tra có tỷ lệ cây chết thì hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Abbott dựa trên tỷ lệ cây chết:
Trong đó:
E: Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm
Ca: Tỷ lệ cây chết ở công thức đối chứng tại thời điểm điều tra sau xử lý thuốc.
Ta: Tỷ lệ cây chết ở công thức xử lý tại thời điểm điều tra sau xử lý thuốc.
- Trường hợp tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh ở công thức xử lý thuốc giảm so với trước xử lý thì không áp dụng tính hiệu lực theo 2 công thức trên. Hiệu lực của thuốc sẽ được đánh giá căn cứ vào tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh của từng trường hợp cụ thể.
4.7.3 Thuốc trừ cỏ dại
Tính theo công thức Abbott dựa trên khối lượng cỏ tươi của các nhóm cỏ tại thời điểm điều tra cuối cùng.
Trong đó:
E: Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm
Ca: Khối lượng cỏ tươi ở công thức đối chứng tại thời điểm điều tra sau xử lý thuốc.
Ta: Khối lượng cỏ tươi ở công thức xử lý tại thời điểm điều tra sau xử lý thuốc.
4.7.4 Thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng
Tính hiệu lực của thuốc căn cứ vào tỷ lệ % tăng năng suất, chất lượng nông sản so với công thức đối chứng.
4.7.5 Thuốc trừ chuột
Trong đó:
E: Hiệu lực của thuốc
A: Chỉ số hoạt động của chuột sau khi xử lý thuốc.
B: Chỉ số hoạt động của chuột trước khi xử lý thuốc.
4.7.6 Thuốc trừ ốc bươu vàng
Tính theo công thức Schneider - Orelli
Trong đó:
E: Hiệu lực của thuốc
B: Phần trăm ốc chết ở ô xử lý thuốc.
k: Phần trăm ốc chết ở ô đối chứng không xử lý thuốc.
4.7.7 Thuốc xử lý đất, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng
Tính theo công thức Abbott dựa trên các chỉ tiêu tương ứng với ở mục 4.3.4.1 và 4.3.4.2.
4.7.8 Khảo nghiệm đặc thù
Thực hiện theo quy định chuyên ngành.
4.8 Đánh giá tác động của thuốc đến cây trồng
Đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng theo thang phân cấp của hiệp hội cỏ dại Châu Âu.
Cấp | Triệu chứng nhiễm độc. |
1 | Cây không có biểu hiện ngộ độc. |
2 | Ngộ độc nhẹ, sinh trưởng của cây có biểu hiện suy giảm khi quan sát kỹ. |
3 | Có triệu chứng ngộ độc dễ dàng quan sát bằng mắt. |
4 | Triệu chứng ngộ độc ở mức độ trung bình, cây có thể phục hồi và không ảnh hưởng năng suất. |
5 | Cây biến màu, thuốc bắt đầu gây ảnh hưởng đến năng suất. |
6 | Cây cháy lá, thuốc ảnh hưởng đến năng suất ở mức độ nhẹ. |
7 | Thuốc gây ảnh hưởng đến năng suất ở mức độ trung bình. |
8 | Triệu chứng ngộ độc tăng dẫn tới làm chết từng phần của cây, ảnh hưởng năng suất ở mức độ nặng. |
9 | Cây bị chết hoàn toàn. |
Trong quá trình khảo nghiệm nếu cây bị ngộ độc thì theo dõi đến khi cây phục hồi và ghi rõ thời gian phục hồi.
Trường hợp cây không phục hồi thì tiếp tục theo dõi đến khi thu hoạch.
4.9 Quan sát và ghi chép về thời tiết
Ghi chép diễn biến thời tiết bất thường trong suốt quá trình khảo nghiệm ảnh hưởng đến kết quả khảo nghiệm.
Trong thời gian thực hiện khảo nghiệm có xuất hiện mưa to, bão làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của khảo nghiệm thì khảo nghiệm phải được triển khai lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2015), Thông tư 21/2015/TT-BNN ngày 08 tháng 06 năm 2015, thông tư quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
2. QCVN 01-29:2010, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc trừ rầy nâu hại lúa.
3. QCVN 01-142:2013, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc kích thích sinh trưởng đối với cây vải
4. QCVN 01-144:2013, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc phòng trừ bệnh sương mai hại cà chua.
5. QCVN 01-145:2013, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc trừ cỏ trên đất không trồng trọt.
6. Food and Agriculture Organization of the United Nations (1991), Efficacy Test Protocol.
7. Tumer J A (2015), The Pesticide Manual, Bristish Crop Product Council.
8. CIBA-GEIGY (1992), Manual for Field Trials in Plant Protection, Switzerland
File gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12561:2018 về Thuốc bảo vệ thực vật – Khảo nghiệm hiệu lực sinh học của thuốc trên đồng ruộng đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12561:2018 về Thuốc bảo vệ thực vật – Khảo nghiệm hiệu lực sinh học của thuốc trên đồng ruộng
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN12561:2018 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2018-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Nông nghiệp |
Tình trạng | Hết hiệu lực |