BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3145/LĐTBXH-LĐVL | Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2004 |
Kính gửi: Công ty Xây dựng, dịch vụ và Hợp tác lao động (OLECO) km 10, quốc lộ 1A, Văn Điển, Thanh Trì, TP. Hà Nội
Trả lời Công văn số 427/CV-ĐMDN ngày 24/8/2004 của Quý công ty về nội dung ghi ở trích yếu , Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Về lập danh sách lao động thuộc mẫu số 1: Theo quy định tại Tiết b Điểm 1 Mục IV Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nếu người lao động có hợp đồng phái cử tu nghiệp có thời hạn mà tại thời điểm lập danh sách người lao động và người sử dụng lao động chưa chấm dứt quan hệ lao động thì người lao động này phải có tên trong mẫu 1 (cột số 3 được ghi đang đi tu nghiệp sinh tại Hàn Quốc hoặc nước khác). Giải quyết chế độ đối với người lao động này khi kết thúc hợp đồng tu nghiệp sinh và được trả về đơn vị cũ thì được giải quyết theo quy định tại thời điểm về nước.
Tại thời điểm có quyết định cổ phần hoá mà người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động thì không lập danh sách vào mẫu số 1.
Tại thời điểm có quyết định cổ phần hoá người lao động đã nghỉ việc (chờ việc) từ lâu ngày mà người lao động và người sử dụng lao động chưa chấm dứt quan hệ lao động thì công ty vẫn lập danh sách vào mẫu số 1 và người lao động này vẫn được mua cổ phần ưu đãi (nếu đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ và Điểm 4 Mục I Thông tư số 15/2002/TT-LĐTBXH ngày 23/10/2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
2. Về giải quyết chế độ đối với người lao động vi phạm hợp đồng đã ký kết thì được xử lý theo quy định của Bộ luật Lao động (nếu người lao động chưa chấm dứt quan hệ lao động khi quyết định đi tu nghiệp sinh ở nước ngoài) và các luật có liên quan:
Trường hợp người lao động trốn trước khi có quyết định cổ phần hoá mà người lao động bị xử lý theo hình thức sa thải thì người lao động không được mua cổ phần ưu đãi.
Trường hợp người lao động trốn sau khi có quyết định cổ phần hoá thì người lao động vẫn được mua cổ phần ưu đãi.
3. Về giải quyết chế độ đối với người lao động xin thôi việc trước thời điểm giám đốc công ty quyết định cho từng người lao động dôi dư nghỉ việc (mẫu số 6 kèm theo Thông tư số 11/2003/TT-LĐTBXH ngày 22/5/2003) hưởng chế độ theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ thì người lao động không được giải quyết chế độ theo Nghị định nêu trên.
4. Về trường hợp ông Ngô Văn Sở nếu công ty muốn xoá tên thì phải thực hiện theo quy định tại Khoản c Điều 85 của Bộ luật Lao động.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin thông báo để quý Công ty được biết./.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
File gốc của Công văn số 3145/LĐTBXH-LĐVL ngày 14/09/2004 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội về việc giải quyết chế độ đối với người lao động đang được cập nhật.
Công văn số 3145/LĐTBXH-LĐVL ngày 14/09/2004 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội về việc giải quyết chế độ đối với người lao động
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Số hiệu | 3145/LĐTBXH-LĐVL |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Nguyễn Đại Đồng |
Ngày ban hành | 2004-09-14 |
Ngày hiệu lực | 2004-09-14 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |