Skip to content
  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • English
Dữ Liệu Pháp LuậtDữ Liệu Pháp Luật
    • Văn bản mới
    • Chính sách mới
    • Tin văn bản
    • Kiến thức luật
    • Biểu mẫu
  • -
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Tài chính - Ngân hàng » Thông tư 11/2007/TT-BLĐTBXH
  • Nội dung
  • Bản gốc
  • VB liên quan
  • Tải xuống

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 11/2007/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2007 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 44/2007/QĐ-TTG NGÀY 30 THÁNG 3 NĂM 2007 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 

Căn cứ Điều 24 của Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.

Đối tượng áp dụng là viên chức, công nhân, nhân viên làm việc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, bao gồm:

1. Thành viên Hội đồng quản lý; thành viên Ban Kiểm soát;

2. Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng;

3. Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và tương đương của Hội sở chính; Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của Sở Giao dịch và Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

4. Viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ và công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh.

II. XẾP LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP LƯƠNG.

1. Xếp lương: Viên chức, công nhân, nhân viên của Ngân hàng Phát triển Việt Nam xếp lương theo thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước như sau:

a) Thành viên chuyên trách Hội đồng quản lý (kể cả Trưởng Ban kiểm soát), Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng xếp lương theo bảng lương của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị và bảng lương của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng Tổng Công ty nhà nước hạng đặc biệt. 

b) Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của Sở Giao dịch và Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xếp lương theo bảng lương của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng căn cứ vào hạng thực tế được xếp (từ hạng I đến hạng III) theo quy định tại Thông tư số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2005 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn xếp hạng và xếp lương đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty nhà nước.

Năm 2007, trong khi chưa có tiêu chuẩn xếp hạng, Sở Giao dịch và các Chi nhánh được tiếp tục vận dụng xếp lương theo hạng đã xếp đối với Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển tại văn bản số 2556/LĐTBXH-TL ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Từ năm 2008, Sở Giao dịch và các Chi nhánh thực hiện xếp lại hạng theo tiêu chuẩn mới.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm căn cứ hướng dẫn tại Thông tư số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC, tiến hành xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng trong năm 2007, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, ban hành để thực hiện xếp hạng từ năm 2008 đối với Sở Giao dịch và các Chi nhánh nêu trên.

c) Thành viên Ban Kiểm soát (không kể Trưởng Ban Kiểm soát); Trưởng Ban, Phó trưởng Ban và tương đương của Hội sở chính và viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ căn cứ vào công việc được giao, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức, nhân viên để xếp lương vào ngạch, bậc theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.

d) Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, căn cứ vào công việc được giao, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, nhân viên để xếp lương tương ứng vào bậc của thang lương, bảng lương phù hợp với công việc đảm nhận.

đ) Việc chuyển xếp lương đối với các chức danh quy định tại các điểm a, b, c và d, khoản 1, mục II Thông tư này thực hiện theo Thông tư số 01/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông tư số 02/2005/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và mục III Thông tư số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC nêu trên.

e) Đối với người lao động làm việc ở khu vực khác chuyển đến làm việc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, việc chuyển xếp lương theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, mục II Thông tư số 19/2000/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 8 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xếp lương đối với lao động làm việc ở khu vực khác chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp nhà nước.

2. Phụ cấp lương: Viên chức, công nhân, nhân viên làm việc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được hưởng chế độ phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP như sau:

a) Thành viên không chuyên trách Hội đồng quản lý, thành viên Ban Kiểm soát (không kể Trưởng Ban Kiểm soát) hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát Tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc trong công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP.

b) Trưởng Ban, Phó trưởng Ban và tương đương của Hội sở chính hưởng phụ cấp chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng của Tổng Công ty nhà nước hạng đặc biệt. Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương tương của Sở Giao dịch và Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hưởng phụ cấp chức vụ theo hạng được xếp.

c) Các chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực đối với viên chức, công nhân, nhân viên làm việc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện theo quy định tại các Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 04/2005/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông tư số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc.

III. QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP.

Việc quản lý tiền lương và thu nhập đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện như sau:

1. Thành viên Hội đồng quản lý (kể cả Trưởng Ban kiểm soát), Tổng giám đốc áp dụng chế độ tiền lương theo quy định tại Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước và Thông tư số 08/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 207/2004/NĐ-CP nêu trên.

2. Thành viên Ban Kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát), Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng của Sở Giao dịch, Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ và công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh áp dụng quản lý lao động, tiền lương và thu nhập theo quy định tại Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước, Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 206/2004/NĐ-CP và điểm b, khoản 1, mục II Thông tư số 12/2006/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện điều chỉnh tiền lương và phụ cấp lương trong doanh nghiệp theo Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.

3. Khi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa không quá 1,34 lần so với mức lương tối thiểu chung để tính đơn giá tiền lương quy định tại điểm b, khoản 1, mục II Thông tư số 12/2006/TT-BLĐTBXH, áp dụng  hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa không quá 2 lần để tính quỹ lương kế hoạch đối với thành viên Hội đồng quản lý (kể cả Trưởng Ban kiểm soát), Tổng Giám đốc quy định tại điểm 1, mục III Thông tư số 08/2005/TT-BLĐTBXH, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện sau:

a) Mức tăng (theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng (theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân;

b) Không làm tăng thêm chi phí quản lý quy định tại Điều 10 Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm:

a) Quyết định xếp lương đối với thành viên Ban Kiểm soát, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của Sở Giao dịch, Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và viên chức, công nhân, nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

b) Đề nghị Bộ Nội vụ quyết định xếp lương đối với Chủ tịch Hội đồng quản lý, thành viên chuyên trách Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc;

c) Tiến hành xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng đối với Sở Giao dịch và Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, ban hành theo quy định tại điểm b, khoản 1, mục II Thông tư này;

d) Xây dựng đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương của thành viên Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính thẩm định trước khi thực hiện;

đ) Thực hiện chế độ cáo cáo tình hình lao động, tiền lương và thu nhập theo quy định của Chính phủ đối với công ty nhà nước.

2. Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thẩm định đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương kế hoạch của thành viên Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị Ngân hàng Phát triển Việt Nam phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.

 

Nơi nhận:

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương;

- Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ,

  các cơ quan trực thuộc CP;

- UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước,

- Cơ quan TW các đoàn thể và các Hội;

 - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Đăng Công báo;

- Lưu VP, Vụ TLTC Bộ LĐTBXH

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Thị Hằng

 

 

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Thông tư 19/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc xếp lương đối với lao động làm việc ở khu vực khác chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao dộng Thương binh và Xã hội ban hành

II/ XẾP LƯƠNG:
...
2. Cách xếp lương:
...
b) Đối với người chuyển đến làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp nhà nước.
- Những người chuyển đến làm công nhân, nhân viên các nghề, công việc trực tiếp hoặc phục vụ sản xuất, kinh doanh thì căn cứ vào công việc được giao, chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, doanh nghiệp tổ chức kiểm tra trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề. Người lao động đạt bậc của nghề nào thì xếp vào bậc lương của nghề đó theo các thang lương, bảng lương doanh nghiệp được áp dụng theo qui định của Nhà nước.
- Những người chuyển đến làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ tại doanh nghiệp: làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở ngạch nào thì xếp lương ở ngạch đó theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ mà doanh nghiệp được áp dụng theo qui định của Nhà nước. còn bậc lương thì xem xét công việc đảm nhận và tình hình cụ thể để thoả thuận. Thời gian nâng bậc lương lần sau tính từ khi xếp bậc lương theo thoả thuận.
Khi chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp, nếu người lao động được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng hoặc các chức vụ tương đương của doanh nghiệp, thì ngoài việc xếp lương theo qui định nêu trên, còn được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hạng mà doanh nghiệp được xếp theo qui định chung.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Thông tư 12/2006/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 94/2006/NĐ-CP thực hiện điều chỉnh tiền lương và phụ cấp lương trong doanh nghiệp do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành

II. ĐIỀU CHỈNH TIỀN L­ƯƠNG VÀ PHỤ CẤP LƯƠNG.
1. Đối với doanh nghiệp quy định tại điểm a, điểm c khoản 1, mục I Thông tư này:
...
b) Đối với công ty nhà nước đang áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu chung để làm cơ sở tính đơn giá tiền lư­ơng theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 và tại điểm b, khoản 1, mục III Thông t­ư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 thì từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,34 lần so với mức lương tối thiểu 450.000 đồng/tháng và phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 206/2004/NĐ-CP và điểm b, khoản 1, mục III Thông t­ư số 07/2005/TT-BLĐTBXH nêu trên.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Quyết định 44/2007/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Điều 10. Phí quản lý
1. Phí quản lý hàng năm của Ngân hàng Phát triển đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước do ngân sách nhà nước cấp, được xác định bằng 25% trên số thu nợ lãi cho vay tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
2. Phí quản lý đối với nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài (ODA) thực hiện theo quy định hiện hành về cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ.
3. Phí quản lý các hoạt động khác của Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.

Từ khóa: Thông tư 11/2007/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 11/2007/TT-BLĐTBXH, Thông tư 11/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông tư số 11/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thông tư 11 2007 TT BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 11/2007/TT-BLĐTBXH

File gốc của Thông tư 11/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ tiền lương đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành. đang được cập nhật.

Tài chính - Ngân hàng

  • Nghị quyết 129/NQ-CP năm 2021 về thông qua dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Chính phủ ban hành
  • Quyết định 1630/QĐ-TTg năm 2021 về Kế hoạch triển khai Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Kết luận 06-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Thông tư 21/2021/TT-BGTVT quy định về mức giá, khung giá dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
  • Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
  • Văn bản hợp nhất 11/VBHN-NHNN năm 2021 hợp nhất Thông tư về Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • Quyết định 1349/QĐ-NHNN năm 2021 về mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • Thông tư 13/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 26/2013/TT-NHNN về Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • Thông tư 72/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 328/2016/TT-BTC hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • Kế hoạch 4188/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Kế hoạch 59-KH/TU về thực hiện Kết luận 06-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội do tỉnh Ninh Thuận ban hành
  • Công văn 5601/VPCP-QHQT năm 2021 về mua xe ô tô chuyên dùng phòng chống dịch thuộc Dự án “An ninh Y tế khu vực Tiểu vùng Mê Công mở rộng”, vay vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á do Văn phòng Chính phủ ban hành

Thông tư 11/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ tiền lương đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành.

- File PDF đang được cập nhật

- File Word Tiếng Việt đang được cập nhật

Chính sách mới

  • Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
  • Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
  • Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
  • Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Tiêu chí phân loại phim 18+
  • Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
  • Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
  • Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023

Tin văn bản

  • Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
  • Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
  • Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
  • Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
  • HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
  • Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
  • Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
  • Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
  • Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước

Tóm tắt

Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Số hiệu 11/2007/TT-BLĐTBXH
Loại văn bản Thông tư
Người ký Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành 2007-07-26
Ngày hiệu lực 2007-08-27
Lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng
Tình trạng Còn hiệu lực

Văn bản Hướng dẫn

  • Quyết định 44/2007/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản Được hướng dẫn

  • Thông tư 19/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc xếp lương đối với lao động làm việc ở khu vực khác chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao dộng Thương binh và Xã hội ban hành
  • Thông tư 12/2006/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 94/2006/NĐ-CP thực hiện điều chỉnh tiền lương và phụ cấp lương trong doanh nghiệp do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
  • Quyết định 44/2007/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

DỮ LIỆU PHÁP LUẬT - Website hàng đầu về văn bản pháp luật Việt Nam, Dữ Liệu Pháp Luật cung cấp cơ sở dữ liệu, tra cứu Văn bản pháp luật miễn phí.

Website được xây dựng và phát triển bởi Vinaseco Jsc - Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý.

NỘI DUNG

  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu
  • Media Luật

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VINASECO

Địa chỉ: Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam - Email: [email protected] - Website: vinaseco.vn - Hotline: 088.66.55.213

Mã số thuế: 0109181523 do Phòng DKKD Sở kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/05/2023

  • Trang chủ
  • Văn bản mới
  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu