BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1369/QĐ-BNN-CBTTNS | Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2018 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN MÍA ĐƯỜNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Căn cứ Văn bản số 1013/VPCP-NN ngày 26/1/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3739/QĐ-BNN-KH ngày 27/8/2014 phê duyệt danh mục và phân giao nhiệm vụ quản lý các dự án điều tra cơ bản và quy hoạch mở mới năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
b) Xây dựng các vùng nguyên liệu mía tập trung phù hợp với công suất chế biến của các nhà máy đường; có kết cấu hạ tầng đồng bộ, đảm bảo điều kiện thực hiện cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ nhằm đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; đảm bảo hài hòa lợi ích của người trồng mía với doanh nghiệp sản xuất đường.
Nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành mía đường; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, từng bước hướng tới thị trường xuất khẩu.
- Đến năm 2020: diện tích sản xuất mía ổn định 300.000 ha, sản lượng mía trên 20 triệu tấn; sản lượng đường 2,0 triệu tấn.
- Nâng tỷ lệ đường tinh luyện; tận dụng các phụ phẩm từ sản xuất mía đường để sản xuất điện, cồn, phân vi sinh và các sản phẩm phụ khác để tăng giá trị gia tăng của chuỗi sản xuất mía đường.
1. Định hướng phát triển đến năm 2020
- Tổng diện tích mía nguyên liệu: 300.000 ha, trong đó vùng nguyên liệu tập trung là 285.500 ha, tập trung ở các vùng như sau:
+ Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ: 55.000 ha;
+ Vùng Tây Nguyên: 64.700 ha;
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 44.000 ha.
- Chữ đường bình quân: 11-12 CCS;
- Năng suất đường: 7,0 tấn đường/ha.
- Sản lượng đường đạt khoảng 2,0 triệu tấn; trong đó 1,3 triệu tấn đường tinh luyện; 0,7 triệu tấn đường trắng và đường khác.
Không xây dựng thêm nhà máy sản xuất đường mới, chỉ mở rộng công suất các nhà máy hiện có ở vùng còn khả năng phát triển vùng nguyên liệu. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy là 174.000 tấn mía/ngày, phân theo từng vùng như sau:
+ Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ: tổng công suất nhà máy là 35.000 tấn mía/ngày;
+ Vùng Tây Nguyên: tổng công suất nhà máy là 38.400 tấn mía/ngày;
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: tổng công suất nhà máy là 31.500 tấn mía/ngày.
c) Sử dụng phế phụ phẩm
- Sản xuất điện từ bã mía: Dự kiến khối lượng bã mía được sử dụng để sản xuất điện khoảng 5,5 triệu tấn/năm (chiếm 90% lượng bã mía từ sản xuất đường). Sản lượng điện đạt khoảng 1,1 triệu kWh/năm, trong đó điện lên lưới đạt 20-30%. Hình thành cụm công nghiệp mía đường và điện năng đối với các nhà máy có công suất từ 6.000 tấn mía/ngày trở lên.
- Sản xuất phân vi sinh hữu cơ từ bã bùn: Dự kiến khối lượng bã bùn được sử dụng để sản xuất phân vi sinh hữu cơ khoảng 600.000 tấn/năm (chiếm 66% tổng lượng bã bùn từ sản xuất đường), sản xuất được khoảng 350.000 tấn phân vi sinh hữu cơ/năm.
a) Sản xuất mía nguyên liệu
b) Sản xuất đường
c) Sử dụng phế phụ phẩm
Lượng mật rỉ được sử dụng để sản xuất cồn khoảng 330.000 tấn/năm (chiếm khoảng 29% tổng lượng mật rỉ từ sản xuất đường). Tổng sản lượng cồn 100% đạt 80.000 kg/năm, tương ứng 100.000 lít/năm.
(Các chỉ tiêu phát triển sản xuất mía và đường của từng địa phương tại Phụ lục kèm theo).
1. Xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía
- Xây dựng tiêu chí vùng nguyên liệu gắn với lợi thế của từng vùng, tương ứng với việc hình thành các trung tâm chế biến công nghiệp để tạo điều kiện rà soát, xây dựng, phát triển các vùng sản xuất mía nguyên liệu ở các địa phương.
+ Vùng có lợi thế phát triển: Bắc Trung bộ, Tây Nguyên;
+ Vùng ít có lợi thế, nhưng vẫn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của vùng đó và cây mía vẫn có ưu thế nhất định so với cây trồng khác: miền núi phía Bắc, ĐBSCL (vùng nguyên liệu chung của nhiều nhà máy).
b) Nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành mía nguyên liệu:
Hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách để tăng cường năng lực cho các Viện nghiên cứu về giống mía, sản xuất đường. Huy động nguồn lực xã hội (doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế hợp tác) cùng với nguồn lực hỗ trợ của nhà nước (tỷ lệ 70/30) để phát triển giống mía năng suất, chất lượng cao phù hợp với từng vùng nguyên liệu và của từng nhà máy. Các doanh nghiệp sản xuất đường chủ động việc nhân giống, cung cấp cho trồng mới hàng năm đối vùng nguyên liệu mía phục vụ cho nhà máy.
Khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất, chuyển nhượng đất, cho thuê đất, hình thành cánh đồng mía lớn gắn với các hình thức kinh tế hợp tác.
Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng mía, kết hợp cơ giới hóa với thủy lợi hóa. Áp dụng máy móc trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nguyên liệu, đặc biệt là khâu thu hoạch.
a) Tiếp tục rà soát những nhà máy, những vùng không có khả năng đáp ứng nguyên liệu để có thể di chuyển nhà máy đến vùng có lợi thế hơn.
c) Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đa dạng hóa sản phẩm mía đường: cải thiện giá điện sinh khối để các doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả cho sản xuất điện từ bã mía. Cùng với chủ trương của Nhà nước bắt buộc các phương tiện vận tải sử dụng xăng E5, chú trọng nghiên cứu và hỗ trợ sản xuất ethanol làm nhiên liệu sinh học từ mía và mật rỉ.
c) Xây dựng hệ thống dữ liệu, cập nhật thông tin thị trường đường thế giới để chủ động tham gia vào các giao dịch khi có đủ điều kiện.
1. Về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực
- Tuyển chọn, phục tráng giống tốt hiện có, khảo nghiệm kết luận giống mía nhập khẩu phù hợp các vùng sinh thái; đồng thời nghiên cứu phát triển giống mía mới có năng suất, chữ đường cao, nhất là giống mới phù hợp với điều kiện của từng vùng, miền, địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Cơ giới hóa: thực hiện cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch; áp dụng các giải pháp cơ giới hóa tiên tiến nhằm cải tạo đất, chống rửa trôi, giữ độ ẩm của đất, giảm tổn thất sau thu hoạch.
d) Canh tác: thực hiện quy trình canh tác thâm canh theo chiều sâu từ làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch; áp dụng giải pháp trồng xen cây họ đậu, phủ lá giữa hai hàng/luồng mía, bón phân theo dinh dưỡng đất và quy trình thâm canh phù hợp...
e) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản trị, nghiệp vụ kinh doanh cho các doanh nghiệp chế biến đường; hỗ trợ các nhà máy đường trong việc đào tạo, đào tạo lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật trình độ cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất, yêu cầu vận hành các dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.
h) Các doanh nghiệp mía đường chủ động xây dựng các dự án phát triển: giống, thuỷ lợi, tưới, cơ giới hóa, giảm tổn thất sau thu hoạch, khuyến nông, đào tạo nguồn nhân lực để đầu tư.
a) Áp dụng các chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư hiện hành cho các nội dung quy định của Quyết định này thông qua các chính sách về phát triển giống cây trồng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; cơ giới hóa, giảm tổn thất sau thu hoạch, thủy lợi, xây dựng nông thôn mới, đồng phát điện, sản xuất xăng sinh học ethanol.
3. Về tiêu thụ và xúc tiến thương mại
b) Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các nhà máy, công ty mía đường liên kết xây dựng các bạn hàng chiến lược, xây dựng thương hiệu, nhãn mác hàng hóa và tăng cường xúc tiến thương mại mía đường.
4. Về cơ chế, chính sách
b) Khuyến khích Hiệp hội mía đường Việt Nam xây dựng Quỹ phát triển mía đường để hỗ trợ người trồng mía, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mía đường phù hợp cơ chế thị trường, hạn chế và tiến tới không hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước.
- Dự án nghiên cứu, lai tạo các giống mía chịu hạn, chịu mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Dự án nghiên cứu, xây dựng các quy trình kỹ thuật thâm canh phù hợp từng giống mía, phù hợp với từng vùng sinh thái và địa hình đất dốc.
- Dự án nghiên cứu chế tạo máy thu hoạch mía phù hợp với điều kiện sản xuất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Nguồn kinh phí thực hiện: từ ngân sách trung ương, địa phương và huy động nguồn lực xã hội thông qua các chương trình, dự án khoa học - công nghệ và dự án đầu tư.
1. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản
- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án; đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án khi cần thiết.
- Xem xét đề nghị xây dựng và ban hành Nghị định về sản xuất và kinh doanh mía đường.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản triển khai thực hiện Đề án.
Căn cứ vào Đề án này, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh có nhà máy đường rà soát, xây dựng, phê duyệt Đề án phát triển mía đường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện Đề án.
Điều 4. Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng;
- Các Thứ trưởng;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ: KH&ĐT, Công Thương, Tài chính;
- Ngân hàng Nhà nước VN;
- Hiệp hội Mía đường VN;
- Lưu: VT, CBTTNS.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Thanh Nam
CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1369/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | Chỉ tiêu | ĐVT | Thực hiện 2015 | Định hướng phát triển | |
Đến năm 2020 | Đến năm 2030 | ||||
|
|
|
|
| |
1 |
Ha | 231.374 | 285.510 | 299.262 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 154.950 | 174.000 | 230.900 | |
I |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 20.435 | 29.080 | 29.080 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 12.100 | 14.300 | 21.800 | |
1.1 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 2.334 | 3.500 | 3.500 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 1.800 | 1.800 | 1.800 | |
1.2 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 11.635 | 15.500 | 15.500 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 5.800 | 7.000 | 11.000 | |
1.3 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 4.926 | 5.480 | 5.480 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 2.500 | 3.500 | 5.000 | |
1.4 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 1.540 | 4.600 | 4.600 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 2.000 | 2.000 | 4.000 | |
II |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 50.699 | 55.067 | 51.867 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 32.500 | 35.000 | 41.000 | |
II.1 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 27.769 | 25.867 | 25.867 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 19.500 | 19.500 | 23.000 | |
II.2 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 22.930 | 29.200 | 26.000 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 13.000 | 15.500 | 18.000 | |
III |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 56.780 | 66.023 | 69.523 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 37.300 | 37.800 | 55.700 | |
III.1 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 2.585 | 5.200 | 5.200 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 2.200 | 2.200 | 2.500 | |
III.2 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 7.200 | 3.500 | 3.500 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 3.500 | 3.500 | 3.500 | |
III.3 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 25.345 | 25.832 | 28.832 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 12.500 | 18.000 | 25.500 | |
III.4 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 18.700 | 23.991 | 23.991 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 16.400 | 11.200 | 21.000 | |
III.5 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 2.950 | 5.000 | 5.000 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 1.500 | 1.700 | 2.000 | |
III.6 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 0 | 2.500 | 3.000 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 1.200 | 1.200 | 1.200 | |
IV |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 37.103 | 64.775 | 77.775 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 24.800 | 38.400 | 54.900 | |
IV.1 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 1.953 | 3.400 | 3.400 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 1.800 | 1.900 | 1.900 | |
IV.2 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 25.600 | 35.560 | 35.560 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 18.000 | 24.000 | 30.000 | |
IV.3 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 9.550 | 25.815 | 38.815 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 5.000 | 12.500 | 23.000 | |
V |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 23.005 | 26.515 | 24.967 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 19.300 | 17.000 | 18.500 | |
VI |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 18.102 | 18.000 | 18.000 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 14.800 | 12.000 | 12.000 | |
V2 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 4.903 | 8.515 | 6.967 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 4.500 | 5.000 | 6.500 | |
VI |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 43.352 | 44.050 | 46.050 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 28.950 | 31.500 | 39.000 | |
VII |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 23.169 | 10.000 | 12.000 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 12.500 | 11.500 | 17.500 | |
VI2 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 4.100 | 8.300 | 8.300 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 2.800 | 3.500 | 5.000 | |
VI3 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 1.622 | 7.750 | 7.750 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 2.650 | 6.000 | 6.000 | |
VI4 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 901 | 5.500 | 5.500 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 1.000 | 0 | 0 | |
VI5 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 3.200 | 3.000 | 3.000 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 2.000 | 2.500 | 2.500 | |
VI6 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 10.360 | 8.500 | 8.500 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 7.000 | 7.000 | 7.000 | |
VI7 |
|
|
|
| |
1 |
Ha | 0 | 1.000 | 1.000 | |
2 |
Tấn mía/ ngày | 1.000 | 1.000 | 1.000 |
Từ khóa: Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS, Quyết định số 1369/QĐ-BNN-CBTTNS, Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định số 1369/QĐ-BNN-CBTTNS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định 1369 QĐ BNN CBTTNS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1369/QĐ-BNN-CBTTNS
File gốc của Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu | 1369/QĐ-BNN-CBTTNS |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Trần Thanh Nam |
Ngày ban hành | 2018-04-18 |
Ngày hiệu lực | 2018-04-18 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |