QCVN 02 - 37 : 2021/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
GIỐNG ĐỘNG VẬT THÂN MỀM
National technical regulation
Seed of molluscs
Lời nói đầu
QCVN 02 - 37 : 2021/BNNPTNT do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III biên soạn; Tổng cục Thủy sản trình; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 12 năm 2021.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
GIỐNG ĐỘNG VẬT THÂN MỀM: TU HÀI; NGHÊU/NGAO; HÀU; ỐC HƯƠNG; NGAO DẦU; NGAO GIÁ/NGAO LỤA
National technical regulation
Seed of molluscs: Geoduck clam (Lutraria rhynchaena), White hard clam (Meretrix rylata), Pacific oyster (Crassostrea gigas), Babylon snail (Babylonia areolata), Asiatic hard clam (Meretrix meretrix), Turgid venus (Tapes conpersus).
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với động vật thân mềm (ĐVTM) bố mẹ và ĐVTM giống của 06 loài gồm:
- Tu hài (Lutraria rhynchaena).
- Nghêu/ngao (Meretrix rylata).
- Hàu (Crassostrea gigas).
- Ốc hương (Babylonia areolata).
- Ngao dầu (Meretrix meretrix).
- Ngao giá/ngao lụa (Tapes conpersus).
(Mã HS chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu ĐVTM bố mẹ và ĐVTM giống của 06 loài ĐVTM nêu tại mục 1.1 tại Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. ĐVTM giống cấp I là con giống đã phát triển hoàn chỉnh cơ thể như con trưởng thành, có ngày tuổi tương ứng từ 10 đến 30 ngày và có thể kết thúc giai đoạn nuôi trong bể chuyển sang ương thành giống cấp II.
1.3.2. ĐVTM giống cấp II là con giống đảm bảo kích thước, khối lượng để đưa vào nuôi thương phẩm và có ngày tuổi tương ứng từ 31 đến 60 ngày.
1.3.3. Dị hình là hiện tượng giống ĐVTM có hình dạng khác biệt so với hình dạng bình thường của giống ĐVTM ở cùng nhóm tuổi.
2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với ĐVTM bố mẹ
ĐVTM bố mẹ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 1:
Bảng 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với ĐVTM bố mẹ.
TT | Chỉ tiêu | Yêu cầu kỹ thuật | |||||
Tu hài | Nghêu /ngao | Hàu | Ốc hương | Ngao dầu | Ngao giá/ngao lụa | ||
1 | Kích thước, mm, không nhỏ hơn | Chiều dài vỏ: 63 | Chiều cao vỏ: 40 | Chiều cao vỏ: 70 | Chiều cao vỏ: 40 | Chiều cao vỏ: 40 | Chiều dài vỏ: 50 |
2 | Khối lượng, g, không nhỏ hơn | 80 | 20 | 50 | 16 | 20 | 40 |
3 | Thời hạn sử dụng cho sinh sản, không lớn hơn | 6 tháng từ ngày cho sinh sản lần đầu |
2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với ĐVTM giống cấp I
ĐVTM giống cấp I phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 2:
Bảng 2: Yêu cầu kỹ thuật đối với ĐVTM giống cấp I
TT | Chỉ tiêu | Yêu cầu kỹ thuật | |||||
Tu hài | Nghêu /ngao | Hàu | Ốc hương | Ngao dầu | Ngao giá/ngao lụa | ||
1 | Kích thước, mm | Chiều dài vỏ từ 3 đến 15 | Chiều cao vỏ từ 2 đến 5 | Chiều cao vỏ từ 1 đến 5 | Chiều cao vỏ từ 1 đến 3 | Chiều cao vỏ từ 2 đến 5 | Chiều dài vỏ từ 2 đến 8 |
2 | Tỷ lệ dị hình, %, nhỏ hơn | 2 | |||||
3 | Trạng thái hoạt động | Thò ống siphon ở trong nước và thụt nhanh ống siphon khi có tác động từ bên ngoài. | Khép vỏ nhanh khi có tác động từ bên ngoài. | Khép vỏ nhanh khi nhấc lên khỏi mặt nước hoặc tác động từ bên ngoài. | Ốc bò nhanh và vùi mình trong lớp đáy cát hoặc bám trên thành bể. Khép nắp vỏ khi bắt lên khỏi mặt nước. | Khép vỏ nhanh khi có tác động từ bên ngoài. | Bám vào tường và nền đáy. |
2.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với ĐVTM giống cấp II
ĐVTM giống cấp II phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 3:
Bảng 3: Yêu cầu kỹ thuật đối với ĐVTM giống cấp II
TT | Chỉ tiêu | Yêu cầu kỹ thuật | ||||||
Tu hài | Nghêu /ngao | Hàu | Ốc hương | Ngao dầu | Ngao giá/ngao lụa | |||
1 | Kích thước, mm, lớn hơn | Chiều dài vỏ: 15 | Chiều cao vỏ: 5 | Chiều cao vỏ: 5 | Chiều cao vỏ: 3 | Chiều cao vỏ: 5 | Chiều dài vỏ: 8 | |
2 | Tỷ lệ dị hình, %, nhỏ hơn | 1 | ||||||
3 | Trạng thái hoạt động | Khỏe mạnh, thò ống siphon ở trong nước, thụt nhanh ống siphon vào trong vỏ khi có tác động từ bên ngoài. | Khỏe mạnh, khép vỏ nhanh khi có tác động từ bên ngoài. | Khỏe mạnh, khép vỏ nhanh khi nhấc lên khỏi mặt nước. | Ốc bò nhanh và vùi mình trong lớp đáy cát hoặc bám trên thành bể. Khép nắp vỏ khi bắt lên khỏi mặt nước. | Khỏe mạnh, khép vỏ nhanh khi có tác động từ bên ngoài. | Vùi mình xuống nền đáy cát. | |
2.4. Tình trạng sức khỏe
ĐVTM bố mẹ, ĐVTM giống cấp I và ĐVTM giống cấp II không bị nhiễm một trong các bệnh quy định tại Bảng 4:
Bảng 4: Tình trạng sức khỏe đối với giống ĐVTM
Tác nhân gây bệnh | Yêu cầu kỹ thuật |
- Bệnh Perkinsus do tác nhân Perkinsus marinus và Perkinsus olseni trên ĐVTM. - Bênh do vi khuẩn Pseudomonas maltophilia, Vibrio alginolyticus và Vibrio fluvialis trên ốc hương. - Bênh do ngành trùng lông Ciliophora do tác nhân trùng lông Ciliata và trùng loa kèn Apisoma trên ốc hương. - Bệnh do vi sinh vật có cấu trúc giống virus (Virus-like particles, VLPs) trên tu hài. | Âm tính |
3.1. Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị, dụng cụ trong Quy chuẩn này tham khảo tại Phụ lục 2.
3.2. Lấy mẫu xác định chỉ tiêu kỹ thuật
3.2.1. ĐVTM Bố mẹ
Dùng tay thu ít nhất 30 cá thế ĐVTM bố mẹ thả vào thau (3.1.3) chứa sẵn nước biển. Trộn đều mẫu trong thau, thu ít nhất 10 cá thể để kiểm tra.
3.2.2. ĐVTM giống cấp I
Dùng vợt (3.1.2) vớt ngẫu nhiên ít nhất 200 cá thế ĐVTM giống cấp I từ các bể ương khác nhau. Lọc sạch cát, cho con giống vào thau (3.1.3) chứa sẵn nước biển. Trộn đều mẫu trong thau, dùng vợt (3.1.1) vớt ít nhất 50 cá thế cho vào cốc thủy tinh (3.1.4) có chứa nước biển để kiểm tra.
3.2.3. ĐVTM giống cấp II
Dùng vợt (3.1.2) sàng lọc ĐVTM giống cấp II từ các rổ hoặc bể ương nuôi (3 rổ hoặc 3 gốc bể) cho vào thau (3.1.3) có chứa sẵn nước biển. Mỗi mẫu thu ít nhất 200 cá thế. Trộn đều mẫu trong thau và vớt ít nhất 50 cá thế để kiểm tra.
3.2.4. Thu mẫu xác định các chỉ tiêu bệnh
Thu ngẫu nhiên 5 đến 10 cá thế ĐVTM bố mẹ, 350 đến 700 cá thế ĐVTM giống cấp I, 20 đến 30 cá thế ĐVTM giống cấp II. Mẫu thu được bảo quản trong túi nilon có dán nhãn, bảo quản trong thùng bảo ôn (3.1.9) và vận chuyển đến phòng thí nghiệm phân tích trong ngày.
3.3. Phương pháp kiểm tra
3.3.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật ĐVTM bố mẹ
3.3.1.1. Xác định kích thước
Đo từng cá thể, dùng thước (3.1.5) xác định kích thước của ĐVTM bố mẹ. mẹ.
3.3.1.2. Xác định khối lượng
Cân từng cá thể, dùng cân (3.1.6) xác định khối lượng của ĐVTM bố
3.3.1.3. Xác định thời hạn sử dụng cho sinh sản
Xác định thời hạn sử dụng cho sinh sản đàn ĐVTM bố mẹ thông qua sổ theo dõi lý lịch đàn ĐVTM bố mẹ, nhật ký sản xuất.
3.3.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật ĐVTM giống cấp I
3.3.2.1. Xác định kích thước
Đo từng cá thể, dùng thước (3.1.5) hoặc trắc vi thị kính (3.1.8) xác định kích thước của ĐVTM giống cấp I.
3.3.2.2. Xác định tỷ lệ dị hình
Xác định tỷ lệ dị hình của ĐVTM giống cấp I bằng cách quan sát ít nhất 50 cá thể dưới kính hiển vi (3.1.7). Tỷ lệ dị hình là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số cá thể bị dị hình trên tổng số cá thể được quan sát.
3.3.2.3. Xác định trạng thái hoạt động
Đặt thau (3.1.3) có chứa mẫu ở vị trí có đủ ánh sáng để có thể quan sát hoạt động của con giống bằng mắt thường. Kiểm tra chỉ tiêu trạng thái hoạt động bằng cách gõ nhẹ vào thành thau để quan sát phản ứng của con giống.
3.3.3. Các chỉ tiêu kỹ thuật ĐVTM giống cấp II
3.3.3.1. Xác định kích thước
Đo từng cá thể, dùng thước (3.1.6) xác định kích thước của ĐVTM giống cấp II.
3.3.3.2. Xác định tỷ lệ dị hình
Xác định tỷ lệ dị hình của ĐVTM giống cấp II bằng cách quan sát ít nhất 50 cá thể dưới kính lúp (3.1.8). Tỷ lệ dị hình là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số cá thể bị dị hình trên tổng số cá thể được quan sát.
3.3.3.3. Xác định trạng thái hoạt động
Đặt thau (3.1.3) có chứa mẫu ở vị trí có đủ ánh sáng để có thể quan sát hoạt động của con giống bằng mắt thường. Kiểm tra chỉ tiêu trạng thái hoạt động bằng cách gõ nhẹ vào thành thau để quan sát phản ứng của con giống.
3.3.4. Kiểm tra tình trạng sức khỏe đối với ĐVTM giống
3.3.4.1. Kiểm tra Bệnh Perkinsus do tác nhân Perkinsus marinus và Perkinsus olseni trên ĐVTM theo TCVN 8710:2015 Bệnh thủy sản - Quy trình chuẩn đoán.
3.3.4.2. Kiểm tra vi khuẩn Pseudomonas maltophilia, Vibrio alginolyticus và Vibrio fluvialis trên ốc hương theo TCVN 8710:2015 Bệnh thủy sản - Quy trình chuẩn đoán.
3.3.4.3. Kiểm tra trùng lông Ciliophora do tác nhân trùng lông Ciliata và trùng loa kèn Apisoma trên ốc hương theo TCVN 8710:2015 Bệnh thủy sản - Quy trình chuẩn đoán.
3.3.4.4. Kiểm tra bệnh do vi sinh vật có cấu trúc giống virus (Virus-like particles, VLPs) trên tu hài bằng cách nhuộm âm bản sử dụng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) để kiểm tra.
4.1. Công bố hợp quy
4.1.1. Biện pháp công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu ĐVTM bố mẹ, ĐVTM giống cấp I và ĐVTM giống cấp II quy định tại mục 1.1 của Quy chuẩn này thực hiện công bố hợp quy theo biện pháp: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.
4.1.2. Trình tự công bố hợp quy
4.1.2.1. Đối với ĐVTM bố mẹ, ĐVTM giống cấp I và ĐVTM giống cấp II sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên trong nước: Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
4.1.2.2. Đối với ĐVTM bố mẹ, ĐVTM giống cấp I và ĐVTM giống cấp II nhập khẩu: Hoạt động công bố hợp quy tuân theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
4.2 Đánh giá sự phù hợp
4.2.1. Phương thức đánh giá sự phù hợp
Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp ĐVTM bố mẹ, ĐVTM giống cấp I và ĐVTM giống cấp II theo phương thức:
4.2.1.1. Đối với ĐVTM bố mẹ, ĐVTM giống cấp I và ĐVTM giống cấp II sản xuất và ương dưỡng trong nước: Thực hiện theo phương thức 5 (thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất).
Nội dung đánh giá quá trình sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
4.2.1.2. Đối với ĐVTM bố mẹ, ĐVTM giống cấp I và ĐVTM giống cấp II khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu: Thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).
Trường hợp ĐVTM bố mẹ, ĐVTM giống cấp I và ĐVTM giống cấp II khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu, sử dụng kết quả kiểm dịch để đánh giá sự phù hợp.
4.2.2. Trình tự đánh giá sự phù hợp
Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại phụ lục II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Các tổ chức, cá nhân được quy định tại mục 1.2 có trách nhiệm tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.
6.1. Tổng cục Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này theo thẩm quyền.
6.2. Tổng cục Thủy sản phổ biến, hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
6.3. Trong trường hợp các văn bản quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới.
BẢNG MÃ SỐ HS ĐỐI VỚI GIỐNG ĐVTM
Mã hàng | Mô tả hàng hóa |
0307.91.10 | ----Tu hài sống (Lutraria rhynchaena), Ốc hương sống (Babylonia areolata). |
0307.11.10 | ---- Hàu sống (Crassostrea gigas). |
0307. 71.10 | ---- Nghêu/ngao (Meretrix rylata), Ngao dầu (Meretrix meretrix), Ngao giá (Tapes conpersus). |
3.1.1. Vợt loại nhỏ: đường kính 5 cm, làm bằng lưới mềm có kích thước mắt lưới đạt 60 mắt lưới/cm2 (dùng để vớt con giống cấp I).
3.1.2. Vợt loại lớn: đường kính 20 cm đền 30 cm, làm bằng lưới mềm có kích thước mắt lưới đạt 60 mắt lưới/cm2 (dùng để vớt con giống cấp II).
3.1.3. Thau/chậu: màu sáng, dung tích 10 - 15 lít (dùng để chứa mẫu).
3.1.4. Cốc thủy tinh hoặc bát sứ: màu trắng, dung tích 500 ml/ đường kính 10 - 15cm.
3.1.5. Thước kẹp kỹ thuật/giấy kẻ ô ly: độ chính xác đến 0,1 mm.
3.1.6. Cân điện tử hay cân tiểu ly: độ chính xác đến 0,01 gram.
3.1.7. Kính hiển vi hay kính lúp: độ phóng đại tối thiểu 10 lần.
3.1.8. Trắc vi thị kính: có chia vạch thấp nhất đến 1/10 mm.
3.1.9. Thùng bảo ôn: Loại bằng nhựa hoặc bằng xốp dùng để bảo quản mẫu kiểm soát mẫu xét
nghiệm tác nhân gây bệnh.
1 Phương pháp nghiên cứu cá của Pravdin (1973)
Từ khóa: Quy chuẩn QCVN02-37:2021/BNNPTNT, Quy chuẩn số QCVN02-37:2021/BNNPTNT, Quy chuẩn QCVN02-37:2021/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy chuẩn số QCVN02-37:2021/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy chuẩn QCVN02 37:2021 BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, QCVN02-37:2021/BNNPTNT
File gốc của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-37:2021/BNNPTNT về Giống động vật thân mềm: Tu hài; nghêu/ngao; hàu; ốc hương; ngao dầu; ngao giá/ngao lụa đang được cập nhật.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-37:2021/BNNPTNT về Giống động vật thân mềm: Tu hài; nghêu/ngao; hàu; ốc hương; ngao dầu; ngao giá/ngao lụa
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu | QCVN02-37:2021/BNNPTNT |
Loại văn bản | Quy chuẩn |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2021-12-01 |
Ngày hiệu lực | 2022-06-01 |
Lĩnh vực | Nông nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |