CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/2021/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2021 |
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
1. Nghị định này quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
4. Tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
1. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam chỉ được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Điều 30 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Doanh thu của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam bao gồm:
b) Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin; doanh thu từ dịch vụ hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán; doanh thu dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;
2. Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý doanh thu và thu nhập khác theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Doanh thu của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:
b) Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin; doanh thu dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;
2. Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế đối với một số khoản chi phí đặc thù sau đây:
b) Chi phí chuyển lại cho công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam khoản thu từ hoạt động giao dịch chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch chứng khoán.
1. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước.
a) Chính sách quản lý của Nhà nước làm ảnh hưởng đến tình hình niêm yết, giao dịch chứng khoán và tình hình đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán;
c) Đối với Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ thay đổi do biến động các yếu tố: khối lượng chứng khoán lưu ký thực hiện trong năm; giá trị chứng khoán đăng ký (lần đầu) thực hiện trong năm và số lần đăng ký chứng khoán bổ sung; giá trị thanh toán gốc, lãi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương; số lần thực hiện quyền và số lượng cổ đông tương ứng với mỗi lần thực hiện quyền; số lần và giá trị chuyển khoản chứng khoán; giá trị chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch chứng khoán; số lượng thành viên lưu ký, thành viên bù trừ; số lượng hợp đồng và giá trị vay và cho vay chứng khoán, số dư vị thế cuối ngày; số dư tài sản ký quỹ cuối ngày, giá trị giao dịch chứng khoán thế vị và khối lượng chứng khoán phái sinh thế vị; số lượng giao dịch sửa lỗi, số lượng giao dịch lùi thời hạn thanh toán, số lượng giao dịch chuyển sang thanh toán bằng tiền.
1. Căn cứ quy định tại Nghị định này, quy định của pháp luật về quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành Quy chế quản lý tài chính và Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con.
a) Vốn điều lệ, huy động vốn và đầu tư vốn ra bên ngoài;
c) Doanh thu của công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam bao gồm: doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ (doanh thu từ hoạt động niêm yết, doanh thu từ hoạt động giao dịch chứng khoán, doanh thu từ hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh, doanh thu từ hoạt động đấu thầu trái phiếu, doanh thu từ hoạt động đấu giá chứng khoán, doanh thu từ hoạt động chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch và doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ khác); doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ (doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin, doanh thu từ dịch vụ hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán và doanh thu từ dịch vụ khác); doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính đối với lãi tiền gửi phát sinh liên quan đến hoạt động đấu giá chứng khoán;
đ) Phân phối lợi nhuận sau thuế và trích lập các quỹ;
3. Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con bao gồm các nội dung sau:
b) Phương thức đánh giá hiệu quả và kết quả xếp loại doanh nghiệp;
d) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN
1. Tuân thủ quy định về cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Nghị định này, các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
3. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm ban hành Quy chế quản lý tài chính và Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con căn cứ quy định tại Nghị định này.
1. Thực hiện quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Nghị định này và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 06 tháng 8 năm 2021.
Điều 1, 2, 13, 15, 16, 17 của Nghị định số 122/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số; Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
3. Đối với số dư của Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ và số dư của Quỹ phòng ngừa rủi ro thanh toán chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
khoản 15 Điều 310 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; | TM. CHÍNH PHỦ |
File gốc của Nghị định 59/2021/NĐ-CP quy định về nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam đang được cập nhật.
Nghị định 59/2021/NĐ-CP quy định về nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 59/2021/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành | 2021-06-18 |
Ngày hiệu lực | 2021-08-06 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |