CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ, 1990
(Được thông qua tại Hội nghị lần thứ tám về Phòng chống tội phạm và xử lý người phạm tội của Liên Hợp Quốc, họp tại Havana, Cuba, từ ngày 27/8 đến 7/9/1990).
Xét rằng, Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người đã trang trọng ghi nhận nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, quyền giả định vô tội, quyền được một tòa án độc lập và vô tư xét xử công bằng, công khai và mọi bảo đảm cần thiết để mọi người đều có quyền bào chữa khi bị cáo buộc phạm tội hình sự,
Xét rằng, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nhắc lại nghĩa vụ của các quốc gia theo Hiến chương là thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ các quyền và tự do cơ bản của con người trên toàn thế giới,
Xét rằng, Những quy định tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử đối với tù nhân đặc biệt kiến nghị rằng các tù nhân chưa được xét xử phải được bảo đảm giúp đỡ về pháp lý và tiếp xúc riêng với luật sư,
điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị,
Xét rằng, việc bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người mà mọi người đều có quyền được hưởng, dù đó là những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, hoặc dân sự và chính trị, yêu cầu mọi người phải được tiếp cận một cách có hiệu quả các dịch vụ pháp lý do một tổ chức chuyên môn pháp lý độc lập cung cấp,
Những nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư dưới đây, được xây dựng nhằm hỗ trợ các Quốc gia thành viên trong việc thúc đẩy và bảo đảm vai trò đúng đắn của luật sư, cần được các chính phủ tôn trọng và tham khảo trong khuôn khổ pháp luật và thực tiễn quốc gia và cần được thông báo cho luật sư cũng như những người khác như thẩm phán, công tố viên, thành viên của các cơ quan hành pháp, lập pháp và công chúng nói chung. Những nguyên tắc này cũng cần được áp dụng một cách thích hợp đối với những người thực hiện các chức năng của luật sư nhưng chưa được hưởng quy chế chính thức của luật sư.
1. Mọi người đều có quyền yêu cầu sự giúp đỡ của luật sư theo sự lựa chọn của mình nhằm thiết lập và bảo vệ các quyền của mình đó trong mọi giai đoạn của tố tụng hình sự.
3. Các chính phủ cần bảo đảm cung cấp đầy đủ kinh phí và những nguồn lực khác cho các dịch vụ pháp lý dành cho người nghèo và nếu cần thiết cho những người bị thiệt thòi khác. Các hiệp hội chuyên môn của luật sư phải phối hợp trong việc tổ chức cung cấp những dịch vụ, phương tiện và các nguồn lực khác.
NHỮNG BẢO VỆ ĐẶC BIỆT TRONG CÁC VẤN ĐỀ TƯ PHÁP HÌNH SỰ
6. Bất cứ ai trong hoàn cảnh trên mà không có luật sư riêng, thì trong mọi trường hợp công lý đòi hỏi như vậy, đều có quyền có một luật sư có kinh nghiệm và năng lực phù hợp với tính chất của tội phạm đã quy kết cho họ để hỗ trợ pháp lý một cách hiệu quả, và miễn phí nếu họ không có đủ khả năng chi trả những dịch vụ như vậy.
8. Tất cả những người bị bắt, giam hay cầm tù phải được tạo ra các cơ hội, thời gian và phương tiện đầy đủ để luật sư đến thăm, và được trao đổi hay tư vấn hoàn toàn riêng với luật sư không chậm trễ, không bị theo dõi hay kiểm duyệt. Những cuộc tiếp xúc hay tư vấn như vậy, có thể được tiến hành trong tầm nhìn, nhưng không trong tầm nghe của các nhân viên thi hành luật pháp.
9. Các chính phủ, những hiệp hội chuyên môn của luật sư và các cơ sở giáo dục phải bảo đảm rằng luật sư được giáo dục và đào tạo thích hợp, có ý thức về lý tưởng và nhiệm vụ mang tính đạo đức của người luật sư, về các quyền con người và những quyền tự do cơ bản được pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế công nhận.
