BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2020/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2020 |
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;
Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học.
1. Thông tư này quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi tắt là giảng viên), bao gồm: Nhiệm vụ của các chức danh giảng viên; thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và nghiên cứu khoa học; quy đổi các hoạt động chuyên môn ra giờ chuẩn giảng dạy và chế độ làm việc vượt định mức lao động.
Điều 2. Nhiệm vụ của các chức danh giảng viên
2. Nhiệm vụ của trợ giảng
b) Việc giao thực hiện các hoạt động trợ giảng, nhiệm vụ, quyền và chế độ cho những người tham gia hoạt động trợ giảng giao thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể.
THỜI GIAN LÀM VIỆC, GIỜ CHUẨN GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Thời gian làm việc của giảng viên trong năm học là 44 tuần (tương đương 1.760 giờ hành chính) để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác, được xác định theo năm học sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.
3. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn giảng dạy, trong đó một tiết giảng lý thuyết trình độ đại học trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) 50 phút được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy và được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này.
4. Định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học được quy định từ 200 đến 350 giờ chuẩn giảng dạy (tương đương từ 600 đến 1.050 giờ hành chính); trong đó, giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) phải đảm bảo tối thiểu 50% định mức quy định. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ mục tiêu, chiến lược phát triển của đơn vị; đặc thù của môn học, ngành học và điều kiện cụ thể của đơn vị để quyết định định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học cho phù hợp.
a) Giảng viên trong thời gian tập sự, thử việc chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy, đồng thời được miễn giảm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để dành thòi gian tham gia dự giờ, trợ giảng và tham gia thực tập, thực tế.
Stt
Giảng viên được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác quản lý, đảng, đoàn thể
Định mức tối thiểu
1
10%
2
15%
3
20%
4
25%
5
30%
6
a)
60%
70%
b)
70%
80%
7
80%
8
85%
9
15%
10
30%
11
85%
12
90%
13
80%
14
15
16
Căn cứ điều kiện cụ thể của đơn vị, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể định mức giờ chuẩn giảng dạy tại khoản này, đồng thời quy định định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với các trường hợp kiêm nhiệm khác (nếu có) cho phù hợp.
Điều 5 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BCA-BNV-BTC ngày 16 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 5. Quy định về nghiên cứu khoa học
2. Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục đại học và phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên.
Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên và quy định cụ thể về số giờ nghiên cứu khoa học được quy đổi từ các loại hình sản phẩm khoa học và công nghệ, hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
QUY ĐỔI CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN RA GIỜ CHUẨN GIẢNG DẠY VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VƯỢT ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
1. Giảng dạy
b) Một tiết giảng chuyên đề, giảng lý thuyết cho các lớp đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ hoặc một tiết giảng bằng tiếng nước ngoài đối với môn học không phải là môn ngoại ngữ được tính bằng 1,5 đến 2,0 giờ chuẩn giảng dạy.
a) Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định việc quy đổi thời gian thực hiện các hoạt động chuyên môn khác ra giờ chuẩn giảng dạy cho phù hợp;
Điều 7. Chế độ làm việc vượt định mức lao động
2. Thời gian làm việc vượt định mức của giảng viên hằng năm không được vượt quá thời gian theo quy định của pháp luật về lao động.
Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ quy định tại Thông tư này; mục tiêu, chiến lược phát triển của đơn vị; đặc thù của từng bộ môn, chuyên ngành đào tạo và điều kiện cụ thể của đơn vị để ban hành văn bản quy định chi tiết chế độ làm việc của giảng viên tại đơn vị, đảm bảo yêu cầu mỗi giảng viên phải thực hiện đồng thời nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2020.
3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới đó.
- Văn phòng Quốc hội; | KT. BỘ TRƯỞNG |
Từ khóa: Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT, Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT, Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 20 2020 TT BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 20/2020/TT-BGDĐT
File gốc của Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT quy định về chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT quy định về chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số hiệu | 20/2020/TT-BGDĐT |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Phạm Ngọc Thưởng |
Ngày ban hành | 2020-07-27 |
Ngày hiệu lực | 2020-09-11 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |