QUI\r\nTRÌNH TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH CÂY CÓ MÚI Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM
\r\n\r\nThe technical\r\nprocedure for planting, caring, harvesting of citrus in South\r\npart
\r\n\r\n1.\r\nPhạm vi áp dụng:
\r\n\r\nQui trình này áp dụng\r\ncho cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi...) được nhân giống bằng phương pháp\r\nghép và trồng ở các tỉnh từ Quảng Nam- Đà Nẳng trở vào phía Nam.
\r\n\r\n\r\n\r\n2.1. Nhiệt độ:
\r\n\r\nCây có múi có nguồn gốc\r\nnhiệt đới và á nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp nhất từ 23-29°\r\nC, ngừng sinh trưởng dưới 13°C và chết -5°C.
\r\n\r\n2.2. ánh sáng:
\r\n\r\nCường độ ánh sáng thích\r\nhợp là 10.000-15.000 lux (tương đương nắng sáng lúc 8 giờ hoặc nắng chiều lúc\r\n16 giờ) khi thành lập vườn cần trồng cây che nắng hướng Đông - Tây.
\r\n\r\n2.3. Nước:
\r\n\r\nCây có múi cần nhiều\r\nnước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả, nhưng không có khả năng chịu\r\núng. ẩm độ đất thích hợp nhất là70- 80%. Lượng mưa cần khoảng 1000-2000mm/năm.\r\nTrong mùa nắng cần phải tưới nước và lượng muối NaCl trong nước tưới không quá\r\n3 g/lít nước.
\r\n\r\n2.4. Đất đai:
\r\n\r\nĐất phải có tầng canh\r\ntác dầy ít nhất là 0,6 m và thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi\r\nxốp, thông thoáng, thoát nước tốt, độ chua pHKCl từ 5,5-7, có hàm lượng chất\r\nhữu cơ cao hơn 3,0%, không bị nhiễm mặn, mực nước ngầm thấp dưới 0,8m.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.1. Đào mương lên líp:
\r\n\r\nVùng\r\nĐồng Bằng Sông Cửu Long cần phải đào mương lên líp để xả phèn và nâng cao tầng\r\ncanh tác: mương rộng 1-2 m, líp rộng 6-7 m. Vùng đất cao phải chọn nơi có nguồn\r\nnước tưới hoặc nước ngầm để tưới vào mùa khô.
\r\n\r\n3.2. Trồng cây chắn gió\r\nvà bờ bao:
\r\n\r\nCây\r\nmít, xoài, dừa... được trồng thẳng góc với hướng gió để ngăn chặn sự di chuyển\r\ncủa sâu bệnh và làm giảm thiệt hại của gió bão. Vùng ĐBSCL thường có lũ vào\r\ntháng 9 -11 dương lịch, cần đắp bờ bao để bảo vệ cây trồng.
\r\n\r\n3.3. Khoảng cách trồng:
\r\n\r\nTùy theo giống và loại\r\nđất để bố trí khoảng cách trồng cho phù hợp. Cây cam sành là 3 m x 4 m; quýt\r\ntiều là 4 m x 5 m, chanh 3 m x 3 m và bưởi 5 x 6 m.
\r\n\r\n3.4. Trồng cây che mát:
\r\n\r\nCam\r\nquýt thích hợp ánh sáng tán xạ, nên trồng các cây như: cây cóc, mận, mãng cầu,\r\nso đũa, cau, tràm... để che mát cho cây có múi. Cây che mát thường được trồng\r\nxen giữa hai hàng cây có múi hoặc trồng dọc theo mương.
\r\n\r\n\r\n\r\nTùy vùng đất và nhu cầu\r\ntiêu thụ của thị trường để chọn giống trồng cho thích hợp. Vùng ĐBSCL nên trồng\r\ncam sành, quýt tiều, quýt đường, bưởi da xanh, bưởi năm roi.... .Vùng miền\r\nĐông, Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên nên trồng bưởi đường lá cam, bưởi\r\nthanh trà, bưởi đường da láng...
\r\n\r\n5.\r\nKỹ thuật trồng và chăm sóc:
\r\n\r\n5.1. Thời vụ trồng:
\r\n\r\nTrồng đầu mùa mưa để\r\ntiết kiệm công tưới hoặc trồng cuối mùa mưa.
\r\n\r\n- ĐBSCL, Đông Nam Bộ và\r\nTây Nguyên bắt đầu trồng thường từ tháng 6-7.
\r\n\r\n- Vùng Duyên Hải Nam\r\nTrung Bộ, bắt đầu trồng thường vào tháng 8 - 9
\r\n\r\n5.2. Chuẩn bị hố trồng\r\nvà cách trồng:
\r\n\r\n- Vùng ĐBSCL: Nên làm\r\nmô (ụ đất) trước khi trồng ít nhất 4 tuần, đất làm mô trồng thường là đất mặt\r\nruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mô nên cao 40 cm-60 cm và đường kính\r\n80 cm-100 cm, giữa mô đất sẽ đào hố có kích thước nhỏ hơn để trồng cây. Trộn\r\nđều đất mặt với 20-30kg phân chuồng hoai 1kg phân super lân và 0,5kg vôi cho\r\nvào hố. Khi trồng, dùng dao cắt đáy bầu, đặt cây xuống giữa hố đã đào trước đó\r\nsao cho mặt bầu ngang mặt mô, rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon lên\r\nvà lấp đất, tưới nước đủ ẩm.
\r\n\r\n- Vùng Miền Đông, Duyên\r\nHải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Đào hố trước khi trồng 4 tuần, kích thước hố\r\ndài x rộng x sâu(1 x 1 x 0,7m). Trộn đều lớp đất mặt với 20-40 kg phân chuồng\r\nhoai, 1kg phân super lân và 0,5 kg vôi cho vào hố và gom đất mặt đấp mặt hố\r\nthành mô cao 20-40 cm để tránh đọng nước vào mùa mưa. Cách trồng cũng tương tự\r\nnhư ở ĐBSCL.
\r\n\r\n- Khi đặt cây phải xoay\r\ncành ghép hướng về chiều gió để tránh gãy nhánh,. sau khi trồng cần cắm cọc giữ\r\nchặt cây con.
\r\n\r\n- Không được lấp đất\r\nđến vị trí mắt ghép.
\r\n\r\n5.3. Tủ gốc giữ ẩm:
\r\n\r\nCần phải tủ gốc để giữ\r\nẩm trong mùa hè bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20 cm, tránh cỏ dại phát\r\ntriển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp một lượng dinh dưỡng cho\r\nđất. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn.
\r\n\r\n5.4. Mực nước trong\r\nmương:
\r\n\r\nVùng ĐBSCL: Mực nước\r\ncách mặt líp 50-60 cm. Mùa nắng nên để nước vào ra tự nhiên để rửa phèn, vào\r\nmùa mưa giữ mực nước trong vườn thấp nhất và cách mặt líp 70-80 cm.
\r\n\r\n5.5. Vét bùn bồi líp:
\r\n\r\nVùng ĐBSCL: Có\r\nthể vét bùn kết hợp với việc tạo khô hạn để xử lý ra hoa. Vét bùn vào tháng 2-3\r\ndương lịch hoặc sau mùa mưa, lớp bùn dày khoảng 2-3 cm là tốt, thường vét bùn\r\nhai năm/lần.
\r\n\r\n5.6. Phân bón:
\r\n\r\nTùy theo loại đất,\r\ngiống, giai đoạn sinh trưởng mà bón lượng phân cho cây thích hợp.
\r\n\r\n5.6.1. Thời kỳ kiến thiết\r\ncơ bản:
\r\n\r\nThời kỳ kiến thiết cơ\r\nbản (cây 1-3 năm tuổi), phân bón được chia làm nhiều đợt (3-5 đợt). Trong 6\r\ntháng đầu sau khi trồng có thể dùng 40 g Urê pha trong 8 lít nước tưới gốc mỗi\r\ntháng /1 lần.
\r\n\r\nBảng 1: Liều lượng bón\r\nphân cho cây có múi ở thời kỳ kiến thiết cơ bản
\r\n\r\n\r\n Phânbón \r\n\r\n Năm \r\n | \r\n \r\n Liều lượng (g/cây/năm) \r\n | \r\n |||||
\r\n N \r\n | \r\n \r\n Tương đương Urê \r\n | \r\n \r\n P2O5 \r\n | \r\n \r\n Tương đương Super lân \r\n | \r\n \r\n K2O \r\n | \r\n \r\n Tương đương KCl \r\n | \r\n |
\r\n 1 \r\n2 \r\n3 \r\n | \r\n \r\n 50-90 \r\n100-150 \r\n150-250 \r\n | \r\n \r\n 108-195 \r\n217-326 \r\n326-543 \r\n | \r\n \r\n 20-40 \r\n50-70 \r\n80-100 \r\n | \r\n \r\n 121-242 \r\n303-424 \r\n484-606 \r\n | \r\n \r\n 20-40 \r\n50-90 \r\n100-140 \r\n | \r\n \r\n 33-66 \r\n83-150 \r\n166-233 \r\n | \r\n
5.6.2. Thời kỳ khai\r\nthác:
\r\n\r\n+ Cây chanh: thời kỳ\r\nbón phân được chia làm 3 lần:
\r\n\r\n- Sau khi thu hoạch quả\r\nmột tuần bón: 25% đạm +25 % lân + 10 kg phân hữu cơ.
\r\n\r\n- Bón phân bốn tuần\r\ntrước khi cây ra hoa: 25% đạm + 50 % lân + 30% kali.
\r\n\r\n- Sau khi đậu quả và\r\ngiai đoạn phát triển quả bón: 50% đạm + 25 % lân + 70% kali.
\r\n\r\nGiai đoạn nuôi quả,\r\nlượng phân nên chia làm 2-3 lần để bón tùy theo mức độ phát triển của quả.
\r\n\r\n+ Cây cam, quýt và\r\nbưởi: Các thời kỳ bón phân như sau:
\r\n\r\n-Sau khi thu hoạch một\r\ntuần bón: 25% đạm + 25% lân + 5-20 kg hữu cơ / gốc / năm.
\r\n\r\n- Bón phân bốn tuần\r\ntrước khi cây ra hoa bón: 25% đạm + 50% lân + 30% kali.
\r\n\r\n-Sau khi quả đậu và\r\ngiai đoạn quả phát triển bón: 50% đạm + 25% lân + 50% kali.
\r\n\r\n- Một tháng trước thu\r\nhoạch bón : 20% kali.
\r\n\r\nGiai đoạn quả phát\r\ntriển, lượng phân nên bón làm nhiều lần và tùy theo mức độ đậu quả và sự phát\r\ntriển của quả. Hàng năm nên bón bổ sung canxi (dạng phân Ca(NO3 )2)\r\nđể tăng thêm phẩm chất của quả.
\r\n\r\nBảng 2: Liều lượng bón\r\nphân cho cây có múi ở thời kỳ khai thác
\r\n\r\n(bón theo năng suất thu\r\nhoạch của vụ quả trước, kg /cây)
\r\n\r\n\r\n Phânbón \r\n\r\n Năng suất | \r\n \r\n Liều lượng (g/cây/năm) \r\n | \r\n |||||
\r\n N \r\n | \r\n \r\n Tương đương \r\nUrê\r\n | \r\n \r\n P2O5 \r\n | \r\n \r\n Tương đương Super lân \r\n | \r\n \r\n K2O \r\n | \r\n \r\n Tương đương \r\nKCl \r\n | \r\n |
\r\n 20kg/cây/năm \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 652 \r\n | \r\n \r\n 150 \r\n | \r\n \r\n 909 \r\n | \r\n \r\n 225 \r\n | \r\n \r\n 375 \r\n | \r\n
\r\n 40kg/cây/năm \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 1086 \r\n | \r\n \r\n 250 \r\n | \r\n \r\n 1515 \r\n | \r\n \r\n 375 \r\n | \r\n \r\n 625 \r\n | \r\n
\r\n 60kg/cây/năm \r\n | \r\n \r\n 600 \r\n | \r\n \r\n 1304 \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 1818 \r\n | \r\n \r\n 450 \r\n | \r\n \r\n 705 \r\n | \r\n
\r\n 90kg/cây/năm \r\n | \r\n \r\n 800 \r\n | \r\n \r\n 1739 \r\n | \r\n \r\n 400 \r\n | \r\n \r\n 2424 \r\n | \r\n \r\n 600 \r\n | \r\n \r\n 1000 \r\n | \r\n
\r\n 120kg/cây/năm \r\n | \r\n \r\n 1000 \r\n | \r\n \r\n 2173 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 3030 \r\n | \r\n \r\n 750 \r\n | \r\n \r\n 1250 \r\n | \r\n
\r\n 150kg/cây/năm \r\n | \r\n \r\n 1200 \r\n | \r\n \r\n 2608 \r\n | \r\n \r\n 600 \r\n | \r\n \r\n 3636 \r\n | \r\n \r\n 900 \r\n | \r\n \r\n 1500 \r\n | \r\n
5.6.3. Phương pháp bón:
\r\n\r\n- Vùng ĐBSCL: Đào rãnh\r\nxung quanh gốc theo chiều rộng của tán cây, rãnh sâu 10-15 cm, rộng 10- 20 cm\r\ncho phân vào, lấp đất và tưới nước.
\r\n\r\n- Miền Đông, Duyên hải\r\nNam Trung bộ và Tây Nguyên: dựa theo hình chiếu tán cây đào những hố xung quanh\r\ngốc, sâu 20- 30 cm, rộng 20- 30 cm, cho phân vào lấp đất lại và tưới nước hoặc\r\náp dụng bón rãnh như vùng ĐBSCL.
\r\n\r\nKhi cây giao tán không\r\ncần đào rãnh mà có thể dùng cuốc sới nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân\r\nvà lấp đất, tưới nước đủ ẩm.
\r\n\r\nCó thể sử dụng phân chế\r\nbiến từ sản phẩm phụ của tôm, cá, phân dơi để tưới hoặc bón cho cây có múi.\r\nPhân bón lá nên phun 4 -5 lần/vụ, ở giai đoạn sau khi quả đậu và giai đoạn quả\r\nbắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần phun cách nhau 15 ngày.
\r\n\r\n5.7. Xử lý ra hoa:
\r\n\r\nCây có múi thường phân\r\nhóa mầm hoa trong điều kiện khô hạn. Tạo khô hạn bằng cách không tưới nước\r\ntrong một thời gian nhất định giúp cho cây phân hoá mầm hoa tốt.
\r\n\r\n5.7.1. Xử lý ra hoa\r\ntrên cây cam quýt:
\r\n\r\nSau khi thu hoạch xong\r\ntiến hành vệ sinh vườn như: cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, quét vôi\r\ngốc, phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh... Sau đó bón phân lần 1 với liều lượng tùy\r\nthuộc vào sự sinh trưởng và tuổi cây.
\r\n\r\nChú ý: lượng nước tưới\r\nvừa phải, nếu tưới quá thừa cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa\r\nsau này (hoa sẽ ra muộn hơn).
\r\n\r\nCách 1: (áp dụng cho\r\nvùng miền Đông, Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên). Sau khi bón phân lần 2,\r\ntừ khoảng 15/2 ngừng tưới nước cho tới 5/3 (20 ngày) thì bắt đầu tưới trở lại,\r\nmỗi ngày 2-3 lần và tưới liên tục 3 ngày liền, đến ngày thứ 4, tưới mỗi ngày/1lần,\r\n7-15 ngày sau khi tưới trở lại cây sẽ ra hoa, thời gian này tưới cách ngày.
\r\n\r\nCách\r\n2: (áp dụng cho vùng ĐBSCL): Cây cần bón phân lần hai trước 15/2 , líp được\r\ntưới đẫm nước (có thể kết hợp với vét bùn lên líp một lớp dày 2-3 cm), mực nước\r\ntrong mương ở mức thấp nhất trong năm (chú ý: mực nước phải trên tầng phèn tiềm\r\ntàng), khoảng 20-25 ngày (nếu vét bùn thì biểu hiện mặt bùn khô, nứt nẻ) thì\r\ntiến hành tưới trở lại giống như cách 1, sau khi tưới trở lại 7-15 ngày cây sẽ\r\nra hoa với biện pháp kỹ thuật này sẽ cho thu hoạch vào tháng 1-2 của năm sau\r\n(Tết Nguyên Đán).
\r\n\r\n5.7.2. Xử lý ra hoa\r\ntrên cây chanh :
\r\n\r\na/ Tạo sự khô hạn để xử\r\nlý ra hoa: Chanh có thể ra hoa quanh năm nhưng tập trung vào mùa\r\nxuân (mùa thuận), muốn chanh có quả mùa nghịch thì phải tiến hành chăm sóc bón\r\nphân để cây ra hoa tháng 9,10.
\r\n\r\nQui trình có thể tóm\r\ntắt như sau:
\r\n\r\n-\r\nĐầu tháng 7 dương lịch bón phân: 0,5-1 kg (Urê+ DAP+Kali)/gốc (tùy theo tuổi và\r\ntình trạng sinh trưởng) theo tỷ lệ: 1 Urê +2 DAP +2 Kali, tưới nước đủ ẩm.\r\nKhoảng 15 ngày sau khi bón phân sẽ rụng khoảng 20- 30% tổng số lá trên cây\r\nchanh, ngừng tưới nước kéo dài khoảng 15- 20 ngày.
\r\n\r\n- Đến cuối tháng 7 thì\r\ntiến hành tưới nước trở lại, hai ngày đầu tưới 2- 3 lần/ngày sau đó giảm 1lần/\r\nngày.
\r\n\r\n- Những ngày đầu\r\ntháng 8 cây sẽ trổ hoa, khoảng 20 ngày sau quả đậu. Khi quả lớn đường kính\r\nkhoảng 0,5 cm -1 cm thì bón phân và liều lượng cho mỗi gốc 0,.2-0,5 kg\r\n(Urê+DAP+ kali) cũng theo tỷ lệ 1:1:1. Sau đó mỗi tháng bón 2 lần: vào ngày 15\r\nvà 30 của tháng (bón 2 tháng như vậy).
\r\n\r\nb/ Sử dụng Urea phun\r\nlên lá: Giai đoạn đầu cũng chăm sóc như cách1, tuy nhiên có sử\r\ndụng 1 kg Ure pha trong bình 8 lít nước xịt thẳng lên lá, sau vài ngày lá sẽ\r\nrụng khoảng 30- 50% tổng số lá trên cây, sau đó cũng ngưng tưới như cách trên.
\r\n\r\nKhoảng cuối tháng 7\r\nphun Flower-95 hoặc Thiên nông (kích thích ra hoa, quả) lên lá (liều lượng theo\r\nhướng dẫn ghi trên nhãn phân bón lá). Sau đó tưới nước như cách 1.
\r\n\r\náp\r\ndụng phương pháp trên thì thu hoạch quả từ tháng 1 - 3 của năm sau.
\r\n\r\n5.7.3. Xử lý ra hoa\r\ntrên cây bưởi:
\r\n\r\nBưởi cần thời gian khô\r\nhạn để phân hoá mầm hoa, cần tạo sự khô hạn để bưởi ra hoa trong thời gian cần\r\nthiết. Thời gian tạo khô hạn kéo dài 20- 30 ngày vào tháng 12 và tháng 01 năm\r\nsau, thu hoạch quả vào Tết Trung Thu (vụ nghịch khoảng tháng 7-8 dương lịch)\r\nhoặc xử lý tháng 4-6 dương lịch thu hoạch quả vào tết Nguyên Đán (vụ thuận\r\nkhoảng tháng 12 và tháng 01 năm sau). Trước khi tạo sự khô hạn nhân tạo, cây\r\ncũng đã được bón phân lần 2 (trước khi ra hoa). Trong mùa mưa, dùng vải nylon\r\nphủ chung quanh gốc cũng có thể tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa.
\r\n\r\n5.8. Neo trái
\r\n\r\nĐến thời điểm thu hoạch\r\nvẫn có thể neo quả được trên cây từ 15-30 ngày, bằng cách dùng Urê hoặc các\r\nloại phân bón lá trong thành phần có các kích thích tố thuộc nhóm Auxin,\r\nGibberellin phun thẳng lên quả.
\r\n\r\n5.9. Tỉa cành và tạo\r\ntán
\r\n\r\n5.9.1. Tạo tán: Tạo\r\ncây có dạng hình tim mở tự nhiên sẽ cho năng suất cao và ổn định lâu dài, các\r\nbước tạo tán như sau:
\r\n\r\nTừ vị trí mắt ghép\r\n(trên gốc ghép) trở lên khoảng 50-80 cm thì bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các\r\ncành bên phát triển. Chọn 3 cành khoẻ, thẳng mọc từ thân chính và phát triển\r\ntheo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Cành cấp 1 cùng với thân\r\nchính tạo thành một góc 35-40°. Từ cành cấp 1 sẽ phát triển các\r\ncành cấp 2 và chỉ giữ lại 2-3 cành. Cành cấp 2 để cách thân chính 15-30 cm và\r\ncành này cách cành khác 20-25cm và cùng cành cấp 1 tạo thành một góc 30-35°.\r\nTừ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3. Cành cấp 3 không hạn chế về số\r\nlượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các cành mọc quá dày hoặc yếu. Sau 3 năm\r\ncây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.
\r\n\r\n5.9.2. Tỉa cành:\r\nHàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành đã mang quả\r\n(thường rất ngắn khoảng 10-15 cm), cành bị sâu bệnh, cành yếu, cành nằm bên\r\ntrong tán không có khả năng mang quả, các cành đan chéo nhau; đồng thời cũng\r\ncần loại bỏ những cành vượt trong thời gian cây đang mang quả. Chú ý cần phải\r\nkhử trùng dụng cụ bằng nước Javel hoặc cồn 90o trước khi tỉa cành,\r\ntạo tán.
\r\n\r\n6.\r\nPhòng trừ sâu, bệnh hại:
\r\n\r\n6.1. Phòng trị sâu hại:
\r\n\r\n6.1.1. Sâu vẽ bùa\r\n(Phyllocnistis citrella Stainton).
\r\n\r\nBiện pháp phòng trừ:\r\nChăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, tỉa cành để các đợt ra lộc tập trung, chóng\r\nthành thục, hạn chế được phá hại của sâu. Sử dụng Actara 25 WG với liều lượng\r\n1g/bình 8 lít; dầu D.C. Tron Plus nồng độ 0,5-0,75% hoặc Karate 2.5 EC liều\r\nlượng 20ml/ bình 8lít; Lannate 40 SP 20g/ bình 8 lít; Selecron 500 EC phun lên\r\nlá.
\r\n\r\n6.1.2. Rầy mềm (Toxoptera\r\nsp.).
\r\n\r\nBiện pháp phòng trừ:\r\nPhun định kỳ các đợt lộc của cây bằng các thuốc bảo vệ thực vật như:\r\nSupracide 40 ND liều lương1-15 ml/ bình 8lít; Actara 25 WG 1g/bình 8 lít;\r\nTrebon 10 ND 10-15ml/ bình 8lít; Bassa 50 ND 20ml/ bình 8 lít phun lên lá.
\r\n\r\n6.1.3. Rầy chổng cánh\r\n(Diaphorina citri Kuwayama).
\r\n\r\nRầy chổng cánh là tác\r\nnhân truyền bệnh vàng lá greening gây hại trầm trọng trên cây có múi.
\r\n\r\nBiện pháp phòng trừ:\r\nDùng bẫy màu vàng để phát hiện sự hiện diện của rầy trong vườn. Trồng cây chắn\r\ngió để hạn chế rầy từ nơi khác xâm nhập vào vườn. Tỉa cành để các đợt đọt non\r\nra tập trung, sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật như: Supracide 40 ND liều lượng\r\n1-15 ml/ bình 8lít; Actara 25 WG, 1g/bình 8 lít; Confidor, Trebon 10 ND\r\n10-15ml/ bình 8lít; Bassa 50 ND 20ml/ bình 8 lít phun lên lá.
\r\n\r\n6.1.4. Nhện:
\r\n\r\nBiện pháp phòng trừ:\r\nPhun dầu D.C Tron Plus nồng độ 0,5-0,7%, hoặc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật\r\nnhư: Pegasus 500 DD 10 ml/bình 8 lít Vertimec 1.8 ND 10 ml/ bình 8 lít; Rufast\r\n3 ND; Nissorun 5 EC; Kumulus 80 DF phun lên lá.
\r\n\r\n6.2.Phòng trị bệnh hại:
\r\n\r\n6.2.1. Bệnh Vàng lá\r\ngreening:
\r\n\r\nBệnh do vi khuẩn\r\ngram âm (Liberibacter asiaticus) làm phá hủy mạch dẫn libe. Bệnh\r\nlan truyền chủ yếu do cây giống đã nhiễm bệnh (chiết, tháp, lấy mắt ghép từ cây\r\nbị bệnh). Mầm bệnh không lưu truyền qua trứng rầy hay hạt giống.