11. Ở những quốc gia có các nhóm, cộng đồng hay khu vực mà dịch vụ pháp lý không đáp ứng được nhu cầu của họ, đặc biệt ở những nơi mà các nhóm như vậy có nền tảng văn hóa, truyền thống hay ngôn ngữ khác biệt hay đã là nạn nhân của nạn phân biệt đối xử trước đây, thì các chính phủ, những hiệp hội chuyên môn của luật sư và các cơ sở giáo dục cần có các biện pháp đặc biệt để tạo cơ hội cho các ứng cử viên của những nhóm này tham gia vào nghề luật và cần đảm bảo rằng họ được đào tạo phù hợp với những nhu cầu của nhóm họ.
12. Với tư cách là thành tố quan trọng trong thực hành tư pháp, luật sư phải luôn luôn gìn giữ danh dự và phẩm giá trong nghề nghiệp của họ.
a. Tư vấn cho khách hàng về những quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ, về cơ chế làm việc của hệ thống pháp luật trong chừng mực có liên quan đến quyền và trách nhiệm pháp lý của khách hàng;
c. Giúp đỡ khách hàng trước tòa án hay các cơ quan hành chính khi thích hợp.
15. Luật sư phải luôn tôn trọng một cách trung thành quyền lợi khách hàng của mình.
16. Các chính phủ phải bảo đảm rằng luật sư:
b. Có thể đi lại, tiếp xúc, tư vấn với khách hàng một cách tự do cả trong nước và ngoài nước;
17. Khi an ninh của luật sư bị đe dọa do thực hiện các chức năng của họ, họ phải được các cơ quan chức năng bảo vệ một cách đầy đủ.
19. Mọi tòa án hay cơ quan hành chính mà ở đó quyền có luật sư bào chữa đã được công nhận đều không được phép phủ nhận quyền của luật sư được xuất hiện trước tòa hay cơ quan hành chính để bảo vệ khách hàng của mình, trừ khi luật sư đó không đủ tiêu chuẩn theo pháp luật và thực tiễn quốc gia và căn cứ vào những nguyên tắc này.
21. Nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền chính là bảo đảm tạo điều kiện cho luật sư được tiếp cận những thông tin, hồ sơ và tài liệu thích hợp mà họ sở hữu hay có quyền kiểm soát trong khoảng thời gian đủ để luật sư có thể hỗ trợ khách hàng về pháp lý một cách có hiệu quả. Luật sư phải được tạo điều kiện tiếp cận như vậy vào thời điểm thuận lợi nhất.
QUYỀN TỰ DO BIỂU ĐẠT VÀ GIAO KẾT
HIỆP HỘI CHUYÊN MÔN CỦA LUẬT SƯ
25. Những hiệp hội chuyên môn của luật sư phải hợp tác với chính phủ để đảm bảo rằng, mọi người đều được tiếp cận các dịch vụ pháp lý một cách bình đẳng và có hiệu quả, và rằng luật sư có thể bào chữa và hỗ trợ khách hàng theo đúng pháp luật và những tiêu chuẩn, đạo đức nghề nghiệp đã được công nhận mà không có sự can thiệp trái phép.
26. Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư phải được quy định bởi pháp luật bởi những người trong ngành luật thông qua những cơ quan thích hợp, theo đúng pháp luật và thực tiễn quốc gia, các tiêu chuẩn và quy phạm quốc tế đã được công nhận.
28. Những thủ tục kỷ luật đối với luật sư phải được đưa ra trước một hội đồng kỷ luật khách quan do những người trong ngành pháp luật thành lập, hoặc trước một cơ quan chức năng độc lập được thành lập theo pháp luật, hay trước một tòa án và có thể được xem xét lại về pháp luật một cách độc lập.
File gốc của Nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư, 1990 đang được cập nhật.
Nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư, 1990
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Liên hợp quốc |
Số hiệu | Khongso |
Loại văn bản | Điều ước quốc tế |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 1990-09-07 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |