CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU - ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐÊ SÔNG
Dyke works - River dike safety evaluation
Lời nói đầu
TCVN 12317 : 2018 do Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi biên soạn, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU - ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐÊ SÔNG
Dyke works - River dike safety evaluation
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này hướng dẫn đánh giá an toàn đê sông cấp III, cấp II, cấp I và cấp đặc biệt. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho đê sông cấp IV và cấp V.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4253 Công trình thủy lợi - Nền các công trình thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 5574 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Yêu cầu thiết kế;
TCVN 9902 Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế đê sông.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, ngoài sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 9902 còn sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Kiểm tra đê sông (Dyke inspection)
Hoạt động đánh giá khả năng làm việc, tình trạng hư hỏng của đê và các công trình liên quan thông qua phân tích, đánh giá tài liệu kỹ thuật sẵn có; tài liệu đo đạc, quan trắc và kết quả kiểm tra trực quan tại hiện trường.
Kiểm tra tình hình hiện trạng công trình đê, tình hình an toàn kết cấu, ảnh hưởng của các công trình giao cắt đối với an toàn công trình đê, điều kiện quản lý vận hành, phân tích các tài liệu về thiết kế, khảo sát, thi công và quản lý vận hành.
3.2
Kiểm định an toàn đê (Dyke recognition)
Hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, công tác quản lý, khả năng an toàn theo các tiêu chuẩn nhằm xác định mức độ an toàn của đê.
3.3.
Đánh giá tổng hợp an toàn đê (Dyke safety evaluation)
Căn cứ vào đơn nguyên đánh giá an toàn, trên cơ sở tổng kết đánh giá của từng hạng mục, đưa ra ý kiến đánh giá tổng hợp và xếp loại mức độ an toàn đê.
3.4.
Phân loại an toàn (Safety level classification)
Mức độ để đánh giá an toàn cho từng tiêu chí và mức độ an toàn đê được quy định trong tiêu chuẩn này. Mức độ an toàn cho từng tiêu chí được chia thành 03 mức: mức A, mức B, mức C; đánh giá tổng hợp an toàn đê được chia thành 03 loại: loại 1, loại 2, loại 3.
4 Quy định chung
4.1 Phân cấp công trình đê sông thực hiện theo Luật Đê điều.
4.2 Để đánh giá an toàn của một tuyến đê sông, cần đánh giá theo từng đoạn (đơn nguyên), sau đó tiến hành kiểm tra và kiểm định hiện trạng công trình theo yêu cầu thiết kế và yêu cầu của TCVN 9902.
4.3 Xác định đơn nguyên tiến hành đánh giá:
Đơn nguyên đánh giá là đoạn đê điển hình đại diện cho tuyến đê đánh giá mức độ an toàn, đơn nguyên đánh giá nên bao gồm các công trình giao cắt. Để nâng cao tính hợp lý và tính khả thi của công tác đánh giá, chiều dài đơn nguyên đánh giá thường không vượt quá 10 km. Các đoạn đê phù hợp với 1 trong các điều kiện sau có thể tính là 1 đơn nguyên đánh giá:
- Đoạn đê trong cùng một dự án thiết kế;
- Đoạn đê liên tục cùng một đơn vị quản lý hành chính;
- Đoạn đê được quản lý bởi một đơn vị, thuộc phạm vi của một khu vực bảo vệ khép kín.
4.4 Chọn mặt cắt điển hình:
Lựa chọn vị trí và số lượng mặt cắt điển hình cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Nên chọn mặt cắt tương đối bất lợi có tính đại biểu, xem xét tổng hợp về dạng kết cấu, điều kiện địa chất, tình hình lún đỉnh đê, hướng tuyến đê, độ dốc lòng sông, chiều rộng mặt sông và hiện trạng an toàn công trình đê;
- Trong cùng một đơn nguyên đánh giá, số lượng mặt cắt điển hình không ít hơn 3, khoảng cách giữa các mặt cắt phụ thuộc vào cấp công trình:
+ Với đê cấp đặc biệt: khoảng cách giữa các mặt cắt từ 500 đến 1000 m; tỷ lệ đo vẽ 1/200;
+ Với đê cấp I, cấp II, cấp III: khoảng cách giữa các mặt cắt từ 2500 đến 3500 m; tỷ lệ đo vẽ 1/200.
- Đối với các đoạn đê có điều kiện địa chất biến đổi lớn, trước đê xói lở nghiêm trọng, lún sụt lớn, thẩm lậu nhiều hoặc các đoạn đê vỡ, đoạn đê trọng điểm và đoạn đê hàn khẩu thì cần tăng số lượng và mật độ các mặt cắt điển hình.
5. Nội dung đánh giá an toàn đê sông
Nội dung đánh giá an toàn đê sông bao gồm: đánh giá về chất lượng công trình, khả năng phòng lũ, ổn định kết cấu, ổn định thấm, ổn định đoạn nối tiếp đê với công trình giao cắt và đánh giá công tác quản lý vận hành;
Nội dung đánh giá an toàn đê sông áp dụng cho công tác Kiểm tra đê sông và công tác Kiểm định an toàn đê.
6 Kiểm tra đê sông
6.1 Công tác chuẩn bị
Để phục vụ công tác kiểm tra đê sông, cần thu thập các tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết kế, thi công, quản lý, vận hành đê và các công trình liên quan. Danh mục các tài liệu kỹ thuật cần thu thập được quy định tại Phụ lục A.
6.2 Đối tượng kiểm tra
Tất cả đê sông cấp III, cấp II, cấp I và cấp đặc biệt phải được kiểm tra định kỳ trước lũ, kiểm tra định kỳ trong lũ và kiểm tra không định kỳ hàng năm.
6.3 Nội dung kiểm tra
Công tác kiểm tra phải phải được thực hiện đầy đủ với tất cả các công trình liên quan đến an toàn của đê, bao gồm: Đê, kè, cống qua đê, cửa khẩu và các công trình phụ trợ khác. Tùy thuộc đặc điểm, quy mô và các hạng mục công trình liên quan để quyết định nội dung kiểm tra. Nội dung kiểm tra quy định tại Phụ lục B.
6.4 Phương pháp kiểm tra
Phương pháp kiểm tra chủ yếu là quan sát bằng trực quan tình trạng hiện tại của đê và các công trình liên quan; phân tích tài liệu kỹ thuật, trường hợp cần thiết có thể tiến hành hoặc đề xuất quan trắc để đánh giá chi tiết sự cố.
6.5. Yêu cầu của công tác kiểm tra
Công tác kiểm tra thực địa cần được tiến hành một cách có hệ thống. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng khả năng làm việc và tình trạng hư hỏng của đê và các công trình liên quan, từ đó đề ra biện pháp xử lý hoặc nghiên cứu chuyên sâu. Các hình ảnh và bản vẽ ghi lại trong quá trình kiểm tra thực địa cần được đưa vào báo cáo để minh họa về hiện trạng đê và các công trình liên quan.
6.6 Đánh giá chất lượng qua công tác kiểm tra
a) Đánh giá chất lượng đê theo các mức độ an toàn sau:
- Mức A: Đê đảm bảo an toàn với mực nước lũ thiết kế;
- Mức B: Đê có hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn cần đề xuất biện pháp và kế hoạch điều tra, khảo sát, đánh giá nguyên nhân để đưa ra các giải pháp sửa chữa, khắc phục hư hỏng, tồn tại trước lũ;
- Mức C: Đê có hư hỏng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới an toàn, cần tiến hành công tác khảo sát, điều tra, khảo sát chi tiết để xác định nguyên nhân, mức độ, phạm vi hư hỏng, phải sửa chữa khẩn cấp.
b) Đánh giá về chất lượng công trình phải dựa trên kết quả kiểm tra tình trạng chất lượng hiện tại của đê và công trình qua đê, được quy định tại Phụ lục C.
c) Chất lượng đê và công trình qua đê được đánh giá theo Bảng 1
Bảng 1 - Đánh giá chất lượng qua công tác kiểm tra đê
Mức độ | Tiêu chuẩn đánh giá |
Mức A | Đê và công trình qua đê được đánh giá theo Phụ lục C có chất lượng "Tốt" |
Mức B | Một trong các hạng mục đê hoặc công trình qua đê được đánh giá theo Phụ lục C có chất lượng “Trung bình” |
Mức C | Một trong các hạng mục đê hoặc công trình qua đê được đánh giá theo Phụ lục C có chất lượng “Kém” |
7 Kiểm định an toàn đê
Danh mục các tài liệu kỹ thuật phục vụ công tác kiểm định đê sông quy định tại Phụ lục A. Các tài liệu phục vụ nghiên cứu chuyên sâu còn thiếu phải được thu thập, khảo sát đầy đủ về nội dung, thành phần, khối lượng theo quy định.
Đê sông cấp III, cấp II, cấp I và cấp đặc biệt.
7.3.1 Nội dung đánh giá an toàn đê sông trong bước kiểm định đê sông bao gồm:
- Đánh giá an toàn đê sông qua công tác kiểm tra tại hiện trường;
- Đánh giá chất lượng công trình đê sông;
- Đánh giá an toàn phòng lũ;
- Đánh giá an toàn kết cấu;
- Đánh giá an toàn dòng thấm;
- Đánh giá an toàn của đoạn nối tiếp đê và công trình giao cắt;
- Đánh giá công tác quản lý vận hành.
7.3.2 Quy định chung:
Hạng mục an toàn phòng lũ, an toàn kết cấu, an toàn thấm được tính toán kiểm định cho từng mặt cắt điển hình đã chọn, kết hợp kiểm tra hiện trường để đánh giá cho các đơn nguyên;
Hạng mục chất lượng công trình, quản lý vận hành và đoạn nối tiếp đê với công trình giao cắt dựa vào trạng thái tổng thể của đơn nguyên chỉ định để phân tích đánh giá.
7.3.4 Đánh giá chất lượng công trình đê sông
7.3.4.1 Mục đích đánh giá chất lượng công trình đê sông
Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu của hiện trạng công trình theo thiết kế và TCVN 9902 và TCVN 4253.
7.3.4.2 Nội dung đánh giá chất lượng công trình đê sông
a) Với đê đất
Trọng điểm đánh giá chất lượng đê đất: Đánh giá ổn định mái đê, xử lý nền, tình hình biến hình của đê, ổn định của khối chống thấm và tầng lọc ngược, chỉ tiêu nén ép của đất đắp đê, hệ số thấm theo TCVN 9902 và TCVN 4253; khi đê có hiện tượng lún không đều rõ ràng, có khe nứt, trượt, thấm lan hoặc thẩm lậu tập trung, cần đánh giá ảnh hưởng của chúng với an toàn vận hành công trình đê.
b) Với đê bê tông (hoặc bê tông cốt thép)
Trọng điểm của công tác đánh giá chất lượng công trình: Xử lý nền; cường độ, tính chỉnh thể và độ bền của bê tông hiện trạng theo TCVN 9902 và TCVN 4253; khi phát hiện có các vấn đề như vết nứt, xâm thực, rò rỉ nước cần đánh giá ảnh hưởng đến vận hành an toàn đê.
7.3.4.3 Phương pháp đánh giá chất lượng công trình
7.3.4.3.1 Kiểm tra, quan sát trực quan tại hiện trường
Dùng phương thức đi thị sát hiện trường, chủ yếu kiểm tra chất lượng bên ngoài của công trình và tình hình vận hành theo yêu cầu của thiết kế và TCVN 9902, nội dung kiểm tra tuân theo quy định trong Điều 6.3.
7.3.4.3.2 Phương pháp phân tích tài liệu lưu trữ
Thông qua rà soát, phúc tra và phân tích thống kê hồ sơ về khống chế chất lượng trong thời gian thi công hoặc gia cố, kiểm tra công tác giám sát chất lượng và báo cáo nghiệm thu, đánh giá chất lượng thi công; đối với công trình thiếu tài liệu lịch sử, cần tổ chức tọa đàm với các chuyên gia của đơn vị thiết kế, thi công để thu thập thông tin, đồng thời đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy phạm liên quan để đánh giá chất lượng thi công công trình.
7.3.4.3.3 Trắc đạc, thăm dò, tìm kiếm ẩn họa, kiểm tra và thí nghiệm
Ngoài việc kiểm định theo số lượng mặt cắt điển hình quy định tại mục 4.4, nội dung trắc đạc, thăm dò, tìm kiếm ẩn họa, kiểm tra và thí nghiệm cần bổ sung các công việc sau:
a) Trắc đạc: chủ yếu đo đạc kích thước đường viền mặt cắt hiện trạng công trình; Cách từ 200 đến 500 m theo trục đê chọn một mặt cắt ngang đo kích thước đường viền mặt cắt đê. Phạm vi đo mở rộng ngoài chân đê phía sông đến 30 m và ngoài chân đê phía đồng đến 20 m; cách từ 100 đến 200 m đường tim đê đo cao trình đỉnh đê và cao trình tường đỉnh; riêng tại mặt cắt điển hình bắt buộc phải tiến hành đo kích thước đường viền, cao trình đỉnh đê và cao trình đỉnh tường đỉnh.
b) Thăm dò: chủ yếu làm rõ điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn của hiện trạng đê, phân tích tính chất, phạm vi phân bố của các ẩn họa trong thân đê và nền đê, đồng thời cung cấp tham số tính toán cho việc phân tích ổn định của mặt cắt điển hình đê và phân tích an toàn thấm. Công tác đánh giá an toàn đê thường nên tiến hành công tác khoan địa chất và công tác kiểm tra có liên quan:
1. Khoảng cách theo chiều dọc của lỗ khoan thăm dò tùy thuộc vào cấp đê, mức độ phức tạp của điều kiện địa chất, thông thường cứ cách từ 500 đến 1000 m bố trí một mặt cắt ngang;
2. Mặt cắt ngang thường lấy vuông góc với mặt cắt dọc, mặt cắt ngang bao gồm thân đê và ngoài đê, chiều dài mặt cắt và số lượng lỗ khoan nên thỏa mãn yêu cầu của tính toán phân tích kiểm định an toàn đê, số lượng lỗ khoan nên căn cứ vào mức độ phức tạp của điều kiện địa chất để xác định, số mặt cắt ngang có 3 lỗ khoan không ít hơn 1;
3. Độ sâu lỗ khoan thường lấy từ 1,5 đến 2,0 lần chiều cao thân đê tính từ nền đê. Trường hợp lớp thấm nước tương đối sâu hoặc lớp đất mềm tương đối dày, độ sâu lỗ khoan cần thỏa mãn yêu cầu phân tích ổn định và dòng thấm; nơi có đá gốc xuất lộ hoặc chôn nông, lỗ khoan nên xuyên qua lớp phong hóa mạnh.
c) Thăm dò ẩn họa: Chủ yếu là làm rõ phạm vi và tình hình phân bố của ẩn họa gây mất an toàn, có thể thăm dò theo phương pháp có lỗ khoan hoặc không có lỗ khoan, đối với đoạn đê tồn tại ẩn họa cục bộ ở tầng nông thân đê, có thể đào hố để kiểm tra.
d) Kiểm tra và thí nghiệm: Hạng mục, nội dung và số lượng kiểm tra và thí nghiệm cần thỏa mãn yêu cầu của đánh giá chất lượng thân đê, kiểm định ổn định kết cấu và dòng thấm. Phương pháp kiểm tra và thí nghiệm cần phù hợp với yêu cầu của quy trình, quy phạm hiện:
1. Đối với đê đất, thường yêu cầu kiểm tra mật độ vật lý, phân bố hạt, hệ số thấm, độ nén chặt, các chỉ tiêu cường độ chống cắt đối với vật liệu tạo thân đê và nền đê;
2. Đối với đê bằng kết cấu bê tông (hoặc bê tông cốt thép) thường yêu cầu kiểm tra cường độ, biến hình và độ bền của kết cấu bê tông.
e) Kiểm tra tổ mối: Vùng có hoạt động của tổ mối nên tiến hành kiểm tra có tồn tại tổ mối làm nguy hại đến an toàn đê hay không, làm rõ phạm vi và phân bố của tổ mối.
7.3.4.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng công trình
Bảng 2 - Đánh giá chất lượng công trình của đê sông
Mức độ đánh giá chất lượng công trình | Tiêu chuẩn đánh giá |
Mức A | Hiện trạng công trình đạt yêu cầu của thiết kế và TCVN 9902, trong hành công trình chưa bộc lộ khiếm khuyết. |
Mức B | Phần lớn nội dung trong 7.3.4.2 đạt yêu cầu của thiết kế và TCVN 9902, trong vận hành công trình đã bộc lộ một số vấn đề khiếm khuyết về chất lượng, nhưng chưa gây nguy hiểm đến an toàn vận hành. |
Mức C | Các trường hợp còn lại. |
7.3.5 Đánh giá an toàn phòng lũ
7.3.5.1 Mục đích đánh giá an toàn phòng lũ
Kiểm chứng năng lực phòng lũ của đê hiện tại theo yêu cầu thiết kế và TCVN 9902.
7.3.5.2 Nội dung đánh giá an toàn phòng lũ
a) Kiểm chứng mực nước lũ thiết kế:
Căn cứ vào tài liệu thủy văn trong giai đoạn thiết kế và tài liệu thủy văn kéo dài sau thiết kế, xem xét ảnh hưởng của các hoạt động của con người trong lưu vực và hiện trạng công trình đê, tính toán kiểm tra mực nước lũ thiết kế của các mặt cắt điển hình, đồng thời tiến hành phân tích tính hợp lý của kết quả tính toán. Nếu phù hợp các trường hợp sau đây các kết quả được cho là có thể ứng dụng trực tiếp:
- Khi lòng sông trước đê gần đây có kết quả tính toán thủy văn đã được phê duyệt, thì có thể chọn dùng kết quả tính toán trị số mực nước lũ thiết kế đó tương ứng với yêu cầu phòng lũ;
- Khi lòng sông thượng hạ lưu có tham số thủy văn thiết kế và mặt chuẩn dưới của lòng sông, qua phân tích không phát hiện những biến đổi đáng kể, có thể sử dụng kết quả mực nước lũ thiết kế trong hồ sơ thiết kế làm yêu cầu phòng lũ.
b) Tính toán cao trình đỉnh đê
Cao trình đỉnh đê bằng mực nước lũ thiết kế cộng thêm trị số vượt cao của đỉnh đê. Trị số vượt cao đỉnh đê bao gồm 3 thành phần: độ cao sóng leo, độ cao nước dâng do gió và độ vượt cao an toàn.
Trị số vượt cao của đỉnh đê sử dụng phương pháp xác định trong hồ sơ thiết kế và trong TCVN 9902 để tính toán riêng biệt, đồng thời phân tích tình hình thực tế, sử dụng một cách hợp lý trị số vượt cao từ kết quả của một loại phương pháp.
c) Năng lực phòng lũ sử dụng độ chênh cao trình ΔZi của các điểm trên tuyến để đánh giá, dọc tuyến đê cách nhau từ 100 đến 200 m tính toán 1 điểm, trị số ΔZi được tính như sau:
ΔZi = Zi - Zpl (1)
Trong đó:
ΔZi: độ chênh cao trình đỉnh đê tại điểm thứ i;
Zi: cao trình đỉnh đê hiện trạng tại điểm thứ i;
Zpl: cao trình đỉnh đê yêu cầu đạt đến theo yêu cầu phòng lũ tại điểm thứ i.
Cao trình đỉnh đê yêu cầu phải đạt đến của các điểm giữa 2 mặt cắt điển hình thì nội suy tuyến tính các cao trình giữa 2 mặt cắt điển hình sau khi thẩm định.
7.3.5.3 Tiêu chuẩn đánh giá năng lực phòng lũ
Bảng 3 - Đánh giá mức an toàn phòng lũ của đê sông
Mức độ đánh giá năng lực phòng lũ | Tiêu chuẩn đánh giá |
Mức A | Độ chênh cao ΔZi của các điểm dọc tuyến đê đều lớn hơn hoặc bằng 0, năng lực phòng lũ của đê hiện trạng có thể thỏa mãn yêu cầu vận hành bình thường. |
Mức B | Độ chênh cao ΔZi của các điểm dọc tuyến đê xuất hiện giá trị âm, trị số cực đại của giá trị tuyệt đối của ΔZi phù hợp với tình huống sau: - Đối với đê cho phép sóng tràn, ΔZi không lớn hơn trị số vượt cao an toàn yêu cầu; - Đối với đê không cho phép sóng tràn, ΔZi không lớn hơn hiệu trị số vượt cao an toàn yêu cầu của đê không cho phép sóng tràn và đê cho phép sóng tràn. |
Mức C | Các trường hợp còn lại. |
7.3.6 Đánh giá an toàn kết cấu
7.3.6.1 Mục đích đánh giá an toàn kết cấu
Đánh giá mức an toàn của kết cấu công trình đê trong điều kiện vận hành dưới mực nước lũ thiết kế theo yêu cầu thiết kế và TCVN 9902.
7.3.6.2 Nội dung đánh giá an toàn kết cấu
Đánh giá ổn định chống trượt, ổn định chống lật tổng thể (cục bộ) của thân đê và phân tích chống xói của kết cấu. Ổn định kết cấu tổng thể là trọng điểm của đánh giá kiểm định; đối với các vấn đề đã bộc lộ ra của ổn định kết cấu công trình hoặc xuất hiện tình huống dị thường cũng nên coi là trọng điểm kiểm định.
7.3.6.3 Phương pháp đánh giá an toàn kết cấu
Thông qua tính toán ổn định kết cấu để kiểm định, kết hợp tình hình kiểm tra hiện trường và phân tích tài liệu quan trắc biến hình để đánh giá tổng hợp tình hình an toàn kết cấu của công trình đê.
7.3.6.4 Kiểm chứng ổn định tổng thể của kết cấu đê đất
a) Phân tích ổn định chống trượt tổng thể nên sử dụng mực nước lũ thiết kế sau khi đã được kiểm chứng, trình tự và phương pháp tính toán và hệ số an toàn ổn định chống trượt cần thỏa mãn yêu cầu của TCVN 9902.
b) Các tham số tương quan trong công thức tính toán phân tích ổn định chống trượt nên sử dụng kích thước đường viền của đê hiện trạng và chỉ tiêu đặc tính cơ lý của các lớp đất, về đường bão hòa của thân đê hình thành khi nước rút có thể kết hợp với kết quả tính toán dòng thấm để phân tích.
- Trường hợp thiếu các chỉ tiêu đặc tính cơ lý của các lớp đất, nên căn cứ vào điều kiện môi trường hiện trạng của công trình và tình hình địa chất, tiến hành các khoan thăm dò đối ứng và thí nghiệm để bổ sung;
- Khi phân tích ổn định bằng phương pháp tổng ứng lực, chỉ tiêu cường độ chống cắt của đất lấy theo chỉ tiêu cắt nhanh cố kết sau khi bão hòa Ccq, φcq hoặc chỉ tiêu cố kết 3 trục không thoát nước Ccu, φcu. Trường hợp sử dụng phương pháp ứng lực hữu hiệu, chỉ tiêu cường độ chống cắt của đất lấy chỉ tiêu cắt chậm sau khi bão hòa Cs, φs hoặc chỉ tiêu thoát nước cố kết 3 trục Ccd, φcd;
- Nền đất yếu nên sử dụng tài liệu thí nghiệm bản chữ thập.
7.3.6.5 Kiểm chứng ổn định kết cấu của tường đê
a) Nội dung kiểm chứng chủ yếu bao gồm cường độ kết cấu của tường đỉnh, ổn định chống trượt, chống lật và ứng suất đáy.
b) Tính toán tải trọng, hệ số an toàn ổn định chống trượt, hệ số an toàn ổn định chống lật và ứng suất đáy cần thỏa mãn yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế và TCVN 9902.
c) Đối với kết cấu khung giá bê tông tính toán ứng suất kết cấu, kiểm tra biến dạng và bố trí cốt thép cục bộ cần thỏa mãn yêu cầu của TCVN 5574.
7.3.6.6 Kiểm tra chống xói
a) Nội dung kiểm tra chủ yếu là xem xét tình hình hoàn hảo của các kết cấu chống xói và bảo hộ của đê. Căn cứ tình hình kiểm tra hiện trường, kết hợp với tính toán thủy lực, phân tích tình trạng an toàn chống xói đối với thân đê;
b) Phương pháp tính toán tính ổn định chống xói của kết cấu tấm lát mái và khối chân đê theo TCVN 9902.
7.3.6.7 Tiêu chuẩn đánh giá an toàn kết cấu
Bảng 4 - Đánh giá mức an toàn kết cấu của đê sông
Mức độ an toàn kết cấu của công trình đê | Tiêu chuẩn đánh giá |
Mức A | Hệ số an toàn ổn định tổng thể của các mặt cắt điển hình đê đất thỏa mãn yêu cầu của thiết kế và TCVN 9902; cường độ kết cấu, ổn định chống trượt, chống lật và ứng suất đất nền thỏa mãn yêu cầu, các công trình chống xói và tính ổn định kết cấu của thân đê đều thỏa mãn yêu cầu; kiểm tra hiện trường bên ngoài công trình không có tình trạng không an toàn. |
Mức B | Hệ số an toàn ổn định tổng thể của các mặt cắt điển hình đê đất thỏa mãn yêu cầu của thiết kế và TCVN 9902; cường độ kết cấu, ổn định chống trượt, chống lật và ứng suất đất nền thỏa mãn yêu cầu, nhưng các công trình chống xói thân đê có chỗ cục bộ không đạt yêu cầu; kết cấu thân đê còn tồn tại một số biến hình nhất định. |
Mức C | Các trường hợp còn lại. |
7.3.7 Đánh giá an toàn dòng thấm
7.3.7.1 Mục đích đánh giá an toàn dòng thấm
Đánh giá các giải pháp khống chế dòng thấm do thiết kế đưa ra và trạng thái dòng thấm thực tế hiện nay theo yêu cầu thiết kế và TCVN 9902.
7.3.7.2 Nội dung đánh giá an toàn dòng thấm
7.3.7.2.1 Điều tra tình hình vận hành của đê ở mực nước lũ cao
Điều tra các hiện tượng như nước thấm, cát đùn, ướt nhão, vồng lên hay sụt xuống của các bộ phận như mái đê trong, chân dốc, phần liên kết khi làm việc với mực nước lũ cao. Những đoạn nguy hiểm, trọng điểm, những đoạn lấp đất sửa chữa cần phải điều tra kỹ.
7.3.7.2.2 Kiểm tra kết cấu khống chế dòng thấm
Căn cứ vào kiểm tra an toàn hiện trường, kết hợp các kết quả khảo sát, thăm dò tương quan, xác minh tính hoàn chỉnh và cao trình đỉnh của khối đất chống thấm, tính hoàn chỉnh và tính hợp lý của kết cấu lọc ngược và thoát nước:
a) Kiểm tra khối chống thấm, kết cấu lọc ngược và thoát nước theo yêu cầu của thiết kế;
b) Kiểm tra hiện tượng dòng thấm dị thường phát sinh trong quá trình vận hành công trình, đánh giá ảnh hưởng của nó đối với an toàn đê;
c) Tính toán ổn định dòng thấm theo TCVN 9902.
7.3.7.2.3 Tính toán ổn định dòng thấm
a) Tính toán vị trí đường bão hòa ở mực nước thiết kế; khi dòng thấm thoát ra ở mái đê phía đồng, cần tính toán vị trí nước chảy ra, đoạn chảy ra và độ dốc dòng thấm; căn cứ vào loại hình biến hình thấm của đất đắp mái phía đồng và đất nền, thẩm định tính ổn định của dòng thấm;
b) Tính toán độ dốc dòng thấm trên mái phía sông kỳ nước xuống, thẩm định tính ổn định thấm của nó;
c) Tính toán ổn định dòng thấm theo TCVN 9902.
7.3.7.3 Phương pháp đánh giá an toàn dòng thấm
Sử dụng tài liệu điều tra tình hình vận hành của đê trong điều kiện trải qua mực nước lũ cao, kiểm tra an toàn của bộ phận khống chế dòng thấm ở hiện trường và tính toán ổn định dòng thấm trong điều kiện thiết kế tại các mặt cắt điển hình.
7.3.7.4 Đánh giá an toàn dòng thấm
Bảng 5 - Đánh giá mức an toàn thấm của đê sông
Mức độ an toàn thấm của công trình đê | Tiêu chuẩn đánh giá |
Mức A | Đê có cơ cấu khống chế dòng thấm hoàn thiện, kết quả tính toán ổn định thấm thỏa mãn yêu cầu, trạng thái thấm trong vận hành đê bình thường. |
Mức B | Đê có cơ cấu khống chế dòng thấm về cơ bản hoàn thiện, kết quả tính toán ổn định thấm thỏa mãn yêu cầu, trạng thái thấm trong vận hành đê cơ bản bình thường, hoặc có một số thấm dị thường nhưng không ảnh hưởng đến an toàn công trình đê. |
Mức C | Các trường hợp còn lại. |
7.3.8 Đánh giá an toàn của đoạn nối tiếp đê với công trình giao cắt
7.3.8.1 Mục đích đánh giá an toàn của đoạn nối tiếp đê với công trình giao cắt
Đánh giá ảnh hưởng của các công trình giao cắt đối với an toàn vận hành của đê.
7.3.8.2 Nội dung đánh giá an toàn của đoạn nối tiếp đê với công trình giao cắt
- Đánh giá ảnh hưởng của các công trình giao cắt đến an toàn kết cấu, an toàn thấm, quản lý vận hành của đê và tính đồng nhất với yêu cầu phòng lũ của đê;
- Đánh giá an toàn tự thân các công trình giao cắt: cống cấp, thoát nước, trạm bơm dựa vào hoặc tham chiếu các quy định tương ứng.
7.3.8.3 Phương pháp đánh giá an toàn của đoạn nối tiếp đê với công trình giao cắt
Lấy kết quả kiểm tra hiện trường là chính, kiểm tra đoạn nối tiếp có tồn tại những khiếm khuyết về chất lượng như khe nứt, moi hẫng, sụt lún, xô lệch, thấm và các ẩn họa để đánh giá an toàn kết cấu và an toàn thấm.
7.3.8.4 Đánh giá an toàn của đoạn nối tiếp đê với công trình giao cắt
Bảng 6 - Đánh giá mức an toàn đoạn nối tiếp giữa đê và công trình giao cắt
Mức độ an toàn đoạn nối tiếp giữa đê và công trình giao cắt | Tiêu chuẩn đánh giá |
Mức A | Đoạn nối tiếp giữa đê và công trình giao cắt không có những khiếm khuyết, thi công và vận hành công trình giao cắt không ảnh hưởng tới an toàn đê. |
Mức B | Đoạn nối tiếp giữa đê và công trình giao cắt tồn tại một số hiện tượng như khe nứt, hố sụt, xô lệch, thẩm lậu ... hoặc yêu cầu phòng lũ của công trình giao cắt thấp hơn yêu cầu phòng lũ của đê, thi công và vận hành công trình giao cắt có khả năng gây ảnh hưởng nhất định đến an toàn đê. |
Mức C | Các trường hợp còn lại. |
7.3.9 Đánh giá công tác quản lý, vận hành
7.3.9.1 Mục đích đánh giá công tác quản lý, vận hành
Đánh giá tính phù hợp của tình hình quản lý đê.
7.3.9.2 Nội dung đánh giá công tác quản lý, vận hành
- Công tác tổ chức bao gồm: quản lý cơ cấu, nhân viên, chế độ quản lý và chế độ trách nhiệm, tài liệu hồ sơ lịch sử công trình, tình hình hoàn chỉnh của tài liệu quản lý vận hành;
- Công tác an toàn và bảo hộ công trình bao gồm: kiểm tra phòng lũ, dự án phòng lụt, dự trữ vật tư, cứu hộ công trình, kiểm tra ẩn họa công trình, hoạch định phạm vi bảo hộ, quản lý hành chính;
- Công tác vận hành công trình: tình hình vận hành đê trong điều kiện mực nước lũ cực đại từng năm, mực nước cực tiểu từng năm; đặc biệt là tình hình vận hành đê trải qua mực nước lũ cao cần được trình bày, mô tả;
- Công tác duy tu, bảo dưỡng công trình: bao gồm thân đê, công trình giao cắt, đất hộ đê, thiết bị quản lý và quản lý hàng ngày của các thiết bị quan trắc, đánh giá hiệu quả của việc đại tu, gia cố đê đã tiến hành;
- Công tác quan trắc an toàn: Các phương tiện, thiết bị quan trắc an toàn đã được trang bị, công tác quan trắc hàng ngày và chỉnh lý tài liệu quan trắc;
- Tình hình quản lý vận hành công trình giao cắt;
- Tình hình tập huấn, sát hạch hàng năm về quản lý đê.
7.3.9.3 Phương pháp đánh giá
Căn cứ vào báo cáo quản lý vận hành đê sông và kết quả kiểm tra an toàn hiện trường, tiến hành đánh giá tình hình quản lý vận hành.
7.3.9.4 Đánh giá an toàn công tác quản lý, vận hành
- Mức A: Công tác quản lý, vận hành tốt;
- Mức B: Công tác quản lý, vận hành trung bình;
- Mức C: Công tác quản lý, vận hành kém.
7.3.9.5 Tiêu chí đánh giá
Đánh giá mức độ an toàn theo tiêu chí quản lý, vận hành được quy định tại Bảng 7.
Bảng 7 - Đánh giá mức an toàn công tác quản lý, vận hành
Mức độ an toàn công tác quản lý, vận hành | Tiêu chuẩn đánh giá |
Mức A | Nội dung Duy tu, bảo dưỡng công trình trong 7.3.9.2 tốt, các nội dung còn lại trong 7.3.9.2 đạt yêu cầu. |
Mức B | Nội dung Duy tu, bảo dưỡng công trình trong 7.3.9.2 bình thường, các nội dung còn lại trong 7.3.9.2 đạt yêu cầu. |
Mức C | Các trường hợp còn lại. |
Sử dụng các phương pháp sau khi tiến hành kiểm định đê sông:
- Phương pháp kiểm tra, quan sát trực quan tại hiện trường;
- Phương pháp phân tích tài liệu lưu trữ;
- Phương pháp tính toán kiểm tra.
Kết quả đánh giá an toàn cho từng tiêu chí phải được so sánh với các thông số trong hồ sơ thiết kế (nếu có) hoặc trong kỳ kiểm định gần nhất (nếu có) hoặc cả hai; cần phân tích nguyên nhân gây ra sự thay đổi và đưa ra các kiến nghị xử lý.
8 Đánh giá tổng hợp an toàn đê
8.1 Mức độ an toàn đê:
Loại 1: Đê sông đảm bảo an toàn, được vận hành theo thiết kế;
Loại 2: Đê cơ bản an toàn, sau khi gia cố cục bộ có thể vận hành nhưng phải tăng cường giám sát;
Loại 3: Đê có nguy cơ mất an toàn, cần tăng cường giám sát, kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp.
8.2 Tiêu chí đánh giá an toàn đê
- Đánh giá chất lượng công trình;
- Đánh giá năng lực phòng lũ;
- Đánh giá an toàn kết cấu;
- Đánh giá an toàn thấm;
- Đánh giá an toàn kết cấu với công trình giao cắt.
8.3 Xếp loại an toàn đê
Bảng 8 - Phân loại an toàn đê
Phân loại an toàn | Tiêu chuẩn xếp loại |
Loại 1 | Tất cả tiêu chí trong Điều 8.2 đạt mức A |
Loại 2 | Tất cả tiêu chí trong Điều 8.2 đạt mức A hoặc B |
Loại 3 | Các trường hợp còn lại. |
9 Báo cáo kết quả đánh giá an toàn đê sông
Báo cáo đánh giá an toàn đê sông cần bao gồm những nội dung sau:
- Báo cáo quá trình công tác đánh giá;
- Tình hình các hạng mục của công trình;
- Chỉnh lý và bổ sung số liệu về an toàn;
- Đánh giá an toàn đê sông qua công tác kiểm tra tại hiện trường;
- Đánh giá chất lượng công trình đê sông;
- Đánh giá an toàn phòng lũ;
- Đánh giá an toàn kết cấu;
- Đánh giá an toàn dòng thấm;
- Đánh giá an toàn của đoạn nối tiếp và công trình giao cắt;
- Đánh giá công tác quản lý vận hành;
- Đánh giá an toàn tổng hợp;
- Kiến nghị nội dung công tác khắc phục;
- Đánh giá an toàn cho các hạng mục quan trọng khác.
10 Quản lý hồ sơ kỹ thuật
10.1 Quy định chung
10.1.1 Đơn vị quản lý công trình đê cần xây dựng hồ sơ kỹ thuật theo quy định pháp luật.
10.1.2 Đơn vị quản lý công trình đê cần xây dựng chế độ quản lý hồ sơ kỹ thuật.
10.1.3 Quản lý hồ sơ kỹ thuật cần bố trí nhân viên có trình độ chuyên môn để quản lý hồ sơ.
10.1.4 Bảo quản hồ sơ cần đồng bộ, sạch sẽ, hoàn hảo và có các thiết bị để phòng cháy, phòng ẩm, phòng nấm mốc, phòng côn trùng, phòng chuột, phòng mối.
10.1.5 Hồ sơ kỹ thuật nên quản lý bằng số hóa.
10.2 Nội dung hồ sơ kỹ thuật
10.2.1 Hồ sơ kỹ thuật bao gồm những tài liệu bằng giấy, tài liệu ghi âm, hồ sơ điện tử, tài liệu ghi hình và các loại tài liệu khác chứa đựng được các dữ liệu có liên quan.
10.2.2 Hồ sơ kỹ thuật cần hoàn chỉnh, chuẩn xác, có hệ thống, nội dung chủ yếu bao gồm:
a) Các văn kiện kỹ thuật bao gồm: Quy hoạch, thiết kế, thi công, quản lý, giám sát và nghiệm thu cùng các bản vẽ;
b) Các tài liệu thủy văn, thủy lực, địa chất, địa hình;
c) Các tài liệu về quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng, cứu hộ gia cố, nghiên cứu khoa học liên quan đến phòng chống lũ cùng các tư liệu và kết quả có liên quan;
d) Tư liệu kỹ thuật có liên quan đến các hạng mục công trình chỉnh trị sông.
10.3 Thu thập, chỉnh lý và sắp xếp tư liệu
10.3.1 Tư liệu hồ sơ kỹ thuật do các nhân viên chuyên ngành quản lý công trình phụ trách thu thập đồng thời có đánh giá về tính xác thực và độ chính xác của các số liệu.
10.3.2 Tư liệu hồ sơ kỹ thuật cần có bút tích rõ ràng, hình vẽ, bảng biểu, các số liệu, tư liệu có âm thanh và hình ảnh cần bảo đảm có chất lượng cao làm thực hiện chỉnh lý trong tháng và cuối năm đưa vào hồ sơ.
10.3.3 Hồ sơ kỹ thuật cần được phân loại rõ ràng, đóng quyển hợp lý, đặt tên chính xác, sắp đặt có trật tự.
10.4 Sử dụng các hồ sơ kỹ thuật
10.4.1 Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ về bảo quản, cho mượn, làm các thủ tục thu hồi và cho mượn, thu hồi hồ sơ kỹ thuật đúng kỳ. Đối với cho mượn đọc thì cần có sự đồng ý của người phụ trách đơn vị.
10.4.2 Sự tiêu hủy hồ sơ cần thực hiện đúng quy định thủ tục, báo cáo phê duyệt.
10.4.3 Nhân viên quản lý hồ sơ nếu có biến động về công tác cần làm tốt công tác bàn giao theo quy định.
Danh mục tài liệu kỹ thuật trong phụ lục này cần được thu thập từ các hồ sơ lưu trữ và đưa vào báo cáo của giai đoạn đánh giá sơ bộ. Các tài liệu có thể thay đổi tùy theo quy mô, đặc điểm của đê. Những tài liệu có sẵn nên đưa vào báo cáo giai đoạn đánh giá sơ bộ, các tài liệu còn thiếu sẽ được bổ sung trong giai đoạn đánh giá chi tiết.
1) Tài liệu chung
- Hồ sơ thiết kế, hoàn công, nghiệm thu đê và công trình liên quan; trong trường hợp không có hồ sơ thiết kế hoặc hồ sơ bị thất lạc có thể tham khảo tài liệu các đoạn đê tương tự hoặc kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá an toàn đê sông những lần trước đó;
- Các quyết định quy định mực nước, lưu lượng thiết kế của cơ quan có thẩm quyền;
- Các văn bản liên quan đến thiết kế, thi công đê sông;
- Tài liệu có liên quan về sự cố công trình xảy ra trong khi thi công, vận hành, và tình hình xử lý sự cố (nếu có);
- Tài liệu quan trắc, thí nghiệm kiểm tra về chất lượng từ sau khi công trình hình thành và đưa vào khai thác;
- Tài liệu về quản lý chất lượng, kiểm tra chất lượng, báo cáo giám sát trong quá trình thi công và nghiệm thu công trình.
2) Tài liệu về dân sinh, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh
- Quy hoạch đê điều, quy hoạch thủy lợi hoặc quy hoạch phòng lũ của lưu vực sông;
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng cần được bảo vệ;
- Quy hoạch phát triển giao thông trong vùng được đê bảo vệ và mạng lưới giao thông liên kết với các vùng xung quanh;
- Các quy hoạch khác có liên quan.
3) Số liệu thủy văn và thủy lực
- Mạng lưới, số liệu quan trắc khí tượng thủy văn;
- Tài liệu về quá trình diễn biến lòng sông và bờ bãi sông; tài liệu điều kiện biên thủy hải văn thiết kế;
- Tài liệu thống kê nhiều năm về mực nước, lưu lượng và dòng chảy bùn cát;
- Tài liệu về mực nước sông lớn nhất trong khu vực đã từng xuất hiện và quan sát được;
- Các liệt lũ.
4) Tài liệu địa hình
- Bình đồ lộ tuyến, cắt dọc, cắt ngang đê sông.
5) Tài liệu địa chất
- Tài liệu địa chất đã lập trong quá trình xây dựng hoặc tu bổ đê điều trước đây, tài liệu điều tra khi đê vỡ, vật liệu hàn khẩu, tài liệu khảo sát xây dựng cống, trạm bơm hoặc các công trình xây dựng khác nằm trong phạm vi bảo vệ đê.
6) Quy trình quản lý, vận hành
7) Hồ sơ vận hành
- Các duy tu, gia cố đã tiến hành;
- Các sự cố đã xảy ra đối với đê và công trình liên quan, nguyên nhân và các giải pháp.
8) Các trận động đất đã xảy ra và được ghi nhận trong vùng hoặc lưu vực.
9) Kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá an toàn đê sông những lần trước đó.
Nội dung kiểm tra an toàn đê sông
Bảng B.1 - Nội dung kiểm tra đê đất
Hạng mục kiểm tra | Nội dung kiểm tra |
Đỉnh đê | - Kiểm tra cao trình đỉnh đê, bề rộng mặt đê, hai bên lề; - Kiểm tra độ bằng phẳng, kết cấu phủ mặt, những biến dạng bất thường, vũng tụ nước, cây cối mọc trên đỉnh đê. |
Mái đê phía đồng | - Kiểm tra tình trạng cây cối mọc trên mái đê, tổ mối, hang hốc do động vật đào; - Kiểm tra tình trạng nứt, biến dạng, chuyển vị, xâm thực, bong tróc, lún sụt, mạch đùn, mạch sủi, thấm,... gây ẩn họa. |
Mái đê phía sông | - Kiểm tra tình trạng cây cối mọc trên mái đê, tổ mối, hang hốc do động vật đào; - Kiểm tra tình trạng nứt, biến dạng, chuyển vị, xâm thực, bong tróc, lún sụt, mạch đùn, mạch sủi, thấm,... gây ẩn họa; - Kiểm tra kết cấu gia cố mái, các khối xây lát. |
Cơ đê | - Kiểm tra tình trạng nét, hư hỏng. |
Chân đê | - Kiểm tra hiện tượng đùn sủi, lún, nứt, thấm; - Kiểm tra hiện trạng cây chắn sóng; - Kiểm tra hiện trạng hành lang bảo vệ đê. |
Các công trình phụ trợ trên đê | - Kiểm tra dốc lên đê; - Kiểm tra các biển báo hiệu, cột Km, biển phân giới; - Kiểm tra hiện trạng điếm canh đê. |
Bảng B.2 - Nội dung kiểm tra đê hỗn hợp
Hạng mục kiểm tra | Nội dung kiểm tra |
Phần tường | - Kiểm tra cao trình đỉnh tường; - Kiểm tra kết cấu tường, hiện trạng tường; - Kiểm tra móng tường và công trình bảo vệ; - Kiểm tra độ hoàn chỉnh của kết cấu, tình trạng rạn nứt, chèn vỡ, xô lệch, đẩy nghiêng. |
Phần đất | - Kiểm tra tình trạng cây cối mọc trên mái đê, tổ mối, hang hốc do động vật đào; - Kiểm tra tình trạng nứt, hư hỏng. |
Cơ đê | - Kiểm tra kết cấu, tình trạng nứt, bong tróc lớp mặt. |
Chân đê | - Kiểm tra hiện tượng đùn sủi, lún, nứt; - Kiểm tra hiện trạng cây chắn sóng; - Kiểm tra hiện trạng hành lang bảo vệ đê. |
Các công trình phụ trợ trên đê | - Kiểm tra dốc lên đê; - Kiểm tra các biển báo hiệu, cột Km, biển phân giới; - Kiểm tra hiện trạng điếm canh đê. |
Bảng B.3 - Nội dung kiểm tra các công trình liên quan
Hạng mục kiểm tra | Nội dung kiểm tra |
Cống qua đê | - Kiểm tra thân cống: kiểm tra chất lượng khớp nối cống, chiều dài cống, tình trạng lún, võng: - Kiểm tra cửa van, hệ thống đóng mở, khe van, phai; - Kiểm tra hiện tượng thấm, xói, lún; - Kiểm tra bộ phận tiêu năng, tường hướng dòng; - Kiểm tra quy trình vận hành cống. |
Kè lát mái | - Kiểm tra tình trạng hư hỏng của đỉnh kè; - Kiểm tra tường kè: kiểm tra ổn định, kết cấu tường; tình trạng bong tróc, rạn nứt, lún, nghiêng, biến dạng; - Kiểm tra mái kè: kiểm tra ổn định, kết cấu mái kè; tình trạng bong tróc, hư hỏng, lún, võng, sạt, xói, thấm; - Kiểm tra chân kè: kiểm tra tình trạng xói. |
Hệ thống kè mỏ hàn | - Kiểm tra thân mỏ: kiểm tra tình trạng bong tróc, bồi tích trên đỉnh mỏ, tình trạng xói, bong xô ở mái mỏ; - Kiểm tra mũi mỏ và bè đệm; - Kiểm tra bảo vệ gốc mỏ hàn. |
Cửa khẩu qua đê | - Kiểm tra trụ pin/ khe phai: kiểm tra tình trạng nghiêng, rạn, nứt, lún, của trụ; tình trạng bồi lấp, tắc của khe phai; - Kiểm tra thanh phai, hầm chứa phai; - Kiểm tra khe nứt, tình trạng lún của phần nối tiếp giữa đê và cửa khẩu. |
Bảng B.4 - Nội dung kiểm tra quản lý an toàn
Hạng mục kiểm tra | Nội dung kiểm tra |
Thiết chế quan trắc an toàn | - Kiểm tra độ hoàn chỉnh, hoàn hảo của thiết bị quan trắc an toàn; - Kiểm tra quá trình chỉnh biên, lập báo cáo, giao nộp hồ sơ. |
Phạm vi quản lý và bảo vệ an toàn | - Kiểm tra các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn công trình đê như phá nổ, đào giếng, đóng cọc, khai thác đá, đất, đào mương, khơi rãnh, neo đậu tàu thuyền tùy tiện, khai thác cá, tập kết vật liệu, hàng hóa, canh tác ven đê...; - Kiểm tra hiện tượng tự tiện đào đê mở lối thông, các phương tiện giao thông cơ giới hoạt động tùy tiện trên đỉnh đê. |
Bảng C.1 - Đánh giá chất lượng đê đất
Tình trạng chất lượng | Điều kiện đánh giá |
Kém | Khi xảy ra một trong các điều kiện sau: - Đỉnh đê không đủ cao trình; - Thân đê không đảm bảo mặt cắt hình học; - Nền đê yếu, khi gặp lũ bị đùn sủi, lún, nứt...; - Chưa có cây chắn sóng; - Sạt trượt mái đê phía sông; - Đê có sự cố nhưng chưa được xử lý triệt để. |
Trung bình | Khi xảy ra một trong các điều kiện sau: - Trong quá khứ, đê đã bị nứt và từng được sửa chữa; - Bề mặt đỉnh đê bị bong tróc; - Thân đê xuất hiện các loại bụi cây, hang hốc, tổ mối và được đánh giá là không gây mất ổn định đê. |
Tốt | Khi thỏa mãn các điều kiện sau đây: - Đỉnh đê đủ cao trình chống lũ; - Thân đê đảm bảo mặt cắt hình học, chất lượng thân đê tốt. |
Bảng C.2 - Đánh giá chất lượng đê hỗn hợp
Tình trạng chất lượng | Điều kiện đánh giá |
Kém | Khi xảy ra một trong các điều kiện sau: - Tường bị nứt, nổ, lộ cốt tháp ảnh hưởng tới khả năng chịu lực; - Đá xây tường bị bung làm suy giảm khả năng chịu lực; - Các khớp nối bị biến dạng, không kín; - Móng tường bị xói, bong tróc, rạn nứt, lún; - Mái đê bị lõm, võng, nứt, xuất hiện các loại bụi cây, hang hốc, tổ mối và được đánh giá gây mất ổn định đê; - Cơ đê có nhiều ổ gà, sống trâu, có nhiều vết nứt, bong tróc lớp mặt và được đánh giá gây mất ổn định đê; - Chưa có cây chắn sóng; - Đê có sự cố nhưng chưa được xử lý triệt để. |
Trung bình | Khi xảy ra một trong các điều kiện sau: - Tường bị bong tróc, rạn nứt nhưng không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực; - Các đơn nguyên tường lún, nghiêng không đều nhưng chưa làm ảnh hưởng khớp nối chắn nước; - Trong quá khứ, đê đã bị nứt và từng được sửa chữa; - Mái đê xuất hiện các loại bụi cây, hang hốc, tổ mối và được đánh giá là không gây mất ổn định đê. |
Tốt | Khi thỏa mãn các điều kiện sau đây: - Đỉnh tường đủ cao trình chống lũ; - Thân đê đảm bảo mặt cắt hình học, chất lượng thân đê tốt. |
Bảng C.3 - Đánh giá chất lượng các công trình liên quan
Tình trạng chất lượng | Hạng mục đánh giá | Điều kiện đánh giá |
Kém | Cống qua đê | Khi xảy ra một trong các điều kiện sau: - Cống bị lún hoặc nứt quá giới hạn cho phép; - Bề mặt kết cấu bê tông bị nứt nẻ, xâm thực, tróc rỗ, cốt thép bị han rỉ nghiêm trọng ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của kết cấu; - Khớp nối cống bị hỏng, chiều dài cống bị ngắn so với mặt cắt đê thiết kế; - Cửa van bị han rỉ, mài mòn, biến dạng, rạn nứt; thép khe van bị cong vênh, hoặc biến dạng quá lớn; - Bộ phận tiêu năng, tường hướng dòng bị lún, xói, hư hỏng ảnh hưởng tới an toàn vận hành; - Cống chưa có quy trình vận hành. |
Kè lát mái | Khi xảy ra một trong các điều kiện sau: - Bề mặt kết cấu bê tông bị nứt nẻ, xâm thực, tróc rỗ, cốt thép bị han rỉ nghiêm trọng ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của kết cấu; - Đá xây tường bị bung, các đơn nguyên tường bị lún, nghiêng không đều ảnh hưởng tới khả năng chịu lực; - Đỉnh kè bị hư hỏng nghiêm trọng, rãnh thoát nước bị bồi lấp ảnh hưởng tới an toàn; - Khớp nối chắn nước bị biến dạng, không kín; - Chân kè bị xói ăn sâu vào bờ. | |
Hệ thống kè mỏ hàn | Khi xảy ra một trong các điều kiện sau: - Mũi mỏ bị xói làm cụt ngắn mỏ và không giữ được hệ số mái thiết kế ban đầu; - Đỉnh mỏ không bằng phẳng, bị bong tróc, bồi tích ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn; - Bảo vệ gốc mỏ bị bong xô, có xu hướng phát triển ăn sâu vào bờ. | |
Cửa khẩu qua đê | Khi xảy ra một trong các điều kiện sau: - Trụ pin bị nghiêng, rạn, nứt, vỡ, trơ cốt thép ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của kết cấu; - Khe van, khe phai bị sứt, nứt, bị bồi lấp làm ảnh hưởng tới khả năng thoát nước; - Phai bị thiếu, hỏng; Hầm chứa phai bị lấp bởi rác hoặc công trình khác; nắp hầm bị hỏng, kẹt gây khó khăn khi vận hành; - Cửa khẩu chưa có quy trình vận hành. | |
Trung bình | Cống qua đê | Khi xảy ra một trong các điều kiện sau: - Bề mặt kết cấu bê tông bị nứt nẻ, tróc rỗ, xâm thực nhưng chưa phát triển đến lớp cốt thép; - Cửa van, thiết bị đóng mở đã từng xuất hiện tình trạng chất lượng ở mức “Kém" nhưng đã được tu sửa, bảo dưỡng. Khi vận hành cửa van không bị kẹt, nhưng kém trơn thuận, lực kéo van yêu cầu lớn hơn thiết kế, khi cần vận hành khẩn cấp khó đảm bảo; - Phần nối tiếp giữa cống và thân, nền đê bị thấm, lún, moi xói nhưng chưa ảnh hưởng tới an toàn vận hành; - Bộ phận tiêu năng, tường hướng dòng bị lún, xói, hư hỏng nhưng chưa gây nguy hiểm. |
Kè lát mái | Khi xảy ra một trong các điều kiện sau: - Bề mặt kết cấu bê tông bị nứt nẻ, tróc rỗ, xâm thực nhưng chưa phát triển đến lớp cốt thép; - Các đơn nguyên tường bị lún, nghiêng không đều nhưng chưa làm hỏng khớp nối chắn nước; - Chân kè bị xói mất lớp đá, rồng bảo vệ nhưng chưa bị xói ăn sâu vào bờ. | |
Hệ thống kè mỏ hàn | Khi xảy ra một trong các điều kiện sau: - Đỉnh mỏ không bằng phẳng, bị bong tróc, bồi tích; mái mỏ, mũi mỏ bị xói, bong xô và được đánh giá không gây mất ổn định; - Bảo vệ gốc mỏ bị bong xô, chưa có xu hướng ăn sâu vào bờ. | |
Cửa khẩu qua đê | Khi xảy ra một trong các điều kiện sau: - Trụ pin bị nghiêng, nứt, rạn nhỏ hơn giá trị cho phép; - Bề mặt kết cấu bê tông bị nứt nẻ, tróc rỗ, xâm thực nhưng chưa phát triển đến lớp cốt thép; - Khe van, khe phai bị sứt, nứt được đánh giá là chưa gây nguy hiểm tới an toàn vận hành; - Hầm chứa phai bị rác bồi lấp nhưng đã có biện pháp khắc phục. | |
Tốt | Cống qua đê | Khi thỏa mãn các điều kiện sau đây: - Bề mặt kết cấu bê tông không bị rạn nứt, xâm thực, tróc rỗ; - Kích thước hình học của cống đảm bảo như thiết kế ban đầu; - Cửa van, hệ thống đóng mở không bị han rỉ, biến dạng, rạn nứt hoặc bị han rỉ, mài mòn nhưng đã được tu sửa, bảo dưỡng. Khe van, phai không bị biến dạng; - Phần nối tiếp giữa cống và thân, nền đê không có hiện tượng bất thường; - Bộ phận tiêu năng, tường hướng dòng hoạt động tốt; - Cống đã có quy trình vận hành. |
Kè lát mái | Khi thỏa mãn các điều kiện sau đây: - Bề mặt kết cấu bê tông không bị rạn nứt, xâm thực, tróc rỗ; - Kích thước hình học của kè đảm bảo như thiết kế ban đầu; | |
Hệ thống kè mỏ hàn | Khi thỏa mãn các điều kiện sau đây: - Kích thước hình học của mỏ hàn đảm bảo như thiết kế ban đầu. | |
Cửa khẩu qua đê | Khi thỏa mãn các điều kiện sau đây: - Bề mặt kết cấu bê tông không bị rạn nứt, xâm thực, tróc rỗ; - Kích thước hình học của công trình đảm bảo như thiết kế ban đầu. |
Bảng C.4 - Đánh giá chất lượng quản lý an toàn
Tình trạng chất lượng | Điều kiện đánh giá |
Kém | Khi xảy ra một trong các điều kiện sau: - Thiết bị quan trắc an toàn không hoàn chỉnh; - Xuất hiện các hoạt động ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn công trình đê như phá nổ, đào giếng, đóng cọc, khai thác đá, đất, đào mương, khơi rãnh, neo đậu tàu thuyền tùy tiện, khai thác cá, tập kết vật liệu, hàng hóa, canh tác ven đê... |
Trung bình | Khi xảy ra một trong các điều kiện sau: - Thiết bị quan trắc an toàn chưa hoàn chỉnh nhưng không ảnh hưởng tới an toàn của đê; - Xuất hiện các hiện tượng đào đê mở lối thông, các phương tiện giao thông cơ giới hoạt động tùy tiện trên đỉnh đê nhưng chưa gây nguy hiểm an toàn đê. |
Tốt | Khi thỏa mãn các điều kiện sau đây: - Thiết bị quan trắc an toàn hoàn chỉnh; - Phạm vi quản lý và bảo vệ an toàn. |
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Quy định chung
5 Nội dung đánh giá an toàn đê sông
6 Kiểm tra đê sông
7 Kiểm định an toàn đê
8 Đánh giá tổng hợp an toàn đê
9 Báo cáo kết quả đánh giá an toàn đê sông
10 Quản lý hồ sơ kỹ thuật
Phụ lục A: Tài liệu kỹ thuật
Phụ lục B: Nội dung kiểm tra an toàn đê sông
Phụ lục C: Đánh giá chất lượng đê sông
File gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12317:2018 về Công trình đê điều – Đánh giá an toàn đê sông đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12317:2018 về Công trình đê điều – Đánh giá an toàn đê sông
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN12317:2018 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2018-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Nông nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |