QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ\r\nTHU HOẠCH NHÃN
\r\n\r\nThe\r\ntechnical procedure for planting, caring, harvesting of longan
\r\n\r\n1-\r\nPhạm vi áp dụng: Quy trình này được áp dụng cho cây nhãn nhiệt đới (Dimocarpus\r\nLongan (Lour.) steud ) trồng từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào phía Nam.
\r\n\r\n\r\n\r\n2.1. Nhiệt độ:
\r\n\r\nNhiệt độ bình quân hàng\r\nnăm 21-27° C thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển. Cây nhãn cần một thời\r\ngian ngắn với nhiệt độ 15-22°C trong vài tuần để tiến hành phân hóa mầm hoa và\r\nsau đó là điều kiện nhiệt độ cao hơn khoảng 25-32° C cho hoa nhãn phát triển.
\r\n\r\n2.2. ánh sáng:
\r\n\r\nNhãn cần ánh sáng, ánh\r\nsáng phân bố điều bên trong tán giúp cây ra nhiều đọt non. Trong quá trình sinh\r\ntrưởng và phát triển thích ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ.
\r\n\r\n2.3. Nước:
\r\n\r\nNhãn là cây ưa ẩm nhưng\r\nkhông chịu úng, nếu ngập 48 giờ cây sẽ chết, ngược lại gặp khô hạn kéo dài làm\r\ncho cây sinh trưởng chậm, ra hoa và đậu trái khó khăn.
\r\n\r\n2.4. Đất đai:
\r\n\r\nĐất cát pha thịt, đất\r\nđỏ, đất phù sa có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp cho việc trồng nhãn hơn trên\r\ncác loại đất khác. Cây nhãn sinh trưởng tốt trong điều kiện đất thoát nước, tơi\r\nxốp, pH kcl khoảng 5,5-6,5; độ mặn thấp nhỏ hơn 0,2%.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.1. Đào mương lên líp\r\n(luống):
\r\n\r\nVùng Đồng Bằng Sông Cửu\r\nLong cần phải đào mương lên líp nhằm xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác.\r\nLíp có chiều rộng trung bình 7-8 m, mương rộng 2-3 m, sâu 1-1,5 m. Vùng đất cao\r\nphải chọn nơi có nguồn nước hoặc nước ngầm để tưới cho cây nhãn vào mùa nắng.
\r\n\r\n3.2. Trồng cây chắn gió:\r\n
\r\n\r\nKhi qui hoạch vườn\r\nnhãn trước hết phải trồng cây chắn gió. Cây chắn gió thường là cây có thân to,\r\nkhỏe như Mít, Xoài, Cóc, Dừa... , được trồng dọc theo phía ngoài, thẳng góc với\r\nhướng gió chính.
\r\n\r\n3.3. Mật độ và Khoảng\r\ncách trồng:
\r\n\r\nTrồng cây trong vườn theo\r\nkiểu sau: hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình nanh sấu.
\r\n\r\nBảng\r\n1: Mật độ và khoảng cách trồng theo vùng
\r\n\r\n\r\n Vùng trồng \r\n | \r\n \r\n Mật độ trồng (cây/ha) \r\n | \r\n \r\n Khoảngcách trồng (m) \r\n | \r\n
\r\n Đồng Bằng Sông Cửu\r\n Long Đông Nam Bộ \r\nMiền trung và Duyên\r\n hải Nam Trung Bộ \r\n | \r\n \r\n 320 \r\n330 \r\n300 \r\n | \r\n \r\n 5 x 5 \r\n5 x 6 \r\n5 x 6,5 \r\n | \r\n
Chọn một số giống\r\nnhãn đạt năng suất cao, phẩm chất ngon là: Nhãn xuồng cơm vàng, Nhãn Super(nhóm\r\nnhãn long), Tiêu da bò (tiêu Huế).
\r\n\r\n5.\r\nKỹ thuật trồng và chăm sóc:
\r\n\r\n5.1. Thời vụ trồng:
\r\n\r\nVùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ\r\nvà Tây Nguyên bắt đầu trồng nhãn khi mùa mưa ổn định, thường từ tháng 6-7.
\r\n\r\nVùng Duyên Hải Nam\r\nTrung Bộ bắt đầu trồng nhãn vào đầu mùa mưa, thường vào tháng 8-9.
\r\n\r\n5.2. Chuẩn bị hố và\r\ncách trồng:
\r\n\r\n- Miền Đông, vùng Duyên\r\nHải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: hố trồng nhãn có kích thước dài x rộng x\r\nsâu(1:1: 0,7 m), trộn đều 20-40 kg phân chuồng hoai, 1 kg super lân và 0,5 kg\r\nvôi với đất mặt rồi gạt xuống hố. Khi trồng đặt cây giữa hố, mặt bầu cần cao\r\nhơn mặt đất vườn 20 cm, dùng dao cắt đáy bầu, rạch theo chiều dọc của bầu để kéo\r\nbao nilon lên, nén đất xung quanh bầu, cắm cọc giữ cây con, dùng rơm hay cỏ khô\r\nđậy kín, tưới nước đủ ẩm.
\r\n\r\n- Đồng Bằng Sông Cửu\r\nLong: nên làm mô trên đất đã được lên líp, mô đất đắp thành hình tròn đường\r\nkính khoảng 0,6-0,8 m, độ cao thường là 0,3-0,6 m, đất đắp mô được trộn với hỗn\r\nhợp 200-300 g super lân; 0,5 kg vôi, 15-20 kg phân chuồng hoai và tro trấu. Khi\r\ntrồng dùng dao cắt đáy bầu, đặt cây xuống giữa mô và mặt bầu bằng với mặt mô,\r\nrạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon lên và đắp đất lại nén đất xung\r\nquanh, cắm cọc giữ cây con, dùng rơm hay cỏ khô đậy kín, tưới nước đủ ẩm.
\r\n\r\n5.3. Tủ gốc giữ ẩm:
\r\n\r\nHằng năm nên đắp thêm\r\nđất vào chân mô, vào mùa nắng cần phủ kín xung quanh tán cây bằng rơm, thân đậu\r\nhay cỏ khô. Phủ cách xa gốc nhãn 20 cm để phòng nấm bệnh gây hại.
\r\n\r\n5.4. Làm cỏ và trồng\r\nxen:
\r\n\r\nKhi cây nhãn chưa khép\r\ntán cần làm sạch cỏ xung quanh gốc theo đường kính tán cây, thông thường làm\r\n4-5 đợt/năm, kết hợp bón phân. Nên trồng xen cây họ đậu để cải tạo đất và tạo\r\nnguồn phân hữu cơ cho cây ăn quả.
\r\n\r\n5.5. Tưới nước:
\r\n\r\nThời gian từ khi bắt\r\nđầu ra hoa, quả phát triển và giai đoạn phát triển cành sau khi thu hoạch cần\r\nphải tưới nước cho cây định kỳ 2 ngày/ lần nếu trời không mưa.
\r\n\r\n5.6. Tỉa cành và tạo\r\ntán:
\r\n\r\n5.6.1. Tạo tán: Khi\r\ncây còn nhỏ cần tỉa bỏ ngọn cây cách mặt đất khoảng 0,8-1 m và những cành dầy,\r\ncành vượt, cành đan chéo trên thân cây. Tuyển chọn lại 3-4 cành phân bố đều\r\ntheo các hướng, cách nhau 10-20 cm. Cành thứ nhất nên cách mặt đất 50-80 cm.
\r\n\r\nSau khi trồng 12-18\r\ntháng tiến hành tỉa bỏ những cành mọc thẳng đứng, cành hướng vào giữa tán cây,\r\ncành bị che khuất mọc gần gốc..., định hướng tạo dáng cây có bộ khung cơ bản\r\nthông thoáng.
\r\n\r\n5.6.2. Tỉa cành:\r\nHàng năm việc tỉa cành bao gồm: cành mang hoa vụ trước, cành và lá bị sâu bệnh,\r\ncành mọc nằm bên trong tán và những cành già. Việc tỉa cành này được thực hiện\r\nngay sau khi thu hoạch.
\r\n\r\n5.7. Bón phân:
\r\n\r\nLượng phân bón cho nhãn\r\ncần căn cứ vào độ lớn của cây, sản lượng quả hàng năm, giống và độ màu mở của\r\nđất để bón phân.
\r\n\r\n5.7.1. Bón phân thời kỳ\r\nkiến thiết cơ bản:
\r\n\r\nĐối với cây 1-3 năm\r\ntuổi: sau khi trồng cây nhãn bắt đầu ra đợt đọt non thứ 2 thì bón phân. Năm đầu\r\ntiên cây còn nhỏ nên pha phân vào nước để tưới, phải cách gốc 20-25 cm để tránh\r\nphân làm cháy rễ, hàng năm bón thêm phân hữu cơ hoai mục 5-10kg/cây.
\r\n\r\nBảng 2:\r\nLiều lượng phân bón cho cây nhãn ở thời kỳ kiến thiết cơ bản
\r\n\r\n\r\n Tuổi cây (năm) \r\n | \r\n \r\n Số Đợt bón (Đợt/năm) \r\n | \r\n \r\n Liều lượng (g/cây/năm) \r\n | \r\n |||||
\r\n N \r\n | \r\n \r\n Tương đương Urê \r\n | \r\n \r\n P2O5 \r\n | \r\n \r\n Tương đương \r\nSuper lân \r\n | \r\n \r\n K2O \r\n | \r\n \r\n Tương đương KCl \r\n | \r\n ||
\r\n 1 \r\n2 \r\n3 \r\n | \r\n \r\n 4 - 5 \r\n3 - 4 \r\n3 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n200 \r\n300 \r\n | \r\n \r\n 217 \r\n435 \r\n652 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n70 \r\n100 \r\n | \r\n \r\n 303 \r\n424 \r\n606 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n150 \r\n200 \r\n | \r\n \r\n 167 \r\n250 \r\n333 \r\n | \r\n
5.7.2. Bón phân thời kỳ\r\nkhai thác
\r\n\r\nĐối với cây trên 3 năm\r\ntuổi, số lượng phân bón trên (thời kỳ kiến thiết cơ bản) tăng dần từ 20-30% mỗi\r\nnăm và số lần bón trong năm được chia ra như sau:
\r\n\r\nLần 1: Sau khi thu\r\nhoạch quả một tuần bón: 60%N + 60%P2O5 +25% K2O.
\r\n\r\nLần 2: Trước khi cây ra\r\nhoa 5 tuần bón: 40% P2O5 + 25% K2 O.
\r\n\r\nLần 3: Đường kính quả\r\nkhoảng 1cm bón: 40%N + 25% K2O.
\r\n\r\nLần 4: Trước khi thu\r\nhoạch quả 1 tháng bón: 25% K2O.
\r\n\r\nHàng năm cần bón thêm\r\nphân chuồng hoai mục khoảng 10-20kg/ gốc/ năm hoặc bón phân tro trấu, xác thân\r\nđậu, vỏ đậu. Tùy tình hình sinh trưởng, năng suất nhãn của vụ trước mà điều\r\nchỉnh lượng phân bón NPK cho vụ nhãn kế tiếp.
\r\n\r\n5.7.3. Phương pháp bón\r\nphân:
\r\n\r\nVùng Đồng Bằng Sông Cửu\r\nLong: Đào rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, sâu 10-20 cm cho phân\r\nvào lấp đất lại, tưới nước đủ ẩm.
\r\n\r\nVùng Đông Nam Bộ, Duyên\r\nHải Nam Trung Bộ: Đào rãnh xung quanh tán cây rộng 20-30 cm sâu 10-10 cm, lượng\r\nphân bón được cho vào rãnh sau đó lấp đất lại, tưới nước đủ ẩm.
\r\n\r\n5.8. Xử lý ra hoa:
\r\n\r\n5.8.1. Nhãn tiêu da bò:
\r\n\r\nNhãn\r\ntiêu da bò 2 năm có thể cho được 3 vụ quả: sau khi thu hoạch quả vụ trước tiến\r\nhành bón phân, loại bỏ những cành cằn cỗi, cành vô hiệu. Khi lá nhãn của đợt\r\nthứ 2 có màu xanh đọt chuối (thường gọi lá lụa) thì dùng dao hay nứa khoanh vỏ\r\nvòng tròn quanh thân cành. Chỉ khoanh vỏ trên những cành chính và nên để lại\r\n1-2 cành thường được gọi là nhánh thở để tiếp tục quang hợp nuôi cây. Vết\r\nkhoanh rộng khoảng 1,5-2 mm (đối với cành nhỏ), 3-5 mm (đối với cành lớn), dùng\r\ndây nilon quấn kín nhiều vòng vào chỗ đã khắc. Từ lúc khoanh vỏ đến khi nhãn ra\r\nhoa khoảng 20-35 ngày (tùy vào tuổi cây), thời gian này không được tưới nước\r\ncho cây. Khi thấy phát hoa nhãn đã nhú ra được khoảng 5 cm thì tháo bỏ dây và\r\nbắt đầu tưới nước trở lại.
\r\n\r\nQUI\r\nTRÌNH XỬ LÝ RA HOA TRÊN CÂY NHÃN TIÊU DA BÒ
\r\n\r\nCác giai đoạn của quá\r\ntrình ra hoa có thể tóm tắt như sau:
\r\n\r\n-\r\nTỉa cành - Khoanh cành : 60-90 ngày (2-3 cơi đọt)
\r\n\r\n- Khoanh cành -\r\nchuẩn bị nở hoa : 30-35 ngày.
\r\n\r\n- Ra hoa -\r\nĐậu quả : 25-30 ngày.
\r\n\r\n- Đậu quả -\r\nThu hoạch : 90-105 ngày.
\r\n\r\nTổng cộng: Thời gian từ\r\nlúc khoanh vỏ đến thu hoạch trái nhãn: 5- 5.5 tháng.
\r\n\r\n5.8.2. Nhãn xuồng cơm\r\nvàng và xuồng cơm trắng:
\r\n\r\nNhãn Xuồng cơm vàng,\r\ncơm trắng mỗi năm cho một vụ quả. Khi thu hoạch xong cần tỉa cành. Bón phân đầy\r\nđủ theo quy trình tại mục 5.7.2, nên phun thuốc ngừa sâu phá hại lá đồng thời\r\nkết hợp phun một số loại phân bón lá có hàm lượng NPK, đạm cao như (30-10-10)\r\n10g/8-10 lít nước để nuôi bộ lá đọt cho tốt. Bắt đầu ngưng tưới nước khi lá của\r\nđợt đọt thứ 2 trở nên già và bắt đầu cho đợt đọt thứ 3. Đến khi cây vừa nhú hoa\r\nthì tiến hành tưới nước trở lại. Trong thời gian ngưng tưới thấy có triệu chứng\r\ncây thiếu nước thì có thể tưới nhẹ cho cây.
\r\n\r\n5.8.3. Nhóm nhãn long,\r\nnhãn super:
\r\n\r\nMột năm có thể cho được\r\n2 vụ: vụ thuận, vụ nghịch.
\r\n\r\n- Vụ thuận: Khoảng giữa\r\nđến cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1 thì tiến hành bón phân, tỉa cành, sửa tán\r\ncây, thông thường tỉa đọt (đã thu quả) chỉ để lại 3 đôi lá kép của cành mang\r\nquả, có thể phun thêm các loại phân bón lá có hàm lượng NPK, đạm cao như\r\n(30-10-10)\r\n10g/8-10 lít nước. Khi lá đọt thứ 2 từ màu\r\nđỏ chuyển sang xanh nhạt là thời điểm phát hoa xuất hiện thì tiến hành tưới\r\nnước trở lại.
\r\n\r\n- Vụ nghịch: Sau thu\r\nhoạch nhãn vụ chính khoảng tháng 6-7 dương lịch thì tỉa cành và tiến hành bón\r\nphân điều khiển cho cây ra một đợt đọt non. Để cho cây ra hoa đồng loạt có thể\r\nphun bổ sung thêm các loại phân bón lá có tỉ lệ NPK như sau: 0-52-34; 10-60-10;\r\n6-30-30 với lượng 10g/8-10\r\nlít nước. Sau khi chùm hoa xuất hiện tiến\r\nhành tưới nước trở lại.
\r\n\r\n5.9. Tăng đậu quả, hạn\r\nchế rụng quả non
\r\n\r\n- Tăng đậu quả: Dùng\r\nProgibb (GA3) nồng độ 10 ppm hoặc H3 BO3 với 100 ppm phun vào các thời điểm:\r\ntrước khi cây ra hoa, 30% hoa nở và cây vừa đậu quả sẽ làm tăng tỷ lệ đậu quả.
\r\n\r\n- Khắc phục rụng quả\r\nnon: vườn phải trồng cây chắn gió, tưới nước, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu\r\nbệnh và phun các chế phẩm chống rụng quả non như:CRT, Thiên nông... phun vào\r\nlúc trước khi cây ra hoa, 50% hoa nở và sau đậu quả.
\r\n\r\n5.10. Bao quả
\r\n\r\nDùng lưới, túi chuyên\r\ndùng để bao quả hoặc túi nhựa PE có đục những lỗ nhỏ, sao cho nước không đọng ở\r\nđáy túi trong quá trình bao quả. Thời điểm bao tốt nhất là trái có đường kính\r\n1cm, chú ý phòng trừ sâu bệnh trước khi bao quả.
\r\n\r\n\r\n\r\n6.1. Phòng trừ sâu hại:
\r\n\r\n6.1.1. Sâu đục gân lá (Acrocercops\r\nhierocosma Meyr)
\r\n\r\nSâu đục gân lá là loại\r\ngây hại quan trọng trên nhãn, sâu non gây hại vào giai đoạn lá non, bằng cách\r\nđục ăn vào gân chính của lá, làm cho gân lá bị hư, lá không phát triển được\r\nhoặc méo mó. Khi bị gây hại ảnh hưởng đến khả năng phát triển các đợt lộc, làm\r\nrụng hoa, rụng quả.
\r\n\r\nBiện pháp phòng trừ:\r\ntỉa cành để các đợt đọt ra tập trung, tạo điều kiện cho ong kí sinh phát triển\r\nđể hạn chế sâu hại và tiến hành phun thuốc sớm khi cây vừa ra đọt non. Có thể\r\nphun các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Actara 25 WG 1g/bình 8 lít, Karate 2.5\r\nEC liều lượng 20 ml/ bình 8 lít; Supracide 40 ND10 ml/ bình 8 lít; Match 0.50\r\nND7-10 ml/ bình 8 lít, Cyper 25 ND 10 ml/ bình 8 lít.
\r\n\r\n6.1.2. Bọ xít (Tessaratoma\r\npapilosa):
\r\n\r\nGây hại chủ yếu vào\r\ngiai đoạn cây ra đọt non, ra hoa, đậu quả. Bọ xít trưởng thành và ấu trùng đều\r\ntập trung chích hút làm chết đọt non, rụng hoa, rụng quả, làm chết các cành\r\nphát hoa, ảnh hưởng lớn đến năng suất và sinh trưởng của cây.
