CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 115/2017/NĐ-CP | Hà Hội, ngày 16 tháng 10 năm 2017 |
Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Nghị định này quy định về trình tự, thủ tục, mức tiền mà pháp nhân thương mại bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử phải nộp để bảo đảm thi hành án (bao gồm thi hành hình phạt tiền và thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại); việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án.
Nghị định này áp dụng đối với pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Việc nộp tiền để bảo đảm thi hành án, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp chỉ được thực hiện trên cơ sở quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.
MỨC TIỀN NỘP, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC NỘP TIỀN ĐỂ BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN
1. Tiền được nộp để bảo đảm thi hành án là tiền Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ thuộc sở hữu hợp pháp của pháp nhân thương mại bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
2. Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không dưới 50% và không cao hơn mức phạt tiền cao nhất quy định tại điều khoản được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại.
a) Nếu điều khoản được áp dụng, để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản thì mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không dưới 50% và không cao hơn mức thiệt hại cao nhất về tài sản quy định tại điều khoản đó;
Điều 5. Trình tự, thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án
Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thể hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền để bảo đảm thi hành án đúng hạn thì thời hạn này được tính lại kể từ khi lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không còn nữa.
Trường hợp pháp nhân thương mại nộp tiền bằng ngoại tệ thì khi nộp tiền phải căn cứ vào tỷ giá hối đoái của liên ngân hàng tại thời điểm nộp tiền giữa Việt Nam đồng và ngoại tệ đó để nộp một khoản ngoại tệ tương ứng với mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.
a) Ngay sau khi nhận được quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về việc áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án, pháp nhân thương mại thực hiện việc nộp tiền bằng chuyên khoản hoặc nộp tiền mặt để bảo đảm thi hành án qua các kênh giao dịch của ngân hàng.
b) Ngay sau khi nhận được khoản tiền nộp đảm bảo thi hành án, Kho bạc Nhà nước phải gửi chứng từ báo có cho cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ.
a) Người đại diện hợp pháp hoặc đại diện theo ủy quyền của pháp nhân thương mại lập 04 liên giấy nộp tiền vào tài khoản trong trường hợp nộp tiền mặt hoặc 04 liên ủy nhiệm chi trong trường hợp trích tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định gửi Kho bạc Nhà nước làm căn cứ hạch toán vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra hoặc của Cơ quan thi hành án dân sự;
5. Đối với trường hợp nộp tiền mặt tại cơ quan tài chính trong Quân đội thì cơ quan nhận tiền có trách nhiệm lập biên bản giao nhận tiền nộp, có chữ ký xác nhận của bên nộp tiền, bên nhận tiền và đại diện của cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án.
Cơ quan tài chính trong Quân đội có trách nhiệm nộp số tiền mà pháp nhân thương mại đã nộp để đảm bảo thi hành án vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước.
TẠM GIỮ, HOÀN TRẢ, NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC SỐ TIỀN ĐÃ NỘP ĐỂ BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN
1. Việc tạm giữ số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án được thực hiện như sau:
b) Số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án trong giai đoạn xét xử được tạm giữ trong tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước của Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp nơi Tòa án xét xử sơ thẩm có trụ sở;
2. Sau khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử, số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án đang được tạm giữ trong tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra phải được chuyển vào tài khoản tạm giữ của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án theo quy định của pháp luật. Việc chuyển tiền này phải được thông báo cho Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án biết.
1. Kho bạc Nhà nước, cơ quan tài chính trong quân đội thực hiện việc hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền mà pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.
2. Việc hoàn trả số tiền pháp nhân đã nộp để bảo đảm thi hành án mà Kho bạc Nhà nước đang quản lý được thực hiện theo quy định sau:
b) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị hoàn trả tiền của pháp nhân thương mại, cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm lập chứng từ hoàn trả tiền gửi Kho bạc Nhà nước để hoàn trả cho pháp nhân thương mại số tiền theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về hoàn trả tiền, gồm 03 liên Giấy rút tiền mặt (đối với trường hợp hoàn trả bằng tiền mặt) hoặc 03 liên ủy nhiệm chi (đối với trường hợp hoàn trả bằng chuyển khoản vào tài khoản của pháp nhân thương mại mở tại ngân hàng); trường hợp hoàn trả bằng chuyển khoản vào tài khoản của pháp nhân thương mại mở tại Kho bạc Nhà nước thì lập 04 liên ủy nhiệm chi;
Sau khi hoàn trả tiền, Kho bạc Nhà nước giao 01 liên chứng từ cho pháp nhân thương mại được hoàn trả tiền (đối với trường hợp pháp nhân thương mại mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước); 02 liên chứng từ cho chủ tài khoản tạm giữ. Chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm gửi 01 liên chứng từ cho cơ quan đã quyết định việc hoàn trả số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án, còn 01 liên chứng từ lưu tại Kho bạc Nhà nước.
a) Sau khi nhận được quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án, pháp nhân thương mại gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền cho cơ quan tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc cơ quan thi hành án dân sự. Kèm theo văn bản đề nghị có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về hoàn trả tiền. Trong văn bản đề nghị phải nêu rõ tiền được hoàn trả bằng chuyển khoản hay bằng tiền mặt. Trường hợp hoàn trả bằng chuyển khoản thì ghi rõ tên tài khoản được chuyển đến; nếu hoàn trả bằng tiền mặt thì ghi rõ họ, tên, số chứng minh nhân dân của người nhận tiền;
Hồ sơ đề nghị gồm có: Văn bản đề nghị cơ quan tài chính trong Quân đội hoàn trả số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án, trong đó nêu rõ tiền được hoàn trả bằng chuyển khoản hay bằng tiền mặt; quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về việc hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án và Biên bản giao nhận tiền nộp để bảo đảm thi hành án;
Trường hợp thực hiện hoàn trả bằng tiền mặt phải lập biên bản có chữ ký của bên hoàn trả (đại diện cơ quan tài chính trong Quân đội) và bên nhận tiền (người đại diện hợp pháp hoặc đại diện theo ủy quyền của pháp nhân thương mại). Biên bản được lập thành 03 bản, bên hoàn trả tiền giữ 01 bản, bên nhận tiền giữ 01 bản và 01 bản được gửi cho cơ quan đã quyết định việc hoàn trả số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án để lưu vào hồ sơ vụ án.
1. Số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án được nộp vào ngân sách nhà nước trong trường hợp quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ghi rõ số tiền này được nộp ngân sách nhà nước để thi hành hình phạt tiền hoặc để thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho Nhà nước theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
3. Ngay sau khi nhận được ủy nhiệm chi kèm theo quyết định thi hành án quy định tại khoản 2 Điều này, Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán ghi thu ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nộp ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả số tiền mà pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án theo quy định của Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đối tượng áp dụng của Nghị định chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL (2b).KN
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
File gốc của Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp đang được cập nhật.
Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 115/2017/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành | 2017-10-16 |
Ngày hiệu lực | 2018-01-01 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |