BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5528/QĐ-BNN-TCTS | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập; phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/ 01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
QUYẾT ĐỊNH:
2. Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản của cả nước và phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng.
4. Đầu tư các vùng sản xuất tập trung, công nghệ cao phải đánh giá đầy đủ có cơ sở khoa học và thực tiễn, đặc biệt phải xem xét đến tác động biến đổi khí hậu để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
2. Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng, tạo sản phẩm có chất lượng đảm bảo để cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
4. Áp dụng tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, nuôi trồng thủy sản có chứng nhận (VietGAP, BAP, CoC, ASC,...). Tổ chức đánh số vùng nuôi, để chủ động quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Khuyến khích có sự tham gia của các thành Phần kinh tế đầu tư phát triển nuôi tôm nước lợ. Phát triển các vùng nuôi tôm nước lợ thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái.
1. Đến năm 2020:
- Tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ toàn vùng đạt 700.000 - 825.000 tấn. Trong đó: Tôm sú đạt 350.000 - 375.000 tấn, Tôm thẻ chân trắng đạt 350.000 - 450.000 tấn.
- Thu hút nguồn lực lao động Khoảng 1.200.000 người.
- Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng là 670.000 ha. Trong đó: Tôm sú là 570.000 ha (thâm canh, bán thâm canh đạt 70.000 ha); Tôm thẻ chân trắng là 100.000 ha.
- Giá trị xuất khẩu đạt 5,0 tỷ USD.
Lưu ý: Căn cứ vào tín hiệu của thị trường và tình hình thực tiễn sản xuất sản lượng tôm nuôi sẽ được Điều chỉnh linh hoạt.
1. Về con giống
Đến năm 2020, nhu cầu giống tôm nước lợ toàn vùng cần Khoảng 120 tỷ con (tôm sú Khoảng 40 tỷ con giống và tôm thẻ chân trắng Khoảng 80 tỷ con giống).
Quy hoạch một số khu sản xuất giống tập trung như sau: Vùng sản xuất giống có quy mô lớn hơn 50 ha tại các tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và các khu sản xuất giống tập trung quy mô nhỏ hơn 50ha ở Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Tiền Giang.
a) Tiêu chí quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ
- Đảm bảo chủ động về nguồn điện và hệ thống giao thông.
- Đối với diện tích nuôi tôm nước lợ thâm canh và bán thâm canh phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 02 - 19: 2014/BNNPTNT).
Diện tích nuôi tôm nước lợ tại các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (chi tiết tại Phụ lục 1-2 kèm theo).
(1). Tôm sú
- Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến: Diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến từ 200.000 ha năm 2020 giảm còn 135.000 ha năm 2030.
- Nuôi tôm sinh thái (tôm - rừng/tôm quảng canh): đến năm 2020 là 95.000 ha năm 2030 là 115.000ha.
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức nuôi thâm canh đến năm 2020 là 90.000 ha và 2030 tăng lên 100.000 ha.
4. Quy hoạch chế biến tôm nước lợ
- Giai đoạn 2021 - 2030: Căn cứ vào nhu cầu thị trường và khả năng sản xuất tôm nước lợ nguyên liệu, có thể đầu tư thêm các cơ sở chế biến sản phẩm. Tiếp tục áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị và công nghệ mới hiện đại vào chế biến sản phẩm giá trị gia tăng. Đưa hiệu suất sử dụng thiết bị chế biến vào năm 2030 đạt 80 - 90%.
1. Giải pháp về cơ chế chính sách
Khoản 3, Điều 3, Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản để thúc đẩy phát triển sản xuất tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Các tổ chức, cá nhân được vay vốn tín dụng để sản xuất, kinh doanh tôm nước lợ theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2. Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư
- Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường áp dụng vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ cho các hộ tham gia nuôi tôm nước lợ, đặc biệt chú trọng ở các vùng nuôi tập trung. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền như đài báo, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác; tiến hành tổng kết, đánh giá hiệu quả các hoạt động tuyên truyền để xây dựng được các hoạt động khuyến ngư phù hợp, hiệu quả cho từng vùng sản xuất.
3. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm tôm nước lợ ở các thị trường tiêu thụ trọng điểm thông qua các hoạt động triển lãm, hội chợ, tuyên truyền và quảng cáo.
- Hình thành kênh chia sẻ, thông báo các thông tin về thị trường tiêu thụ, biến động giá cả giữa cơ quan quản lý, hiệp hội, doanh nghiệp và các vùng sản xuất tôm nước lợ tập trung để Điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp với tình hình thực tế của các tỉnh trong vùng.
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức quản lý và sản xuất tôm nước lợ phù hợp với đặc thù từng tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khuyến khích hình thành các mô hình liên kết dọc (liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm) và liên kết ngang (Hợp tác xã, hội nghề nghiệp,...) để thu hút sự tham gia của các thành Phần kinh tế vào sản xuất tôm nước lợ, nâng cao giá trị sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu với các vùng sản xuất tôm nước lợ tập trung trong vùng để thông báo thường xuyên tình hình sản xuất, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường để các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu tổn thất cho người sản xuất.
- Tăng cường công tác dự báo về ảnh hưởng và tác động của biến đổi khí hậu đến từng vùng để xây dựng kế hoạch sản xuất tôm nước lợ phù hợp giảm thiểu rủi ro, tổn thất có thể xảy ra.
- Phối hợp với các ngành giao thông, thủy lợi,...xây dựng hệ thống đê, trạm bơm nước, để ứng phó kịp thời, chủ động với các biểu hiện tiêu cực của biến đổi khí hậu có thể xảy ra.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về tài chính, khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực để ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời chủ động nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu của các quốc gia có Điều kiện tương đồng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tăng cường và mở rộng hợp tác song phương, đa phương với các nước có kinh nghiệm về phát triển tôm nước lợ cả về khoa học công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Tăng cường về hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực: bảo tồn nguồn gen, sản xuất giống chất lượng cao, phòng ngừa dịch bệnh và xử lý môi trường, công nghệ nuôi thương phẩm tôm nước lợ năng suất cao, bảo đảm chất lượng.
7. Chương trình, dự án ưu tiên đầu tư
2. Xây dựng Đề án và các dự án phát triển tôm sinh thái.
4. Chương trình gia hóa chọn tạo đàn tôm bố mẹ (sú, thẻ chân trắng) chất lượng cao, sạch bệnh để cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống trong và ngoài vùng.
- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, thông tin thống kê về tình hình sản xuất, tiêu thụ, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại; rà soát và đề xuất Điều chỉnh bổ sung quy hoạch trên cơ sở đề nghị của các tỉnh, biến động của thị trường và thực tiễn sản xuất tôm nước lợ; thực hiện kiểm tra, tổng hợp thông tin và định kỳ báo cáo.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện quản lý chất lượng thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường, Điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh giống và chất lượng giống tôm nước lợ.
- Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản: Kiểm tra Điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh, chất lượng, an toàn thực phẩm trong trong chế biến, xuất khẩu tôm nước lợ.
- Cục Thú y: Tham mưu xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định về Điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thú y, phòng chống bệnh dịch, quản lý thuốc, kiểm dịch giống nhập khẩu và sản xuất trong nước, các cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi và chế biến tôm nước lợ theo quy định.
- Trên cơ sở quy hoạch nuôi tôm nước lợ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được phê duyệt, các địa phương triển khai thực hiện rà soát quy hoạch chi tiết phát triển nuôi tôm nước lợ của địa phương; phân vùng nuôi tập trung theo tiêu chí lựa chọn vùng nuôi, cấp mã số nhận diện ao nuôi cụ thể phục vụ cho việc xác nhận diện tích, sản lượng tôm nuôi, tạo tiền đề cho việc xây dựng hệ thống thống kê, quản lý diện tích và sản lượng kịp thời, gắn với thị trường tiêu thụ.
4. Hội và các Hiệp hội ngành hàng khác
- Vận động hội viên và tham gia tổ chức liên kết giữa các khâu của quá trình sản xuất, kết nối giữa các hội viên với các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.
Nghiêm chỉnh thực hiện quy hoạch về quy định vùng nuôi, nuôi theo quy định và hướng dẫn đã được Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương ban hành; xây dựng và phát triển thương hiệu tôm nước lợ Việt Nam.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Ban cán sự Đảng Bộ;
- UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh, TP vùng ĐBSCL;
- Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội VASEP;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TCTS.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
TT | Tỉnh | QH 2020 | TN 2030 | ||||
Tổng | Tôm Sú | Tôm TCT | Tổng | Tôm Sú | Tôm TCT | ||
1 |
4.400 | 1.800 | 2.600 | 4.400 | 1.800 | 2.600 | |
|
3.500 | 900 | 2.600 | 3.500 | 900 | 2.600 | |
2 |
4.000 | 2.800 | 1.200 | 4.000 | 2.700 | 1.300 | |
|
1.900 | 700 | 1.200 | 2.000 | 700 | 1.300 | |
3 |
32.500 | 24.700 | 7.800 | 32.200 | 24.200 | 8.000 | |
|
11.800 | 4.000 | 7.800 | 12.000 | 4.000 | 8.000 | |
4 |
25.000 | 23.400 | 1.600 | 25.000 | 23.400 | 1.600 | |
|
10.100 | 8.500 | 1.600 | 10.100 | 8.500 | 1.600 | |
5 |
47.300 | 27.500 | 19.800 | 47.000 | 27.200 | 19.800 | |
|
31.800 | 12.000 | 19.800 | 31.800 | 12.000 | 19.800 | |
6 |
131.000 | 122.000 | 9.000 | 127.700 | 117.700 | 10.000 | |
|
27.900 | 18.900 | 9.000 | 28.900 | 18.900 | 10.000 | |
7 |
313.000 | 272.000 | 41.000 | 321.500 | 272.800 | 48.700 | |
|
51.600 | 10.600 | 41.000 | 64.300 | 15.600 | 48.700 | |
8 |
92.800 | 85.800 | 7.000 | 108.200 | 100.200 | 8.000 | |
|
16.400 | 9.400 | 7.000 | 17.400 | 9.400 | 8.000 | |
Tổng cộng | 650.000 | 560.000 | 90.000 | 670.000 | 570.000 | 100.000 | |
Tr.đó nuôi BTC/TC | 155.000 | 65.000 | 90.000 | 170.000 | 70.000 | 100.000 |
PHỤ LỤC 2: MÔ HÌNH NUÔI TÔM NƯỚC LỢ CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Ban hành kèm theo QĐ số 5528/QĐ-BNN-TCTS ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT)
STT | Tỉnh | Tôm Sú | Tôm TCT | |||||||||||||||||||||||
Huyện, thị, thành phố. | Huyện, thị, thành phố. | |||||||||||||||||||||||||
1 |
2 |
- Tân Phú Đông (Nuôi luân canh tôm sú - lúa). |
3 |
- Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri (Nuôi luân canh tôm sú - lúa).
4 |
- Duyên Hải, Trà Cú (Quảng canh cải tiến).
5 |
- Tx. Vĩnh Châu,Trần Đề, Mỹ Xuyên (Quảng canh cải tiến).
6 |
- Vĩnh Lợi, Hồng Vân, Phước Long, Giá Rai (Nuôi luân canh tôm sú - lúa).
7 |
- Tp.Cà Mau, Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn, Thới Bình (Quảng canh cải tiến). - U Minh, Trần Văn Thời (Nuôi tôm sinh thái (tôm-rừng và quảng canh). |
8 |
- Tx. Hà Tiên, Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất, An Minh, An Biên, Vĩnh Thuận, Gò Quao, U Minh Thượng (Quảng canh cải tiến).
Từ khóa: Quyết định 5528/QĐ-BNN-TCTS, Quyết định số 5528/QĐ-BNN-TCTS, Quyết định 5528/QĐ-BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định số 5528/QĐ-BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định 5528 QĐ BNN TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5528/QĐ-BNN-TCTS File gốc của Quyết định 5528/QĐ-BNN-TCTS năm 2015 phê duyệt quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đang được cập nhật. Quyết định 5528/QĐ-BNN-TCTS năm 2015 phê duyệt quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hànhTóm tắt
Đăng nhậpĐăng ký |