BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 154/2013/TT-BQP | Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT RÀ PHÁ BOM, MÌN, VẬT NỔ DƯỚI BIỂN
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ bản;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định:
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 10 năm 2013 và thay thế Quy trình kỹ thuật dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ dưới biển được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BQP ngày 26/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
KỸ THUẬT RÀ PHÁ BOM, MÌN, VẬT NỔ DƯỚI BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 154/2013/TT-BQP ngày 19 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
1. Quy trình kỹ thuật này hướng dẫn thực hiện các yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm hiệu quả, chất lượng và an toàn trong khảo sát, thi công rà phá bom, mìn, vật nổ (sau đây sẽ viết tắt là RPBM) dưới biển thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các công trình trong phạm vi cả nước.
1. Tín hiệu: Tất cả các loại vật thể nhiễm từ (hoặc không nhiễm từ) nằm trong đất hoặc dưới nước gồm sắt, thép, mảnh bom mìn, đạn và các loại bom, mìn, vật nổ mà con người hoặc các loại máy dò đang dùng hiện nay có thể phát hiện được.
3. Bãi vật cản nổ: Là các khu vực có bố trí nhiều loại thủy lôi, vật cản nổ chống đổ bộ theo một quy cách nhất định.
5. Các khu vực đặc biệt: Là các khu vực dùng làm bãi hủy bom, đạn cũ; tàu thuyền chở đạn bị đắm.
a) Độ sâu nước:
- Thi công dùng thiết bị Sona và Từ kế: Đến 300 m.
- Thi công dùng máy dò bom: ≤ 2,0 m/s;
d) Cấp sóng:
- Thi công dùng thiết bị Sona và Từ kế: ≤ cấp 5.
- Thi công dùng máy dò bom: ≤ cấp 5;
Điều 5. Yêu cầu của công tác rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển
2. Các loại máy dò, trang thiết bị kỹ thuật dùng cho thi công RPBM dưới biển phải đủ số lượng, đảm bảo chất lượng. Phải thường xuyên kiểm tra, kiểm định tình trạng kỹ thuật, phải thay thế ngay các chi tiết và bộ phận, không bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật và thiếu đồng bộ (việc kiểm định do đơn vị được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ thực hiện).
4. Trong quá trình thực hiện RPBM dưới biển phải thường xuyên kiểm tra chất lượng công trình; kiểm tra việc chấp hành các quy tắc an toàn để kịp loại trừ những sai sót. Phải định kỳ kiểm tra theo phương pháp xác suất, khối lượng diện tích kiểm tra không nhỏ hơn 1 % tổng số diện tích đã thi công RPBM dưới biển.
6. Có kế hoạch và phương án kỹ thuật thi công được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp đặc biệt có quy định riêng).
1. Người chỉ huy đơn vị, tổ chức làm nhiệm vụ RPBM dưới biển
b) Là người có kinh nghiệm thực tiễn ít nhất 2 năm trực tiếp làm công tác tổ chức, chỉ huy thi công RPBM; nắm chắc quy trình kỹ thuật RPBM dưới biển; có hiểu biết sâu về tính năng cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại bom, mìn, vật nổ thường gặp trong thi công RPBM dưới biển; nắm chắc quy tắc an toàn trong thi công RPBM dưới biển; hiểu biết và sử dụng thành thạo các trang, thiết bị phục vụ cho công tác RPBM dưới biển; có khả năng bơi lặn tốt.
a) Được huấn luyện thành thạo về chuyên môn kỹ thuật; nắm chắc về tính năng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại bom, mìn, vật nổ thông thường; nắm chắc quy trình kỹ thuật, quy tắc an toàn trong RPBM dưới biển; nắm chắc tính năng kỹ thuật, sử dụng thành thạo các loại thiết bị và trang bị chuyên dùng; có khả năng bơi lặn tốt.
3. Đơn vị, tổ chức làm nhiệm vụ RPBM dưới biển
b) Có đủ các trang bị bảo hộ lao động, thiết bị cứu hộ cứu nạn và trang bị phòng chống cháy, nổ.
Điều 7. Phân loại mật độ tín hiệu bom, mìn, vật nổ
Bảng 1. Phân loại mật độ tín hiệu áp dụng đối với từng khu vực
Đơn vị tính: 10.000 m2
TT | Phân loại khu vực | Số lượng tín hiệu | ||
Trên bề mặt đáy nước | Đến độ sâu 1 m tính từ đáy nước | Đến độ sâu 5 m tính từ đáy nước | ||
1 | Khu vực 1 | Từ > 0 đến 28 | Từ > 0 đến 2 | Từ > 0 đến 0,2 |
2 | Khu vực 2 | Từ > 28 đến 46 | Từ > 2 đến 4 | Từ > 0 đến 0,5 |
3 | Khu vực 3 | Từ > 46 đến 63 | Từ > 4 đến 6 | Từ > 0 đến 1 |
4 | Khu vực đặc biệt | Từ > 63 trở lên | Từ > 6 trở lên | Từ > 1 trở lên |
Bảng 2. Phân loại các khu vực áp dụng mật độ tín hiệu
TT | Phân loại | Tên địa phương | |||||||||||||||||||||||
1 | Khu vực 1 |
2 | Khu vực 2 |
3 | Khu vực 3 |
4 | Khu vực đặc biệt | Điều 8. Diện tích, độ sâu và hành lang an toàn trong rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển a) Diện tích mặt bằng sử dụng của công trình bao gồm toàn bộ hoặc một phần diện tích được giao quyền sử dụng (căn cứ vào số liệu khảo sát và các tài liệu được cung cấp về tình hình ô nhiễm bom, mìn, vật nổ). 2. Độ sâu cần RPBM dưới biển: Căn cứ vào tính năng tác dụng và khả năng xuyên sâu của các loại bom, mìn, vật nổ, mục đích sử dụng sau này của công trình để xác định độ sâu cần RPBM dưới biển. b) Rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển đến độ sâu 3 m tính từ đáy nước, áp dụng cho các dự án nạo vét luồng lạch có độ sâu nạo vét dưới 3 m. Các tuyến cáp quang biển, các tuyến ống dẫn dầu hoặc khí đốt. 3. Hành lang an toàn phải RPBM dưới biển: Là khoảng cách trên bề mặt đáy biển tính từ mép ngoài công trình đến mép ngoài của khu vực cần rà phá bom mìn, vật nổ. Mục đích là bảo đảm không làm nổ bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh nằm ngoài khu vực này do tác động của các thiết bị, máy móc khi đang tiến hành thi công công trình. Chiều rộng của dải hành lang an toàn xác định phải căn cứ vào tầm quan trọng của từng công trình cụ thể, vào chủng loại bom mìn, vật nổ có trong khu vực qua số liệu khảo sát. Cụ thể: b) Các dự án xây dựng dân dụng, công nghiệp: 25 m tính từ mép chu vi đường biên ra phía ngoài. d) Tuyến đường cáp quang, cáp thông tin, cáp điện ngầm: 25 m tính từ tim tuyến ra phía ngoài về mỗi bên. f) Lỗ khoan khảo sát địa chất: Bán kính 20 m tính từ tim lỗ ra xung quanh. h) Với các công trình khác, việc quy định về khoảng cách hành lang an toàn sẽ được xem xét và quy định cụ thể trên cơ sở tham khảo các quy định tương ứng với từng loại công trình như đã quy định ở trên. QUY TRÌNH KỸ THUẬT RÀ PHÁ BOM, MÌN, VẬT NỔ DƯỚI BIỂN Điều 9. Điều tra, khảo sát, đánh dấu phạm vi rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển 2. Từ các tài liệu được cung cấp hoặc giao nhận trên thực địa, trên bản đồ tiến hành thả phao rùa, đánh dấu ranh giới thi công. Trường hợp dự án ở xa bờ không thả phao rùa để đánh dấu ranh giới được thì sử dụng thiết bị định vị vệ tinh để xác định và đánh dấu phạm vi thi công trên bản đồ. Vẽ sơ đồ khu vực. a) Khảo sát xác định chính xác khu vực ô nhiễm bom mìn, mật độ tín hiệu toàn khu vực bằng cách tiến hành RPBM dưới biển theo đúng một số bước của quy trình tại một số vị trí, thường có kích thước (250 x 50) m mang tính chất đại diện cho từng loại địa hình với tổng diện tích các điểm khảo sát phải ≥ 5% tổng diện tích toàn bộ khu vực cần RPBM dưới biển. Điều 10. Lập phương án thi công rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển 2. Phương án thi công phải kèm theo các văn bản khảo sát, các bản vẽ mặt bằng thi công RPBM dưới biển, thể hiện rõ ranh giới thi công, diện tích và độ sâu RPBM dưới biển tương ứng. 4. Đối với các khu vực có địa hình và mật độ tín hiệu bom, mìn, vật nổ thuộc diện đặc biệt như: Vùng đất bị nhiễm từ, vùng trút bom trước khi máy bay xuống tàu sân bay hay xuống sân bay, khu vực có các loại bom đạn chứa các chất hóa học, chất độc thì phải có phương án thi công riêng phù hợp, sát thực tế. MỤC 2. RÀ PHÁ BOM, MÌN, VẬT NỔ DƯỚI BIỂN 1. Chuẩn bị mặt bằng. 3. Điều tiết khống chế giao thông. 5. Dò tìm bằng máy dò bom dưới nước trên bề mặt đáy biển và từ đáy biển đến độ sâu 3 m hoặc 5 m, độ sâu nước từ lớn hơn 15 m đến 30 m. 7. Dò tìm trên bề mặt đáy biển và từ đáy biển đến độ sâu 3 m hoặc 5 m bằng thiết bị Sona và Từ kế, độ sâu nước từ lớn hơn 15 m đến 300 m. 9. Lặn kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 1 m tính từ đáy biển, độ sâu nước từ lớn hơn 15 m đến 30 m. 11. Lặn kiểm tra, xử lý tín hiệu nằm trên bề mặt đáy biển, độ sâu nước từ lớn hơn 30 m đến 300 m bằng thiết bị ROV. 13. Hủy bom, mìn, vật nổ tại chỗ, độ sâu nước đến 30 m. 15. Lập phương án và tổ chức thi công đào, xử lý tín hiệu dưới nước ở độ sâu từ lớn hơn 1 m đến 3 m hoặc đến 5 m tính từ đáy nước. - Tùy theo điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn tại khu vực thi công để lựa chọn phương án dò tìm ở độ sâu nước đến 30 m bằng máy dò bom dưới nước hoặc bằng thiết bị Sona và Từ kế. 2. Chuẩn bị mặt bằng: Tiến hành xác định các chướng ngại vật lớn không có điều kiện trục vớt, xử lý như các loại tàu thuyền đắm, thì đánh dấu để khi dò sẽ có sự chú ý đặc biệt trong việc loại bỏ triệt để các vật gây tín hiệu nhiễu để dò tìm hết bom, mìn, vật nổ. Là công tác điều động các thiết bị phục vụ cho thi công từ vị trí tập kết đến vị trí thi công, bao gồm cả việc giải tán thiết bị. Các thiết bị phải huy động và số lượng cần huy động gồm: 2. Tàu phục vụ định vị, lặn xử lý tín hiệu đến 650 cv: từ 1 đến 2 chiếc. 4. Tàu bảo đảm hậu cần loại 350 cv: 1 chiếc. 6. Thiết bị hút và xói bùn cát (máy nổ, máy hút hoặc xói, đường ống hút hoặc xói đủ cho độ sâu khu vực thi công): 1 bộ. 8. Thiết bị dò tìm bom, mìn, vật nổ: b) Thiết bị Sona và Từ kế (đồng bộ): 01 bộ. d) Dụng cụ làm tay: số lượng và chủng loại theo yêu cầu nhiệm vụ. Là công tác quan sát phát hiện, thông báo các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực hoặc có dấu hiệu đi qua khu vực đang thi công RPBM dưới biển yêu cầu di chuyển hoặc vòng tránh sang hướng khác. 2. Thứ tự thực hiện: b) Thường xuyên quan sát, phát hiện các tàu thuyền hoạt động hoặc có dấu hiệu đi ngang qua khu vực thi công, phát tín hiệu để tàu bạn chuyển hướng vòng tránh qua khu vực đang thi công. 1. Phạm vi áp dụng: Tất cả các điểm dùng để khống chế phạm vi thi công. 3. Thứ tự công việc: b) Thả phao, rùa. 4. Phương pháp thực hiện: b) Nhập hệ thống tọa độ chuẩn đánh dấu ranh giới phạm vi khu vực sẽ thi công RPBM dưới biển. - Chạy tàu theo hướng dẫn trên màn hình: Góc độ, cự ly; - Kiểm tra độ chính xác của phao dấu: Đưa ăng ten của thiết bị định vị DGPS lên trên đỉnh phao dấu và bấm nút xác định tọa độ. Nếu tọa độ báo không chuẩn thì phải dùng cẩu để điều chỉnh phao nhằm đạt được tọa độ yêu cầu; - Tiến hành xác định từng điểm tọa độ được đánh dấu là có tín hiệu nằm trong chu vi khu vực thi công cho đến khi kết thúc. 1. Phạm vi áp dụng: Tất cả các khu vực bị ô nhiễm bom, mìn, vật nổ thuộc vùng ven biển, có điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn phù hợp với việc dò tìm bằng máy dò bom dưới nước, độ sâu nước từ > 15 m đến 30 m. 3. Thứ tự công việc: b) Căng dây kết hợp với phao loại 1 m3, neo loại 50 kg và 20 kg để chia nhỏ khu vực thi công thành các ô dò có kích thước (50 x 50) m hoặc lớn hơn tùy theo địa hình khu vực và phương án thi công, căng dây đánh dấu đường dò chia ô dò thành các dải dò, mỗi dải rộng 1 m (hướng dò trùng với hướng dòng chảy). Điều 17. Định vị, đánh dấu tín hiệu ở độ sâu nước đến 30 m 2. Trang bị: Máy dò bom, thuyền Composit, thuyền cao su các loại; phao, neo (loại 20 kg làm bằng các loại vật liệu không nhiễm từ), cáp nilon và cờ đánh dấu tín hiệu; các trang bị bảo đảm an toàn và bảo hộ lao động. a) Khi máy dò bom phát tín hiệu có vật thể nhiễm từ dưới đáy biển tại vị trí đang dò tìm (chỉ thị bằng âm thanh hay độ lệch của kim đồng hồ). Di chuyển máy dò theo dây dò để kiểm tra xác định chính xác vị trí tâm của tín hiệu. 2. Trang bị: Tàu đến 2.500 cv (tùy độ sâu nước, khoảng cách với bờ, điều kiện khí hậu và thủy triều để chọn loại phương tiện), thiết bị Sona và Từ kế, thiết bị DGPS, thiết bị định vị thủy âm và các thiết bị kết nối đồng bộ, tời. a) Kiểm tra sự hoạt động của các tất cả các trang, thiết bị như: Tàu, thiết bị Sona và Từ kế, các thiết bị định vị, các thiết bị kết nối, tời. c) Lập chương trình chia nhỏ khu vực thành các đường dò (theo chiều dài khu vực) cho thiết bị Sona và Từ kế làm việc, mỗi đường dò có chiều dài tùy theo chiều dài của khu vực cần dò tìm căn cứ vào khối lượng thi công trong ngày, nhưng không dài quá 5 km. Khoảng cách giữa 2 đường dò liền kề nhau phải căn cứ vào tính năng của thiết bị để quyết định, thường từ 30 m đến 35 m. e) Ghi và truyền số liệu thu được vào bộ nhớ của máy tính chuyên dụng. 2. Trang bị: Máy dò mìn dưới nước, bộ lặn đồng bộ, thiết bị xói và hút bùn cát, máy xói áp lực cao, thuyền Composit, thuyền cao su các loại, phao, neo, thuốn, xẻng, cáp nilon, khung vây được chế tạo theo yêu cầu, trang bị bảo đảm an toàn và bảo hộ lao động, thiết bị phục vụ việc lắp đặt và tháo gỡ khung vây. a) Chuẩn bị và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn, dùng thợ lặn mang theo máy dò mìn dưới nước và các dụng cụ làm tay cần thiết lặn xuống vị trí tâm tín hiệu đã được đánh dấu, tiến hành việc kiểm tra xác định chính xác vị trí tín hiệu và độ nằm sâu của tín hiệu: - Nếu tín hiệu nằm ở độ sâu đến 0,5 m, thận trọng dùng dụng cụ làm tay đào tìm theo đúng yêu cầu kỹ thuật cho đến khi lộ hẳn vật gây tín hiệu ra; - Nếu tín hiệu nằm ở độ sâu đến 3 m hoặc đến 5 m, dùng các thiết bị đào kết hợp với vòi xói áp lực cao, thiết bị xói và hút bùn cát vừa tiến hành xăm tìm vừa đào hoặc xói cho đến khi lộ hẳn vật gây tín hiệu ra. Với các khu vực có địa chất phức tạp (cát chảy, bùn) thì phải làm các khung vây bằng sắt góc và tôn giống như các khoang giếng để đặt xuống khu vực tâm tín hiệu; dùng thợ lặn kết hợp với các loại vòi xói áp lực cao để xói cát, bùn hạ dần các khoang vây xuống rồi đào cho đến khi lộ hẳn vật gây tín hiệu ra. c) Sau khi đã xử lý xong tín hiệu phải dùng máy dò kiểm tra lại xung quanh và phía dưới tín hiệu vừa xử lý để đảm bảo sạch hết tín hiệu. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý như thứ tự đã nêu trên. 1. Phạm vi áp dụng: Tất cả các tín hiệu nằm trên bề mặt đáy biển được phát hiện khi thực hiện bước dò tìm, độ sâu nước từ > 30 m đến 300 m. 3. Thứ tự công việc: b) Kiểm tra xác định vật gây tín hiệu: Nếu không phải là bom, mìn, vật nổ thì tiến hành thu gom vận chuyển lên tàu xử lý bằng cánh tay máy của tàu lặn để đưa về nơi quy định; nếu tín hiệu là các loại bom, mìn, vật nổ thì phải tập kết về vị trí quy định để tổ chức hủy nổ; nếu là bom, mìn, vật nổ không an toàn cho thu gom, vận chuyển hoặc vật nổ lạ thì dùng phao, neo và cờ đỏ đánh dấu lại chờ tổ chức hủy nổ tại chỗ. 1. Phạm vi áp dụng: Tất cả các tín hiệu được hiển thị trên bản đồ từ trường đáy biển thu được khi thực hiện bước dò tìm, nằm ở độ sâu đến 1 m tính từ đáy biển, độ sâu nước từ > 30 m đến 150 m. 3. Thứ tự công việc b) Thông qua thiết bị ROV, kiểm tra, xác định sơ bộ độ nằm sâu của tín hiệu; tiến hành chuẩn bị lượng nổ và phụ kiện nổ theo đúng yêu cầu kỹ thuật. d) Kiểm tra xác định tín hiệu, nếu tín hiệu là các loại sắt thép thì xử lý theo biện pháp thông thường; nếu là bom mìn an toàn cho thu gom thì dùng cánh tay máy của thiết bị ROV trục vớt lên tàu tập kết về vị trí quy định để tổ chức hủy nổ; nếu là bom mìn không an toàn cho thu gom hoặc vật nổ lạ thì dùng phao, neo và cờ đỏ đánh dấu lại chờ tổ chức hủy nổ tại chỗ. Điều 22. Hủy bom, mìn, vật nổ tại chỗ, độ sâu nước từ lớn hơn 15 m đến 30 m 2. Trang bị: Tàu đến 650 cv, xuồng cao su; thiết bị lặn thường, thiết bị DGPS; máy dò mìn dưới nước; máy đo thông mạch và điểm hỏa, thuốc nổ chịu nước, dây nổ chịu nước, kíp điện, dây điện kép, vải gói buộc lượng nổ, dây gai; các loại phao, neo, dây nilon. a) Tập kết tàu xử lý, xác định chính xác lại vị trí tín hiệu, thả phao, neo phụ đánh dấu vị trí tín hiệu. - Dây nổ dùng để kích nổ lượng nổ hủy, có chiều dài bằng chiều sâu mực nước tại vị trí có vật nổ cộng với độ chùng của dây, thường độ chùng của dây bằng 25 % tổng chiều dài dây, một đầu dây được liên kết chặt vào lượng nổ bằng cách cuốn tối thiểu 7 vòng dây nổ vào thỏi thuốc mồi nằm trong lượng nổ hoặc dùng kíp đặt trực tiếp vào lượng nổ (theo đúng kỹ thuật sử dụng thuốc nổ và hỏa cụ), đầu dây nổ còn lại được buộc vào một phao nhựa Φ 30 cm và để hở đầu dây trên mặt nước dùng để liên kết với kíp kích nổ; - Trạm gây nổ được đặt trên tàu, khoảng cách giữa tàu đặt trạm gây nổ tới khu vực bố trí lượng nổ phải được tính toán cụ thể nhằm tránh được các ảnh hưởng của sóng nổ theo đúng điều lệ công tác nổ. d) Sau khi hủy xong, dùng thợ lặn mang thiết bị lặn và máy dò mìn kiểm tra lại xung quanh và phía dưới vị trí hố hủy để đảm bảo bom, mìn, vật nổ đã được hủy nổ hết. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý theo thứ tự nêu trên. 1. Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho tất cả các tín hiệu là bom, mìn, vật nổ không an toàn cho trục vớt, thu gom, vận chuyển; bom đạn hóa học được xử lý bằng phương pháp riêng. 3. Thứ tự công việc: b) Làm công tác chuẩn bị và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn, điều khiển thiết bị ROV có gắn máy dò mìn dưới nước xuống vị trí đã đánh dấu (đi theo dây neo xuống vị trí), kết hợp vừa dò tìm bằng máy dò vừa kiểm tra, quan sát thông qua camera, màn hình, để xác định lại chính xác loại bom, mìn, vật nổ để có cơ sở tính toán và chọn loại lượng nổ kích nổ cho phù hợp. Điều chỉnh phao và neo để đặt vào sát bên cạnh vị trí bom, mìn, vật nổ. d) Sau khi kiểm tra an toàn, tiến hành gây nổ lượng nổ để kích nổ phá hủy bom, mìn, vật nổ theo đúng phương án được duyệt. 2. Khi lập phương án và dự toán cho việc đào, xử lý tín hiệu ở độ sâu nước đến 30 m cần tham khảo Điều 26 và 27 của Quy trình kỹ thuật rà phá bom, mìn, vật nổ kèm theo Quyết định số 95/2003/QĐ-BQP ngày 07/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 26 và 27 của Quy trình kỹ thuật rà phá bom, mìn, vật nổ được ban hành kèm theo Quyết định số 95/2003/QĐ-BQP ngày 07/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Điều 20 của quy trình này. THU GOM, PHÂN LOẠI, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN VÀ HỦY BOM, MÌN, VẬT NỔ THU ĐƯỢC SAU DÒ TÌM 1. Với các loại bom, mìn, vật nổ an toàn khi thu gom, vận chuyển thì dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý an toàn đầu nổ, tập trung về nơi cất giữ để hủy thành đợt theo kế hoạch. 3. Số lượng các loại bom, mìn, vật nổ đã thu gom hoặc đã xử lý xong trong từng ngày phải được ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi và nhật ký thi công tránh nhầm lẫn hoặc bỏ sót. Bom, mìn, vật nổ dò tìm được trong từng ngày phải được đưa về nơi cất giữ để quản lý, không được để lại hiện trường qua đêm. Điều 26. Vận chuyển bom, mìn, vật nổ thu được sau dò tìm 2. Khi thu gom, vận chuyển từ nơi tập trung về nơi cất giữ, các loại bom, mìn, vật nổ phải được xếp vào các hòm gỗ có lót cát hoặc rơm rạ: theo đúng quy tắc an toàn khi vận chuyển đối với từng loại rồi mới vận chuyển về để phân loại và cất giữ bảo quản. 1. Nơi cất giữ, bảo quản các loại bom, mìn, vật nổ thu gom được trong quá trình dò tìm phải được bố trí ở nơi xa dân, xa vị trí đóng quân, xa các kho tàng và các công trình khác. Tùy vào số lượng, chủng loại bom, mìn, vật nổ thu gom được để bố trí cho hợp lý, bảo đảm an toàn. Các khoảng cách an toàn thực hiện theo QCVN 02:2008/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp, ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương. 3. Nơi cất giữ, bảo quản bom, mìn, vật nổ thu gom được trong quá trình dò tìm phải được tổ chức canh gác và bảo vệ chặt chẽ, nghiêm túc theo đúng Điều lệ canh phòng do Bộ Tổng Tham mưu quy định. 1. Khi tiêu hủy phải tổ chức thực hiện đúng theo quy trình công nghệ hiện hành. Trường hợp trang thiết bị của trạm xử lý chưa phù hợp với nội dung của quy trình, đơn vị phải báo cáo bằng văn bản đến cấp có thẩm quyền để có hướng dẫn riêng. Việc xuất, nhập bom, mìn, vật nổ đi hủy phải thực hiện như hàng quản lý tại kho thực lực. 3. Lập kế hoạch tiêu hủy bom, mìn, vật nổ theo mẫu của quy trình xử lý và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 5. Cán bộ chỉ huy xử lý phải có trình độ chuyên môn về vũ khí từ bậc đại học trở lên, đã trực tiếp xử lý bom, mìn, vật nổ bằng các phương pháp tương ứng nhiều lần bảo đảm an toàn. 7. Các trang thiết bị, vật tư, phương tiện vận chuyển phải bảo đảm đúng theo yêu cầu của quy trình và định mức đang hiện hành. 9. Việc tiêu hủy bom, mìn, vật nổ được thực hiện theo quy trình công nghệ xử lý các loại bom, mìn, đạn đã được các cấp có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng (Tổng cục Kỹ thuật, Bộ tư lệnh Hải quân, Bộ tư lệnh Công binh, Bộ tư lệnh Hóa học...) ban hành. 11. Chỉ áp dụng tiêu hủy bom, mìn, vật nổ bằng phương pháp xì hơi nước để tách vỏ và thuốc nổ đối với các loại bom, mìn, vật nổ đã tháo ngòi nổ, kíp nổ. Thuốc nổ nhồi bên trong là các loại có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn 100 °C và đã có quy trình xử lý. 13. Chỉ áp dụng tiêu hủy bom, mìn, vật nổ bằng phương pháp nổ đối với các loại bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh không áp dụng được bằng phương pháp tháo gỡ, xì hơi nước và phương pháp đốt (thường được áp dụng cho các loại bom, mìn, vật nổ không được phép di chuyển, thu hồi). 15. Chấp hành các quy tắc an toàn theo quy trình xử lý của từng chủng loại bom, mìn, vật nổ, bảo đảm an toàn tuyệt đối. KIỂM TRA, GIÁM SÁT KỸ THUẬT, NGHIỆM THU, BÀN GIAO 1. Việc tự kiểm tra chất lượng các công trình thi công RPBM dưới biển của các đơn vị phải được tiến hành thường xuyên và liên tục. Bộ Tư lệnh Công binh hoặc cơ quan Công binh các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng theo phân cấp quản lý lập kế hoạch và thực hiện việc kiểm tra giám định chất lượng thi công RPBM dưới biển theo Quyết định phê duyệt phương án kỹ thuật thi công RPBM của Quân khu hoặc của Bộ Quốc phòng. 3. Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp tổ chức hoặc tự tổ chức việc giám sát kỹ thuật thi công công trình RPBM dưới biển theo phương án đã được duyệt. 5. Khi triển khai thực hiện, lực lượng tham gia RPBM dưới biển phải được phổ biến kế hoạch, quán triệt các quy trình, quy định và huấn luyện bổ sung. Trong quá trình thi công phải tuân thủ các quy trình, quy định, quy tắc an toàn. 7. Tổ chức khi thi công RPBM dưới biển các công trình, dự án phải: Có giấy phép hành nghề được cơ quan có thẩm quyền cấp, có đủ điều kiện năng lực, nhân sự và các trang thiết bị cần thiết cho công tác RPBM dưới biển; có hợp đồng với Chủ đầu tư về việc RPBM thông qua lựa chọn theo quy định hiện hành (đấu thầu hoặc chỉ định thầu); phải có phương án kỹ thuật thi công RPBM dưới biển được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có kế hoạch và tiến độ thi công chi tiết được cơ quan cấp trên trực tiếp phê duyệt; có các biện pháp, tổ chức thực hiện, tổ chức theo dõi giám sát bảo đảm an toàn trong toàn bộ quá trình thi công. Điều 33. Quy tắc an toàn trong rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển 2. Trước mỗi ca làm việc, các nhân viên kỹ thuật phải làm công tác kiểm tra lại tình trạng kỹ thuật của tất cả các loại trang thiết bị theo đúng yêu cầu. 4. Người thực hiện công việc RPBM dưới biển phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân trong quá trình làm việc theo quy định thực hiện công việc theo đúng Quy trình kỹ thuật. 6. Mỗi ca làm việc dò tìm liên tục tổng cộng là 6 giờ, một người sử dụng máy dò bom mìn không được làm việc 2 ca liên tục trong một ngày. Nhân viên lặn xử lý tín hiệu làm việc không quá 2 giờ/ca. Bố trí cho nhân viên nghỉ giải lao giữa giờ. 8. Các trang thiết bị khi xử lý tín hiệu dưới biển phải được kiểm định bảo đảm tình trạng kỹ thuật và an toàn theo quy định gồm: Máy dò bom dưới nước; trang bị lặn đồng bộ (lặn hình hoặc lặn nhái); thuyền Composit, thuyền cao su các loại; máy xói áp lực cao, máy hút bùn, cát; thiết bị trục vớt chuyên dụng; phao, neo, thuôn, xẻng, cáp ni lông, các trang bị đảm bảo an toàn và bảo hộ lao động. 10. Việc tổ chức thu gom và hủy bom, mìn, vật nổ thu được sau dò tìm chỉ được thực hiện vào cuối mỗi ca làm việc. 1. Khi thu gom, phân loại và vận chuyển bom, mìn, vật nổ dò tìm được phải thực hiện theo QCVN 02:2008/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp, ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương, và: b) Không được mang các loại bom, mìn, vật nổ thu gom được trong khi dò tìm về nhà ở và nơi nghỉ ngơi sinh hoạt. d) Bom, mìn, vật nổ xếp lên xe phải nằm ngang với hướng xe chạy, phải có các vật chèn không cho bom, mìn, vật nổ va vào nhau. g) Xe vận chuyển bom, mìn, vật nổ không được đi qua thành phố, nơi tập trung đông người. Nếu bắt buộc phải đi qua thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cấp có thẩm quyền, phải đi vào ban đêm, lúc vắng người và phải hợp đồng chặt chẽ về tuyến đường đi với cơ quan có trách nhiệm. Xe không được phép đỗ, dừng ở chỗ đông người hoặc gần khu vực có kho tàng trong vòng bán kính nguy hiểm. a) Tùy từng loại bom, mìn, vật nổ thu được trong dò tìm mà chọn phương pháp hủy cho phù hợp. Trước khi tiến hành hủy phải có phương án hủy được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khu vực bố trí bãi hủy bom, mìn, vật nổ phải có các trạm cảnh giới an toàn ở các vị trí cần thiết. Phải có các vị trí ẩn nấp bảo đảm an toàn cho lực lượng làm nhiệm vụ, cho chỉ huy bãi hủy và các vị trí cảnh giới. Đối với các văn bản viện dẫn trong Quy trình, khi được thay thế hoặc sửa đổi thì các nội dung của Quy trình có liên quan, đến các văn bản viện dẫn được phép áp dụng theo các nội dung của văn bản mới được ban hành theo quy định của pháp luật. 1. Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Công binh có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy trình này.
Từ khóa: Thông tư 154/2013/TT-BQP, Thông tư số 154/2013/TT-BQP, Thông tư 154/2013/TT-BQP của Bộ Quốc phòng, Thông tư số 154/2013/TT-BQP của Bộ Quốc phòng, Thông tư 154 2013 TT BQP của Bộ Quốc phòng, 154/2013/TT-BQP File gốc của Thông tư 154/2013/TT-BQP về Quy trình kỹ thuật rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành đang được cập nhật. Thông tư 154/2013/TT-BQP về Quy trình kỹ thuật rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hànhTóm tắt
Đăng nhậpĐăng ký |