BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2659/QĐ-TCHQ | Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2015 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3949/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình thẩm định, công nhận, đánh giá lại, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ và quản lý doanh nghiệp ưu tiên.
- Như Điều 3; | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN, ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN, QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2659/QĐ-TCHQ ngày 14/9/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Quy trình này hướng dẫn:
2. Các bước quản lý doanh nghiệp ưu tiên, đánh giá lại, tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên.
4. Cụm từ “doanh nghiệp ưu tiên” nêu tại quy trình này được hiểu bao gồm doanh nghiệp ưu tiên, đại lý ưu tiên, dự án ưu tiên.
1. Các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan.
2. Thời gian thực hiện tham vấn: Trước khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
4. Hình thức tham vấn:
4.2. Tham vấn theo hình thức làm việc với doanh nghiệp tại trụ sở cơ quan hải quan;
QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH, CÔNG NHẬN DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN
1. Cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở chính tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên của doanh nghiệp (bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp là Chi nhánh hạch toán kế toán độc lập).
2. Nội dung thẩm định hồ sơ:
Điều 18 Thông tư 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính;
- Tên, địa chỉ trụ sở chính/ chi nhánh/ nhà máy, người đại diện theo pháp luật, đầu mối liên hệ thực hiện hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh doanh có điều kiện...
- Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu trên cơ sở hồ sơ doanh nghiệp cung cấp: số liệu xuất khẩu, nhập khẩu, kim ngạch theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ: mặt hàng xuất khẩu/nhập khẩu thường xuyên, mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành, loại hình xuất khẩu/nhập khẩu, Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký tờ khai, đại lý làm thủ tục hải quan, số thuế đã nộp ngân sách hàng năm...
2.3.1. Điều kiện kim ngạch: kiểm tra trên số liệu kim ngạch của 2 năm liên tục, gần nhất tính đến thời điểm doanh nghiệp có văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
- Kiểm tra trên dữ liệu vi phạm của doanh nghiệp trong 2 năm liên tục, gần nhất tính đến thời điểm doanh nghiệp có văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
2.3.3. Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, bao gồm cả phương thức, biện pháp, phương tiện, quy trình kiểm soát đảm bảo an ninh an toàn chuỗi cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Xử lý kết quả thẩm định hồ sơ:
Điều 18 Thông tư 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan có văn bản trả lời doanh nghiệp yêu cầu doanh nghiệp nộp bổ sung.
3.3. Trường hợp doanh nghiệp sơ bộ đáp ứng các điều kiện doanh nghiệp ưu tiên theo kết quả thẩm định hồ sơ, Cục Hải quan đồng thời xử lý các công việc sau:
3.3.2. Trường hợp trong thời gian 24 tháng liên tục, gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ, doanh nghiệp đã được kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp để đánh giá việc tuân thủ pháp luật quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật Hải quan, Cục Hải quan chấp nhận kết luận kiểm tra đó và tiến hành thẩm định thực tế theo hướng dẫn tại Điều 6 Quy trình này.
3.3.4. Trường hợp phải kiểm tra sau thông quan nhưng có phát sinh các vướng mắc về thẩm quyền ban hành quyết định, về địa bàn kiểm tra hoặc các vướng mắc khác, xử lý như sau:
điểm a khoản 2 Điều 98 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ hoặc thuộc kế hoạch kiểm tra theo phê duyệt của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã giao cho Cục Hải quan khác, Cục Hải quan có văn bản báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Kiểm tra sau thông quan) để quyết định đơn vị kiểm tra.
- Trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại nhiều địa bàn, doanh nghiệp có chi nhánh tại nhiều địa bàn hoặc các trường hợp đặc thù khác, Cục Hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan) để được hướng dẫn.
2. Thời gian thẩm định thực tế:
2.2. Trường hợp phải kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp để đánh giá tuân thủ pháp luật thì thời gian thực hiện thẩm định thực tế theo quy định tại khoản 2 Điều 80 Luật Hải quan.
3.1. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp để đánh giá tuân thủ pháp luật (nếu có) thực hiện theo quy định tại Điều 143 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;
3.3. Kiểm tra, đánh giá bộ máy kiểm soát nội bộ, cơ chế kiểm soát tài chính, quy trình nghiệp vụ nội bộ (như quy trình mua, lưu kho, sản xuất, vận chuyển, giao nhận, bán hàng, lưu trữ sổ sách - chứng từ...); Quy trình, biện pháp, phương tiện đảm bảo an ninh an toàn chuỗi cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy trình này;
3.5. Kết quả thẩm định các điều kiện doanh nghiệp ưu tiên được cơ quan hải quan và doanh nghiệp ghi nhận bằng biên bản làm việc.
4.1. Trường hợp Cục Hải quan không thuộc địa bàn quản lý doanh nghiệp kiểm tra sau thông quan, ngay sau khi ban hành Kết luận kiểm tra sau thông quan, Cục Hải quan (Chi cục Kiểm tra sau thông quan) gửi Cục Hải quan nơi doanh nghiệp nộp hồ sơ và Cục Kiểm tra sau thông quan Kết luận kiểm tra sau thông quan để xử lý các bước tiếp theo; việc xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan thực hiện theo quy định hiện hành.
4.3. Trường hợp doanh nghiệp đáp ứng điều kiện doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Thông tư 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính, trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm định thực tế, Cục Hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ lập Báo cáo thẩm định (bao gồm kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả thẩm định thực tế) gửi Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan).
Ngay khi nhận được Báo cáo thẩm định từ Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện các công việc sau:
2. Kiểm tra Báo cáo thẩm định, Kết luận kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan;
3. Trường hợp doanh nghiệp đáp ứng điều kiện doanh nghiệp ưu tiên, Cục Kiểm tra sau thông quan trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét ban hành Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Điều 8 Quy trình này.
2. Tùy theo số lượng doanh nghiệp được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên, Cục Kiểm tra sau thông quan đề xuất Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức trao Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
Được miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật.
1.1. Thẩm quyền quyết định kiểm tra: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất, cửa khẩu nhập quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.
Điều 23 Thông tư 38/2015/TT- BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
1.4. Kiểm tra thực tế hàng hóa: Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa bằng máy soi. Trường hợp hàng hóa không thể thực hiện kiểm tra thực tế bằng máy soi thì công chức hải quan kiểm tra trực tiếp lô hàng xuất khẩu/ nhập khẩu. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định tỷ lệ kiểm tra.
1.5.1. Chi cục Hải quan cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống cơ sở dữ liệu hải quan theo quy định.
2. Trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên, thực hiện như sau:
2.2. Định kỳ, tháng 12 hàng năm, căn cứ kết quả kiểm tra ngẫu nhiên và kết quả theo dõi, quản lý kết quả phân loại doanh nghiệp, Cục Kiểm tra sau thông quan trình Tổng cục trưởng phê duyệt tỷ lệ kiểm tra ngẫu nhiên đối với từng doanh nghiệp trong năm tiếp theo.
2.4. Thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại điểm 1.3, điểm 1.4, điểm 1.5 khoản 1 Điều này. Thời gian kiểm tra ngẫu nhiên đối với 1 (một) lô hàng xuất khẩu/ nhập khẩu, bao gồm cả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, không quá 2 (hai) giờ. Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa không quá 5% lượng hàng hóa của lô hàng xuất khẩu/ nhập khẩu.
Trường hợp đặc biệt, khi Hệ thống dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan gặp sự cố hoặc tạm dừng hoạt động (được Tổng cục Hải quan thông báo chính thức trên hệ thống/ trang điện tử của Tổng cục Hải quan), doanh nghiệp sử dụng tờ khai chưa hoàn chỉnh bằng giấy để làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì thực hiện như sau:
2. Doanh nghiệp khai thông tin vào mẫu (02 bản) theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính và xuất trình tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai.
4. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, người khai hải quan nộp hồ sơ hải quan hoàn chỉnh cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp mở tờ khai. Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp ưu tiên mở tờ khai hướng dẫn doanh nghiệp ưu tiên cập nhật dữ liệu tờ khai hải quan vào hệ thống thông quan điện tử.
Điều 11. Ưu tiên thứ tự làm thủ tục hải quan
2. Cục Hải quan có trách nhiệm, phối hợp các tổ chức kinh doanh cảng, kho bãi trên địa bàn quản lý áp dụng các ưu tiên về xếp dỡ, thứ tự giao nhận đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên.
1. Trên cơ sở hồ sơ quyết toán tình hình sử dụng nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ không thu thuế của doanh nghiệp ưu tiên, Chi cục Hải quan thực hiện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 7 Điều 129 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế trong thời gian 1 (một) ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp;
Điều 131 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;
Điều 25 Thông tư 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính, số lần kiểm tra không quá 1 (một) lần trong 3 (ba) năm liên tục.
Tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ của doanh nghiệp ưu tiên và đối tác của doanh nghiệp ưu tiên, Chi cục Hải quan không kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Khoản 6 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành thực hiện trên cơ sở doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo, thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để thực hiện kiểm tra sau.
ĐÁNH GIÁ LẠI, TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN
Chậm nhất trong vòng 60 (sáu mươi) ngày đến thời hạn gia hạn chế độ ưu tiên, Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện rà soát thông tin, đánh giá lại doanh nghiệp. Nội dung công việc gồm:
2. Trên cơ sở báo cáo đánh giá định kỳ của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các thông tin khác trong quá trình quản lý, theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, nếu vẫn đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Kiểm tra sau thông quan lập báo cáo đánh giá về doanh nghiệp trình Lãnh đạo Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo tiếp tục áp dụng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp.
Điều 16. Tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên
Điều 21 Thông tư 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính, Cục Kiểm tra sau thông quan trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp. Thời gian tạm đình chỉ là 60 ngày.
Điều 17. Đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên
1.1. Doanh nghiệp đề nghị dừng áp dụng chế độ ưu tiên;
Điều 45 Luật Hải quan;
Cục Kiểm tra sau thông quan căn cứ dữ liệu ngành, báo cáo của Cục Hải quan, Kết quả kiểm tra (nếu có) của Cục Kiểm tra sau thông quan, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trường hợp doanh nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện về doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Thông tư 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính.
Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị dừng áp dụng chế độ ưu tiên tại Cục Hải quan, Cục Hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan) để xử lý.
1. Cục trưởng Cục Hải quan trực tiếp hoặc giao 01 Phó Cục trưởng điều phối công tác doanh nghiệp ưu tiên, chỉ đạo giải quyết các vướng mắc phát sinh của doanh nghiệp ưu tiên trên địa bản quản lý.
3. Tại trụ sở Cục Hải quan, Chi cục Hải quan trên toàn quốc phải có thông báo đầu mối liên hệ (tên, số điện thoại di động) của cán bộ hải quan chịu trách nhiệm trực tiếp tiếp nhận, thực hiện hoặc là đầu mối tổng hợp xử lý hồ sơ hải quan của doanh nghiệp ưu tiên, bao gồm cả làm thủ tục hải quan, trả hồ sơ thông quan cho doanh nghiệp ưu tiên (dưới đây gọi tắt là cán bộ chuyên trách). Thông báo này được thông tin trên trang thông tin điện tử của Cục Hải quan (nếu có) và đặt tại vị trí để người khai hải quan dễ quan sát, dễ thấy tại Chi cục Hải quan.
5. Tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan: phân công cán bộ chuyên quản hoặc bộ phận chuyên quản (tùy theo số lượng doanh nghiệp ưu tiên thuộc địa bàn quản lý). Cán bộ (hoặc bộ phận) này thực hiện trách nhiệm quản lý doanh nghiệp ưu tiên. Nội dung quản lý gồm:
5.2. Trường hợp phát hiện sai sót, vi phạm, lập báo cáo và đề xuất biện pháp kiểm tra, xử lý (qua email, fax) về Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan).
6. Phối hợp làm việc với Cục Kiểm tra sau thông quan khi có yêu cầu.
1. Cập nhật danh sách các doanh nghiệp ưu tiên vào hệ thống STQ_01.
3. Định kỳ không quá 1 lần trong thời gian 3 năm liên tục, ngoài việc kiểm tra, đối chiếu, đánh giá các thông tin do doanh nghiệp ưu tiên gửi tới và các thông tin thu thập được, trên cơ sở xác định kiểm tra trọng tâm, trọng điểm các nội dung có rủi ro cao, chọn mẫu kiểm tra, Cục Kiểm tra sau thông quan lập kế hoạch làm việc với doanh nghiệp để kiểm tra việc quyết toán, hoàn thuế, không thu thuế, khảo sát thực tế theo chuyên đề tại doanh nghiệp ưu tiên để đánh giá và giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tuân thủ pháp luật.
5. Căn cứ thông tin thu thập, dấu hiệu vi phạm do các đơn vị khác chuyển đến, xác minh, đề xuất Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp.
Điều 20. Trách nhiệm của các Cục, Vụ thuộc Tổng cục Hải quan
1. Chi cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định điều kiện công nhận doanh nghiệp ưu tiên, theo dõi, quản lý doanh nghiệp ưu tiên và xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp ưu tiên thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan.
2. Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện các thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên, gia hạn, đình chỉ, tạm đình chỉ, quản lý doanh nghiệp ưu tiên; điều phối thực hiện thống nhất các quy định về chế độ ưu tiên trong toàn ngành; là đơn vị tham mưu, giúp Tổng cục trưởng tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ, vụ việc liên quan đến doanh nghiệp ưu tiên.
3. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm theo dõi, phối hợp, cung cấp thông tin để đảm bảo quản lý doanh nghiệp ưu tiên và áp dụng chế độ ưu tiên theo đúng quy định; cập nhật đầy đủ thông tin vào cơ sở dữ liệu hải quan, cung cấp thông tin cho đơn vị đầu mối là Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan quản lý và Cục Kiểm tra sau thông quan để xử lý./.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP, PHƯƠNG TIỆN, QUY TRÌNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẢM BẢO AN NINH AN TOÀN DÂY CHUYỀN CUNG ỨNG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo quy trình thuộc Quyết định số 2659/QĐ-TCHQ ngày 14/9/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
a) Lập hệ thống sổ hoặc các biện pháp theo dõi, ghi nhận hành trình vận chuyển hàng hóa đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng thời gian, kế hoạch.
2. Kiểm tra an toàn container trước khi xếp hàng lên phương tiện vận tải. Doanh nghiệp ban hành nội quy, bảng hướng dẫn các bước kiểm tra an toàn container, cụ thể như sau:
+ Hàng hóa an toàn trong quá trình vận chuyển.
+ Kiểm soát để tránh tình trạng cố tình sửa chữa, làm vách giả, lợi dụng lỗ rỗng của khung container, lợi dụng các thanh chịu lực phía dưới gầm container để dấu hàng hóa nguy hiểm hoặc hàng quốc cấm.
+ Kiểm soát chì trước và sau sử dụng tránh việc sử dụng bất hợp pháp.
c) Kiểm tra kẹp chì, bao gồm thủ tục phát hiện và báo cáo khi kẹp chì, phương tiện vận tải;
đ) Kiểm tra các bản lề và chốt khóa container xem có đảm bảo an toàn hay không;
g) Kiểm tra số container có đúng với hợp đồng vận chuyển do đối tác thông báo trước hay không;
i) Các nội dung kiểm tra nêu trên phải được lập thành bảng in sẵn và người kiểm tra tích đầy đủ các nội dung và lưu theo quy định.
a) Có hệ thống camera hoặc có quy trình giám sát tại các khu vực tường rào, cổng ra vào, kho bãi, khu vực sản xuất, khu vực hành chính;
c) Tại các cổng nơi phương tiện vận tải ra vào, phải có đội ngũ bảo vệ để giám sát, quản lý. Đảm bảo phương tiện vận tải dừng đỗ xe ở đúng nơi quy định và các xe ra, vào phải được đăng ký.
a) Doanh nghiệp có thủ tục kiểm tra, giám sát để đảm bảo rằng các nhân viên làm việc tại các khu vực đúng với nhiệm vụ được phân công
5. Kiểm soát an ninh hệ thống công nghệ thông tin
b) Có các chính sách, quy trình kiểm soát an ninh thông tin như tường lửa, mật khẩu, các phần mềm bảo mật, mã hóa...để đảm bảo hệ thống điện tử của doanh nghiệp không bị truy cập bất hợp pháp. Đảm bảo các thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp được bảo mật, an toàn. Chỉ được cung cấp thông tin khi nó được dùng vào đúng mục đích;
6. An ninh nhân sự
b) Thực hiện kiểm tra định kỳ thông tin cơ bản về những, nhân viên làm việc trong các vị trí an ninh nhạy cảm;
d) Có biện pháp để ngăn chặn những nhân viên đã chấm dứt hợp đồng lao động truy cập vào hệ thống thông tin và cơ sở vật chất của Công ty.
File gốc của Quyết định 2659/QĐ-TCHQ năm 2015 về quy trình thẩm định điều kiện công nhận doanh nghiệp ưu tiên, áp dụng chế độ ưu tiên, quản lý doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Thông tư 72/2015/TT-BTC do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 2659/QĐ-TCHQ năm 2015 về quy trình thẩm định điều kiện công nhận doanh nghiệp ưu tiên, áp dụng chế độ ưu tiên, quản lý doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Thông tư 72/2015/TT-BTC do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu | 2659/QĐ-TCHQ |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Văn Cẩn |
Ngày ban hành | 2015-09-14 |
Ngày hiệu lực | 2015-09-14 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |