NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2018/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2018 |
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê năm 2015;
Nghị định số 85/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê bộ, cơ quan ngang bộ;
Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về điều tra thống kê tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối ngoài Chương trình điều tra thống kê quốc gia.
Thông tư này quy định về điều tra thống kê tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là điều tra thống kê tiền tệ và ngân hàng) ngoài Chương trình điều tra thống kê quốc gia.
1. Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).
3. Cá nhân và tổ chức khác có liên quan đến điều tra thống kê tiền tệ và ngân hàng ngoài Chương trình điều tra thống kê quốc gia.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Điều tra thống kê tiền tệ và ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước là điều tra thống kê do Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhằm thu thập các thông tin thống kê về tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối nhưng không thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và các thông tin thống kê có liên quan khác để thực hiện chức năng của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Chương trình thống kê được quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Thống kê.
6. Đối tượng điều tra thống kê tiền tệ và ngân hàng là tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê.
1. Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời.
3. Bảo đảm tính thống nhất về nghiệp vụ; không tổ chức điều tra thống kê trùng lặp, chồng chéo về nội dung với các cuộc điều tra thống kê khác.
5. Có tính so sánh.
7. Những dữ liệu, thông tin điều tra thống kê về từng tổ chức, cá nhân phải được sử dụng đúng mục đích và được bảo mật theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Các loại điều tra thống kê tiền tệ và ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước
1. Điều tra thống kê thuộc Chương trình điều tra thống kê tiền tệ và ngân hàng.
Điều 6. Điều tra thống kê thuộc Chương trình điều tra thống kê tiền tệ và ngân hàng
Nội dung đề xuất bao gồm: Tên cuộc điều tra; Mục đích điều tra; Đối tượng điều tra; Phạm vi điều tra; Tính cấp thiết của cuộc điều tra; Phương pháp điều tra; Nội dung, phiếu điều tra; Thời kỳ điều tra; Thời điểm dự kiến tiến hành điều tra; Đơn vị chủ trì; Đơn vị phối hợp; Dự kiến kết quả đầu ra của cuộc điều tra; Dự toán kinh phí; Nguồn kinh phí.
Điều 7. Điều tra thống kê tiền tệ và ngân hàng đột xuất
Điều 8. Chuẩn bị điều tra thống kê
a) Đối với các cuộc điều tra có phạm vi rộng, cần sự phối hợp của nhiều đơn vị, Thống đốc quyết định thành lập hoặc không thành lập Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê;
c) Vụ Tổ chức cán bộ làm đầu mối phối hợp với đơn vị có liên quan xây dựng và trình Thống đốc ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê;
2. Quyết định điều tra thống kê
3. Phương án điều tra thống kê
b) Phương án điều tra thống kê phải được Tổng cục Thống kê thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê trước khi ban hành. Hồ sơ gửi thẩm định phương án điều tra thống kê quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Thống kê;
khoản 2 Điều 31 Luật Thống kê.
a) Mẫu phiếu điều tra thống kê kèm theo hướng dẫn hỏi, trả lời câu hỏi điều tra;
5. Phiếu điều tra thống kê hợp lệ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
b) Nội dung thông tin trên phiếu điều tra thống kê được ghi chép, phản ánh trung thực, đầy đủ, khách quan, chính xác thông tin, ý kiến, quan điểm của đối tượng điều tra thống kê;
d) Trong trường hợp điều tra thống kê theo phương pháp trực tiếp, phiếu điều tra thống kê đã hoàn thành ghi chép thông tin thu thập được từ đối tượng điều tra thống kê phải được ký tên, ghi rõ họ và tên của người thực hiện điều tra thống kê.
1. Tiến hành gửi phiếu điều tra thống kê hoặc cử người thực hiện điều tra thống kê tiếp xúc trực tiếp đối tượng điều tra thống kê để thu thập thông tin thống kê.
3. Lập và trình Thống đốc phê duyệt báo cáo kết quả cuộc điều tra thống kê.
5. Công bố kết quả điều tra thống kê.
Điều 10. Công bố và phổ biến kết quả điều tra thống kê
2. Các hình thức phổ biến kết quả điều tra thống kê gồm:
b) Niên giám thống kê;
d) Họp báo, thông cáo báo chí;
Điều 11. Bảo mật và sử dụng thông tin, kết quả điều tra thống kê
a) Thông tin, số liệu gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đó đồng ý hoặc luật có quy định khác;
c) Những thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước.
3. Việc trích dẫn, sử dụng thông tin, kết quả điều tra thống kê do Ngân hàng Nhà nước công bố phải trung thực và ghi rõ nguồn gốc thông tin.
Điều 12. Kinh phí điều tra thống kê
2. Kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê được tổng hợp trong dự toán ngân sách của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Thống kê.
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê
2. Chỉ đạo tổ chức triển khai cuộc điều tra thống kê theo phương án điều tra thống kê.
4. Trình Thống đốc công bố kết quả điều tra thống kê.
1. Xây dựng phương án điều tra thống kê, phiếu điều tra, các tài liệu liên quan.
3. Chủ trì, phối hợp với Vụ Dự báo, thống kê và các đơn vị liên quan xây dựng, trình Thống đốc ban hành Quyết định điều tra thống kê.
5. Tổ chức thực hiện phương án điều tra thống kê đã được phê duyệt.
7. Thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích thông tin điều tra thống kê và lập báo cáo kết quả cuộc điều tra thống kê trình Thống đốc phê duyệt (trường hợp không thành lập Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê) hoặc trình Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê trình Thống đốc phê duyệt (trường hợp thành lập Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê).
9. Lưu giữ, quản lý hồ sơ, tài liệu của cuộc điều tra thống kê.
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình Thống đốc ban hành, sửa đổi, bổ sung và tổ chức triển khai Chương trình điều tra thống kê tiền tệ và ngân hàng.
3. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các đơn vị liên quan trong việc triển khai Chương trình điều tra thống kê tiền tệ và ngân hàng đã được phê duyệt.
5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp, báo cáo kết quả các cuộc điều tra thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho Tổng cục Thống kê.
Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng điều tra thống kê
a) Được thông báo về quyết định, mục đích, yêu cầu, phạm vi, nội dung chủ yếu và thời hạn của cuộc điều tra;
c) Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về điều tra thống kê.
a) Cung cấp thông tin trung thực, chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;
c) Chịu sự kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước và thanh tra chuyên ngành thống kê về thông tin đã cung cấp.
Điều 17. Điều tra thống kê tiền tệ và ngân hàng ngoài thống kê nhà nước
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra thống kê tiền tệ và ngân hàng ngoài thống kê nhà nước phải tuân thủ yêu cầu quy định tại Điều 68 Luật thống kê.
4. Tổ chức, cá nhân khi công bố kết quả điều tra thống kê tiền tệ và ngân hàng ngoài thống kê nhà nước phải trích dẫn phương pháp điều tra, mẫu điều tra, phạm vi tiến hành điều tra, thời gian và thời điểm tiến hành, kết thúc cuộc điều tra.
Thông tin, kết quả của các cuộc điều tra thống kê quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư này không có giá trị thay thế thông tin thống kê do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2018 và thay thế Thông tư số 06/2011/TT-NHNN ngày 22 tháng 3 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định về điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Dự báo, thống kê, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.
- Như Điều 20;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu VP, PC, DBTK (03 bản);
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Thị Hồng
File gốc của Thông tư 26/2018/TT-NHNN quy định về điều tra thống kê tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối ngoài Chương trình điều tra thống kê quốc gia do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 26/2018/TT-NHNN quy định về điều tra thống kê tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối ngoài Chương trình điều tra thống kê quốc gia do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số hiệu | 26/2018/TT-NHNN |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Nguyễn Thị Hồng |
Ngày ban hành | 2018-11-16 |
Ngày hiệu lực | 2018-12-31 |
Lĩnh vực | Tài chính - Ngân hàng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |