BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/2011/TT-BQP | Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2011 |
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ vào Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo (gọi tắt là Đề án 799);
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo, theo Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ,
Thông tư này hướng dẫn chi tiết mục tiêu, công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ban chỉ huy quân sự cấp xã) trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; thi tốt nghiệp cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; chính sách đối với học viên, giáo viên cơ sở đào tạo, trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện Đề án.
1. Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã chưa qua đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.
a) Cán bộ chỉ huy, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt hoặc đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt;
c) Sĩ quan dự bị chưa xếp vào các đơn vị dự bị động viên;
3. Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ban chỉ huy quân sự cấp huyện); Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh); Bộ Tư lệnh các quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, các nhà trường đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tuyển sinh người có sức khỏe loại 1, 2, 3 về chiều cao, cân nặng có thể xét đến sức khỏe loại 4, 5, 6 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2006/TTLT-BYT-BQP ngày 20 tháng 11 năm 2006 của liên Bộ Y tế-Bộ Quốc phòng.
1. Đào tạo từ nguồn: không quá 31 tuổi.
3. Học viên nghỉ học tạm thời, quy định tại điểm d, khoản 1, Phần IV, Điều 1 Đề án, trở lại học tiếp, độ tuổi như quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. Đối tượng tuyển sinh quy định tại khoản 2, phần II Điều 1 Đề án, là cán bộ Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã đương chức, đủ điều kiện đào tạo liên thông, do tính chất công việc, độ tuổi, hoàn cảnh gia đình và các lý do khác, có nguyện vọng và được Ban tuyển sinh quân sự các cấp xét dự tuyển hình thức đào tạo vừa làm vừa học.
2. Bộ Tư lệnh các quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh được giao và nhu cầu đào tạo cán bộ quân sự cấp xã theo quy hoạch, kế hoạch cán bộ quân sự cấp xã của các địa phương để giao chỉ tiêu tuyển sinh ngành quân sự cơ sở cho các địa phương; Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện việc tuyển sinh ngành quân sự cơ sở để bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cán bộ quân sự cấp xã đào tạo tại các trường theo quy định.
1. Ban tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng hàng năm giúp Bộ Quốc phòng ban hành thông tư hướng dẫn các địa phương, đơn vị việc tuyển sinh quân sự, trong đó có tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở theo mục tiêu của Đề án.
3. Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh tập trung thí sinh có giấy gọi nhập học về Bộ chỉ huy quân sự tỉnh để tổ chức quán triệt, giao nhiệm vụ và đưa về các nhà trường bàn giao chặt chẽ, chu đáo.
1. Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (Trường sĩ quan Lục quân 1) đào tạo trình độ đại học ngành quân sự cơ sở, liên kết đào tạo trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở với Trường Quân sự Quân khu 1, 2, 3, 4 và Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Trường Đại học Nguyễn Huệ (Trường sĩ quan Lục quân 2) đào tạo trình độ đại học ngành quân sự cơ sở, liên kết đào tạo trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở với Trường Quân sự Quân khu 5, 7, 9.
3. Trường quân sự các quân khu và Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội khi được cấp có thẩm quyền quyết định đào tạo trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở thì trực tiếp liên kết các trường đại học, cao đẳng khác trên cùng địa bàn để đào tạo cao đẳng ngành quân sự cơ sở hệ chính quy tập trung, liên thông và vừa làm, vừa học.
5. Sử dụng thao trường, bãi tập, giảng đường, các trang, thiết bị hiện có của các nhà trường để bảo đảm cho việc đào tạo cán bộ quân sự cấp xã; từng bước nhà trường có kế hoạch đầu tư, nâng cấp, thay thế các trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu đào tạo các đối tượng báo cáo Bộ Quốc phòng.
1. Áp dụng cho hình thức đào tạo liên thông, người học đang công tác, vừa làm, vừa học; được tổ chức từ năm học 2013 trở đi, sau khi tổ chức các hình thức đào tạo theo Đề án đã ổn định.
Mỗi năm học tập trung từ 2 đến 3 kỳ, mỗi kỳ ít nhất 2 tháng; thời gian hoàn thành chương trình dài hơn so với chương trình đó ở cùng trình độ chính quy từ nửa năm đến 1 năm.
3. Tổ chức đào tạo
b) Trường Sĩ quan Lục quân 1, liên kết đào tạo vừa làm, vừa học trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở với Trường quân sự các Quân khu 1, 2, 3, 4 và Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Trường Sĩ quan Lục quân 2 liên kết đào tạo vừa làm, vừa học trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở với trường quân sự các quân khu 5, 7, 9.
Thực hiện theo Quy chế đào tạo cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở, ban hành kèm theo Thông tư số 107/2010/TT-BQP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1. Các trường tổ chức cán bộ khung quản lý học viên đào tạo ngành quân sự cơ sở như khung quản lý học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu binh chủng hợp thành cấp phân đội, có cán bộ khung quản lý học viên đến trung đội, cán bộ tiểu đội trưởng do học viên kiêm nhiệm;
2. Kinh phí chi trả phí đào tạo được địa phương thanh toán từ 1 đến 2 lần cho nhà trường trong năm; năm thứ nhất chậm nhất sau 30 ngày học viên nhập học, các năm tiếp theo thanh toán lần 1 trước 30 tháng 01 và lần 2 trước 30 tháng 9 trong năm; trường hợp sau thời gian trên địa phương chưa thực hiện hợp đồng thì phải có sự thỏa thuận được nhà trường đồng ý chấp thuận, quá thời gian thỏa thuận hợp đồng chưa thực hiện, thì nhà trường đơn phương chấm dứt hợp đồng, trả học viên về địa phương, địa phương phải thanh toán khoản phí đào tạo trong thời gian học viên đã học.
a) Bảo đảm lương, phụ cấp;
c) Bảo đảm tiền tàu, xe;
đ) Bảo đảm điện, nước sinh hoạt;
g) Bảo đảm đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt;
i) Bảo đảm chi các khoản phát sinh cần thiết, hợp lý khác trên cơ sở thống nhất cơ sở đào tạo với địa phương.
1. Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã trong thời gian đào tạo được tính thời gian công tác liên tục; các đối tượng khác có thời gian đào tạo từ 1 năm trở lên không tiếp tục học tập có lý do chính đáng được nhà trường và ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi học viên đi đào tạo chấp nhận thì được tính hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt;
a) Năm thứ 2 bằng 0,52 mức lương tối thiểu (0,53 đối với học viên đạt kết quả học tập loại giỏi);
c) Năm thứ 4 bằng 0,54 mức lương tối thiểu (0,55 đối với học viên đạt kết quả học tập loại giỏi);
4. Được hỗ trợ phương tiện hoặc tiền tàu xe một lần đi, về trong một năm;
6. Học viên đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì trong thời gian học tập được tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách địa phương bảo đảm; học viên chưa tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì được mua bảo hiểm y tế bằng ngân sách nhà nước; học viên trong thời gian đào tạo bị ốm, bị tai nạn, bị chết, bị thương, hy sinh thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật Dân quân tự vệ;
1. Tiêu chuẩn:
điểm d, khoản 1 Điều 21 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ;
2. Học viên tự bảo đảm
3. Thu hồi trang phục
b) Trước khi trả phải được giặt sạch sẽ, trả đúng kiểu, loại, nếu mất hoặc trả thiếu phải bồi thường theo giá hiện hành;
2. Cán bộ Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã là nguồn trong quy hoạch có đủ điều kiện, phù hợp với các loại hình đào tạo chính quy, đào tạo liên thông mà không thực hiện nhiệm vụ đào tạo thì địa phương có thể bổ sung quy hoạch, chậm nhất sau 18 tháng cử cán bộ khác có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở thay thế.
4. Học viên tốt nghiệp ra trường, nếu có đủ điều kiện theo quy định thì được phong, thăng quân hàm sỹ quan dự bị theo Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
6. Học viên trong thời gian đào tạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cơ sở đào tạo khen thưởng theo các văn bản quy phạm pháp luật về khen thưởng.
8. Mức bồi hoàn, cách tính bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Học viên phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo, trong các trường hợp:
b) Không chấp hành sự phân công công tác của cấp có thẩm quyền;
NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong và ngoài quân đội giúp Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo đào tạo, chỉ đạo các cơ quan, địa phương, đơn vị hàng năm tuyển sinh, tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở để đạt mục tiêu Đề án; chỉ đạo các quân khu, nhà trường triển khai đào tạo, sơ kết, tổng kết năm học, giai đoạn báo cáo Bộ Quốc phòng và Chính phủ; phối hợp với cơ quan chức năng của các bộ, ngành Trung ương và các quân khu, địa phương nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng có chủ trương, chính sách đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học từ năm 2011 đến năm 2020 trên phạm vi toàn quốc.
a) Cục Dân quân tự vệ
- Phối hợp với Cục Nhà trường và các cơ quan liên quan giúp Ban Chỉ đạo đào tạo tổ chức tập huấn cán bộ, giáo viên Trường sĩ quan Lục quân 1, 2 và Trường quân sự các quân khu, Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thành phố Hà Nội về đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở;
- Giúp Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng và Thủ tướng Chính phủ tiến hành sơ kết, tổng kết nhiệm vụ đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan giúp Bộ Quốc phòng và Ban Chỉ đạo đào tạo, chỉ đạo, hướng dẫn Ban Tuyển sinh quân sự các cấp thực hiện công tác tuyển sinh đào tạo cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở theo Đề án Thủ tướng Chính phủ;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Ban Chỉ đạo đào tạo đánh giá kết quả đào tạo sơ kết, tổng kết năm học, giai đoạn; đề xuất với Bộ Quốc phòng, Chính phủ về chức năng nhiệm vụ, chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên các nhà trường trực tiếp quản lý và giảng dạy trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ hướng dẫn các nhà trường trên cơ sở tổ chức, biên chế hiện có, điều chỉnh về tổ chức biên chế cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý và đội ngũ giáo viên giảng dạy của các nhà trường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở;
Điều 18. Bộ Tư lệnh các quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
2. Chỉ đạo Trường quân sự quân khu, Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội điều chỉnh, sắp xếp tổ chức biên chế, hiện có, củng cố, bổ sung cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ quân sự cấp xã;
4. Chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, thành phố thuộc quân khu tổ chức xét tuyển, cử tuyển đưa thí sinh trúng tuyển đến cơ sở đào tạo theo quy định của Bộ Quốc phòng để nhập học; phối hợp với các nhà trường giải quyết các vấn đề liên quan tới học viên trong quá trình đào tạo; tổ chức tiếp nhận và bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo; tổ chức sơ kết, tổng kết đào tạo cán bộ quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.
1. Căn cứ Luật Dân quân tự vệ; Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Đề án đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở đến năm 2015, để đạt mục tiêu 100% cán bộ Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, làm cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.
3. Đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp bổ sung ngân sách 6 tháng cuối năm 2011; trước mắt bảo đảm ngân sách chi cho phí đào tạo cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học tại Trường sĩ quan lục quân 1, 2 và trường quân sự các quân khu, Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội theo chỉ tiêu được giao.
Điều 20. Trường Sĩ quan Lục quân 1, 2
2. Điều chỉnh, sắp xếp đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý học viên, chuẩn bị đầy đủ các mặt bảo đảm khác tổ chức đào tạo cán bộ quân sự cấp xã trình độ đại học ngành quân sự cơ sở theo nhiệm vụ Bộ giao;
4. Phối hợp với các trường quân sự các quân khu sơ kết, tổng kết về thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở, đề xuất với Bộ Quốc phòng về chương trình, giáo trình, tổ chức đào tạo và phương pháp giảng dạy để Bộ rút kinh nghiệm chỉ đạo các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
1. Bảo đảm ngân sách để thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở theo Đề án Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
3. Thông qua thực tiễn đào tạo và tổ chức sơ kết, tổng kết, đề xuất với Bộ Quốc phòng, Chính phủ về bảo đảm ngân sách, chế độ, chính sách cho thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học trên phạm vi toàn quốc.
- Bộ trưởng (để b/c);
- BTTM, TCCT (02b);
- BTL các Quân khu (8b);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (63b);
- C20, C41/BQP(02b);
- C50, C55, C57, C63, C69/BTTM (05b);
- C11, C12, C85/TCCT (03b);
- Trường SQLQ1, 2 (02b);
- Trường QS các QK, Trường quân sự BTL Thủ đô Hà Nội (08b);
- Phòng DQTV các quân khu (08b);
- BCHQS các tỉnh, TP trực thuộc TW (63b);
- Các thành viên BCĐ (25b);
- Lưu: VT. NCTH (Mi 195b).
BỘ TRƯỞNG
ĐẠI TƯỚNG
Phùng Quang Thanh
File gốc của Thông tư 87/2011/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo, theo Quyết định 799/QĐ-TTg do Bộ Quốc phòng ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 87/2011/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo, theo Quyết định 799/QĐ-TTg do Bộ Quốc phòng ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Quốc phòng |
Số hiệu | 87/2011/TT-BQP |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Phùng Quang Thanh |
Ngày ban hành | 2011-06-27 |
Ngày hiệu lực | 2011-08-10 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |