CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/1998/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 1998 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1990;
Căn cứ Luật công ty ngày 21 tháng 12 năm 1990 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật công ty ngày 22 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 21 tháng 12 năm 1990 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 22 tháng 6 năm 1994;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
NGHỊ ĐỊNH:
1- Tuyến hàng hải nội địa là tuyến hàng hải từ một cảng biển hoặc một cảng đường thủy nội địa Việt Nam đến một cảng biển khác của Việt Nam hoặc ngược lại.
2- Tuyến hàng hải quốc tế là tuyến hàng hải từ cảng biển Việt Nam đến cảng biển của nước ngoài và được phân định cụ thể như sau:
a) Tuyến hàng hải quốc tế ven biển là tuyến hàng hải từ cảng biển Việt Nam đến cảng biển thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc hoặc đến cảng biển của Cam-pu-chia.
b) Tuyến hàng hải quốc tế gần là tuyến hàng hải từ cảng biển Việt Nam đến cảng biển các nước Đông Nam á, Đông Bắc á, ngoài các cảng biển quy định tại điểm 2.a, khoản 2 Điều này.
c) Tuyến hàng hải quốc tế viễn dương là tuyến hàng hải từ cảng biển Việt Nam đến cảng biển của tất cả các nước trên thế giới, ngoài các cảng biển quy định tại điểm 2.a và 2.b, khoản 2 Điều này.
1- Có đủ các điều kiện theo quy định của Luật Công ty hoặc Luật Doanh nghiệp tư nhân;
2- Có số vốn pháp định ít nhất là 2 (hai) tỷ đồng Việt Nam;
4- Kế toán trưởng phải bảo đảm các điều kiện nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của Bộ Tài chính;
5- Được ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nơi công ty, doanh nghiệp có trụ sở chính có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải chấp thuận việc cấp phép kinh doanh vận tải biển.
1- Có đủ các điều kiện theo quy định của Luật công ty hoặc Luật Doanh nghiệp tư nhân;
2- Có số vốn pháp định ít nhất là 5 tỷ đồng Việt Nam đối với tuyến hàng hải quốc tế ven biển, 10 tỷ đồng Việt Nam đối với tuyến hàng hải quốc tế gần và 15 tỷ đồng Việt Nam đối với tuyến hàng hải quốc tế viễn dương;
5- Được ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi công ty, doanh nghiệp có trụ sở chính có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải chấp thuận việc cấp phép kinh doanh vận tải biển.
Điều 8. Việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển được thực hiện theo trình tự sau:
1- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ của đương sự xin kinh doanh vận tải biển theo quy định của pháp luật;
2- Trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải kèm theo hồ sơ của đương sự;
3- Hồ sơ phải có đủ bản sao các văn bằng, chứng chỉ quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này;
4- Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hay không chấp thuận cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập doanh nghiệp. Nếu không chấp thuận thì phải nêu rõ lý do;
5- Sau khi nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải, ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp phép thành lập công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân. Công ty, doanh nghiệp tư nhân tiến hành các thủ tục pháp lý tiếp theo theo quy định của pháp luật.
1- Chủ tàu là doanh nghiệp được phép kinh doanh vận tải biển theo quy định của Nghị định này;
2- Tàu biển có đủ điều kiện an toàn kỹ thuật để hoạt động trên các tuyến hàng hải và đã được cơ quan Đăng kiểm Việt Nam hoặc các cơ quan đăng kiểm được cơ quan Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền cấp các giấy chứng nhận phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
3- Tàu biển có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu;
4- Thuyền bộ của tàu phải được bố trí đủ định biên và đúng chức danh theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Điều 11. Việc cấp "Giấy phép hoạt động hàng hải" cho tàu biển tư nhân được thực hiện như sau:
1- Công ty, doanh nghiệp gửi Cục Hàng hải Việt Nam hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau (bản sao hợp pháp theo quy định của pháp luật):
a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty, doanh nghiệp;
b) Các giấy tờ có liên quan về đăng kiểm, thuyền viên, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
2- Tàu biển tư nhân có "Giấy phép hoạt động hàng hải" trên tuyến hàng hải quốc tế gần được phép hoạt động vận tải trên tuyến hàng hải quốc tế gần, tuyến hàng hải quốc tế ven biển và tuyến hàng hải nội địa;
3- Tàu biển tư nhân có "Giấy phép hoạt động hàng hải" trên tuyến hàng hải quốc tế viễn dương thì được phép hoạt động vận tải trên tất cả các tuyến hàng hải.
Điều 17. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
File gốc của Nghị định 40/1998/NĐ-CP về kinh doanh vận tải biển của công ty, doanh nghiệp tư nhân đang được cập nhật.
Nghị định 40/1998/NĐ-CP về kinh doanh vận tải biển của công ty, doanh nghiệp tư nhân
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 40/1998/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành | 1998-06-10 |
Ngày hiệu lực | 1998-06-25 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Đã hủy |