Skip to content
  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • English
Dữ Liệu Pháp LuậtDữ Liệu Pháp Luật
    • Văn bản mới
    • Chính sách mới
    • Tin văn bản
    • Kiến thức luật
    • Biểu mẫu
  • -
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Lĩnh vực khác » Nghị định 195-CP
  • Nội dung
  • Bản gốc
  • VB liên quan
  • Tải xuống

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 195-CP

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1964

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 195-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1964 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG TRONG CÁC XÍ NGHIỆP CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Để tăng cường ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động trong sản xuất và công tác của công nhân, viên chức nhà nước nhằm nâng cao tinh thần làm chủ nhà nước do đó mà đẩy mạnh sản xuất và công tác phát triển không ngừng;
Theo đề nghị của bộ trưởng Bộ Lao động;
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 3 tháng 1 năm 1964.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Nghị định này, bản Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan nhà nước.

Điều 2: Các ông bộ trưởng các bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, các uỷ ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Lê Thanh Nghị

(Đã ký)

 

ĐIỀU LỆ

VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG TRONG CÁC XÍ NGHIỆP CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Từ sau ngày hoà bình lập lại, công nhân, viên chức nhà nước đã có nhiều cố gắng trong sản xuất, trong công tác góp phần tích cực vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế. Ở các xí nghiệp, cơ quan, việc giáo dục công nhân, viên chức thực hiện kỷluật lao động đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, ở nhiều xí nghiệp, cơ quan, do việc giáo dục chưa sâu, mặt khác cũng do Nhà nước chưa có quy định cụ thể về kỷ luật lao động nên việc chấp hành kỷ luật lao động còn tuỳ tiện và có phần lỏng lẻo. Những hiện tượng đi muộn về sớm, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu tôn trọng chế độ công tác hoặc lãng phí thời giờ, nguyên liệu ... còn thường xảy ra. Việc xử lý các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động cũng chưa đúng mức, có nơi nặng về xử lý, nhưng cũng có nơi buông trôi hoặc xử lý quá nhẹ, nên chưa đề cao được kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan nhà nước.

Ngày nay, ở miền Bắc, nhân dân ta đang ra sức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp vĩ đại đó đòi hỏi mỗi một công nhân, viên chức phải thấm nhuần kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy nhiệt tình lao động trong sản xuất, công tác để hoàn thành tốt kế hoạch nhà nước.

Điều lệ này quy định cụ thể kỷ luật lao động ở các xí nghiệp cơ quan nhà nước; mọi công nhân, viên chức nhà nước phải nghiêm chỉnh chấp hành, không được vi phạm. Các thủ trưởng các xí nghiệp, cơ quan cần lấy điều lệ này làm cơ sở để giáo dục công nhân, viên chức thuộc quyền mình.

Chương 1:

NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Điều 1: Kỷ luật lao động biểu hiện một cách tập trung trình độ giác ngộ về chính trị, ý thức tổ chức và tinh thần làm chủ đất nước của công nhân viên chức trong các xí nghiệp, cơ quan nhà nước.

Kỷ luật lao động của ta là kỷ luật tự giác, biện pháp để chấp hành kỷ luật chủ yếu là giáo dục mọi người nghiêm chỉnh và tự giác tuân theo những điều kỷ luật đã quy định, nhưng cũng xử lýmột cách nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm kỷ luật lao động để giáo dục người phạm lỗi mau chóng sửa chữa sai lầm, khuyết điểm.

Việc đề cao kỷluật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan là nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân, viên chức nhà nước để bảo đảm việc thực hiện tốt kế hoạch nhà nước.

Mỗi công nhân, viên chức nhà nước có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động và phải đấu tranh với các hiện tượng vi phạm kỷ luật lao động hàng ngày xảy ra trong xí nghiệp, cơ quan mình.

Điều 2: Nội dung kỷ luật lao động gồm 5 điều sau đây:

1. Thực hiện đúng định mức lao động, hoàn thành kế hoạch sản xuất, chương trình công tác với chất lượng tốt nhất.

2. Nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và chế độ trách nhiệm được quy định trong sản xuất và công tác; tôn trọng các quy phạm, quy trình về công nghệ, về kỹ thuật và an toàn lao động.

3. Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy xí nghiệp, cơ quan; sử dụng đầy đủ và hợp lý thì giờ làm việc của nhà nước quy định.

4. Bảo vệ của công, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí nguyên liệu, vật liệu, thời gian; đề cao cảnh giác cách mạng, giữ gìn bí mật nhà nước.

5. Giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi làm việc.

Điều 3: Tất cả công nhân, viên chức trong các xí nghiệp cơ quan nhà nước có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành 5 điều kỷ luật lao động trên đây.

Các cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo phải gương mẫu trong việc tôn trọng các điều kỷ luật lao động, và phải thường xuyên hoàn thiện những nội quy, quy trình sản xuất, công tác để làm cơ sở cho công nhân, viên chức có liên quan thực hiện.

Chương 2:

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Điều 4: Để đảm bảo cho kỷ luật lao động được chấp hành chặt chẽ, giám đốc xí nghiệp, thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm thường xuyên giáo dục ý thức tôn trọng kỷ luật lao động cho công nhân viên chức trong đơn vị mình.

Công nhân, viên chức nào có nhiều thành tích trong việc chấp hành kỷluật lao động sẽ được khen thưởng theo chế độ khen thưởng chung.

Điều 5: Công nhân, viên chức nào phạm khuyết điểm trong việc chấp hành kỷ luật lao động thì tuỳ theo mức độ sai lầm nặng hay nhẹ mà phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

1- Khiển trách

2- Cảnh cáo

3- Hạ tầng công tác, hạ cấp bậc kỹ thuật, chuyển đi làm việc khác.

4- Buộc thôi việc.

Điều 6: Buộc thôi việc là hình thức kỷ luật chỉ thi hành đối với những người phạm kỷ luật thật nghiêm trọng, đã gây tổn hại lớn cho nhà nước.

Người bị kỷ luật buộc thôi việc khôngđược hưởng trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, trong trường hợp đương sự có một quá trình cống hiến hoặc có nhiều khó khăn về đời sống thì xí nghiệp, cơ quan có thể xét giúp đỡ một khoản tiền; số tiền này nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào thời gian công tác hoặc hoàn cảnh khó khăn của đương sự nhưng nhiều nhất khôngđược quá hai tháng lương kể cả các khoản phụ cấp và trợ cấp thường xuyên, nếu có.

Điều 7: Những người vì thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vi phạm kỷluật lao động mà gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước thì phải bồi thường sự thiệt hại đó cho công quỹ. Việc bồi thường này nhằm bù lại những thiệt hại về tài sản của nhà nước, nhưng có chiếu cố đến tình hình đời sống của công nhân, viên chức (chế độ bồi thường này sẽ do một văn bản của Chính phủ quy định riêng).

Điều 8: Những người phạm kỷ luật lao động do cố ý hoặc vì thiếu tinh thần trách nhiệm mà làm thiệt hại lớn đến tài sản, đến kế hoạch nhà nước, đến sức khoẻ và sinh mệnh của người khác, thì ngoài việc bị xử lý theo các hình thức kỷ luật nói ở Điều 5, 6, 7 trên đây, còn có thể bị truy tố trước toà án.

Chương 3:

THỦ TỤC THI HÀNH KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Điều 9: ở mỗi xí nghiệp, cơ quan việc xét để đề nghị xử lý công nhân, viên chức phạm kỷ luật lao động do hội đồng kỷ luật của xí nghiệp, cơ quan phụ trách. Thành phần hội đồng kỷ luật gồm:

- Giám đốc xí nghiệp hay thủ trưởng cơ quan chủ trì.

- Một đại diện của ban chấp hành công đoàn cơ sở.

- Một đại biểu công nhân hay viên chức (do công nhân hay viên chức tại bộ phận làm việc của đương sự đề cử).

Thủ tục làm việc của hội đồng kỷ luật này do liên bộ Bộ Lao động và Bộ Nội vụ quy định.

Điều 10: Giám đốc xí nghiệp, thủ trưởng cơ quan có quyền quyết định thi hành kỷ luật công nhân, viên chức trong xí nghiệp, cơ quan mình theo đúng chế độ phân cấp quản lý công nhân, viên chức của Nhà nước sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội đồng kỷ luật xí nghiệp, cơ quan.

Đối với các ngành hành chính, sự nghiệp, việc hạ tầng công tác, buộc thôi việc, phải do cấp quản lý trên một cấp xét duyệt hoặc quyết định.

Khi quyết định kỷ luật công nhân, viên chức, thủ trưởng xí nghiệp, cơ quan phải báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên và Uỷ ban hành chính địa phương biết.

Điều 11: Nếu công nhân, viên chức Nhà nước bị thi hành kỷ luật, xét thấy việc xử lý chưa thoả đáng thì được quyền yêu cầu cấp có thẩm quyền xét lại. Các cấp có thẩm quyền khi nhận được đơn khiếu nại phải giải quyết đơn và trả lời đương sự.

Điều 12: Công nhân, viên chức bị kỷ luật (trừ trường hợp bị buộc thôi việc), nếu biết sửa chữa sai lầm và có tiến bộ thật sự thì được xét để xoá bỏ kỷ luật.

Thời gian được xét để xoá bỏ kỷ luật quy định là một năm.

Công nhân, viên chức bị hạ tầng công tác, hạ cấp bậc kỹ thuật chuyển làm việc khác, sau khi được xoá bỏ kỷ luật, thì tuỳ theo năng lực, tuỳ theo yêu cầu công việc của xí nghiệp, cơ quan mà có thể được cho trở lại làm việc cũ hoặc làm công tác tương đương với cương vị cũ.

Việc xoá bỏ kỷ luật do cấp có thẩm quyền xử lý công nhân, viên chức quyết định.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13: Điều lệ này thi hành đối với tất cả công nhân, viên chức làm việc lâu dài và tạm thời trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước ở cả hai khu vực sản xuất và không sản xuất, và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Điều 14: Thủ trưởng từng ngành ở trung ương căn cứ vào các quy định của điều lệ này mà cùng với Bộ Lao động (nếu là ngành thuộc khu vực sản xuất) và Bộ nội vụ (nếu là ngành thuộc khu vực không sản xuất) ban hành những nội quy thích hợp để dùng trong ngành.

Điều 15: Những quy định trước đây trái với điều lệ này đều bãi bỏ.

Điều 16: Các ông Bộ trưởng Bộ Lao động, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm ban hành mẫu nội quy về kỷ luật lao động ở xí nghiệp, cơ quan, quy định chi tiết và hướng dẫn việc thi hành điều lệ này.

Điều 17: Để bảo đảm thực hiện tốt điều lệ kỷ luật lao động này, Hội đồng Chính phủ yêu cầu Tổng công đoàn Việt Nam có kế hoạch tổ chức, giáo dục công nhân, viên chức Nhà nước chấp hành kỷ luật lao động một cách tự giác và nghiêm minh.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Mục II và Khoản 2 Mục III Thông tư liên tịch 13-TT/LB năm 1966 (VB hết hiệu lực: 11/04/1999)

Thông tư liên tịch 13-TT/LB năm 1966 giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước do Bộ Lao động- Bộ Nội vụ ban hành


Ngày 31 tháng 12 năm 1964, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 195-CP ban hành điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước.
Nay liên bộ Lao động - Nội vụ, sau khi đã thống nhất ý kiến với Tổng công đoàn Việt Nam, ra Thông tư này giải thích và hướng dẫn thi hành điều lệ trên.
...
II- NỘI DUNG KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
Nội dung cụ thể của 5 điều kỷ luật lao động là:
1- "Thực hiện đúng định mức lao động, hoàn thành kế hoạch sản xuất, chương trình công tác với chất lượng tốt nhất". Yêu cầu trước hết của kỷ luật lao động là mỗi công nhân, viên chức phải thực hiện tốt nghĩa vụ lao động của mình, mà cụ thể phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Như vậy, trong sản xuất, công nhân phải đảm bảo hoàn thành định mức về số lượng và chất lượng sản phẩm, những bộ phận chưa có định mức phải hoàn thành kế hoạch sản xuất, hoặc nội dung nhiệm vụ cán bộ, nhân viên phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao và hoàn thành chương trình công tác. Những sản phẩm làm ra và công tác khi hoàn thành phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã quy định (chất lượng tốt theo quy định của Nhà nước).
2- "Nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và chế độ trách nhiệm được quy định trong sản xuất và công tác, tôn trọng các quy phạm, quy trình về công nghệ, về kỹ thuật và an toàn lao động". Điều này đòi hỏi công nhân, viên chức phải tôn trọng tổ chức, tôn trọng những quy định của Nhà nước trong sản xuất và công tác. Cho nên công nhân, viên chức khi được chỉ thị, nghị quyết của cấp trên phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu thấy trở ngại không thi hành được phải báo cáo, thỉnh thị kịp thời. Trong sản xuất và công tác mỗi người phải làm đầy đủ trách nhiệm theo cương vị của mình. Các quy phạm, quy trình về công nghệ, về kỹ thuật và an toàn lao động sau khi được phổ biến và học tập, mọi người phải chấp hành một cách nghiêm chỉnh để bảo đảm chất lượng của sản phẩm, tránh lãng phí nguyên liệu, vật liệu, động lực... và tránh được tai nạn lao động.
3- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy xí nghiệp cơ quan, sử dụng đầy đủ và hợp lý thì giờ làm việc của Nhà nước quy định". Muốn đảm bảo cho việc thực hiện tốt các chế độ, thể lệ của Nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, xí nghiệp, cơ quan nào cũng phải có nội quy. Nội quy xí nghiệp, cơ quan phải căn cứ vào những luật lệ, chế độ hiện hành của Nhà nước, kết hợp với tình hình cụ thể của cơ sở để xây dựng.
Ở các đơn vị sản xuất và công tác (phân xưởng, tổ sản xuất, cục, vụ, viện, phòng, v.v...) thì nội dung chủ yếu của nội quy là quy định cụ thể trách nhiệm của từng người (từ người phụ trách đến cán bộ, công nhân, nhân viên). nêu rõ lề lối làm việc và mối quan hệ giữa những người cùng đơn vị trong sản xuất và công tác. Nội quy do tập thể công nhân, viên chức trong đơn vị xây dựng và thủ trưởng ban hành, và khi đã ban hành thì mỗi người phải nghiêm chỉnh thực hiện. Công nhân, viên chức phải triệt để sử dụng thời gian làm việc Nhà nước đã quy định, không được đi muộn về sớm. trong giờ làm việc mọi người phải tận dụng đầy đủ, không để lãng phí, không được làm việc riêng, không được tự bỏ việc hoặc rời nơi làm việc của mình nếu không được phép.
Trong hoàn cảnh vừa sản xuất vừa chiến đấu hiện nay, điều kỷ luật này phải được chấp hành thật đầy đủ, hiện tượng tự do bỏ việc, nghỉ việc không xin phép phải được xử lý nghiêm khắc và kịp thời.
4- "Bảo vệ của công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nguyên liệu, vật liệu, thời gian, đề cao cảnh giác cách mạng, giữ gìn bí mật Nhà nước". Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, máy móc, nhà cửa, nguyên liệu, vật liệu v.v... đều là của công, ai cũng có trách nhiệm phải bảo vệ, không để mất mát, hư hỏng, người nào xâm phạm đều là phạm pháp. Khi sử dụng nguyên liệu, vật liệu phải sử dụng hợp lý và hết sức tiết kiệm. Nếu thấy người nào xâm phạm của công, làm lãng phí nguyên liệu, vật liệu... phải báo cáo lên cấp trên để xử lý.
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, kẻ địch luôn luôn tìm cách phá hoại thành quả lao động của chúng ta, vì vậy mọi người đều phải đề cao cảnh giác, nếu thấy người nào có hành động xấu đáng nghi ngờ như mưu đồ phá hoại máy móc, công trình, đánh cắp tài liệu, phao tin đồn nhảm... phải báo cáo cho những người có trách nhiệm để kịp thời ngăn chặn. Công nhân, viên chức có trách nhiệm giữ bí mật tài liệu và những tin tức, số liệu có liên quan đến hoạt động xí nghiệp, cơ quan trong phạm vi quy định về bí mật Nhà nước.
5- "Giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi làm việc". Trong sản xuất cũng như trong công tác, nơi làm việc phải có trật tự, nghĩa là không ai được làm ồn ào (ngoài yêu cầu của sản xuất và công tác), không đi lại lộn xộn làm trở ngại công việc của người khác. Máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu và các phương tiện làm việc khác trong xí nghiệp, cơ quan cần sắp xếp trật tự, gọn gàng và bảo quản tốt. Nơi làm việc, nơi sản xuất cần được giữ gìn sạch sẽ. Thủ trưởng xí nghiệp, cơ quan quy định cụ thể việc bảo quản và giữ gìn vệ sinh. có phân công người chịu trách nhiệm.
Để bảo đảm cho hoạt động của xí nghiệp, cơ quan vào nền nếp, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh sản xuất và công tác, tất cả công nhân, viên chức có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh 5 điều kỷ luật kể trên. Các cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo phải gương mẫu chấp hành, đồng thời phải tổ chức lao động được hợp lý, cung cấp kịp thời những phương tiện vật chất, kỹ thuật, tài liệu cần thiết để bảo đảm sản xuất và công tác khỏi bị gián đoạn, thi hành nghiêm chỉnh những luật lệ, chế độ lao động để cải thiện điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần cho công nhân, viên chức. Đó là những điều kiện quan trọng để bảo đảm cho công nhân, viên chức thực hiện nghiêm chỉnh kỷ luật lao động xã hội chủ nghĩa.
Để cho nội dung của 5 điều kỷ luật lao động luôn luôn phù hợp với yêu cầu sản xuất, công tác và tình hình cụ thể của xí nghiệp, cơ quan, giám đốc xí nghiệp hay thủ trưởng cơ quan phải thường xuyên lấy ý kiến của quần chúng bổ sung nội quy, hoàn thiện những quy phạm, quy trình trong sản xuất hoặc những chế độ, thể lệ, chương trình công tác.
III- KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
...
2- Kỷ luật. Điều 5 của điều lệ quy định "Công nhân viên chức vi phạm khuyết điểm trong việc chấp hành kỷ luật lao động thì tuỳ theo mức độ sai lầm nặng hay nhẹ mà phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
1- Khiển trách.
2- Cảnh cáo.
3- Hạ tầng công tác, hạ cấp bậc kỹ thuật, chuyển đi làm việc khác.
4- Buộc thôi việc.
Theo phương châm đã nói trên, kỷ luật lao động xã hội chủ nghĩa là kỷ luật tự giác, cho nên biện pháp chủ yếu là giáo dục mọi người chấp hành nghiêm chỉnh những điều kỷ luật. Tuy vậy, trường hợp đã qua giáo dục tích cực mà công nhân, viên chức không sửa chữa thì phải xử lý nghiêm minh.
Những người bị khiển trách là những người phạm khuyết điểm ở mức độ nhẹ, có tính chất nhất thời, không có hệ thống hoặc đã phê bình mà không sửa chữa.
Những người đã phạm kỷ luật bị khiển trách mà còn tái phạm, hoặc phạm khuyết điểm có tính chất thông thường nhưng có hệ thống hay tuy mới phạm lần đầu nhưng tính chất tương đối nghiêm trọng, thì bị cảnh cáo. Cảnh cáo là báo trước cho người phạm lỗi nếu không tích cực sửa chữa mà còn phạm khuyết điểm mới thì sẽ bị xử lý nặng hơn.
Những người trong sản xuất, trong công tác phạm sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng, không xứng đáng hoặc không thể đảm nhiệm chức vụ hay công việc mình đang làm thì bị hạ tầng công tác, hạ cấp bậc kỹ thuật, chuyển đi làm việc khác. Hạ tầng công tác áp dụng với những người bị kỷ luật là cán bộ, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ, hành chính có chức vụ ghi trong các bảng lương chức vụ. hạ cấp bậc kỹ thuật áp dụng với những người bị kỷ luật là công nhân, nhân viên sản xuất ghi trong các thang lương, bảng lương của Nhà nước. Những người bị kỷ luật chuyển đi làm việc khác là những người phạm kỷ luật nặng không thể áp dụng theo hai trường hợp kể trên vì không đủ tư cách và không còn tín nhiệm để tiếp tục làm nghề hoặc công việc mà họ đang làm. Sau khi bị thi hành kỷ luật ở hình thức hạ tầng công tác, hạ cấp bậc kỹ thuật, chuyển đi làm việc khác, người phạm kỷ luật chỉ được phân công làm những công việc ở mức lương thấp hơn việc cũ. nhưng nói chung nên sử dụng trong giới hạn nghề chuyên môn của họ. Trường hợp đặc biệt vi phạm kỷ luật lao động phải chuyển sang nghề khác phải hạ từ hai bậc lương trở lên thì phải được Bộ, Tổng cục chủ quản (đối với các đơn vị xí nghiệp, cơ quan do Bộ, Tổng cục chủ quản (đối với các đơn vị xí nghiệp, cơ quan do Bộ, Tổng cục quản lý) hoặc Uỷ ban hành chính (đối với đơn vị xí nghiệp, cơ quan thuộc Uỷ ban hành chính địa phương quản lý) xét duyệt hoặc có ý kiến.
Những người phạm sai lầm khuyết điểm nhiều lần, có hệ thống, đã được tập thể giúp đỡ mà không sửa chữa, hoặc phạm kỷ luật nghiêm trọng đã gây tác hại lớn về chính trị và kinh tế cho Nhà nước đến mức không thể cho phép để tiếp tục làm việc được nữa, thì bị buộc thôi việc. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công nhân, viên chức là hình thức kỷ luật nặng nhất nên khi quyết định phải hết sức thận trọng, phải đi sâu nghiên cứu phân tích những tình tiết của sai lầm, khuyết điểm, tranh thủ ý kiến đầy đủ của Ban chấp hành công đoàn và xin ý kiến Bộ, Tổng cục hoặc Uỷ ban hành chính như trường hợp chuyển công nhân, viên chức sang làm nghề khác hoặc hạ từ hai bậc lương trở lên.
Những người phạm sai lầm, khuyết điểm quá nặng như đã ghi trong Điều 8 của điều lệ thì có thể bị truy tố trước Toà án. Người bị truy tố trước Toà án nhưng không bị giam giữ có thể vẫn cho tiếp tục làm việc, hoặc có thể bị đình chỉ công tác, tuỳ theo tính chất và mức độ phạm pháp của từng người. Công nhân viên chức phạm pháp bị truy tốt, bị tạm giam chưa kết án, nói chung là chưa bị buộc thôi việc. Trường hợp đặc biệt tội phạm của đương sự đã rõ ràng, xét thấy không xứng đáng là một công nhân, viên chức Nhà nước, thì giám đốc xí nghiệp, thủ trưởng cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền, sau khi đã làm đủ thủ tục thi hành kỷ luật, có thể quyết định buộc đương sự thôi việc trước lúc Toà án kết án.
Những người bị kỷ luật buộc thôi việc không được hưởng trợ cấp thôi việc. Nhưng để chiếu cố đến những người bị buộc thôi việc đã có một quá trình cống hiến lâu hoặc có nhiều khó khăn về đời sống, trước khi cho họ về, xí nghiệp, cơ quan có thể xét giúp cho họ một khoản tiền không quá 2 tháng lương (kể cả các khoản phụ cấp và trợ cấp thường xuyên, nếu có). Tiền này lấy ở khoản phụ cấp thôi việc, thuộc quỹ tiền lương, theo Nghị định số 14-CP ngày 1 tháng 2 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ ban hành quy định tạm thời về thành phần quỹ tiền lương.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Mục III Thông tư liên tịch 13-TT/LB năm 1966 (VB hết hiệu lực: 11/04/1999)

Thông tư liên tịch 13-TT/LB năm 1966 giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước do Bộ Lao động- Bộ Nội vụ ban hành


Ngày 31 tháng 12 năm 1964, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 195-CP ban hành điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước.
Nay liên bộ Lao động - Nội vụ, sau khi đã thống nhất ý kiến với Tổng công đoàn Việt Nam, ra Thông tư này giải thích và hướng dẫn thi hành điều lệ trên.
...
III- KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
1- Khen thưởng. Điều 4 của Điều lệ quy định "Công nhân, viên chức có nhiều thành tích trong việc chấp hành kỷ luật lao động sẽ được khen thưởng theo chế độ khen thưởng chung". Như vậy, những người có thành tích trong việc chấp hành kỷ luật lao động thể hiện trên thành tích hoàn thành vượt mức nhiệm vụ sản xuất, công tác, bảo vệ tài sản Nhà nước, có nhiều sáng kiến trong sản xuất, công tác, sẽ được khen thưởng để khuyến khích những người có thành tích từng mặt hoặc một số mặt trong việc chấp hành kỷ luật lao động. Tuỳ theo mức độ về thành tích của mỗi người, giám đốc xí nghiệp hoặc thủ trưởng cơ quan sẽ thống nhất với Ban chấp hành công đoàn để khen thưởng. Hình thức khen thưởng là biểu dương trong tổ sản xuất, trong phân xưởng, trong phòng, vụ, cục, viện, trong toàn xí nghiệp, cơ quan. cấp giấy khen, bằng khen của cơ sở, đề nghị Uỷ ban hành chính hoặc Bộ chủ quản cấp giấy khen, bằng khen, đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước cấp bằng khen. nếu có thành tích lớn thì đề nghị Chính phủ tặng huân chương, v.v...
Ngoài việc khen thưởng cho cá nhân, những đơn vị có nhiều thành tích trong việc chấp hành kỷ luật lao động cũng được khen thưởng theo các hình thức kể trên. Việc biểu dương, khen thưởng đơn vị do cấp lãnh đạo trực tiếp của đơn vị quyết định, hoặc đề nghị lên trên theo chế độ phân cấp khen thưởng hiện hành.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Mục III Thông tư liên tịch 13-TT/LB năm 1966 (VB hết hiệu lực: 11/04/1999)

Thông tư liên tịch 13-TT/LB năm 1966 giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước do Bộ Lao động- Bộ Nội vụ ban hành


Ngày 31 tháng 12 năm 1964, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 195-CP ban hành điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước.
Nay liên bộ Lao động - Nội vụ, sau khi đã thống nhất ý kiến với Tổng công đoàn Việt Nam, ra Thông tư này giải thích và hướng dẫn thi hành điều lệ trên.
...
III- KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
...
2-
...
Điều 7 của điều lệ quy định "Những người thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật lao động mà gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, thì phải bồi thường sự thiệt hại đó cho công quỹ. Việc bồi thường này nhằm bù lại những thiệt hại về tài sản của Nhà nước, nhưng có chiếu cố đến tình hình đời sống của công nhân, viên chức (chế độ bồi thường sẽ do một văn bản của Chính phủ quy định riêng)".
Như vậy, việc bồi thường phải chờ văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể của Chính phủ mới được thi hành. Đối với những người làm ra hàng hỏng, hàng xấu hoặc công trình sai phạm kỹ thuật thì phải bồi thường theo Thông tư số 97-TTg ngày 29 tháng 9 năm 1962 của Thủ tướng Chính phủ.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Mục IV Thông tư liên tịch 13-TT/LB năm 1966 (VB hết hiệu lực: 11/04/1999)

Thông tư liên tịch 13-TT/LB năm 1966 giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước do Bộ Lao động- Bộ Nội vụ ban hành


Ngày 31 tháng 12 năm 1964, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 195-CP ban hành điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước.
Nay liên bộ Lao động - Nội vụ, sau khi đã thống nhất ý kiến với Tổng công đoàn Việt Nam, ra Thông tư này giải thích và hướng dẫn thi hành điều lệ trên.
...
IV- THỦ TỤC THI HÀNH KỶ LUẬT
Công nhân, viên chức phạm sai lầm, khuyết điểm thì xí nghiệp, cơ quan tiến hành kiểm thảo để nhận rõ mức độ thiếu sót. Kiểm thảo làm ngoài giờ làm việc. Sau khi đương sự đã làm kiểm thảo xong, nếu xét thấy cần phải thi hành kỷ luật thì đưa ra Hội đồng kỷ luật.
1- Hội đồng kỷ luật
a) Tổ chức: Hội đồng kỷ luật là một tổ chức tập thể, có nhiệm vụ, căn cứ vào hồ sơ và những điều trình bày của xí nghiệp, cơ quan về nội dung vi phạm kỷ luật, và dựa vào chính sách cán bộ, chính sách lao động của Đảng và Nhà nước, xét và đề nghị hình thức thi hành kỷ luật đối với người vi phạm kỷ luật lao động, nhằm làm cho việc thi hành kỷ luật được dân chủ và công minh.
Các thành viên của Hội đồng kỷ luật có quyền yêu cầu thủ trưởng xí nghiệp, cơ quan cung cấp tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu, xét kỷ luật.
Ý kiến của Hội đồng kỷ luật là ý kiến đề nghị không phải là ý kiến quyết định, nhưng cần được tôn trọng. Những quyết định thi hành kỷ luật mà không có ý kiến của Hội đồng kỷ luật coi như chưa hợp lệ.
Thành phần Hội đồng kỷ luật gồm:
- Giám đốc xí nghiệp hay thủ trưởng cơ quan chủ trì.
- Một đại diện của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở.
- Một đại biểu công nhân hay viên chức do công nhân hay viên chức tại bộ phận làm việc của đương sự đề cử. (Nếu người phạm kỷ luật là phụ nữ hoặc thanh niên thì đại biểu này nên nhằm vào phụ nữ hoặc thanh niên).
Trường hợp thủ trưởng phạm kỷ luật, phải đưa ra Hội đồng kỷ luật mà xí nghiệp, cơ quan không có phó thủ trưởng, thì cơ quan quản lý cấp trên cử một đại diện của cơ quan hoặc đình chỉ một cán bộ có chức vụ cao nhất của xí nghiệp, cơ quan có thủ trưởng phạm kỷ luật, chủ trì Hội đồng kỷ luật.
Người phụ trách về tổ chức và cán bộ của đơn vị được mời đến phiên họp của Hội đồng kỷ luật để dự tính và giúp thủ trưởng trình bày những điều cần thiết.
Thủ trưởng xí nghiệp, cơ quan triệu tập các thành viên và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật. Người phạm lỗi được mời đến phiên họp của Hội đồng kỷ luật để trình bày ý kiến của mình đối với nhận xét và kết luận của Hội đồng kỷ luật. (Nếu Hội đồng kỷ luật họp nhiều lần, thì chỉ nên mời người phạm lỗi đến dự phiên họp cuối cùng).
b) Thủ tục làm việc: Hội đồng kỷ luật làm việc theo trình tự như sau:
- Người chủ trì Hội nghị khai mạc, giới thiệu trường hợp phạm kỷ luật và quá trình thẩm tra, lập hồ sơ, sau đó trình bày cụ thể về nội dung, mức độ sai lầm và dự kiến về hình thức thi hành kỷ luật (người phụ trách tổ chức cán bộ của đơn vị có thể giúp thủ trưởng trình bày phần cụ thể này).
- Các đại biểu trong Hội đồng phân tích đánh giá sai lầm và phát biểu ý kiến của mình về hình thức thi hành kỷ luật:
- Hội đồng kết luận và đề nghị hình thức kỷ luật (do người chủ trì tổng hợp ý kiến và đưa ra biểu quyết).
- Ý kiến tiếp thu của đương sự.
Biên bản của Hội đồng kỷ luật có ghi ý kiến và có chữ ký của đương sự. Trường hợp Hội đồng kỷ luật có mời mà đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng thì biên bản hội nghị vẫn coi như hợp lệ.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Mục IV Thông tư liên tịch 13-TT/LB năm 1966 (VB hết hiệu lực: 11/04/1999)

Thông tư liên tịch 13-TT/LB năm 1966 giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước do Bộ Lao động- Bộ Nội vụ ban hành


Ngày 31 tháng 12 năm 1964, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 195-CP ban hành điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước.
Nay liên bộ Lao động - Nội vụ, sau khi đã thống nhất ý kiến với Tổng công đoàn Việt Nam, ra Thông tư này giải thích và hướng dẫn thi hành điều lệ trên.
...
IV- THỦ TỤC THI HÀNH KỶ LUẬT
...
2- Quyết định thi hành kỷ luật.
Thủ trưởng xí nghiệp, cơ quan, sau khi nghiên cứu kiến nghị của Hội đồng kỷ luật tranh thủ ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn ra quyết định kỷ luật đối với những công nhân, viên chức mà mình được phân cấp quản lý, đề nghị ý kiến về mức kỷ luật để trên quyết định đối với những người do cấp trên quản lý.
Đối với công nhân, viên chức làm việc ở các cơ quan hành chính, sự nghiệp, những trường hợp bị hạ tầng công tác, hạ cấp bậc kỹ thuật, chuyển đi làm việc khác, buộc thôi việc phải do cấp quản lý trên một cấp xét duyệt hoặc quyết định. Quy định này áp dụng ở các cơ quan đã phân cấp quản lý cán bộ, nhân viên, thí dụ:
- Một nhân viên bậc 5, thuộc diện trực tiếp quản lý của Uỷ ban hành chính huyện hoặc ty, khi bị thi hành kỷ luật hạ tầng công tác hoặc buộc thôi việc thì cấp quản lý trên một cấp tức là Uỷ ban hành chính tỉnh xét duyệt hoặc quyết định.
- Bộ X phân cấp cho các cục, viện thuộc Bộ quản lý từ cán sự 3 trở xuống. Ông A là cán sự 2 ở một viện của Bộ, khi phạm kỷ luật lao động đến mức phải hạ tầng công tác hoặc buộc thôi việc thì viện trưởng báo cáo để Bộ trưởng xét duyệt hoặc quyết định.
Đối với công nhân, viên chức thuộc diện quản lý trực tiếp của các Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ thì do các cơ quan quản lý trực tiếp quyết định. Cụ thể là: Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định kỷ luật hạ tầng công tác, buộc thôi việc, hoặc các hình thức kỷ luật khác đối với cán bộ, nhân viên thuộc phạm vi mình trực tiếp quản lý.
Trong quá trình nghiên cứu, xét sai lầm của công nhân, viên chức để đưa ra Hội đồng kỷ luật, xí nghiệp, cơ quan cần tranh thủ ý kiến của cơ quan lao động và Ban tổ chức dân chính của Uỷ ban hành chính địa phương hoặc cơ quan quản lý cấp trên, để việc xét quyết định kỷ luật công nhân, viên chức được đúng chính sách và chế độ của Nhà nước.
Khi xí nghiệp, cơ quan giải quyết các việc khiếu nại, tố giác của công nhân, viên chức cũng như khi quyết định các hình thức kỷ luật phải được sự thoả thuận của Ban chấp hành công đoàn xí nghiệp, cơ quan. Trường hợp đã bàn bạc nhiều lần mà không đi đến nhất trí với nhau, thì quyết định của giám đốc xí nghiệp, thủ trưởng cơ quan được tạm thời thi hành, nhưng hai bên phải kịp thời báo cáo lên cơ quan cấp trên của mình giải quyết. Cơ quan cấp trên của hai bên có trách nhiệm trao đổi thống nhất ý kiến, kịp thời giải quyết cho xí nghiệp, cơ quan thi hành. Trường hợp cơ quan cấp trên không đồng ý với quyết định của xí nghiệp, cơ quan thì xí nghiệp. cơ quan có trách nhiệm huỷ bỏ quyết định.
Khi quyết định thi hành kỷ luật công nhân, viên chức, xí nghiệp, cơ quan phải báo cáo cho Uỷ ban hành chính địa phương và cơ quan quản lý cấp trên biết. Uỷ ban hành chính địa phương hoặc cơ quan quản lý cấp trên có thể chỉ thị cho xí nghiệp, cơ quan xét lại hoặc huỷ bỏ quyết định thi hành kỷ luật công nhân, viên chức nếu xét thấy kỷ luật không thoả đáng (không phải chờ đương sự có đơn khiếu nại). Để giúp Uỷ ban hành chính tỉnh, thành theo dõi việc thi hành điều lệ về kỷ luật lao động, Uỷ ban hành chính sẽ phân công cho cơ quan lao động theo dõi khu vực sản xuất, ban tổ chức dân chính theo dõi khi vực hành chính và sự nghiệp.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 3 Mục IV Thông tư liên tịch 13-TT/LB năm 1966 (VB hết hiệu lực: 11/04/1999)

Thông tư liên tịch 13-TT/LB năm 1966 giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước do Bộ Lao động- Bộ Nội vụ ban hành


Ngày 31 tháng 12 năm 1964, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 195-CP ban hành điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước.
Nay liên bộ Lao động - Nội vụ, sau khi đã thống nhất ý kiến với Tổng công đoàn Việt Nam, ra Thông tư này giải thích và hướng dẫn thi hành điều lệ trên.
...
IV- THỦ TỤC THI HÀNH KỶ LUẬT
...
3- Quyền khiếu nại.
Điều 11 của điều lệ quy định "Nếu công nhân, viên chức Nhà nước bị thi hành kỷ luật xét thấy việc xử lý chưa thoả đáng thì được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp trên về chính quyền và công đoàn xét lại. Các cấp có thẩm quyền khi nhận được đơn khiếu nại phải giải quyết đơn và trả lời đương sự".
Như vậy, quyền khiếu nại vì bị thi hành kỷ luật không thoả đáng là quyền không ai được xâm phạm. Sau khi người bị kỷ luật khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm điều tra, nghiên cứu và xét giải quyết nhanh chóng. nếu thấy việc xử lý của mình hoặc của cấp dưới không đúng thì phải kiên quyết sửa chữa kịp thời, không được để dây dưa thiệt thòi cho quần chúng và tốn phí cho Nhà nước.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 4 và 5 Mục IV Thông tư liên tịch 13-TT/LB năm 1966 (VB hết hiệu lực: 11/04/1999)

Thông tư liên tịch 13-TT/LB năm 1966 giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước do Bộ Lao động- Bộ Nội vụ ban hành


Ngày 31 tháng 12 năm 1964, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 195-CP ban hành điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước.
Nay liên bộ Lao động - Nội vụ, sau khi đã thống nhất ý kiến với Tổng công đoàn Việt Nam, ra Thông tư này giải thích và hướng dẫn thi hành điều lệ trên.
...
IV- THỦ TỤC THI HÀNH KỶ LUẬT
...
4- Xét để xoá bỏ kỷ luật.
Việc thi hành kỷ luật đối với người phạm lỗi là một hình thức giáo dục. vì vậy người bị thi hành kỷ luật phải phấn đấu sửa chữa sai lầm của mình, về phần xí nghiệp, cơ quan, nhất là người phụ trách, cần đề cao trách nhiệm trong việc giúp đỡ, giáo dục người bị thi hành kỷ luật. hết sức tránh thành kiến với người mắc sai lầm, mà tin chắc rằng, được sự giáo dục nhiệt tình của thủ trưởng, của tập thể, họ sẽ tiến bộ.
Khi người phạm lỗi đã ăn năn, sửa chữa khuyết điểm thì được xét đến việc xoá bỏ kỷ luật đối với họ. Xét để "xoá bỏ kỷ luật" tức là xét để công nhận người phạm lỗi hối cải, đã tiến bộ thật sự, và thừa nhận cho người đó được hết thời hạn thi hành kỷ luật. Như vậy, việc xét để "xoá bỏ kỷ luật" quy định trong điều 12 của điều lệ, không có nghĩa là xét lại việc thi hành kỷ luật đã qua và cũng không có nghĩa là huỷ bỏ quyết định kỷ luật, mà chỉ có nghĩa là thừa nhận cho người phạm lỗi được hết thời hạn bị thi hành kỷ luật, để tránh cho người đó khỏi bị thành kiến, ảnh hưởng đến quyết tâm sửa chữa sai lầm, phấn đấu vươn lên của họ. Cơ sở chủ yếu để xét là sự sửa chữa sai lầm, biểu hiện sự tiến bộ thực sự của người đã phạm lỗi.
Thời hạn để xét xem người phạm kỷ luật đã tự sửa chữa và tiến bộ chưa là sau một năm. Đây là thời hạn để xét xem đã đủ điều kiện hay chưa đủ điều kiện để xoá bỏ hiệu lực của kỷ luật cho người đã phạm lỗi. còn thời gian từ khi có quyết định thi hành kỷ luật đến khi được công nhận hết thời hạn bị thi hành kỷ luật dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào sự sửa chữa sai lầm và sự tiến bộ của người phạm kỷ luật nhanh hay chậm. Ngoài ra, cũng còn tuỳ thuộc vào mức độ kỷ luật (kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, thời hạn xoá bỏ hiệu lực của kỷ luật có thể ngắn hơn kỷ luật hạ tầng công tác), hoặc tuỳ theo tính chất sai lầm, ví dụ: Người phạm kỷ luật vì không chấp hành sự điều động công tác, phải có thời gian thử thách mới có thể xác nhận sự tiến bộ thực sự.
Sau một năm, thủ trưởng xí nghiệp, cơ quan bàn với Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nhận xét và kết luận về sự tiến bộ của đương sự, quyết định công nhận hết thời hạn bị thi hành kỷ luật. Trường hợp người bị kỷ luật chưa tiến bộ thực sự thì thủ trưởng cần nói rõ những nhận xét và kết luận của mình cho đương sự biết và giúp họ phương pháp tích cực sửa chữa. đến khi họ biểu hiện tiến bộ thực sự sẽ lại được xét (những kỳ xét sau do Ban chấp hành công đoàn đề nghị). Những người bị buộc thôi việc không ở vào diện xét để xoá bỏ hiệu lực của kỷ luật. Nhưng những người phạm kỷ luật bị buộc thôi việc nếu qua một thời gian có những tiến bộ rõ rệt, được chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận thì có thể yêu cầu xí nghiệp, cơ quan tuyển vào làm việc. Đối với những người bị hạ tầng công tác, sau khi được công nhận hết thời hạn bị thi hành kỷ luật, không nhất thiết phải đưa trở lại làm công tác cũ, mà tuỳ theo năng lực và tuỳ theo yêu cầu, xí nghiệp, cơ quan xét bố trí công tác thích hợp.
5- Việc quyết định thi hành kỷ luật và quyết định xoá bỏ hiệu lực của kỷ luật đều xếp vào hồ sơ và ghi vào sổ lao động hoặc lý lịch của công nhân, viên chức.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Mục V Thông tư liên tịch 13-TT/LB năm 1966 (VB hết hiệu lực: 11/04/1999)

Thông tư liên tịch 13-TT/LB năm 1966 giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước do Bộ Lao động- Bộ Nội vụ ban hành


Ngày 31 tháng 12 năm 1964, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 195-CP ban hành điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước.
Nay liên bộ Lao động - Nội vụ, sau khi đã thống nhất ý kiến với Tổng công đoàn Việt Nam, ra Thông tư này giải thích và hướng dẫn thi hành điều lệ trên.
...
V- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Việc chấp hành kỷ luật lao động là nghĩa vụ của mỗi người công nhân, viên chức làm việc lâu dài và tạm thời trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước ở cả hai khu vực sản xuất và hành chính sự nghiệp.
Những điều quy định trong điều lệ và những điều hướng dẫn trong thông tư này chỉ áp dụng cho kỷ luật lao động. Những công nhân, viên chức phạm kỷ luật khác ngoài xí nghiệp, cơ quan thì do chính quyền nơi xảy ra sự việc của đương sự xét và xử lý. Sau khi đã xử lý thì báo cho xí nghiệp, cơ quan của đương sự biết để giúp đỡ, giáo dục. Nếu sai lầm của đương sự mà làm ảnh hưởng nhiều đến uy tín của xí nghiệp, cơ quan thì tuỳ theo mức độ ảnh hưởng nhiều, ít, đương sự cũng có thể bị thi hành kỷ luật của điều lệ này.
Những quy định trước đây trái với điều lệ kỷ luật lao động mà thông tư liên bộ này giải thích và hướng dẫn thì không thi hành. Riêng về việc trả lương cho công nhân, viên chức Nhà nước trong thời kỳ bị đình chỉ công tác vì bị truy tố, tạm giam còn giữ theo Thông tư số 18-TT/LB ngày 6 tháng 10 năm 1959 của Liên Bộ Lao động - Nội vụ cho đến khi có quy định mới.
Để đảo bảo cho việc thi hành điều lệ kỷ luật lao động tốt, thủ trưởng xí nghiệp, cơ quan cần phổ biến điều lệ kỷ luật lao động nhất là 5 điều kỷ luật lao động (theo thông tư hướng dẫn này) cho công nhân, viên chức biết. mặt khác, việc lập và thực hiện đầy đủ các bản nội quy xí nghiệp, cơ quan là vấn đề rất cần thiết, các Bộ, các ngành, các cấp sẽ căn cứ vào điều lệ vào thông tư này để có kế hoạch hướng dẫn, theo dõi các đơn vị thuộc ngành mình, cấp mình xây dựng và thực hiện nội quy một cách nghiêm chỉnh.
Các xí nghiệp, cơ quan cần kết hợp chặt chẽ việc vận động công nhân, viên chức thi hành điều lệ kỷ luật lao động với phong trào thi đua chống Mỹ, cứu nước hiện nay cùng với phong trào thi đua đạt 3 điểm cao và cuộc vận động 3 xây 3 chống, đồng thời có kế hoạch theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện một cách thường xuyên và chặt chẽ. Từng thời kỳ, khi kiểm điểm kế hoạch sản xuất, chương trình công tác cần kiểm điểm cả việc thực hiện bản điều lệ về kỷ luật lao động, có đúc rút kinh nghiệm và báo cáo cho Bộ Lao động, Bộ Nội vụ, Tổng công đoàn để tổng hợp kinh nghiệm phổ biến chung và báo cáo lên Hội đồng Chính phủ.
Kỷ luật lao động của ta kỷ luật tự giác, cho nên phải dựa trên cơ sở giác ngộ chính trị của công nhân, viên chức mà động viên họ tự nguyện chấp hành và kiểm tra việc chấp hành. Vì vậy, đề nghị các cấp công đoàn và đoàn thanh niên lao động phối hợp chặt chẽ với cơ quan chính quyền cùng cấp, tổ chức, giáo dục, hướng dẫn công nhân, viên chức nắm vững và chấp hành đầy đủ những điều kỷ luật lao động của Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, mắc mứu, mong các Bộ, các ngành, các cấp, các đoàn thể phản ánh kịp thời cho Bộ Lao động, Bộ Nội vụ, Tổng công đoàn Việt Nam biết để nghiên cứu giải quyết.

Hướng dẫn

Việc củng cố và tăng cường kỷ luật lao động trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước được hướng dẫn bởi Thông tư 12-LĐ/TT-1977 (VB hết hiệu lực: 11/04/1999)

Thông tư 12-LĐ/TT-1977 về việc củng cố và tăng cường kỷ luật lao động trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động ban hành


Căn cứ Điều 16 của Điều lệ về kỷ luật lao động được ban hành kèm theo Nghị định số 195-CP ngày 31 tháng 12 năm 1964 của Hội đồng Chính phủ giao cho Bộ trưởng Bộ Lao động trách nhiệm ban hành nội quy về kỷ luật lao động ở xí nghiệp, cơ quan, quy định chi tiết và hướng dẫn việc thi hành Điều lệ.
...
I- NGHIÊM CHỈNH CHẤP HÀNH NHỮNG VĂN BẢN HIỆN HÀNH VỀ CHẾ ĐỘ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG DƯỚI ĐÂY:
1- Nghị định số 195-CP ngày 31 tháng 12 năm 1964 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan của Nhà nước và Thông tư hướng dẫn số 13-TT/LB ngày 30 tháng 8 năm 1966 của liên bộ Lao động - Nội vụ.
2- Quyết định số 119-CP ngày 19 tháng 7 năm 1969 của Hội đồng Chính phủ về một số biện pháp bảo đảm thời gian lao động của công nhân, viên chức, và Thông tư hướng dẫn số 11-LĐ-TT ngày 22 tháng 06 năm 1969 của Bộ Lao động.
3- Nghị định số 49-CP ngày 9 tháng 4 năm 1968 của Hội đồng Chính phủ ban hành chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản của Nhà nước và Thông tư hướng dẫn số 128-TT/LB ngày 21 tháng 7 năm 1968 của liên bộ Tài chính - Lao động - Tổng Công đoàn.
II- QUY ĐỊNH CHI TIẾT THÊM
1- Cán bộ, công nhân, viên chức phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động được quy định trong Điều 1 của kỷ luật lao động. "Thực hiện đúng định mức lao động, hoàn thành kế hoạch sản xuất, chương trình công tác với số lượng tốt nhất". Điều này phải ghi rõ trong nội quy về kỷ luật lao động của tổ sản xuất, của đơn vị công tác, những người có thiếu sót còn phải ghi "sổ theo dõi công tác của người phụ trách" để làm căn cứ cho việc xét nâng bậc, khen thưởng... Từ nay cán bộ phụ trách ở tất cả các cấp đều có sổ theo dõi công tác của cán bộ, công nhân trực tiếp dưới quyền của mình.
2- Những người có sai phạm dưới đây tuỳ theo mức độ sẽ bị kiểm điểm, khiển trách cảnh cáo hay bị xử lý theo các hình thức nặng hơn:
- Từ chối sự phân công phân nhiệm, không thi hành chỉ thị của người chỉ huy trực tiếp và của cấp trên.
- Vi phạm nội quy an toàn kỹ thuật, an toàn lao động sau khi đã được huấn luyện.
- Vô trách nhiệm gây tổn thất, lãng phí tài sản và lao động. gây rối trật tự xí nghiệp, cơ quan, làm trở ngại cho sản xuất và công tác...
3- Tất cả công nhân, viên chức Nhà nước kể cả khu vực hành chính sự nghiệp, tự ý nghỉ việc, bỏ việc không được phép, phân công không nhận thì nghỉ ngày nào không được trả lương ngày ấy. Ngoài ra, tuỳ theo lỗi nặng nhẹ, đương sự còn bị xử lý theo các hình thức kỷ luật quy định trong Điều lệ về kỷ luật lao động.
Những người đã bị khiển trách, cảnh cáo vì bỏ việc, nghỉ việc không được phép, sau vẫn còn tái phạm thì bị buộc thôi việc.
Trong trường hợp bỏ việc, nghỉ việc không được phép làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới dây chuyền sản xuất, tới tài sản của Nhà nước, tính mạng của công nhân viên chức, của nhân dân thì ngoài kỷ luật buộc thôi việc còn có thể bị truy tố trước pháp luật.
4- Giám đốc xí nghiệp, thủ trưởng cơ quan được quyền thi hành kỷ luật công nhân, viên chức trong xí nghiệp, cơ quan mình theo đúng chế độ phân cấp quản lý công nhân, viên chức của Nhà nước, sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội đồng kỷ luật (Điều 10 của Điều lệ về kỷ luật lao động và điểm hai, mục IV trong Thông tư số 13-TT/LB ngày 30 tháng 8 năm 1966 của liên bộ Lao động - Nội vụ). Đối với những xí nghiệp liên hiệp và những xí nghiệp có từ 1000 công nhân trở lên thì giám đốc có thể phân cấp cho quản đốc phân xưởng thi hành kỷ luật đối với những người dưới quyền từ hình thức kỷ luật cảnh cáo trở xuống. nhưng phải lấy ý kiến đầy đủ của Ban chấp hành công đoàn phân xưởng trước khi quyết định.
Thời gian xử lý kỷ luật không được để lâu quá một tháng, kể từ ngày phát hiện sai lầm. Trường hợp thật phức tạp mới được kéo dài đến 3 tháng.
Nếu thi hành kỷ luật sai người dưới quyền thì người phụ trách cũng bị xử lý theo các hình thức kỷ luật của Điều lệ, trường hợp cố ý thi hành kỷ luật sai, khi phát hiện không chịu sửa, cơ quan có thẩm quyền truy tố trước pháp luật.
5- Hội đồng kỷ luật ở cơ sở chỉ được triệu tập để tham khảo ý kiến khi giám đốc xí nghiệp, thủ trưởng cơ quan thấy cần xử lý kỷ luật tới mức phải hạ tầng công tác, hạ cấp bậc kỹ thuật, chuyển đi làm việc khác, hay buộc thôi việc. Thành phần của Hội đồng kỷ luật được triệu tập phải theo đúng quy định trong Điều 9 của Điều lệ về kỷ luật lao động, không được mở rộng, làm mất thì giờ, ảnh hưởng đến sản xuất.
6- Những người bị thi hành kỷ luật buộc thôi việc được trả lại sổ lao động, hộ tịch và các giấy tờ cần thiết khác.
Những người bị thi hành kỷ luật buộc thôi việc ở nơi này vẫn được chấp nhận vào làm việc ở nơi khác nếu có đủ điều kiện được tuyển dụng. Thời gian công tác trước khi bị thi hành kỷ luật buộc thôi việc không tính là thời gian liên tục.
7- Công nhân viên chức đã bị thi hành kỷ luật ở hình thức buộc thôi việc, hay hạ tầng công tác (hạ bậc lương), sau đó cấp có thẩm quyền xét lại, thấy đương sự tuy có phạm lỗi, nhưng chưa cần xử lý đến mức buộc thôi việc, đến mức phải hạ bậc lương, được sửa lại mức kỷ luật, được thu nhận lại làm việc hoặc được hưởng lại bậc lương cũ. Thời gian trước khi bị kỷ luật được tính là thời gian liên tục.
Nếu đương sự bị xử lý oan (không phạm lỗi) thì xí nghiệp, cơ quan phải thu nhận trở lại, đền bù thiệt hại bằng 100% tiền lương cấp bậc, phụ cấp khu vực và trợ cấp con (nếu có) hoặc đền bù về chênh lệch tiền lương bị hạ trong suốt thời gian bị xử lý oan.
8- Việc giải quyết các vụ khiếu tố về kỷ luật lao động không được kéo dài quá 3 tháng kể từ ngày nhận được đơn.
9- Những người bị xử tù án treo là người phạm tội, không được đền bù thiệt hại. Tuỳ theo tính chất sai phạm, tuỳ theo nhu cầu công tác, vẫn được sắp xếp việc làm thích hợp không bị buộc thôi việc.
10- Công nhân, viên chức phạm pháp quả tang như tham ô, cướp giựt, ăn cắp, đánh người..., phạm tội đã rõ ràng, đương sự đã nhận, nếu bị bắt, tạm giam để chờ xét xử thì kể từ khi bị bắt tạm giam, không được trả lương và các chế độ khác (trừ trợ cấp công đoàn).
Các trường hợp khác, nếu bị bắt, tạm giam để chờ xét xử thì kể từ khi bị bắt, tạm giam được trả một khoản tiền bằng 50% lương (gồm lương chính và phụ cấp khu vực và toàn bộ trợ cấp con nếu có). Đối với người độc thân không phải nuôi ai thì không trả. Khi xét xử nếu được trắng án (do oan, không có tội), thì được trả mọi quyền lợi, được xin lỗi công khai, được truy lĩnh đủ lương trong thời gian bị giam. Nếu khi xét xử được đình cứu, miễn tố, miễn nghi, nhưng về nội dung vấn đề đương sự vẫn là người phạm lỗi (phạm pháp, nhưng được miễn trách nhiệm hình sự) không phải là oan thì tuỳ theo tính chất sai phạm của từng người, xí nghiệp, cơ quan có thể để làm việc cũ hay sắp xếp công việc mới. Thời gian tạm giam không được truy lĩnh lương.
Những người phạm pháp quả tang, hay phạm tội đã rõ ràng, bị bắt tạm giam, nếu xét không đủ điều kiện làm công nhân, viên chức thì xí nghiệp, cơ quan làm thủ tục buộc thôi việc. không đợi quyết định của toà án.
Việc trả khoản tiền bằng 50% lương trong thời gian tạm giam và tiền đền bù thiệt hại nói trên do xí nghiệp, cơ quan có công nhân, viên chức bị xử lý tạm chi, còn nguồn kinh phí do Bộ Tài chính giải quyết.
III- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Thông tư này huỷ bỏ Thông tư 18-TT-LB ngày 6 tháng 10 năm 1959 của liên bộ Lao động - Nội vụ, Thông tư số 2-TT/LB ngày 14 tháng 3 năm 1968 của liên bộ Lao động - Nội vụ, Thông tư số 11-TT/LB ngày 14 tháng 7 năm 1970 của Bộ Lao động, công văn số 955-LĐ/PC ngày 8 tháng 9 năm 1973 của Bộ Lao động. và sửa đổi điểm 1 mục IV nói về Hội đồng kỷ luật trong Thông tư số 13-TT/LB ngày 30 tháng 8 năm 1966.
2- Tất cả các xí nghiệp, cơ quan đều phải phổ biến cho toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức Điều lệ về kỷ luật lao động và các Thông tư hướng dẫn về kỷ luật lao động.
3- Dựa vào mẫu nội quy ban hành kèm theo Thông tư này, đưa ngay vào nền nếp việc xây dựng và chấp hành nội quy kỷ luật lao động và niêm yết ở những nơi cần thiết trong xí nghiệp, cơ quan.
4- Kịp thời biểu dương khen thưởng những người chấp hành nghiêm chỉnh, xử lý nghiêm minh những người vi phạm kỷ luật lao động.
5- Thường xuyên tuyên truyền giáo dục về ý thức củng cố và tăng cường kỷ luật lao động trên báo, trên đài, trong các bản tin và báo tường ở các xí nghiệp, cơ quan.
Ban hành kèm theo Thông tư 12-LĐ/TT của Bộ Lao động ngày 28 tháng 5 năm 1977
Tất cả cán bộ, công nhân, viên chức làm việc trong xí nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động:
1- Nhận rõ trách nhiệm của mình, ra sức thi đua làm tròn nhiệm vụ trong sản xuất và công tác.
2- Tìm mọi biện pháp để hoàn thành định mức lao động, hoàn thành kế hoạch sản xuất và chương trình công tác, sản phẩm làm ra phải bảo đảm chất lượng tốt nhất (tức là chất lượng do Nhà nước quy định).
3- Đến nơi làm việc và ra vào đúng giờ. Sử dụng hết thời gian làm việc trong sản xuất, trong công tác. Không làm việc riêng trong giờ làm việc và không làm trở ngại công việc của người xung quanh mình.
4- Khi đến nơi làm việc và sau ngày hay cả khi làm việc kết thúc, công nhân, viên chức có nhiệm vụ chứng minh sự có mặt của mình ở nơi làm việc theo quy định của xí nghiệp, cơ quan đề ra, (như lập thẻ, ghi công v. v...).
5- ở những công việc làm liên tục theo ca, cấm công nhân, viên chức không được rời thiết bị hay địa điểm làm việc của mình khi người làm thay chưa đến. Trường hợp hết giờ làm việc mà người làm thay chưa đến, công nhân, viên chức phải báo cho người phụ trách biết để chỉ định người khác làm thay.
6- Trong giờ làm việc không được tiếp khách riêng, không được ra khỏi xí nghiệp. Trường hợp đặc biệt cần thiết phải được phép của người phụ trách trực tiếp và theo đúng thủ tục của xí nghiệp quy định. Không được tự ý bỏ việc.
7- Thi hành nghiêm chỉnh đúng thời hạn những nhiệm vụ của cấp trên giao. Gặp khó khăn, trở ngại phải báo cáo xin chỉ thị kịp thời.
8- Chấp hành đầy đủ những quy trình về công nghiệp, quy phạm về kỹ thuật sản xuất và an toàn lao động, quy phạm về phòng hoả, giữ gìn trật tự và vệ sinh nơi làm việc.
9- Giữ gìn bí mật, bảo vệ của công, bảo vệ máy móc, sử dụng tiết kiệm dụng cụ, vật liệu và các trang bị bảo hộ lao động do xí nghiệp giao.
10- Cố gắng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, nghiệp vụ và kỹ thuật.
11- Đối với cán bộ, nhân viên phục vụ sản xuất và đời sống phải lấy mục tiêu phục vụ là đẩy mạnh sản xuất giúp cho giám đốc, thủ trưởng đơn vị có những quyết định chính xác về sản xuất, quản lý đời sống đồng thời phải có chương trình thực hiện đầy đủ các quyết định ấy.
12- Đối với cán bộ công nhân viên phục vụ phải có chương trình công tác. Phải thi hành đúng thời hạn những nhiệm vụ của giám đốc và thủ trưởng đơn vị giao. Gặp khó khăn phải báo cáo, xin chỉ thị kịp thời.
13- Lấy tổ sản xuất làm nơi phục vụ sản xuất hàng ngày và là nơi thực nghiệm để nâng cao công tác nghiệp vụ và năng lực quản lý của mình. Khi tiến hành công tác phải phối hợp chặt chẽ với nhau để tránh gây trở ngại cho nhau. Bỏ bớt giấy tờ và thủ tục phiền phức làm mất thời gian sản xuất, công tác.
14- Mỗi phòng ban ở cơ sở phải có sổ công tác, sổ ghi chép ngày công. Căn cứ nghiệp vụ, từng thời kỳ kiểm điểm việc thực hiện.
Để tạo cho công nhân viên chức có đủ điều kiện chấp hành tốt kỷ luật lao động, cán bộ lãnh đạo xí nghiệp phải gương mẫu thực hiện những điều kể trên.
15- Tổ chức hợp lý lao động của công nhân, viên chức để tận dụng khả năng nghề nghiệp của mỗi người.
16- Khi giao công việc phải rõ và đầy đủ nội dung nhiệm vụ công tác, đảm bảo đủ dụng cụ, vật liệu và phụ tùng thay thế, tạo điều kiện cho công nhân,
viên chức sản xuất, công tác liên tục.
17- Tạo mọi điều kiện để tăng năng suất lao động, chấp hành đầy đủ các chế độ, thể lệ về quản lý xí nghiệp, về lao động tiền lương, phát triển phong trào thi đua, phổ biến và hướng dẫn áp dụng rộng rãi những kinh nghiệm liên tiến, những sáng kiến của công nhân, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình công nghệ mới, cơ khí hoá những công việc nặng nhọc.
18- Hướng dẫn công nhân, viên chức nắm được những quy trình công nghệ, quy phạm về kỹ thuật sản xuất và an toàn lao động, về vệ sinh công nghiệp trong phạm vi công tác của mỗi người và cung cấp trang bị bảo hộ lao động để đề phòng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
19- Cung cấp các phương tiện kiểm tra việc đến làm việc và ra về của công nhân, viên chức. Bên cạnh các chỗ kiểm tra phải có đồng hồ chạy đúng giờ. Quản đốc phân xưởng, trưởng phòng nghiệp vụ, tổ trưởng sản xuất hàng ngày phải kiểm tra việc thống kê tình hình đến làm việc và ra về của công nhân, viên chức.
20- Trong giờ làm việc không được triệu tập các cuộc họp để thảo luận hoặc tiến hành các hoạt động xã hội (trừ những Hội nghị do luật lệ cho phép). Không được huy động công nhân, viên chức đi làm công việc ngoài nhiệm vụ thường xuyên (trừ trường hợp có lệnh đặc biệt).
21- Cấp phát tiền lương đúng thời hạn đã quy định, thi hành các biện pháp cải thiện điều kiện sinh hoạt vật chất và văn hoá của công nhân, viên chức . chú ý giải quyết những yêu cầu nguyện vọng chính đáng của mọi người.
22- Tổ chức học tập chính trị, văn hoá, bổ túc nghề nghiệp và chuyên môn cho công nhân, viên chức.
23- Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể, thường xuyên giáo dục công nhân, viên chức nâng cao ý thức bảo vệ của công, thực hiện tiết kiệm, đề cao cảnh giác cách mạng, giữ gìn bí mật Nhà nước.
24- Cán bộ lãnh đạo cũng như công nhân, viên chức, người nào có thành tích trong việc chấp hành kỷ luật lao động sẽ được khen thưởng theo chế độ khen thưởng chung của Nhà nước.
Người nào vi phạm kỷ luật lao động sẽ bị xử lý theo các hình thức kỷ luật đã quy định trong Điều lệ về kỷ luật lao động và Thông tư hướng dẫn này.

Từ khóa: Nghị định 195-CP, Nghị định số 195-CP, Nghị định 195-CP của Hội đồng Chính phủ, Nghị định số 195-CP của Hội đồng Chính phủ, Nghị định 195 CP của Hội đồng Chính phủ, 195-CP

File gốc của Nghị định 195-CP năm 1964 Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp cơ quan Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.

Lĩnh vực khác

  • Công văn 3572/SGDĐT-CTTT năm 2021 thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới theo Công điện 21/CĐ-UBND do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội ban hành
  • Thông báo 267/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu năm học 2021-2022 do Văn phòng Chính phủ ban hành
  • Công văn 3534/SGDĐT-VP năm 2021 hướng dẫn đăng ký thi đua, khen thưởng năm học 2021-2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội ban hành
  • Quyết định 1955/QĐ-BTNMT năm 2021 về thành lập Tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
  • Công văn 3207/SNN-TTBVTV năm 2021 về tập trung tiêu úng, tăng cường chăm sóc cây rau, màu đã trồng và tiếp tục gieo trồng mở rộng diện tích cây vụ Đông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội ban hành
  • Công văn 4555/BGDĐT-TTr năm 2021 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra nội bộ năm học 2021 - 2022 đối với cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
  • Công văn 4556/BGDĐT-GDTrH năm 2021 về tiếp nhận và tạo điều kiện học tập cho học sinh di chuyển về cư trú tại địa phương do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
  • Quyết định 1514/QĐ-BTP năm 2021 về Kế hoạch xây dựng Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030" do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
  • Quyết định 3503/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thông tư 27/2021/TT-BGDĐT về Quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Nghị định 195-CP năm 1964 Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp cơ quan Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành

- File PDF đang được cập nhật

- File Word Tiếng Việt đang được cập nhật

Chính sách mới

  • Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
  • Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
  • Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
  • Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Tiêu chí phân loại phim 18+
  • Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
  • Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
  • Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023

Tin văn bản

  • Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
  • Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
  • Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
  • Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
  • HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
  • Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
  • Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
  • Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
  • Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước

Tóm tắt

Cơ quan ban hành Hội đồng Chính phủ
Số hiệu 195-CP
Loại văn bản Nghị định
Người ký Lê Thanh Nghị
Ngày ban hành 1964-12-31
Ngày hiệu lực 1964-12-31
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Tình trạng Hết hiệu lực

Văn bản Được hướng dẫn

  • Công văn 1730/LĐTBXH-LĐVL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc chế độ đối với người lao động
  • Công văn số 1730/LĐTBXH-LĐVL ngày 4/06/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về việc chế độ đối với người lao động
  • Công văn 2920/TCHQ-GSQL năm 2000 về việc làm thủ tục hải quan ngoài giờ hành chính và các ngày nghỉ do Tổng cục hải quan ban hành

Văn bản Hướng dẫn

  • Thông tư liên tịch 13-TT/LB năm 1966 giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước do Bộ Lao động- Bộ Nội vụ ban hành
  • Thông tư 12-LĐ/TT-1977 về việc củng cố và tăng cường kỷ luật lao động trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động ban hành

DỮ LIỆU PHÁP LUẬT - Website hàng đầu về văn bản pháp luật Việt Nam, Dữ Liệu Pháp Luật cung cấp cơ sở dữ liệu, tra cứu Văn bản pháp luật miễn phí.

Website được xây dựng và phát triển bởi Vinaseco Jsc - Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý.

NỘI DUNG

  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu
  • Media Luật

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VINASECO

Địa chỉ: Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam - Email: [email protected] - Website: vinaseco.vn - Hotline: 088.66.55.213

Mã số thuế: 0109181523 do Phòng DKKD Sở kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/05/2023

  • Trang chủ
  • Văn bản mới
  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu