ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 237/KH-UBND | Kon Tum, ngày 22 tháng 01 năm 2024 |
ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
Thực hiện Kế hoạch số 82-KH/TU ngày 08 tháng 02 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”;
Sau khi xem xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 4559/SNN-CCQLCL ngày 25 tháng 12 năm 2023; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum như sau:
Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Ban Bí thư về tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới và các chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan; Đề án đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônII. KẾT QUẢ VÀ CHỈ SỐ CẦN ĐẠT
1. 100% nhiệm vụ về phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông, quảng bá chất lượng an toàn thực phẩm được thực hiện.
2. Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
3. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại A, B đạt 100%.
4. Tỷ lệ các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đạt 100%.
5. Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định An toàn thực phẩm <2% so với số mẫu được giám sát.
6. Tỷ lệ sản phẩm nông lâm thủy sản chế biến làm sẵn, ăn liền thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý tăng 10%/năm.
7. Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt - GAP (như VietGAP hoặc tương đương) tăng 10%/năm.
8. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 10%/năm và 15%/năm.
9. 100% các cơ quan, đơn vị, địa phương kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản phù hợp với phân công, phân cấp.
10. Trên 80% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.
III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM
1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới” (gọi tắt là Chỉ thị số 17-CT/TW), Quyết định số 426/QĐ-TTg, Kế hoạch số 82-KH/TU, Kế hoạch số 2240/KH-UBND và Kế hoạch số 3449/KH-UBND nhằm nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các ngành, các cấp, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, tạo chuyển biến về nhận thức và hành động, đề cao trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Các sở, ban ngành thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh quan tâm tổ chức thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3. Đảm bảo thẩm định chứng nhận đầy đủ cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo quy địnhIV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN:
Nguồn ngân sách Nhà nước giao năm 2024, kinh phí từ các chương trình, đề án, ngân sách của các huyện, thành phố và nguồn huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đảm bảo thực hiện theo đúng quy định.
1. Các sở, ngành, đơn vị, địa phương quán triệt, cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch, triển khai thực hiện định kỳ hoặc thường xuyên để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ được giao trong năm 2024. Định kỳ hằng tháng (trước ngày 15), quý (trước ngày 10 tháng cuối quý) và năm (trước ngày 10 tháng 12) tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương việc thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ hằng tháng (trước ngày 20), 06 tháng (trước ngày 15 tháng 6), năm (trước ngày 15 tháng 12) tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Trên đây là Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các đơn vị, địa phương quan tâm phối hợp cùng tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Kế hoạch 237/KH-UBND đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang được cập nhật.
Kế hoạch 237/KH-UBND đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Số hiệu | 237/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Hữu Tháp |
Ngày ban hành | 2024-01-22 |
Ngày hiệu lực | 2024-01-22 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng |