BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2006/QĐ-BGD&ĐT | Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TUYỂN SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học,
QUYẾT ĐỊNH:
| BỘ TRƯỞNG |
QUY CHẾ
TUYỂN SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TUYỂN SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 12/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông bao gồm: độ tuổi dự tuyển, chính sách ưu tiên, khuyến khích, phương thức tuyển sinh, trách nhiệm của cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trong tuyển sinh trung học cơ sở (THCS), tuyển sinh trung học phổ thông (THPT).
2. Quy chế này áp dụng đối với người học là người Việt Nam và người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam dự tuyển vào THCS và THPT.
Điều 2. Mục đích, yêu cầu tuyển sinh
1. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cơ sở giáo dục, thực hiện phân luồng đào tạo sau khi học sinh học hết chương trình THCS.
2. Phải bảo đảm chính xác, công bằng, khách quan.
ĐỘ TUỔI DỰ TUYỂN, CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN, KHUYẾN KHÍCH
Độ tuổi dự tuyển của người học tính từ năm sinh đến năm dự tuyển căn cứ vào giấy khai sinh hợp lệ theo quy định dưới đây:
1. Vào THCS: từ 11 đến 14 tuổi; vào THPT: từ 15 đến 19 tuổi.
2. Các đối tượng sau đây được phép cao hơn so với độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này là 1 (một) tuổi:
a) Người học là người Việt Nam ở nước ngoài về nước;
b) Người học là người dân tộc thiểu số;
c) Người học đang sinh sống, học tập ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
d) Người học bị tàn tật, khuyết tật, kém phát triển về thể lực và trí tuệ, bị nhiễm chất độc hoá học, người học mồ côi không nơi nương tựa, người học trong diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà nước.
3. Người học được cấp có thẩm quyền cho phép vào học trước tuổi, học vượt lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì tuổi dự tuyển được giảm theo số năm đã được cho phép.
Điều 4. Chính sách ưu tiên, khuyến khích
1. Chính sách ưu tiên:
a) Cộng 3 điểm cho một trong các đối tượng: con liệt sĩ; con thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên; con những người được hưởng chế độ như thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên;
b) Cộng 2 điểm cho một trong các đối tượng:
- Con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con thương binh, bệnh binh và con của người được hưởng chế độ như thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động dưới 81%;
- Người dân tộc thiểu số đang sinh sống, học tập tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
c) Cộng 1 điểm cho một trong các đối tượng: người dân tộc thiểu số không sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
2. Chính sách khuyến khích cho các đối tượng đạt giải cá nhân trong các kỳ thi ở năm học cuối cấp như sau:
a) Cộng 2 điểm cho người học đạt giải trong các kỳ thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; thi giữa các nước trong khu vực và thi quốc tế; đạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9, thi văn nghệ, thể thao do sở giáo dục và đào tạo tổ chức hoặc phối hợp với các ngành cấp tỉnh tổ chức;
b) Cộng 1,5 điểm cho người học đạt giải nhì (huy chương bạc) trong các kỳ thi do cấp tỉnh tổ chức được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hoặc được xếp loại giỏi ở kỳ thi nghề phổ thông do sở giáo dục và đào tạo tổ chức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Cộng 1 điểm cho người học đạt giải ba (huy chương đồng) trong kỳ thi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này do cấp tỉnh tổ chức hoặc được xếp loại khá ở kỳ thi nghề phổ thông do sở giáo dục và đào tạo tổ chức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Cộng 0,5 điểm cho người được xếp loại trung bình ở kỳ thi nghề phổ thông do sở giáo dục và đào tạo tổ chức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Điểm cộng thêm tối đa cho các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích áp dụng cho từng phương thức tuyển sinh được quy định tại các Điều 10, 12, 18 của Quy chế này.
Chương 3:
Điều 5. Phương thức tuyển sinh, đối tượng dự tuyển
1. Tuyển sinh THCS bằng phương thức xét tuyển.
2. Đối tượng dự tuyển là người đã hoàn thành chương trình tiểu học.
Điều 6. Hồ sơ dự tuyển và điều kiện dự tuyển
1. Hồ sơ dự tuyển gồm có:
a) Đơn xin dự tuyển vào THCS;
b) Bản chính học bạ tiểu học có xác nhận đã hoàn thành chương trình tiểu học hoặc có bằng tốt nghiệp tiểu học. Trường hợp người học bị mất học bạ thì giám đốc sở giáo dục và đào tạo sẽ xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể;
c) Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
2. Điều kiện dự tuyển: trong độ tuổi quy định và có đủ hồ sơ hợp lệ.
1. Mỗi trường THCS hoặc trường phổ thông nhiều cấp học có cấp THCS (sau đây gọi chung là trường THCS) thành lập một hội đồng tuyển sinh, do trưởng phòng giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập.
2. Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tuyển sinh:
a) Thành phần gồm có: chủ tịch là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, phó chủ tịch là phó hiệu trưởng, th- ký và một số uỷ viên.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Kiểm tra hồ sơ dự tuyển của người học;
- Xét tuyển và lập biên bản xét tuyển, danh sách người học được tuyển;
Biên bản xét tuyển phải có đủ họ tên, chữ ký của các thành viên hội đồng, danh sách học sinh được tuyển phải có họ tên, chữ ký của chủ tịch hội đồng;
- Báo cáo kết quả tuyển sinh với phòng giáo dục và đào tạo;
- Được sử dụng con dấu của nhà trường vào các văn bản của hội đồng;
- Đề nghị khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức có thành tích; đề nghị xử lý đối với cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của Quy chế này.
TUYỂN SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MỤC 1: PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH, CĂN CỨ TUYỂN SINH, ĐỐI TƯỢNG, HỒ SƠ DỰ TUYỂN VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
Điều 8. Phương thức tuyển sinh
Tuyển sinh THPT có 3 phương thức sau đây:
1. Xét tuyển.
2. Thi tuyển.
3. Kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
Điều 9. Căn cứ tuyển sinh, đối tượng, hồ sơ dự tuyển, điều kiện dự tuyển
1. Căn cứ tuyển sinh: việc tuyển sinh được căn cứ vào kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học ở THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó; điểm bài thi (đối với các phương thức có thi tuyển); điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích.
2. Đối tượng tuyển sinh THPT là người đã tốt nghiệp THCS hoặc tốt nghiệp bổ túc THCS.
3. Hồ sơ dự tuyển:
a) Đơn xin dự tuyển.
Đối với người học đã tốt nghiệp THCS từ những năm học trước, phải có xác nhận của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, doanh nghiệp đang trực tiếp quản lý vào đơn xin dự tuyển về việc người dự tuyển không trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc bị hạn chế quyền công dân;
b) Bản sao giấy khai sinh hợp lệ;
c) Bằng tốt nghiệp THCS hoặc bằng tốt nghiệp bổ túc THCS hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời trong năm dự tuyển do cơ sở giáo dục cấp;
d) Bản chính học bạ;
đ) Giấy xác nhận thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích do cơ quan có thẩm quyền cấp;
e) Hai (2) ảnh cỡ 3 cm x 4 cm (kiểu ảnh chứng minh nhân dân).
4. Điều kiện dự tuyển: trong độ tuổi quy định và có đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 10. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập, điểm cộng thêm, điểm xét tuyển
1. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm học của người học ở THCS được tính như sau:
a) Hạnh kiểm tốt, học lực giỏi: 10 điểm;
b) Hạnh kiểm khá, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, học lực khá: 9 điểm;
c) Hạnh kiểm khá, học lực khá: 8 điểm;
d) Hạnh kiểm trung bình, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, học lực trung bình: 7 điểm;
đ) Hạnh kiểm khá, học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình, học lực khá: 6 điểm;
e) Trường hợp còn lại: 5 điểm.
2. Điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích tối đa không quá 4 điểm.
3. Điểm xét tuyển là tổng số điểm của: tổng số điểm tính theo kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học ở THCS và điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích.
1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh của từng trường THPT.
2. Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng:
a) Thành phần hội đồng gồm có: chủ tịch là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, phó chủ tịch là phó hiệu trưởng, th- ký và một số uỷ viên. Thành viên hội đồng tuyển sinh được lựa chọn trong số cán bộ quản lý và giáo viên có kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;
b) Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Kiểm tra hồ sơ dự tuyển của người học;
- Căn cứ chỉ tiêu được giao và điểm xét tuyển, tiến hành xét tuyển từ điểm cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu. Nếu nhiều người học có điểm bằng nhau thì lấy tổng điểm trung bình cả năm học lớp 9 của tất cả các môn có tính điểm trung bình để xếp từ cao xuống thấp; nếu vẫn có trường hợp bằng điểm nhau thì phân biệt bằng tổng điểm trung bình của môn toán và môn ngữ văn của năm học lớp 9. Lập biên bản xét tuyển và danh sách người học được đề nghị tuyển; biên bản xét tuyển phải có đủ họ tên, chữ ký của tất cả thành viên; danh sách người học được đề nghị tuyển phải có họ tên, chữ ký của chủ tịch hội đồng;
- Báo cáo với sở giáo dục và đào tạo kết quả tuyển sinh; hồ sơ báo cáo gồm: biên bản xét tuyển và danh sách người học được đề nghị tuyển;
- Được sử dụng con dấu của nhà trường vào các văn bản của hội đồng;
- Đề nghị khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụ; đề nghị xử lý đối với cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của Quy chế này.
1. Môn thi:
a) Thi viết ba môn: toán, ngữ văn và môn thứ 3;
b) Môn thi thứ 3 được chọn trong số những môn học còn lại, phù hợp cho các loại đối tượng dự tuyển quy định tại khoản 2 Điều 9 của Quy chế này. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chọn và công bố môn thi thứ ba sớm nhất 15 (mười lăm) ngày trước ngày kết thúc năm học theo biên chế năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Thời gian làm bài thi:
a) Toán, ngữ văn: 120 phút / môn thi;
b) Môn thi thứ ba: 60 phút.
3. Điểm bài thi, hệ số điểm bài thi:
a) Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu hỏi trong đề thi, điểm bài thi được cho theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, điểm lẻ đến 0,25;
b) Hệ số điểm bài thi:
- Môn toán, môn ngữ văn tính hệ số 2;
- Môn thứ ba tính hệ số 1.
4. Điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích tối đa không quá 5 điểm.
5. Điểm xét tuyển là tổng điểm ba bài thi đã tính theo hệ số (không có bài thi nào bị điểm 0) và điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích.
1. Nội dung đề thi trong phạm vi chương trình THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chủ yếu ở lớp 9. Đề thi phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, không sai sót, phân hoá được trình độ học sinh, phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi.
2. Trong một kỳ thi, mỗi môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị với mức độ tương đương về yêu cầu, nội dung, thời gian làm bài. Mỗi đề thi phải có hướng dẫn chấm và biểu điểm kèm theo.
3. Đề thi và hướng dẫn chấm thi khi ch-a được công bố là bí mật Nhà nước độ “Tối mật” theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 14. Hội đồng ra đề thi, sao in đề thi, gửi đề thi
1. Mỗi sở giáo dục và đào tạo có một hội đồng ra đề thi và sao in đề thi tuyển sinh THPT, do giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập.
2. Tổ chức, nhiệm vụ của hội đồng ra đề thi, công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi, thực hiện theo các quy định tương ứng của Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
Điều 15. Hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo
1. Mỗi trường THPT thành lập một hoặc một số hội đồng coi thi, hội đồng do giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập. Việc thành lập hội đồng coi thi và công tác tổ chức coi thi tuyển sinh thực hiện theo các quy định tương ứng của Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
2. Mỗi sở giáo dục và đào tạo thành lập một hoặc một số hội đồng chấm thi, hội đồng do giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập. Việc thành lập hội đồng chấm thi và công tác tổ chức chấm thi thực hiện theo các quy định tương ứng của Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
3. Mỗi sở giáo dục và đào tạo thành lập một hội đồng phúc khảo (nếu có yêu cầu phúc khảo), hội đồng do giám đốc sở giáo dục và đào tao ra quyết định thành lập. Việc thành lập hội đồng và công tác tổ chức phúc khảo thực hiện theo quy định tương ứng của Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
1. Mỗi trường THPT thành lập một hội đồng tuyển sinh. Thẩm quyền ra quyết định thành lập, thành phần, tiêu chuẩn các thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định việc bố trí cán bộ, giáo viên của trường tham gia hội đồng tuyển sinh hay điều động từ trường khác đến.
2. Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 11, hội đồng tuyển sinh còn có nhiệm vụ tiếp nhận kết quả điểm các bài thi của người dự tuyển từ sở giáo dục và đào tạo để thực hiện xét tuyển.
MỤC 4: KẾT HỢP THI TUYỂN VỚI XÉT TUYỂN
Điều 17. Môn thi, thời gian làm bài thi, điểm bài thi, hệ số điểm bài thi
1. Môn thi, thời gian làm bài thi:
a) Học sinh thi viết hai môn: toán và ngữ văn;
b) Thời gian làm bài thi: 120 phút / môn thi.
2. Điểm bài thi, hệ số điểm bài thi:
a) Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu trong đề thi, điểm bài thi cho theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, điểm lẻ đến 0,25;
b) Hệ số điểm bài thi: môn toán, môn ngữ văn tính hệ số 2.
Điều 18. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập, điểm cộng thêm, điểm xét tuyển
1. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm học của người học ở THCS được tính như sau:
a) Hạnh kiểm tốt, học lực giỏi: 5 điểm;
b) Hạnh kiểm khá, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, học lực khá: 4,5 điểm;
c) Hạnh kiểm khá, học lực khá: 4 điểm;
d) Hạnh kiểm trung bình, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, học lực trung bình: 3,5 điểm;
đ) Hạnh kiểm khá, học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình, học lực khá: 3 điểm;
e) Trường hợp còn lại: 2,5 điểm.
2. Điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích tối đa không quá 6 điểm.
3. Điểm xét tuyển là tổng số điểm của: tổng số điểm hai bài thi đã tính theo hệ số (không có bài nào bị điểm 0); tổng số điểm tính theo kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học ở THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó; điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích.
1. Hội đồng tuyển sinh: thực hiện theo quy định tại Điều 11 và Điều 16 của Quy chế này.
2. Đề thi, công tác ra đề thi, sao in đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo: thực hiện theo quy định tại các Điều 13, 14, 15 của Quy chế này.
MỤC 5: CÁC BAN VÀ SẮP XẾP HỌC SINH VÀO CÁC BAN
Điều 20. Các ban trong trường THPT
1. Hiệu trưởng trường THPT lập phương án phân ban áp dụng cho từng năm học; phương án phân ban phải xác định rõ các ban và số lớp của từng ban. Đối với trường THPT có điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất thì tổ chức 3 ban: ban Khoa học tự nhiên, ban Khoa học xã hội và Nhân văn và ban Cơ bản; đối với trường THPT ch-a có điều kiện nói trên thì tổ chức hai ban hoặc một ban.
2. Phương án phân ban của trường THPT được xây dựng trên cơ sở chỉ tiêu tuyển sinh được giao hằng năm, tình hình đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương.
3. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo phê duyệt phương án phân ban cho từng trường THPT trước khi nhà trường ra thông báo tuyển sinh.
Điều 21. Căn cứ để xếp người học vào các ban
Việc xếp người học vào các ban căn cứ vào:
1. Phương án phân ban đã được phê duyệt.
2. Kết quả tuyển sinh và nguyện vọng, năng lực của học sinh trúng tuyển.
MỤC 6: TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIỆT
Điều 22. Tuyển sinh vào trường THPT chuyên biệt
1. Tuyển sinh vào trường THPT chuyên hoặc lớp chuyên được thực hiện theo quy định tại Quy chế trường THPT chuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Tuyển sinh vào các trường THPT chuyên biệt khác được áp dụng theo Quy chế của từng loại trường chuyên biệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 23. Tổ chức phân ban trong trường chuyên biệt
Việc tổ chức phân ban trong các trường chuyên, lớp chuyên và các trường chuyên biệt khác được thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Quy chế này.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC
Điều 24. Trách nhiệm của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và trách nhiệm của uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh;
b) Phê duyệt kế hoạch tuyển sinh và định mức thu lệ phí tuyển sinh.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
a) Phê duyệt kế hoạch tuyển sinh THCS;
b) Chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh;
Điều 25. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Lập kế hoạch tuyển sinh, trình uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Hướng dẫn tuyển sinh, phê duyệt phương án phân ban của trường THPT.
3. Ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh của từng trường THPT; hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo.
4. Tiếp nhận hồ sơ của các hội đồng tuyển sinh, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, ra quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường THPT.
5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh THCS và THPT.
6. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh THPT theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 26. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
1. Lập kế hoạch tuyển sinh THCS trình uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện kế hoạch này.
2. Quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh của các trường THCS.
3. Phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường THCS.
4. Thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh THCS.
5. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh THCS theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 27. Trách nhiệm của các trường THCS, trường THPT
1. Trường THCS có trách nhiệm:
a) Lập kế hoạch tuyển sinh, báo cáo với phòng giáo dục và đào tạo; ra thông báo tuyển sinh sau khi kế hoạch được phê duyệt;
b) Trình trưởng phòng giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh, chuẩn bị hồ sơ và công bố kết quả tuyển sinh sau khi được phê duỵêt;
c) Chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyển sinh;
d) Tiếp nhận khiếu nại, giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết;
đ) Đề nghị khen thưởng cá nhân, tổ chức có thành tích trong công tác tuyển sinh; đề nghị xử lý cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của Quy chế này;
e) Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Trường THPT có trách nhiệm:
a) Lập phương án phân ban trình giám đốc sở giáo dục và đào tạo phê duyệt; ra thông báo tuyển sinh sau khi phương án được phê duyệt; trình giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh của trường và giới thiệu cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ tiêu chuẩn tham gia các hội đồng theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Quy chế này;
b) Tiếp nhận hồ sơ của học sinh để giao cho hội đồng tuyển sinh; công bố kết quả tuyển sinh sau khi được giám đốc sở giáo dục và đào tạo phê duyệt;
c) Tiếp nhận khiếu nại; giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết;
d) Chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyển sinh;
đ) Đề nghị khen thưởng cá nhân, tổ chức có thành tích; đề nghị xử lý cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của Quy chế này;
e) Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Cá nhân, tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của Nhà nước về thi đua, khen thưởng.
1. Cán bộ, giáo viên, nhân viên hoặc tổ chức vi phạm quy định của Quy chế này thì bị xử lý theo quy định về xử lý cán bộ, giáo viên, nhân viên của Quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Người dự tuyển vi phạm quy định của Quy chế này thì bị xử lý theo quy định về xử lý người dự thi của Quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
File gốc của Quyết định 12/2006/QĐ-BGDĐT ban hành quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 12/2006/QĐ-BGDĐT ban hành quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số hiệu | 12/2006/QĐ-BGDĐT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Minh Hiển |
Ngày ban hành | 2006-04-05 |
Ngày hiệu lực | 2006-05-03 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Hết hiệu lực |