\r\n\r\nBiện pháp phòng trừ: cần tỉa cành để các\r\nđợt hoa và đợt đọt non ra tập trung, dùng vợt bắt con trưởng thành vào sáng\r\nsớm. Các loài thiên địch như kiến vàng, ong kí sinh có thể tấn công trên trứng,\r\ncần tạo điều kiện thuận lợi cho ong kí sinh phát triển nhằm hạn chế sự gây hại\r\ncủa bọ xít, đồng thời phun thuốc khi mật độ bọ xít cao, có thể dùng các loại\r\nthuốc bảo vệ thực vật như: Supracide 40 ND liều lượng 10 ml/ bình 8 lít; Match\r\n0.50ND liều lượng 10 ml/ bình 8 lít; Alphan 5EC 0,3-0,5lít/ha, Bian 40EC 1-2\r\nlít/ha, Fastac 5 EC 5-7 ml/ bình 8 lít.
\r\n\r\n6.1.3. Sâu đục trái(Conogethes\r\npunctiferalis và Acrocerops cramerella snellen)
\r\n\r\nĐây là loại gây hại rất\r\nquan trọng, ấu trùng gây hại cả giai đoạn quả non đến quả trưởng thành. Khi đục\r\nvào bên trong quả làm cho quả bị hư, thối và rụng, cây có quả chùm thường bị\r\ngây hại nặng.
\r\n\r\nBiện pháp phòng trừ:\r\ndùng bẩy đèn ánh sáng để bẫy sâu trưởng thành, cắt bỏ những quả bị hại đem tiêu\r\nhủy, tỉa quả trên chùm và phun các loại thuốc: Karate 2.5 EC liều lượng 20 ml/\r\nbình 8 lít; Basudin 40EC 1,2-1,8lit/ha Match 0.50 ND7-10 ml/ bình 8 lít.
\r\n\r\n6.1.4. Kiến vương (Orytic\r\nRhinoceros):
\r\n\r\nKiến vương gây\r\nhại bằng cách cắn phá quả làm cho quả bị hư hoặc rụng ảnh hưởng đến năng suất\r\ncây. Kiến vương gây hại ở giai đoạn trưởng thành, trứng được đẻ dưới đất nơi có\r\nnhiều chất hữu cơ hoai mục.
\r\n\r\nBiện pháp phòng trừ: vệ\r\nsinh vườn sạch sẽ, lấp các hố chứa rác, loại trừ các ký chủ trung gian như cây\r\nđủng đỉnh (Caryota sp.), chà là (Phoenix sp.), buông (Corypha\r\nsp.) trồng cây che chắn hạn chế kiến trưởng thành từ nơi khác bay đến.
\r\n\r\n6.2. Phòng trừ bệnh\r\nhại:
\r\n\r\n6.2.1. Bệnh đốm rong\r\nlá:
\r\n\r\nBệnh này do\r\nrong Cephaleuros virescens gây bệnh hại khá nghiêm trọng trên lá, nhất\r\nlà những tháng mưa ẩm, đốm bệnh có hình tròn lúc đầu nhỏ khoảng 3-5 mm hơi nhô\r\nlên trên mặt lá, do rong phát triển thành lớp nhung mịn, màu xanh hơi vàng. Đốm\r\nbệnh tròn có thể phát triển hơn 1 cm khi đó đốm bệnh có màu nâu, giữa có phấn\r\nmàu vàng nâu, mặt dưới của vết bệnh có màu nâu nhạt đến sậm. Trên một lá có thể\r\ncó nhiều đốm làm cho lá bị vàng và rụng sớm.
\r\n\r\nPhòng trị bệnh bằng\r\nphun các loại thuốc như: Score 250 ND liều lượng 3- 5 ml/bình 8 lít ; Tilt\r\nsuper300ND 3-5 ml/ bình 8 lít.
\r\n\r\n6.2.2. Bệnh đốm bồ\r\nhóng:
\r\n\r\nBệnh đốm bồ hóng do nấm\r\nMeliola sp. gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá, đốm bệnh hình hơi tròn với\r\nviền không đều, kích thước 1-3 mm, trên bề mặt đốm bệnh màu đen hơi sần sùi,\r\nmặt dưới lá có thể có nhiều đốm nhưng thường rời nhau.
\r\n\r\nPhòng trị bệnh này có\r\nthể sử dụng các loại thuốc gốc đồng ở nồng độ 0,2%, Bonaza 5-10 ml/ bình 8 lít,\r\nScore 250 ND liều lượng 3- 5 ml/bình 8 lít.
\r\n\r\n6.2.3. Bệnh khô cháy\r\nhoa (do nấm Phyllostista sp. gây ra):
\r\n\r\nKhi cây bị bệnh, cánh\r\nhoa có những vết đen nhỏ bằng đầu kim, hoa bị vàng sau đó khô và rụng. Phòng\r\ntrị bằng các loại thuốc gốc đồng hoặc Benomyl nồng độ 0.1%, Tilt super 300ND\r\n3-5 ml/ bình 8 lít.
\r\n\r\n6.2.4. Bệnh phấn trắng\r\n(do nấm Oidium sp. gây ra):
\r\n\r\nKhi cây bị bệnh, hoa\r\nbị xoắn vặn, khô cháy, quả non bị nhiễm bệnh quả sẽ nhỏ, có màu nâu, vỏ quả bị\r\nđóng phấn trắng, nhất là ở vùng gần cuống. Quả lớn hơn nếu nhiễm bệnh thường bị\r\nthối nâu lan dần toàn quả, phần thịt trái bị thối nhũn, chảy nước.
\r\n\r\nVườn được cắt tỉa\r\nthoáng, ánh sáng mặt trời xuyên qua được tán lá sẽ hạn chế được sự phát triển\r\ncủa bệnh. Phòng trị bệnh bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Bayfidan 250\r\nEC; Nustar 40EC; Kumulus DF 80 8-10g/ bình 8 lít.
\r\n\r\n6.2.5. Bệnh thối trái\r\n(do nấm Phytophthora sp. gây ra):
\r\n\r\nBệnh xuất hiện và gây\r\nhại nặng trên quả nhãn trưởng thành, đặc biệt là trong mùa mưa, bệnh phát triển\r\nvà lây lan rất nhanh. Quả bệnh thường bị thối nâu, lan dần từ cuống quả xuống\r\nphía dưới, thịt quả bị thối nhũn, chảy nước, hơi chua và có thể thấy tơ nấm\r\ntrắng phát triển trên đó.
\r\n\r\nPhòng trị bệnh: cắt bỏ\r\nvà thu gom các quả bệnh bị rơi rụng trong vườn đem đi tiêu hủy, phun các loại\r\nthuốc bảo vệ thực vật như: Tilt Super 300 ND 3-5 ml/bình 8 lít; Ridomyl MZ-72\r\nBHN 20-25g/ bình 8 lít; Mataxyl 25WP 20 g/ bình 8 lít; Aliette 80WP 10g/ bình 8\r\nlít.
\r\n\r\n7.Thu\r\nhoạch\r\n
\r\n\r\nKhi thu hoạch dùng kéo\r\ncắt cả chùm mang quả.
\r\n\r\nDùng bao nilon PE (Poly\r\nethylene) có 15-25 lỗ nhỏ/dm2 để bảo quản nhãn
\r\n\r\n\r\n\r\n
Từ khóa: Tiêu chuẩn ngành 10TCN480:2001, Tiêu chuẩn ngành số 10TCN480:2001, Tiêu chuẩn ngành 10TCN480:2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiêu chuẩn ngành số 10TCN480:2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiêu chuẩn ngành 10TCN480:2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10TCN480:2001
File gốc của Tiêu chuẩn ngành 10TCN 480:2001 về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch nhãn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn ngành 10TCN 480:2001 về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch nhãn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu | 10TCN480:2001 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn ngành |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2001-12-21 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Nông nghiệp |
Tình trạng |