\r\n\r\nBiện\r\npháp phòng ngừa: Trồng cây sạch bệnh, phòng trừ rầy chổng cánh ở những lần cây\r\nra đọt non. Không nhân giống từ những cây bị bệnh, trồng cây chắn gió để ngăn\r\nchặn rầy từ nơi khác đến.
\r\n\r\n6.2.2. Bệnh thối gốc\r\nchảy nhựa:
\r\n\r\nBệnh do nấm\r\nPhytopthora sp. gây ra.
\r\n\r\nBiện pháp phòng trị:\r\nĐất trồng phải thoát nước tốt, không tủ cỏ rác hay bồi bùn sát gốc, trong quá\r\ntrình chăm sóc tránh gây thương tích vùng gốc và rễ. Theo dõi phát hiện bệnh\r\nsớm, cạo sạch vùng bệnh, bôi các thuốc bảo vệ thực vật như: Ridomyl MZ-72 BHN\r\npha thuốc 20-25g/ bình 8 lít; Mataxyl 25 WP 20g/ bình 8 lít; Aliette 80 WP 10g/\r\nbình 8lít. Thu gom, rải vôi và chôn sâu các quả rụng do bệnh để hạn chế sự lây\r\nlan.
\r\n\r\n6.2.3.\r\nBệnh Loét (Canker):
\r\n\r\nBệnh\r\ndo vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri gây\r\nhại.
\r\n\r\nBiện pháp phòng trị:\r\nThường xuyên vệ sinh, cắt và tiêu hủy những cành, lá bệnh, nhất là trong mùa\r\nkhô.
\r\n\r\nSử\r\ndụng các thuốc như: Kasuran BTN; Copper Hydrocide, Kocide 53.8 DF; COC-85WP, ở\r\ngiai đoạn cây chờ đâm lộc ra hoa và khi 2/3 hoa đã rụng cánh, tiếp tục phun\r\nđịnh kỳ lên lá 2 tuần/lần cho đến khi quả chín.
\r\n\r\n6.2.4. Bệnh ghẻ (Scab):
\r\n\r\nBệnhdo nấm Elsinoe\r\nfawcetii gây hại.
\r\n\r\nCách phòng trị:
\r\n\r\n- Thường xuyên vệ sinh,\r\ncắt tỉa và tiêu hủy ngay các cành, lá, quả bị bệnh.
\r\n\r\n- Phun các thuốc bảo vệ\r\nthực vật: Zineb, Bordeaux; Kasuran BNT; Copper-zin, Benomyl, Kocide 53.8 DF;\r\nCOC-85WP.
\r\n\r\nChú ý: Khi thu hoạch\r\ncần bảo đảm thời gian cách ly theo hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
\r\n\r\n\r\n\r\n7.1. Thời điểm thu\r\nhoạch:
\r\n\r\nCây có múi từ khi ra\r\nhoa đến thu hoạch khoảng 8 -10 tháng, tùy theo giống, tuổi cây, tình trạng sinh\r\ntrưởng... Nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhẹ taykhông nên thu quả sau cơn\r\nmưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi bảo quản.
\r\n\r\n7.2. Cách thu hoạch:
\r\n\r\nDùng dao cắt cả cuống\r\nquả, lau sạch cho vào giỏ hoặc sọt tre để nơi thoáng mát. Trong điều kiện bình\r\nthường thời gian bảo quản không nên quá một tuần.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Từ khóa: Tiêu chuẩn ngành 10TCN481:2001, Tiêu chuẩn ngành số 10TCN481:2001, Tiêu chuẩn ngành 10TCN481:2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiêu chuẩn ngành số 10TCN481:2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiêu chuẩn ngành 10TCN481:2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10TCN481:2001
File gốc của Tiêu chuẩn ngành 10TCN 481:2001 về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây có múi ở các tỉnh phía Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn ngành 10TCN 481:2001 về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây có múi ở các tỉnh phía Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu | 10TCN481:2001 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn ngành |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2001-12-21 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Nông nghiệp |
Tình trạng |