BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 253/1998/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 1998 |
Ngày 10 tháng 6 năm 1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/1998/NĐ-CP về kinh doanh vận tải biển của Công ty, Doanh nghiệp tư nhân;
Căn cứ Điều 17 của Nghị định, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:
I. CẤP PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BIỂN:
1. Đối với công ty, doanh nghiệp xin thành lập mới:
a. Căn cứ điều kiện kinh doanh vận tải biển trên các tuyến hàng hải nội địa hoặc trên các tuyến hàng hải quốc tế quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Nghị định số 40/1998/NĐ-CP của Chính phủ (sau đây gọi chung là Nghị định), tổ chức, cá nhân thành lập công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vận tải biển phải lập hồ sơ và gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị cho phép kinh doanh vận tải biển. Hồ sơ bao gồm:
- Một bộ hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Công ty hoặc Luật Doanh nghiệp tư nhân. Trong đó có phương án kinh doanh và điều lệ (đối với công ty) hoặc phương án kinh doanh (đối với doanh nghiệp tư nhân).
- Văn bản của UBND cấp tỉnh gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị chấp thuận cấp phép kinh doanh vận tải biển;
- Biên bản góp vốn đã được Hội đồng thành viên công ty thông qua, trong đó ghi rõ vốn góp bằng tiền, vốn góp bằng giá trị tài sản (đối với công ty) hoặc Giấy chứng nhận của Ngân hàng về số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng của chủ doanh nghiệp và biên bản của Hội đồng định giá tài sản đầu tư ban đầu bằng hiện vật của chủ doanh nghiệp có xác nhận của công chứng nhà nước (đối với doanh nghiệp tư nhân). Số vốn này không được thấp hơn vốn pháp định quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 của Nghị định;
- Giấy tờ chứng thực về trụ sở giao dịch của công ty, doanh nghiệp tư nhân;
- Bản sao chứng chỉ chuyên môn và ngoại ngữ của người quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh và Kế toán trưởng có xác nhận của Cơ quan hành chính Nhà nước hoặc công chứng nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Sơ yếu lý lịch của người quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh có xác nhận của chính quyền địa phương.
b. Thủ tục và trình tự chấp thuận cho phép kinh doanh, cấp Giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh vận tải biển cho công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị định.
a. Căn cứ điều kiện kinh doanh vận tải biển tuyến hàng hải quốc tế quy định tại Điều 6 và Điều 10 của Nghị định, công ty, doanh nghiệp tư nhân đã được phép kinh doanh vận tải biển tuyến nội địa lập hồ sơ gửi UBND cấp tỉnh nơi có trụ sở chính, để UBND cấp tỉnh xem xét và có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải cho phép.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản của UBND cấp tỉnh gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị chấp thuận bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải biển tuyến hàng hải quốc tế;
- Bản sao hợp lệ Giấy phép thành lập công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có xác nhận của Cơ quan có thẩm quyền;
- Đơn xin bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải biển tuyến hàng hải quốc tế kèm theo phương án kinh doanh và điều lệ công ty sửa đổi (đối với công ty) hoặc phương án kinh doanh (đối với doanh nghiệp tư nhân).
- Biên bản góp vốn đã được Hội đồng thành viên công ty thông qua, trong đó ghi rõ vốn góp bằng tiền, vốn góp bằng giá trị tài sản (đối với công ty) hoặc Giấy chứng nhận của Ngân hàng về số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng của chủ doanh nghiệp và Biên bản của Hội đồng định giá tài sản đầu tư ban đầu bằng hiện vật của chủ doanh nghiệp có xác nhận của công chứng nhà nước (đối với doanh nghiệp tư nhân). Số vốn này không được thấp hơn vốn pháp định quy định tại Điều 6 của Nghị định;
- Giấy tờ chứng thực về trụ sở giao dịch của công ty, doanh nghiệp tư nhân;
- Bản sao chứng chỉ chuyên môn và ngoại ngữ của người quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh và Kế toán trưởng có xác nhận của Cơ quan hành chính nhà nước hoặc Công chứng Nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Sơ yếu lý lịch của người quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh có xác nhận của chính quyền địa phương;
- Văn bản của Cơ quan tài chính có thẩm quyền xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước trong năm tài chính trước đó của công ty, doanh nghiệp tư nhân.
b. Trình tự chấp thuận bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải biển tuyến hàng hải quốc tế cho công ty, doanh nghiệp tư nhân thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị định.
3. Về trình độ nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Nghị định:
a. Trình độ nghiệp vụ chuyên môn của người quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh là:
Tốt nghiệp trung học chuyên ngành hàng hải trở lên và có thâm niên công tác trong ngành vận tải biển từ 3 năm trở lên đối với kinh doanh vận tải trên các tuyến hàng hải nội địa. 5 năm trở lên đối với tuyến hàng hải quốc tế ven biển;
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành hàng hải trở lên và có thâm niên công tác trong ngành vận tải biển từ 5 năm trở lên đối với tuyến hàng hải quốc tế gần và tuyến hàng hải quốc tế viễn dương.
b. Trình độ tiếng Anh cần thiết cho hoạt động kinh doanh vận tải biển trên các tuyến hàng hải quốc tế là trình độ tiếng Anh bằng B trở lên để giao dịch bình thường và xử lý được bằng tiếng Anh đối với các văn bản thông dụng trong hoạt động kinh doanh vận tải, như: Vận đơn, chứng từ, thư, điện tín v.v... đối với tuyến hàng hải quốc tế ven biển và bằng C trở lên đối với tuyến hàng hải quốc tế gần và tuyến hàng hải quốc tế viễn dương.
II. CẤP "GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI":
1. Tất cả các tầu biển tư nhân theo quy định tại Điều 2 của Nghị định (sau đây gọi chung là tầu biển) muốn hoạt động vận tải trên các tuyến hàng hải đều phải được cấp "Giấy phép hoạt động hàng hải" theo mẫu kèm theo Thông tư này.
Tàu biển do công ty, doanh nghiệp tư nhân thuê để kinh doanh, khai thác phù hợp với đăng ký kinh doanh và tàu đã đăng ký trong "Sổ đăng ký tàu biển quốc gia" cũng được áp dụng như tàu biển thuộc sở hữu công ty, doanh nghiệp tư nhân.
2. "Giấy phép hoạt động hàng hải" của tàu được cấp trên cơ sở các điều kiện về an toàn kỹ thuật, cấp tàu, thuyền bộ, bảo hiểm và chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ tàu theo quy định tại Điều 10 của Nghị định.
3. "Giấy phép hoạt động hàng hải" không thay thế cho các loại giấy chứng nhận về tình trạng kỹ thuật và phân cấp tàu do cơ quan đăng kiểm Việt Nam hoặc các cơ quan đăng kiểm được cơ quan đăng kiểm Việt Nam uỷ quyền (sau đây gọi chung là cơ quan đăng kiểm) kiểm tra và cấp cho tàu.
4. "Giấy phép hoạt động hàng hải" chỉ cấp cho tàu biển của các công ty, doanh nghiệp tư nhân đã có nhiệm vụ chức năng kinh doanh vận tải biển trên các tuyến hàng hải để hoạt động theo quy định tại Điều 4 của Nghị định, được quy định cụ thể như sau:
Tuyến hàng hải nội địa đối với các tàu biển được cơ quan đăng kiểm kiểm tra, phân cấp và cấp các giấy chứng nhận có dấu hiệu hạn chế vùng hoạt động III trở lên (có thể có thêm khoảng cách hạn chế được ghi rõ trong dấu ngoặc đơn phía sau dấu hiệu hạn chế vùng hoạt động).
Tuyến hàng hải quốc tế vên biển đối với các tàu biển được cơ quan đăng kiểm kiểm tra, phân cấp và cấp các giấy chứng nhận có dấu hiệu hạn chế vùng hoạt động II trở lên hoặc tầu có dấu hiệu hạn chế vùng hoạt động III có ghi tuyến hàng hải cụ thể phù hợp với cấp tàu.
Tuyến hàng hải quốc tế gần đối với các tàu biển được cơ quan đăng kiểm kiểm tra, phân cấp và cấp các giấy chứng nhận có dấu hiệu hạn chế vùng hoạt động I trở lên.
Tuyến hàng hải quốc tế viễn dương đối với các tàu biển được cơ quan đăng kiểm kiểm tra, phân cấp và cấp các giấy chứng nhận hoạt động ở vùng biển không hạn chế.
5. Thời hạn của "Giấy phép hoạt động hàng hải":
Thời hạn của "Giấy phép hoạt động hàng hải" được cấp cho mỗi tàu phải phù hợp với quy định tại Điều 10 của Nghị định nhưng tối đa không được vượt quá thời hạn ghi trong "Giấy chứng nhận khả năng đi biển" của tài đó do cơ quan đăng kiểm cấp.
6. Thủ tục cấp "Giấy phép hoạt động hàng hải" cho tàu biển thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị định.
7. Cục Hàng hải Việt Nam cấp "Giấy phép hoạt động hàng hải" cho tàu biển. Trong trường hợp cần thiết, Cục Hàng hải Việt Nam có thể uỷ quyền cho Cơ quan quản lý cấp dưới thực hiện, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về việc cấp đó.
1. Mọi công ty, doanh nghiệp tư nhân và tàu biển tư nhân đang kinh doanh vận tải biển từ trước ngày 25/6/1998 đều phải xin cấp phép kinh doanh vận tải biển theo quy định của Nghị định.
Thời hạn để xin cấp phép kinh doanh vận tải biển theo quy định tại Điều 17 của Nghị định là 365 ngày, kể từ ngày 25/6/1998.
Sau ngày 25/6/1999, nếu các công ty, doanh nghiệp tư nhân và tàu biển nói tại phần này không làm lại thủ tục theo quy định của Nghị định thì sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
2. Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh vận tải biển cho các công ty, doanh nghiệp tư nhân nói tại phần này bao gồm các giấy tờ như quy định tại Mục 2 Phần I của Thông tư.
3. Thủ tục xin cấp phép kinh doanh vận tải biển cho các công ty, doanh nghiệp tư nhân:
- UBND cấp tỉnh gửi công văn và hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải đề nghị chấp thuận cấp phép kinh doanh vận tải biển cho công ty, doanh nghiệp tư nhân;
- UBND cấp tỉnh căn cứ văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cấp phép kinh doanh vận tải biển cho công ty, doanh nghiệp tư nhân để giữ nguyên hoặc bổ sung hoặc huỷ Giấy phép thành lập công ty, doanh nghiệp tư nhân.
4. Về việc cấp "Giấy phép hoạt động hàng hải" cho tàu biển:
a. Cục Hàng hải Việt Nam căn cứ vào các giấy tờ quy định tại Phần II của Thông tư để cấp "Giấy phép hoạt động hàng hải" cho tàu biển.
b. Trong trường hợp UBND cấp tỉnh giữ nguyên Giấy phép thành lập công ty, doanh nghiệp tư nhân, thì Cục Hàng hải Việt Nam căn cứ các giấy tờ quy định tại Phần II của Thông tư và văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải cho phép công ty, doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vận tải biển, để cấp "Giấy phép hoạt động hàng hải" cho tàu biển.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
2. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Vụ chức năng tham mưu, thủ trưởng các Cục quản lý chuyên ngành, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
| Đào Đình Bình (Đã ký) |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI TUYẾN............ (GHI THEO ĐIỀU 4 CỦA NĐ)
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG HẢI
Căn cứ Nghị định số 40/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ về kinh doanh vận tải biển của công ty, doanh nghiệp tư nhân;
Căn cứ Thông tư số 253/1998/TT-BGTVT ngày 15 tháng 8 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Giấy phép thành lập công ty, doanh nghiệp tư nhân số...... ngày... tháng... năm... của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố..........; Căn cứ Giấy CNĐKKD số........... ngày... tháng... năm...........;
QUYẾT ĐỊNH
Cho phép tàu:................. Hô hiệu:..........................
Chiều dài:....... (m), Chiều rộng....... (m), Mớn nước...... (m),
Tổng dung tích:........ (GRT), Công suất máy chính:........ (CV)
Của..............................................................
Trụ sở giao dịch:................................................
Tel:............................... Fax:.........................
Được phép hoạt động trên tuyến:..................................
Mục đích hoạt động: Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng đường biển
Giấy phép này có giá trị từ ngày............ đến ngày............
........, ngày... tháng.... năm........
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Số:.......... /GP-CHHVN
File gốc của Thông tư 253/1998/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 40/1998/NĐ-CP-1998 về kinh doanh vận tải biển của công ty, doanh nghiệp tư nhân do Bộ Giao thông vận tải ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 253/1998/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 40/1998/NĐ-CP-1998 về kinh doanh vận tải biển của công ty, doanh nghiệp tư nhân do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Số hiệu | 253/1998/TT-BGTVT |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Đào Đình Bình |
Ngày ban hành | 1998-08-15 |
Ngày hiệu lực | 1998-08-30 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Đã hủy |